intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo hiểm con người tại Tòa án

Chia sẻ: Mucnang Mucnang | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

35
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn nghiên cứu thực trạng áp dụng các quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp phát sinh từ HĐBHCN tại Tòa án, chỉ ra những vấn đề phát sinh, bất cập từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp phát sinh từ Hợp đồng bảo hiểm con người.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo hiểm con người tại Tòa án

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT ---------- HOÀNG TIẾN LỰC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM CON NGƯỜI TẠI TÒA ÁN Chuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: 8380107 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC QUẢNG TRỊ, năm 2020
  2. Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Luật, Đại học Huế Người hướng dẫn khoa học: TS.Trần Công Dũng Phản biện 1: ........................................:.......................... Phản biện 2: ................................................................... Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ họp tại: Trường Đại học Luật Vào lúc..........giờ...........ngày...........tháng .......... năm...........
  3. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Tình hình nghiên cứu .................................................................................... 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 4 5. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ................................. 4 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...................................................... 5 7. Kết cấu của luận văn ..................................................................................... 5 Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM CON NGƯỜI TẠI TÒA ÁN ........................................................................................................... 6 1.1. Khái quát về giải quyết tranh chấp về hợp đồng bảo hiểm con người tại Tòa án ................................................................................................................ 6 1.1.1. Khái niệm tranh chấp hợp đồng bảo hiểm con người ............................. 6 1.1.2. Các loại tranh chấp hợp đồng bảo hiểm con người ................................ 6 1.1.3. Khái niệm giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo hiểm con người tại Tòa án.... 7 1.2. Pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo hiểm con người tại Tòa án.... 8 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện pháp luật về việc giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo hiểm con người ......................................................... 8 1.3.1. Yếu tố pháp luật ...................................................................................... 8 1.3.2. Yếu tố nhận thức ..................................................................................... 9 1.3.3. Yếu tố tổ chức bộ máy ............................................................................ 9 Kết luận Chương 1 .......................................................................................... 10 Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM CON NGƯỜI TẠI TÒA ÁN ............................................................ 11
