Hoãn chấp hành hình phạt tù, tạm đình chỉ<br />
chấp hành hình phạt tù trong Luật hình sự Việt<br />
Nam (trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn tại địa<br />
bàn tỉnh Phú Thọ)<br />
Hà Thanh Loan<br />
Khoa Luật<br />
Luận văn ThS Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự<br />
Mã số 60 38 01 04<br />
Người hướng dẫn: GS.TS. Đỗ Ngọc Quang<br />
Năm bảo vệ: 2014<br />
<br />
Keywords. Hình phạt tù; Hoãn chấp hành hình phạt; Tạm đình chỉ chấp hành hình<br />
phạt; Luật hình sự; Pháp luật Việt Nam.<br />
<br />
Content<br />
MỞ ĐẦU<br />
<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Trong thi hành án hình sự ở Việt Nam thì hình phạt tù có thời hạn là một trong các<br />
hình phạt thể hiện rõ nhất chính sách hình sự và nguyên tắc của Nhà nước đối với người phạm<br />
tội, đồng thời ngăn ngừa người phạm tội tiếp tục phạm tội, động viên, khuyến khích người<br />
phạm tội chứng tỏ khả năng giáo dục, cải tạo người phạm tội. Hình phạt tù có thời hạn là<br />
nhằm tách người phạm tội ra khỏi cộng đồng trong một khoảng thời gian nhất định khi mà<br />
hành vi phạm tội của họ buộc phải tách họ ra khỏi cộng đồng một thời gian để ngăn ngừa tội<br />
phạm và giáo dục người phạm tội. Về nguyên tắc mọi bản án hình sự, trong đó có bản án phạt<br />
<br />
tù sau khi có hiệu lực pháp luật phải được thi hành, nhưng thực tế có những trường hợp có<br />
nhiều lý do khác nhau mà không thể bắt buộc người bị kết án phạt tù phải thi hành ngay đúng<br />
thời gian quy định hoặc người bị kết án đã thi hành án được một thời gian nhưng vì những lý<br />
do nhất định mà người bị phạt tù đang chấp hành hình phạt được tạm dừng việc ở lại trại giam<br />
chấp hành hình phạt đó. Những trường hợp này có thể được hoãn chấp hành hình phạt tù hoặc<br />
tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù trong một thời gian nhất định.<br />
Hoãn chấp hành hình phạt tù, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù là những chế định<br />
quan trọng của luật hình sự Việt Nam. Ở một mức độ nào đó, chế định hoãn chấp hành hình<br />
phạt tù, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù thể hiện chính sách hình sự của Đảng và nhà<br />
nước ta vừa thể hiện một cách sâu sắc nguyên tắc nhân đạo của Nhà nước ta đối với người<br />
phạm tội, thể hiện chính sách khoan hồng, dân chủ xã hội chủ nghĩa, tôn trọng quyền con<br />
người.<br />
Nghiên cứu về hoãn chấp hành hình phạt tù, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù gắn<br />
liền với nhu cầu hoàn thiện pháp luật hình sự, tố tụng hình sự, thi hành án hình sự trong cải<br />
cách tư pháp, nâng cao đội ngũ cán bộ tư pháp theo tinh thần nghị quyết Đại hội đại biểu toàn<br />
quốc lần thứ X của Đảng và Nghị quyết 08 - NQ/TW ngày 02-01-2002, Nghị quyết số 48NQ/TW ngày 24-5-2005 về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến<br />
năm 2010, định hướng đến năm 2020, Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02-6-2005 của Bộ Chính trị<br />
đặt ra vấn đề cải cách các cơ quan tư pháp, trong đó có cơ quan thi hành án theo hướng xây<br />
dựng mô hình thống nhất, tập trung quản lý công tác thi hành án.<br />
Tuy nhiên, cùng với quá trình phát triển toàn diện của đất nước trên các mặt chính<br />
trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, hiện nay trên thực tế do hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước<br />
trong lĩnh vực thi hành án hình sự còn nhiều phân tán, nhiều đầu mối, chưa tập trung quyền<br />
lực nên thiếu sự chỉ đạo điều hành, kiểm tra thống nhất, quy chế phối hợp giữa các cơ quan<br />
còn chưa rõ ràng làm giảm hiệu quả và hiệu lực quản lý. Do thiếu sự quy định trách nhiệm cụ<br />
