ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br />
KHOA LUẬT<br />
<br />
TẠ THỊ THANH THỦY<br />
<br />
GÓP VỐN KINH DOANH BẰNG TÀI SẢN<br />
TRÍ TUỆ TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM<br />
Chuyên ngành : Luật kinh tế<br />
Mã số<br />
<br />
: 60 38 50<br />
<br />
Công trình được hoàn thành tại<br />
Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội<br />
<br />
Người hướng dẫn khoa học: TS. Vũ Quang<br />
<br />
Phản biện 1:<br />
<br />
Phản biện 2:<br />
<br />
Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ,<br />
họp tại Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.<br />
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC<br />
<br />
Vào hồi ..... giờ ....., ngày ..... tháng ..... năm 2012.<br />
<br />
HÀ NỘI - 2012<br />
<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
TÀI SẢN TRÍ TUỆ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM<br />
HIỆN NAY<br />
<br />
2.1.<br />
<br />
MỤC LỤC CỦA LUẬN VĂN<br />
<br />
2.2.<br />
Trang<br />
<br />
Trang phụ bìa<br />
Lời cam đoan<br />
Mục lục<br />
Danh mục các bảng<br />
<br />
2.2.1.<br />
2.2.2.<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
<br />
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TÀI SẢN TRÍ<br />
<br />
1<br />
5<br />
<br />
TUỆ VÀ GÓP VỐN KINH DOANH BẰNG TÀI<br />
SẢN TRÍ TUỆ<br />
<br />
1.1.<br />
1.1.1.<br />
1.1.2.<br />
1.1.3.<br />
1.1.3.1.<br />
1.1.3.2.<br />
1.1.4.<br />
1.1.4.1.<br />
1.1.4.2.<br />
1.1.4.3.<br />
1.2.<br />
1.2.1.<br />
1.2.1.1.<br />
1.2.1.2.<br />
1.2.2.<br />
1.2.3.<br />
1.2.3.1.<br />
1.2.3.2.<br />
1.2.4.<br />
1.2.5.<br />
1.2.6.<br />
1.2.7.<br />
1.2.8.<br />
1.2.9.<br />
1.2.10.<br />
<br />
Một số vấn đề lý luận về tài sản trí tuệ<br />
Khái niệm tài sản trí tuệ<br />
Những đặc điểm chủ yếu của tài sản trí tuệ<br />
Giá trị của tài sản trí tuệ và những yếu tố ảnh hưởng tới giá trị<br />
của tài sản trí tuệ<br />
Giá trị của tài sản trí tuệ<br />
Những yếu tố ảnh hưởng tới giá trị của tài sản trí tuệ<br />
Định giá tài sản trí tuệ<br />
Phương pháp định giá tiếp cận thu nhập<br />
Phương pháp định giá tiếp cận chi phí<br />
Phương pháp định giá tiếp cận thị trường<br />
Pháp luật về góp vốn kinh doanh bằng tài sản trí tuệ<br />
Khái niệm về vốn góp và góp vốn kinh doanh bằng tài sản trí tuệ<br />
Vốn góp kinh doanh bằng tài sản trí tuệ<br />
Góp vốn kinh doanh bằng tài sản trí tuệ<br />
Quyền góp vốn bằng tài sản trí tuệ và đảm bảo của Nhà nước đối<br />
với việc bỏ vốn tài sản trí tuệ đầu tư vào hoạt động kinh doanh<br />
Nguyên tắc góp vốn và định giá tài sản trí tuệ khi góp vốn<br />
Nguyên tắc góp vốn<br />
Nguyên tắc định giá tài sản trí tuệ khi góp vốn<br />
Chủ thể tham gia góp vốn kinh doanh bằng tài sản trí tuệ<br />
Trách nhiệm pháp lý về những khoản nợ và chi phí trong quá<br />
trình hoạt động của doanh nghiệp<br />
Thời điểm góp vốn<br />
Chuyển dịch quyền sở hữu tài sản góp vốn<br />
Cấp giấy chứng nhận góp vốn và cổ phiếu<br />
Chuyển nhượng phần vốn góp<br />
Hợp đồng góp vốn<br />