  4. 2.1. Thực trạng pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo hiểm con người tại Tòa án .............................................................................................. 11 2.1.1. Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng bảo hiểm con người tại Tòa án ........................................................................................ 11 2.1.2. Thẩm quyền của Tòa án trong việc giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo hiểm con người ................................................................................................ 11 2.1.3. Chủ thể tham gia giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo hiểm con người tại Tòa án ......................................................................................................... 12 2.1.4. Trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo hiểm con người tại Tòa án .............................................................................................................. 13 2.1.5. Nội dung giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo hiểm con người tại Tòa án . 13 2.2. Thực tiễn giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo hiểm con người tại Tòa án ... 15 2.3. Đánh giá thực tiễn giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng bảo hiểm con người tại Tòa án ........................................................................................ 16 Kết luận Chương 2 .......................................................................................... 17 Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT, NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM CON NGƯỜI.. 18 3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo hiểm con người tại Tòa án .......................... 18 3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo hiểm con người tại Tòa án ............................................................................... 18 3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo hiểm con người tại Tòa án........................................................ 19 Kết luận Chương 3 .......................................................................................... 20 KẾT LUẬN .................................................................................................... 21 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 22
  5. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Bảo hiển con người là loại hình bảo hiểm, có mục đích chi trả những khoản tiền đã thỏa thỏa thuận từ trước cho người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng bảo hiểm, trong trường hợp xãy ra những sự kiện tác động đến chính bản thân người được bảo hiểm. Đối tượng bảo hiểm con người là sinh mạng, sức khỏe, khả năng hoạt động của con người. Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, bên bảo hiểm căn cứ vào mức tiền bảo hiểm ghi trong hợp đồng để trả tiền bảo hiểm mà không căn cứ vào tổn hại thực tế. Sự kiện bảo hiểm là những rủi ro này là tai nạn, bệnh tật, ốm đau, tử vong, tuổi già và những bấp bênh khác về tuổi thọ con người. Vì nhu cầu của con người tăng nên hoạt động kinh doanh bảo hiểm diễn ra ngày càng sôi động và phong phú cả về chất và lượng. Kinh doanh bảo hiểm làm phát sinh các quan hệ đặc biệt giữa doanh nghiệp bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm. Quan hệ này chính là quan hệ hợp đồng. Hợp đồng bảo hiểm, ngoài những đặc tính của hợp đồng nói chung, còn có một số đặc trưng riêng do mang những đặc tính của dịch vụ tài chính, có nghĩa là liên quan tới quá trình hình thành, phân phối và sử dụng quĩ bảo hiểm thương mại. Với xu thế hội nhập kinh tế hiện nay các sản phẩm bảo hiểm ngày càng phát triển, các đối tượng quan tâm tới bảo hiểm nói chung và bảo hiểm con người nói riêng cũng gia tăng bên cạnh đó sẻ phát sinh các tranh chấp liên quan. Mặc dù được quy định trong luật và được hướng dẫn tại các nghị định, thông tư nhưng trên thực tế giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo hiểm con người vẫn còn khá nhiều bất cập. Nguyên nhân là do pháp luật vẫn chưa bao quát hết những vấn đề phát sinh liên quan đến hợp đồng bảo hiểm con người. Có những nội dung chưa được quy định hoặc đã được quy định nhưng còn 1