thể, thiếu sự kiểm tra, đôn đốc thường xuyên trong các cơ quan chức năng quản lý Nhà nước<br />
trong lĩnh vực thi hành án hình sự nên dẫn đến tình trạng quản lý lỏng lẻo, nhiều đối tượng đã<br />
bị Tòa án kết án bằng bản án và quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng không<br />
được thi hành. Trong thi hành án hình sự việc nghiên cứu từng hình phạt cũng như các biện<br />
<br />
pháp tha miễn cụ thể vẫn chưa được quan tâm, nghiên cứu một cách sâu sắc, đầy đủ, có hệ<br />
thống và toàn diện. Pháp luật về thi hành án hình sự còn chưa kịp thời thể chế hóa quan điểm<br />
của Đảng và Nhà nước. Mặt khác, trong thực tiễn áp dụng, do chưa có sự thống nhất trong<br />
việc áp dụng các biện pháp tha miễn trong luật hình sự như hoãn chấp hành hình phạt tù, tạm<br />
đình chỉ chấp hành hình phạt tù nên vẫn còn tình trạng áp dụng không đúng các quy định của<br />
chế định này, vi phạm về nội dung, điều kiện, phạm vi áp dụng dẫn đến giảm hiệu quả trong<br />
công tác thi hành án hình sự.<br />
Thực tế đó đã đặt ra yêu cầu cần phải nghiên cứu một cách có hệ thống, tìm hiểu sâu<br />
hơn những vấn đề lý luận cơ bản về hoãn chấp hành hình phạt tù, tạm đình chỉ chấp hành hình<br />
phạt tù. Trên cơ sở đó tiến hành tổng kết có đầy đủ hơn, đưa ra những kinh nghiệm thành<br />
công cũng như chưa thành công của thực tiễn công tác hoãn chấp hành phạt tù, tạm đình chỉ<br />
chấp hành hình phạt tù, các giải pháp để tiếp tục hoàn thiện Bộ luật hình sự hiện hành và giải<br />
quyết những vướng mắc của thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự.<br />
Vì vậy, việc nghiên cứu một cách có hệ thống về hoãn chấp hành hình phạt tù, tạm<br />
đình chỉ chấp hành hình phạt tù ở nước ta hiện nay có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn.<br />
Với những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài "Hoãn chấp hành hình phạt tù, tạm<br />
đình chỉ chấp hành hình phạt tù trong Luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở nghiên cứu thực<br />
tiễn tại địa bàn tỉnh Phú Thọ)" làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ Luật học của mình.<br />
Nội dung của đề tài cố gắng nghiên cứu một cách tổng thể quy định của Pháp luật về hoãn<br />
chấp hành hình phạt tù, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù. Đề tài cũng đưa ra những luận<br />
cứ khoa học về thực trạng hoãn chấp hành hình phạt tù, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù,<br />
thực trạng áp dụng tại địa phương; đồng thời đề ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả<br />
công tác hoãn chấp hành hình phạt tù, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù phù hợp với điều<br />
kiện thực tiễn của Việt Nam đáp ứng yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp trong thời gian<br />
tới.<br />
2. Tình hình nghiên cứu<br />
Trong lĩnh vực thi hành án hình sự đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến<br />
hoãn chấp hành hình phạt tù, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù được đề cập, phân tích trong<br />
<br />
một số Giáo trình và sách tham khảo như: 1) Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung),<br />
Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 1997; 2) Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung), Tập<br />
thể tác giả do TSKH. Lê Cảm chủ biên, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001 và 2003 (tái bản<br />
lần thứ nhất); 3) Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, Tập I, Tập thể tác giả do GS.TS. Nguyễn<br />
Ngọc Hòa chủ biên, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2007; 4) Giáo trình Luật hình sự Việt<br />