Chương 2: THỰC TRẠNG GÓP VỐN KINH DOANH BẰNG<br />
<br />
3<br />
<br />
2.2.3.<br />
2.3.<br />
<br />
5<br />
5<br />
9<br />
11<br />
11<br />
13<br />
16<br />
17<br />
17<br />
19<br />
20<br />
20<br />
20<br />
23<br />
25<br />
28<br />
28<br />
29<br />
32<br />
34<br />
38<br />
41<br />
44<br />
45<br />
47<br />
49<br />
<br />
2.3.1.<br />
2.3.1.1.<br />
2.3.1.2.<br />
2.3.1.3.<br />
2.3.1.4.<br />
2.3.1.5.<br />
2.3.2.<br />
2.3.3.<br />
2.4.<br />
2.5.<br />
<br />
Một vài nét về hoạt động góp vốn kinh doanh bằng tài sản trí<br />
tuệ trên thế giới<br />
Góp vốn kinh doanh bằng tài sản trí tuệ đã và đang diễn ra tại<br />
Việt Nam nhưng còn gặp rất nhiều trở ngại vì chưa có đủ<br />
hành lang pháp lý<br />
Góp vốn bằng thương hiệu VINASHIN vào các doanh nghiệp<br />
mới được thành lập<br />
Góp vốn bằng nhãn hiệu SÔNG ĐÀ tại các doanh nghiệp mới<br />
được thành lập<br />
Góp vốn bằng công nghệ vào Công ty Liên doanh phân bón<br />
Hữu Nghị<br />
Pháp luật góp vốn kinh doanh bằng tài sản trí tuệ tại Việt<br />
Nam hiện nay còn nhiều bất cập<br />
Góp vốn kinh doanh bằng tài sản trí tuệ theo quy định của<br />
Luật Doanh nghiệp và các văn bản dưới luật khác có liên quan<br />
Khái niệm góp vốn<br />
Thời điểm góp vốn<br />
Tài sản góp vốn là quyền sở hữu trí tuệ<br />
Định giá tài sản góp vốn là quyền sở hữu trí tuệ<br />
Giấy chứng nhận tài sản góp vốn<br />
Góp vốn bằng tài sản trí tuệ theo quy định của Luật Sở hữu trí<br />
tuệ và Bộ luật Dân sự<br />
Góp vốn bằng tài sản trí tuệ theo quy định của Luật Đầu tư<br />
Pháp luật định giá tài sản trí tuệ chưa hoàn thiện là nguyên<br />
nhân cản trở hoạt động góp vốn kinh doanh bằng tài sản trí tuệ<br />
Về hệ thống pháp luật về hạch toán kế toán tài sản trí tuệ<br />
Chương 3: NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP<br />
<br />
49<br />
58<br />
<br />
59<br />
65<br />
68<br />
72<br />
72<br />
73<br />
73<br />
74<br />
75<br />
78<br />
79<br />
80<br />
81<br />
88<br />
94<br />
<br />
LUẬT VỀ GÓP VỐN KINH DOANH BẰNG TÀI<br />
SẢN TRÍ TUỆ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY<br />
<br />
3.1<br />
3.1.1.<br />
3.1.2.<br />
3.1.3.<br />
3.1.3.1.<br />
3.1.3.2.<br />
3.1.4.<br />
3.2.<br />
<br />
Hoàn thiện hệ thống pháp luật về góp vốn kinh doanh bằng<br />
tài sản trí tuệ<br />
Hoàn thiện quy định về bảo đảm của Nhà nước đối với bỏ<br />
vốn đầu tư vào hoạt động kinh doanh<br />
Hoàn thiện quy định về thời điểm góp vốn<br />
Hoàn thiện quy định tài sản góp vốn<br />
Về khái niệm tài sản góp vốn<br />
Điều kiện cần và đủ khi tài sản góp vốn là tài sản trí tuệ<br />
Thời điểm chuyển dịch quyền sở hữu tài sản và trách nhiệm<br />
của người góp vốn<br />
Hoàn thiện hệ thống pháp luật về định giá tài sản trí tuệ<br />
<br />
4<br />
<br />
94<br />
94<br />
97<br />
98<br />
98<br />
99<br />
100<br />
102<br />
<br />
3.3.<br />
3.4.<br />
<br />
Hoàn thiện hệ thống pháp luật và các thiết chế kinh tế, xã hội<br />
Xây dựng chính sách nhằm phát triển giá trị của tài sản trí tuệ<br />