  6. khá tổng quát, chưa cụ thể, chưa tương thích với pháp luật và tập quán thương mại quốc tế. Thực tế đó đã gây nhiều khó khăn, trở ngại cho các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm khi vận dụng vào thực tiễn. Không những thế, nó còn gây nhiều thiệt hại cho chính các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm và cả những người tham gia bảo hiểm. Do vậy, việc giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo hiểm con người là một yêu cầu cần thiết và khách quan. Có rất nhiều phương thức để các bên tham gia bảo hiểm lựa chọn để giải quyết những tranh chấp liên quan đến hạt động này, tuy nhiên việc lựa chọn nghiên cứu giải quyết tại Tòa án để giúp các chủ thể tham gia thuận lợi, an toàn và hiệu quả, tránh các tranh chấp, rủi ro đáng tiếc. Việc triển khai nghiên cứu để làm sáng tỏ hơn nữa một số vấn đề lý luận và thực tiễn việc áp dụng các quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp HĐBHCN tại Tòa án từ đó đưa ra những kiến nghị trong việc nâng cao hiệu quả hơn nữa trong các quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng những quy định này là vấn đề thực sự cấp thiết. Đây chính là lý do khiến tôi lựa chọn đề tài:“Giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo hiểm con người tại Tòa án” làm đề tài Luận văn thạc sĩ luật học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Có nhiều công trình nghiên cứu ở các cấp độ khác nhau về những vấn đề liên quan đến giải quyết tranh chấp phát sinh từ HĐBHCN. Cụ thể: 1. Pháp luật về hợp đồng kinh doanh bảo hiểm có công trình: Nghiên cứu ‘Bảo hiểm thương mại’ của tác giả Nguyễn Văn Định (2007) công trình này chủ yếu nghiên cứu một số vấn đề cơ bản về hợp đồng bảo hiểm quá trình hình thành và phát triển của thị trường bảo hiểm ở Việt Nam, quản lý nhà nước bảo hiểm Việt Nam. 2. Pháp luật về giải quyết tranh chấp và tranh chấp hợp đồng kinh doanh bảo hiểm gồm các công trình khoa học sau: 2
  7. -“Trịnh Thị Bích Thủy- Bảo hiểm nhân thọ theo pháp luật Việt Nam. Luận văn thạc sĩ (2014)”, “ Sách chuyên khảo Nguyễn Thị Thủy (2017)- Pháp luật hợp đồng bảo hiểm con người Nxb. Hồng Đức”, “ThS. Trần Vũ Hải (2006), Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ - Những vấn đề lý luận và thực tiễn” đã phân tích khá kỹ càng các quy định của pháp luật về hợp đồng bảo hiểm con người, một số vấn đề phương pháp luận, pháp luật điều chỉnh; phân tích thực trạng về hợp đồng bảo hiểm con người và đưa ra các giải pháp để hoàn thiện pháp luật hợp đồng bảo hiểm trong thời gian tới. - Bên cạnh đó, tác giả Trần Quang Huy với bài viết “Giải quyết tranh chấp về hợp đồng bảo hiểm tại Tòa án”, đăng trên báo Công lý ngày 26/10/2013; tác giả Nguyễn Xuân Huyến với công trình“Xét xử các tranh chấp hợp đồng bảo hiểm qua thực tiễn tỉnh Quảng Trị- Luận văn thạc sĩ luật học (2018) Trường Đại học Luật Đại học Huế”. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Luận văn nghiên cứu thực trạng áp dụng các quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp phát sinh từ HĐBHCN tại Tòa án, chỉ ra những vấn đề phát sinh, bất cập từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp phát sinh từ HĐBHCN 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài tập trung vào giải quyết các nhiệm vụ: - Làm sáng tỏ cơ sở lý luận áp dụng quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp HĐBHCN tại Tòa án. Tập trung phân tích, khái quát khái niệm, các loại tranh chấp, quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp HĐBHCN. - Đánh giá thực trạng áp dụng quy định của pháp luật về trình tự thủ tục, chủ thể, nguyên tắc, thẩm quyền, nội dung giải quyết tranh chấp HĐBHCN tại Tòa án. 3