KẾT LUẬN<br />
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
5<br />
<br />
104<br />
105<br />
108<br />
109<br />
<br />
6<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài<br />
Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong bất cứ lĩnh<br />
vực nào cũng đều gắn liền với vốn. Vốn là yếu tố đầu tiên và giữ vai trò quan<br />
trọng và quyết định đối với một doanh nghiệp, không có vốn thì không thể tiến<br />
hành sản xuất kinh doanh được. Doanh nghiệp muốn ra đời, tồn tại và phát triển<br />
thì phải quan tâm đến vấn đề tạo lập vốn, quản lý, khai thác và sử dụng đồng<br />
vốn sao cho có hiệu quả, nhằm đem lại nhiều lợi nhuận nhất.<br />
Trước đây, tài sản đưa vào sử dụng làm vốn thường chỉ bao gồm tiền tệ<br />
và vật chất. Tiến đến nền kinh tế hiện đại, nhiều quốc gia nhất là các quốc<br />
gia phát triển đang hướng tới một nền kinh tế dựa trên tri thức (thông tin và<br />
công nghệ), phạm trù vốn được hiểu với nghĩa rộng hơn không chỉ là tiền,<br />
vàng, nhà xưởng, xe cộ... mà nó bao gồm cả tài sản vô hình (TSVH), trong<br />
đó có tài sản trí tuệ (TSTT). Ngày nay, việc góp vốn bằng giá trị quyền sở<br />
hữu trí tuệ (SHTT) đã trở thành thông lệ phổ biến trên thế giới bởi vai trò hết<br />
sức đặc biệt của nó. TSTT ngày càng được thừa nhận là có vai trò quyết định<br />
đối với sự phát triển khoa học, công nghệ, kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia.<br />
Với các doanh nghiệp, TSTT đóng vai trò như là thước đo hiệu quả kinh<br />
doanh, sức cạnh tranh và khả năng phát triển của doanh nghiệp trong tương<br />
lai. Bằng việc xây dựng, phát triển và sở hữu các TSTT, uy tín và vị thế của<br />
doanh nghiệp luôn được củng cố và mở rộng, khả năng cạnh tranh, thị phần<br />
và doanh thu của doanh nghiệp được nâng cao.<br />
Tại Việt Nam, vấn đề góp vốn bằng TSTT còn hết sức mới mẻ. Luật<br />
Đầu tư (LĐT) nước ngoài tại Việt Nam năm 1996 đã cho phép nhà đầu tư<br />
nước ngoài góp vốn bằng TSVH này (Khoản 1 Điều 2). Tiếp đó, Luật Doanh<br />
nghiệp (LDN) năm 2005 cũng như LĐT năm 2005 đều cho phép nhà đầu tư<br />
được quyền góp vốn bằng giá trị quyền SHTT với tư cách là một loại TSVH<br />
để tiến hành các hoạt động đầu tư, kinh doanh (Điều 4 LDN và Điều 3<br />
LĐT). Tuy vậy, việc đưa TSTT vào hoạt động đầu tư bằng cách nào thì các<br />
doanh nghiệp còn hết sức lúng túng vì không biết phải làm gì. Xuất phát từ<br />
nhận thức tầm quan trọng của giá trị quyền SHTT đối với doanh nghiệp cũng<br />
<br />
7<br />
<br />
như đối với nền kinh tế, do yêu cầu thực tế hiện nay trong việc sử dụng<br />
nguồn vốn TSTT vào hoạt động kinh doanh, tác giả chọn nghiên cứu luận<br />
văn: "Góp vốn kinh doanh bằng tài sản trí tuệ trong pháp luật Việt Nam".<br />
Khi lựa chọn nghiên cứu đề tài này, mong muốn của tác giả là mang đến<br />
những thông tin nhất định để giúp các doanh nghiệp khai thác tốt hơn nguồn<br />
vốn TSTT mà lâu nay còn đang bị bỏ ngỏ, đặc biệt là thông qua hoạt động góp<br />
vốn kinh doanh khi doanh nghiệp thành lập hoặc đang hoạt động, thông qua<br />