  8. - Đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật về giải quyết tranh chấp HĐBHC làm sáng tỏ những nguyên nhân, vướng mắc, hạn chế trong việc áp dụng pháp luật về giải quyết tranh chấp HĐBHCN tại Tòa án. - Xây dựng, đề xuất các định hướng giải pháp hoàn thiện nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp về HĐBHCN tại Tòa án. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Các quan điểm và các vấn đề pháp lý về giải quyết tranh chấp hợp HĐBHCN tại Tòa án. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực tiễn áp dụng pháp luật về giải quyết tranh chấp HĐBHCN tại Tòa án. Về thời gian: Việc đánh giá thực trạng pháp luật và thực hiện pháp luật về giải quyết tranh chấp HĐBHCN tại Tòa án từ năm 2016 đến năm 2019. 5. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở phương pháp luận Phương pháp luận được sử dụng là phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử chủ nghĩa Mác - Lê nin, Nhà nước pháp luật. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu và trình bày, luận văn sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học khác nhau bao gồm: Phương pháp phân tích, phương pháp thống kê và tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp diễn giải quy nạp. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng những phương pháp nghiên cứu khác: phương pháp thống kê, phương pháp luận lập luận lô gic, phương pháp đánh giá được sử dụng nhiều trong nghiên cứu một số vấn đề thực tiễn khi giải quyết tranh chấp tại Tòa án. 4
  9. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu mới của đề tài góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo hiểm con người, thực hiện pháp luật về giải quyết tranh chấp HĐBHCN tại Tòa án. Ý nghĩa thực tiễn: Là tài liệu tham khảo cho các cơ quan có thẩm quyền trong việc hoàn thiện quy trình thực hiện pháp luật về giải quyết tranh chấp HĐBHCN. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo hiểm con người tại Tòa án Chương 2: Thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo hiểm tài sản tại Tòa án. Chương 3: Định hướng và các giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp về hợp đồng bảo hiểm con người. 5
  10. Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM CON NGƯỜI TẠI TÒA ÁN 1.1. Khái quát về giải quyết tranh chấp về hợp đồng bảo hiểm con người tại Tòa án 1.1.1. Khái niệm tranh chấp hợp đồng bảo hiểm con người Bộ luật dân sự không quy định khái niệm cụ thể về tranh chấp hợp đồng, cũng như vi phạm hợp đồng tuy nhiên có thể thấy được sự khác biệt giữa tranh chấp hợp đồng với vi phạm hợp đồng. Vi phạm hợp đồng là hành vi pháp lý của các bên đã xử sự trái với các điều khoản đã cam kết trong hợp đồng, còn tranh chấp hợp đồng là ý kiến không thống nhất của các bên về hành vi vi phạm đó hoặc cách thức giải quyết hậu quả phát sinh từ sự vi phạm đó và được thể hiện ra bên ngoài. Không phải lúc nào vi phạm hợp đồng thì khi đó có tranh chấp mà đôi khi sự vi phạm hợp đồng diễn ra trước và tranh chấp hợp đồng lại là sự kiện diễn ra sau đó một khoảng thời gian nhất định. Mặt khác, đôi khi có sự vi phạm hợp đồng nhưng không xảy ra tranh chấp bởi các bên không bày tỏ ra bên ngoài về sự bất đồng hay xung đột lợi ích giữa họ với nhau bằng các hành vi phản kháng cụ thể có giá trị chứng cứ. Có thể hiểu tranh chấp hợp đồng bảo hiểm con người là những bất đồng giữa doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm với người mua bảo hiểm trong quá trình thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng bảo hiểm. Là ý kiến không thống nhất của các bên về việc đánh giá hành vi vi phạm hoặc cách thức giải quyết hậu quả phát sinh từ vi phạm đó. 1.1.2. Các loại tranh chấp hợp đồng bảo hiểm con người Tùy vào đối tượng chủ thể và mục đích của các bên trong hợp đồng mà tranh chấp có thể phân thành các loại tranh chấp về bảo hiểm con người như sau: 6
  11. Thứ nhất: Tranh chấp về đối tượng bảo hiểm Thứ hai: Tranh chấp về phạm vi bảo hiểm Thứ ba: Tranh chấp về số tiền bảo hiểm Thứ tư: Tranh chấp về thời điểm phát sinh trách nhiệm bồi thường Thứ năm: Tranh chấp về nghĩa vụ đóng phí bảo hiểm 1.1.3. Khái niệm giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo hiểm con người tại Tòa án Giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo hiểm con người tại Tòa án là khi tranh chấp HĐBHCN phát sinh, nếu các bên không tự thương lượng, hòa giải với nhau thì có thể được giải quyết tại Tòa án. Tòa án là cơ quan xét xử cao nhất, việc