đó góp phần vào quá trình sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật<br />
liên quan như Bộ luật Dân sự (BLDS), Luật SHTT, LDN, LĐT... trong tiến<br />
trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.<br />
2. Tình hình nghiên cứu đề tài<br />
TSTT có liên quan đến rất nhiều khía cạnh trong kinh doanh, vì vậy nó<br />
đóng một vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp. Hiện nay, góp vốn kinh<br />
doanh bằng tài sản trí tuệ là một nhu cầu tất yếu giúp đưa vào khai thác, sử<br />
dụng TSTT một cách có hiệu quả.<br />
Pháp luật về góp vốn kinh doanh bằng TSTT và thực tiễn thực hiện góp<br />
vốn kinh doanh bằng TSTT đang là vấn đề được nhiều người quan tâm.<br />
Trong quá trình tìm kiếm thông tin để viết luận văn này, tôi chưa có may<br />
mắn được gặp bất kỳ công trình nghiên cứu quy mô hay cuốn sách nào viết<br />
về vấn đề này, chỉ có may mắn gặp được một số bài báo tản mạn trên mạng<br />
Internet hoặc một số chuyên đề liên quan như giá trị TSTT và định giá<br />
TSTT, và một số nghiên cứu nhỏ lẻ về góp vốn bằng TSVH hay TSTT vì<br />
vấn đề đưa ra nghiên cứu còn hết sức mới mẻ. Các công trình nghiên cứu<br />
trên mới chỉ mang tính chất gợi mở, đi sâu vào nghiên cứu một khía cạnh,<br />
lĩnh vực cụ thể chứ chưa đi vào nghiên cứu một cách toàn diện, đầy đủ và có<br />
hệ thống vấn đề góp vốn kinh doanh bằng TSTT - một vấn đề có ý nghĩa lý<br />
luận và thực tiễn sâu sắc.<br />
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu<br />
Luận văn làm sáng tỏ về mặt lý luận TSTT và góp vốn kinh doanh bằng<br />
TSTT. Trên cơ sở các quy định của pháp luật và thực tiễn thực hiện, tác giả<br />
muốn đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động góp vốn<br />
kinh doanh bằng TSTT.<br />
<br />
8<br />
<br />
Mục đích của đề tài được cụ thể hóa ở những nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:<br />
- Nghiên cứu vấn đề lý luận về TSTT, giá trị của TSTT và những yếu tố<br />
ảnh hưởng đến giá trị TSTT cũng như định giá TSTT.<br />
- Nghiên cứu một cách có hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn<br />
của hoạt động góp vốn kinh doanh bằng TSTT.<br />
- Đánh giá những ưu, nhược điểm của các quy định hiện hành đối với<br />
thực tiễn của hoạt động góp vốn kinh doanh bằng TSTT.<br />
- Đưa ra một số kiến nghị để hoàn thiện các quy định pháp luật và nâng<br />
cao hiệu quả góp vốn kinh doanh bằng TSTT.<br />
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
Trong khuôn khổ luận văn thạc sỹ luật học, tác giả tập trung nghiên cứu<br />
một số vấn đề lý luận cơ bản về TSTT; góp vốn kinh doanh bằng TSTT;<br />
những quy định của pháp luật về góp vốn kinh doanh bằng TSTT và thực<br />
tiễn của hoạt động góp vốn kinh doanh bằng TSTT, từ đó bước đầu đưa ra<br />
những kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật và nâng cao<br />
hơn nữa hiệu quả của hoạt động góp vốn kinh doanh bằng TSTT.<br />
5. Phương pháp nghiên cứu<br />
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả sử dụng phép biện chứng của<br />
Triết học Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm cơ sở cho quá trình<br />
nghiên cứu. Ngoài ra, các phương pháp phân tích, tổng hợp, đối chiếu, so<br />
sánh, khảo sát, thu thập,… được sử dụng phù hợp với từng mặt, từng lĩnh<br />
vực nghiên cứu của đề tài. Các quy định của Hiến pháp, BLDS, Luật SHTT,<br />
LDN, LĐT…. có liên quan đến góp vốn kinh doanh bằng TSTT được sử<br />
dụng với tư cách là cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý cho quá trình nghiên cứu.<br />
<br />
triển. Góp vốn kinh doanh bằng TSTT là vấn đề thực tiễn đang diễn ra rất sôi<br />
động, tuy nhiên, hiện nay chưa có bất kỳ một đề tài nào nghiên cứu về vấn<br />
đề này. Do đó, kết quả của luận văn sẽ là nguồn tài liệu tham khảo rất hữu<br />
ích cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà nghiên cứu, các doanh<br />
nghiệp và những ai quan tâm đến vấn đề này.<br />
7. Kết cấu của luận văn<br />
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung<br />
của luận văn gồm 3 chương:<br />
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về tài sản trí tuệ và góp vốn kinh<br />
doanh bằng tài sản trí tuệ.<br />
Chương 2: Thực trạng góp vốn kinh doanh bằng tài sản trí tuệ theo pháp<br />
luật Việt Nam hiện nay.<br />
Chương 3: Những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về góp vốn kinh<br />
doanh bằng tài sản trí tuệ ở Việt Nam.<br />
Chương 1<br />
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TÀI SẢN TRÍ TUỆ<br />
VÀ GÓP VỐN KINH DOANH BẰNG TÀI SẢN TRÍ TUỆ<br />
1.1. Một số vấn đề lý luận về tài sản trí tuệ<br />
1.1.1. Khái niệm tài sản trí tuệ<br />
<br />
Luận văn nghiên cứu những vấn đề về lý luận chung về TSTT, góp vốn<br />
kinh doanh bằng TSTT, pháp luật về góp vốn kinh doanh bằng TSTT và<br />
thực tiễn hoạt động góp vốn kinh doanh bằng TSTT, đánh giá các quy định<br />
của pháp luật hiện hành cũng như thực tiễn thực hiện, từ đó đưa ra các kiến<br />
nghị đồng bộ cả về mặt lập pháp và tổ chức thực hiện nhằm góp phần thúc<br />
đẩy hoạt động góp vốn kinh doanh bằng TSTT thúc đẩy kinh tế - xã hội phát<br />
<br />
Tại tiểu mục này, tác giả trình bày và phân tích làm sáng tỏ nội hàm<br />
khái niệm TSTT. Trên cơ sở đó, tác giả cho rằng TSTT là một loại đặc biệt<br />
của TSVH, đây là tài sản do trí tuệ con người sáng tạo ra thông qua các hoạt<br />
động tư duy, sáng tạo trong các lĩnh vực công nghiệp, khoa học, văn học và<br />
nghệ thuật, không thể xác định được bằng các đặc điểm vật chất của chính<br />
nó nhưng lại có giá trị vì có khả năng sinh ra lợi nhuận và thường được pháp<br />
luật bảo vệ khỏi sự sử dụng trái thẩm quyền. Theo nghĩa hẹp có thể hiểu<br />
TSTT gồm: các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; các chương trình<br />
biểu diễn, các bản ghi âm và các chương trình phát sóng; các sáng chế; các<br />
kiểu dáng công nghiệp; các bí mật kinh doanh; các nhãn hiệu; bản quyền,<br />
<br />
9<br />
<br />
10<br />
<br />
6. Kết quả của luận văn<br />
<br />