giải quyết tranh chấp HĐBHCN bằng Tòa án là phương thức giải quyết tranh chấp tại cơ quan xét xử nhân danh quyền lực nhà nước được tiến hành theo trình tự, thủ tục nghiêm ngặt của Bộ luật tố tụng dân sự. Phán quyết của Tòa án thể hiện bằng bản án hoặc ý chí thỏa thuận của các bên đượng sự bằng Quyết định công nhận, buộc các bên có nghĩa vụ tự nguyện thi hành, tuy nhiên nếu không tuân thủ đảm bảo thi hành bằng sức mạnh cưỡng chế nhà nước. Giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo hiểm con người bằng phương thức Tòa án có đặc trưng như: - Mang ý chí quyền lực nhà nước, Toà án nhân danh quyền lực nhà nước để giải quyết tranh chấp trên cơ sở các quy định của pháp luật. - Phán quyết của Tòa án buộc các bên có nghĩa vụ phải thi hành. Vì vậy, quyết định của Tòa án có tính cưỡng chế cao, quyền lợi của người thắng kiện sẽ được đảm bảo nếu như bên thua kiện có tài sản để đảm bảo thi hành án. - So với phương thức trọng tài thương mại, việc giải quyết tranh chấp bằng Toà án được thực hiện theo nguyên tắc chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được bảo đảm hai cấp xét xử, nhờ vậy mà những sai sót trong quá trình giải quyết tranh chấp có khả năng được phát hiện, khắc phục đảm bảo quyền lợi chính đáng của các bên tham gia. 7
  12. - Trình tự, thủ tục tố tụng chặt chẽ, đảm bảo hiệu lực thi hành của phán quyết tại Tòa. Nếu các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế bởi cơ quan thi hành án. Quyền lợi và nghĩa vụ của các bên bắt buộc phải thực hiện theo phán quyết của Tòa. Chi phí tố tụng được quy định cụ thể nên rất hợp lý. Như vậy, có thể hiểu giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo hiểm con người tại Tòa án là việc khi có các tranh chấp xãy ra, các cá nhân tổ chức chọn phương thức giải quyết tranh chấp bằng Tòa án để giải quyết, việc giải quyết tranh chấp tại Tòa án được thực hiện theo tình tự, thủ tục bộ luật tố tụng dân sự đã quy định. 1.2. Pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo hiểm con người tại Tòa án Pháp luật về giải quyết tranh chấp HĐBHCN tại Tòa án là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong quá trình giải quyết tranh chấp HĐCN tại Tòa án. Quá trình giải quyết tranh chấp HĐBHCN tại Tòa án chịu sự điều chỉnh của các văn bản pháp luật sau: - Bộ luật tố tụng dân sự 2015. - Bộ luật dân sự năm 2015. - Luật kinh doanh bảo hiểm 2000, sửa đổi bổ sung năm 2019. 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện pháp luật về việc giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo hiểm con người 1.3.1. Yếu tố pháp luật Sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật thực định, nhất là các quy định Luật KDBH… được thể hiện ở những tiêu chuẩn như tính toàn diện, tính đồng bộ, tính phù hợp, tính hiệu lực, hiệu quả và trình độ kỹ thuật pháp lý của hệ thống pháp luật. Sự hoàn thiện của cơ chế thực hiện và áp dụng pháp luật biểu hiện thông qua các vấn đề cơ bản như các văn bản pháp luật có liên quan 8
  13. tới chức năng nhiệm vụ của Toà án, các văn bản pháp luật về tố tụng dân sự, việc ban hành các văn bản chi tiết hướng dẫn thi hành pháp luật. 1.3.2. Yếu tố nhận thức Nhận thức pháp luật cũng là một trong các yếu tố đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng đến việc thực hiện pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo hiểm con người. Bên cạnh đó công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong xã hội; công tác tổ chức và chất lượng hoạt động của cơ quan áp dụng pháp luật; năng lực và phẩm chất của đội ngũ cán bộ, công chức trực tiếp tham gia áp dụng pháp luật; chất lượng của các văn bản áp dụng pháp luật… 1.3.3. Yếu tố tổ chức bộ máy Thực tiễn chứng minh hiệu quả thực hiện pháp luật về giải quyết tranh chấp đồng bảo hiểm con người của Tòa án phụ thuộc vào nhiều điều kiện, yếu tố, những nguyên nhân chủ quan, khách quan khác nhau, có thể trực tiếp hoặc gián tiếp. Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân… là những người trực tiếp được giao nhiệm vụ xét xử, nhân danh Nhà nước để bảo vệ pháp luật. Ở họ cần phải có những tố chất nghề nghiệp nhất định, họ vừa là người thay mặt cho quyền lực nhà nước thông qua hoạt động xét xử, vừa phải là công dân gương mẫu trong cuộc sống hằng ngày. Với vị trí và trách nhiệm xã hội đặc biệt của mình, đòi hỏi họ phải có những tiêu chuẩn nhất định về trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị, đạo đức nghề nghiệp… Chất lượng đội ngũ cán bộ tham gia xét xử là sự tổng hợp chất lượng của từng Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân… tham gia xét xử được đánh giá thông qua các tiêu chuẩn về chuyên môn, phẩm chất chính trị, đạo đức; khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật và theo quy định của ngành. 9
  14. Kết luận Chương 1 Qua nghiên cứu, tìm hiểu những vấn đề lý luận về giải quyết tranh chấp HĐBHCN tại Tòa án, có thể đưa ra một số kết luận sau: Một là, tranh chấp HĐBHCN xuất phát từ nhiều nguyên nhân và nhiều dạng hình thức khác nhau. Các quy định của pháp luật có liên quan điều chỉnh về tranh chấp HĐBHCN là khuôn khổ pháp lý giúp các bên chủ thể tham gia giao kết Hợp đồng thực hiện đầy đủ dược quyền và nghĩa vụ của mình. Hai là, có nhiều phương thức để lựa chọn khi giải quyết tranh chấp HĐBHCN nhưng trong đó Tòa án là phương thức có nhiều ưu điểm vượt trội mà thường được các đương sự lựa chọn, việc giải quyết tranh chấp bằng phương thức Tòa án được pháp luật tố tụng dân sự điều chỉnh, xác định được thẩm quyền, trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo hiểm con người. Ba là, để pháp luật về giải quyết tranh chấp HĐBHCN phù hợp với tổng thể hệ thống pháp luật hiện hành và đáp ứng nhu cầu thực tiễn đặt ra, pháp luật phải bảo vệ ý chí thoả thuận của các bên tham gia Hợp đồng và phải phù hợp với các quy định liên quan đến pháp luật tố tụng, pháp luật nội dung khi giải quyết tranh chấp HĐBHCN tại Tòa án. Giải quyết tranh chấp về HĐBHCN tại Tòa án là một trong những phương thức được các bên lựa chọn bởi tính pháp lý ràng buộc của bản án, quyết định. Thủ tục tố tụng tại Tòa án được đánh giá là chặt chẽ, hầu như tạo được sự tin cậy, công bằng cho các bên. 10
  15. Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM CON NGƯỜI TẠI TÒA ÁN 2.1. Thực trạng pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo hiểm con người tại Tòa án 2.1.1. Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng bảo hiểm con người tại Tòa án Các vụ án giải quyết tranh chấp HĐBHCN tại Tòa án được quy định theo BLTTDS sự đòi hỏi các đương sự tham gia và người tiến hành tố tụng phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản sau: - Tòa án là cơ quan tài phán nhân danh nhà nước để giải quyết tranh chấp, do đó, phán quyết của tòa án được đảm bảo thi hành bằng sức mạnh cưỡng chế. - Việc giải quyết tranh chấp của Tòa án phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định mang tính hình thức cũng như các quy định về thẩm quyền, thủ tục, các nguyên tắc giải quyết tranh chấp dân sự hoặc kinh doanh thương mại của pháp luật tố tụng nhất là các quy định của bộ luật tố tụng dân sự. - Tòa án giải quyết tranh chấp theo nguyên tắc xét xử công khai. - Việc giải quyết tranh chấp tại tòa án có thể thực hiện qua hai cấp xét xử: sơ thẩm và phúc thẩm, bản án có hiệu lực pháp luật còn có thể được xét lại theo thủ tục: giám đốc thẩm hoặc tái thẩm. - Tòa án giải quyết theo nguyên tắc xét xử tập thể và quyết định theo đa số. 2.1.2. Thẩm quyền của Tòa án trong việc giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo hiểm con người Theo quy định tại Điều 186 BLTTDS thì các bên trong tranh chấp HĐBHCN có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp. 11
  16. Có hai trường hợp có thể xảy ra trong trường hợp này, được xác định như sau: Trong trường hợp một bên ký Hợp đồng không phải là thương nhân, Hợp đồng này là Hợp đồng dân sự và nếu phát sinh tranh chấp thì đó là tranh chấp Hợp đồng dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo quy định tại khoản 3 Điều 26 BLTTDS. Tranh chấp được xác định là vụ án kinh doanh, thương mại theo quy định tại Khoản 1 Điều 30 BLTTDS nếu HĐBHCN được xác lập giữa doanh nghiệp bảo hiểm với cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh và đều có mục đích lợi nhuận. Tòa án có thẩm quyền giải quyết theo quy định tại khoản 1 Điều 30 của Bộ luật Tố tụng dân sự. Ngoài ra, Tòa án Nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án Nhân dân cấp huyện mà Tòa án Nhân dân cấp tỉnh tự mình lấy lên để giải quyết khi xét thấy cần thiết hoặc theo đề nghị của Tòa án Nhân dân cấp huyện. Thời hiệu khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp HĐBHCN là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. 2.1.3. Chủ thể tham gia giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo hiểm con người tại Tòa án Trong quan hệ tố tụng, chủ thể tham gia tố tụng tại Tòa án bao gồm những người tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng. Như vậy, chủ thể tham gia giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo hiểm tài sản bao gồm: Thứ nhất: Những người tiến hành tố tụng quy định tại khoản 2 Điều 46 BLTTDS gồm có: - Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án; 12
  17. - Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên. Thứ hai: Những người tham gia tố tụng gồm nguyên đơn, bị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan được quy định từ Điều 68 đến Điều 74 BLTTDS. Thứ ba: Những người tham gia tố tụng khác gồm: Người bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người phiên dịch, người giám định và người đại diện. Quyền và nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng khác được BLTTDS quy định rất rõ từ Điều 75 đến Điều 90. 2.1.4. Trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo hiểm con người tại Tòa án Việc giải quyết tranh chấp HĐBHCN tại Tòa án được giải quyết theo các cấp xét xử sơ thẩm và phúc thẩm. Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp phát sinh từ HĐBHCN được quy định tại phần thứ hai và phần thứ ba BLTTDS từ Điều 207 đến Điều 315 BLTTDS, trình tự thủ tục giải quyết cụ thể như sau: Quá trình giải quyết ở giai đoạn sơ thẩm, các hoạt động tố tụng tại Tòa án bao gồm: hoạt động thụ lý vụ án, hoạt động chuẩn bị xét xử và hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án. * Trình tự Thụ lý vụ án. * Thủ tục công khai tài liệu, chứng cứ và hòa giải trong vụ án dân sự. * Thời hạn chuẩn bị xét xử. * Trình tự mở phiên tòa xét xử. * Trình tự tiến hành phiên tòa sơ thẩm. Trình trự, thủ tục giải quyết vụ án tranh chấp hợp đồng bảo hiểm con người theo thủ tục phúc thẩm được giải quyết theo trình tự tủ tục chung của BLTTDS và được quy định cụ thể từ Điều 270 đến Điều 351 BLTTDS. 2.1.5. Nội dung giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo hiểm con người tại Tòa án 13
  18. Hợp đồng bảo hiểm con người được quy định từ điều 31 đến điều 39 Luật kinh doanh bảo hiểm (LKDBH). Quá trình thực hiện hợp đồng các nội dung tranh chấp thường xãy ra. Thứ nhất: Giải quyết tranh chấp liên quan đến đối tượng của hợp đồng bảo hiểm con người Điều 31, LKDBH quy định đối tượng của loại hợp đồng này là tuổi thọ, tính mạng, sức khỏe và tai nạn con người. Thứ hai: Tranh chấp về căn cứ trả tiền bảo hiểm con người Điều 33 LKDBH quy định trong bảo hiểm tai nạn con người doanh nghiệp phải trà tiền bảo hiểm cho người thị hưởng trong phạm vi số tiền bảo hiểm. Thứ ba: Tranh chấp liên quan đến bảo hiểm nhân thọ Điều 34 LKDBH quy định bên mua có nghĩa vụ thông báo chính xác tuổi của mình vào thời điểm giao kết hợp đồng, trong trường hợp thông báo sai tuổi làm giảm số phí phải đóng thì doanh nghiệp yêu cầu bên mua đóng bổ dung hoặc giảm số tiền bảo hiểm tương ứng với số phí bảo hiểm đã đóng. Điều 35 LKDBH quy định Bên mua thì có thể đóng một hoặc nhiều lần theo thời hạn thỏa thuận. Ngoài ra, luật còn quy định doanh nghiệp bảo hiểm không được kiện đòi bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm trong trường hợp bên mua bảo hiểm không đóng hoặc đóng không đủ phí bảo hiểm (Điều 36) và không được yêu cầu người thứ ba bồi hoàn trong trường hợp người được bảo hiểm chết, bị thương tật hoặc đau ốm do hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp của người thứ ba (Điều 37). Luật còn quy định trường hợp giao kết hợp đồng bảo hiểm con người cho trường hợp chết và quy định các trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm không phải trả tiền bảo hiểm. Thứ tư, Tranh chấp liên quan đến nghĩa vụ cung cấp thông tin 14
  19. 2.2. Thực tiễn giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo hiểm con người tại Tòa án Thứ nhất: Tình hình tranh chấp hợp đồng bảo hiểm tại Việt Nam và giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo hiểm con người tại Tòa án. Hiện nay, Tổng doanh thu phí bảo hiểm ước đạt 160.180 tỷ đồng, tăng 20,54%, trong đó, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 52.387 tỷ đồng và doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ đạt 107.793 tỷ đồng. Các doanh nghiệp bảo hiểm đã chi trả quyền lợi bảo hiểm ước đạt 44.006 tỷ đồng. - Một số vụ án điển hình về thực tiễn giải quyết tranh chấp vụ án hợp đồng bảo hiểm về thực hiện nguyên tắc, trình tự thủ tục, nội dung pháp luật hợp đồng bảo hiểm con người. * Vụ án thứ nhất: Vụ án tranh chấp hợp đồng bảo hiểm giữa Bà N, sinh năm 1972 với bị đơn: Công Ty M về yêu cầu: “Chi trả Quyền lợi bảo hiểm trợ cấp nằm viện tại các đợt điều trị nằm viện” Bán án Dân sự số 287/2017/DSST ngày 15/9/2017 của Tòa án nhân dân Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh chấp nhận một phần yêu cầu của nguyên đơn. *Vụ án thứ hai: Tranh chấp hợp đồng bảo hiểm giữa nguyên đơn: Ông Trần Ngọc M, sinh năm 1968; Địa chỉ: Nhà số 172, xã T, huyện P, tỉnh Bình Dương và Bị đơn: Công ty Trách nhiệm hữu hạn M; Địa chỉ: số 75 đường H, phường T, Quận B, Thành phố Hồ Chí Minh. Bản án Dân sự phúc thẩm số: 688/2018/DSPT ngày: 18/7/2018 của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh không chấp nhận kháng cáo của nguyên đơn và giữ nguyên quyết định bản án sơ thẩm.1 1 Dân sự phúc thẩm số: 688/2018/DSPT ngày: 18/7/2018 của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh 15
  20. 2.3. Đánh giá thực tiễn giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng bảo hiểm con người tại Tòa án Quá trình giải quyết các tranh chấp phát sinh về HDDBHCN tại Tòa án thời gian qua đã đạt được những kết quả nhất định. Cụ thể là: - Việc áp dụng pháp luật đã được thống nhất theo một thủ tục chung đó là thủ tục tố tụng dân sự, giúp tiết kiệm thời gian cho các cơ quan tiến hành tố tụng và các bên đương sự. - Chất lượng xét xử của các Tòa án không ngừng được nâng cao. -Thực tiễn giải quyết tranh chấp HĐBHCN đã có được một số thành công nhất định. - Việc giải quyết tranh chấp đảm bảo nguyên tắc tự định đoạt của đương sự, thủ tục hòa giải được áp dụng triệt để và xuyên suốt vụ án. -Với mục đích của việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ tính mạng, sức khỏe. Bên cạnh những kết quả đạt được trong quá trình giải quyết tranh chấp HĐBHCN tại Tòa án vẫn còn tồn tại những vướng mắc hạn chế về luật tố tụng và luật nội dung tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập dẫn đến việc giải quyết tranh chấp HĐBHCN thực sự chưa có hiệu quả: Thứ nhất: Pháp luật nội dung về luật kinh doanh bảo hiểm liên quan đến việc giải quyết tranh chấp HĐBHCN chưa đồng bộ đang trong quá trình sửa đổi, bổ sung để dần hoàn thiện. Thứ hai: Vướng mắc áp dụng pháp luật tố tụng - Việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời còn chưa thống nhất. - Việc hòa giải tranh chấp tại Tòa án chưa được thực hiện thống nhất. - Việc xác định tư cách tham gia tố tụng chưa chính xác. - Về vấn đề phối hợp với các cơ quan liên quan 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2