Nam (Phần chung), Tập thể tác giả do PGS.TS. Võ Khánh Vinh chủ biên, Đại học Huế, Nxb<br />
Giáo dục, Hà Nội, 2000; 5) Trách nhiệm hình sự và hình phạt, của TS. Trịnh Tiến Việt, Nxb<br />
chính trị quốc gia, Hà Nội, 2013; 6) Bình luận khoa học Bộ luật hình sự 1999 - Phần chung,<br />
của ThS. Đinh Văn Quế, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 2000) v.v... Các bài nghiên cứu trên<br />
đã nhận diện và làm sáng tỏ một số vấn đề về khái niệm, đặc trưng, căn cứ áp dụng và thẩm<br />
quyền áp dụng chế định hoãn chấp hành hình phạt tù, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù<br />
trong Bộ luật hình sự năm 1999 và có những đề xuất, giải pháp để ngày càng hoàn thiện các<br />
chế định trên. Ngoài ra còn phải kể đến các bài viết đăng trên các báo, tạp chí chuyên ngành<br />
Luật như: "Việc áp dụng thời hiệu thi hành bản án hình sự đối với người được hoãn, tạm đình<br />
chỉ chấp hành án phạt tù theo Luật thi hành án hình sự", của tác giả Đỗ Văn Chỉnh và Phạm<br />
Thị Thanh Mai đăng trên tạp chí Tòa án nhân dân, số 07/2011… Đây là những công trình<br />
nghiên cứu toàn diện cả về lĩnh vực thi hành án hình sự, trong đó có hoãn chấp hành hình phạt<br />
tù, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù. Tuy nhiên, những nghiên cứu trên chưa thể hiện tính<br />
chuyên sâu trong nghiên cứu về lĩnh vực hoãn chấp hành hình phạt tù, tạm đình chỉ chấp hành<br />
hình phạt tù. Trong công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay, nhất là<br />
khi thực hiện chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, vấn đề nghiên cứu chuyên sâu về<br />
từng lĩnh vực cần được làm sáng tỏ cả về mặt lý luận và thực tiễn là cơ sở cho việc hoàn thiện<br />
các quy định của pháp luật về hoãn chấp hành hình phạt tù, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt<br />
tù góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác thi hành án hình sự, đặc biệt trong việc thực<br />
hiện các biện pháp tha miễn trong luật hình sự trên cơ sở thực hiện tốt nguyên tắc nhân đạo<br />
của Luật hình sự.<br />
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu<br />
Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm sáng tỏ một cách có hệ thống các quy định<br />
của luật hình sự về các điều kiện áp dụng biện pháp hoãn chấp hành hình phạt tù, tạm đình chỉ<br />
<br />
chấp hành hình phạt tù cũng như công tác, tổ chức thi hành các biện pháp này theo luật hình<br />
sự Việt Nam hiện nay, thực tiễn áp dụng các chế định này tại địa bàn tỉnh Phú Thọ, từ đó xác<br />
định những bất cập, hạn chế. Trên cơ sở đó để đề xuất, kiến nghị giải pháp nhằm nâng cao<br />
hiệu quả của công tác hoãn chấp hành hình phạt tù, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù, đồng<br />
thời đưa ra được các giải pháp góp phần hoàn thiện các quy định của Pháp luật về các chế<br />
định này và thực hiện tốt nguyên tắc nhân đạo của Luật hình sự Việt Nam, chính sách khoan<br />
hồng của Nhà nước đối với người phạm tội.<br />
Từ mục đích nghiên cứu nêu trên, tác giả luận văn đặt cho mình các nhiệm vụ nghiên<br />
cứu chủ yếu sau:<br />
- Về mặt lý luận: Trên cơ sở nghiên cứu lịch sử phát triển của công tác hoãn chấp<br />
hành hình phạt tù, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù, phân tích khái niệm, các đặc điểm cơ<br />
bản của hoãn chấp hành hình phạt tù, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù, mối quan hệ giữa<br />
các cơ quan, tổ chức thi hành hoãn chấp hành hình phạt tù và tạm đình chỉ chấp hành hình<br />
phạt tù với các cơ quan khác trong tố tụng hình sự. Phân tích nội dung điều kiện, trình tự thủ<br />
tục hoãn chấp hành hình phạt tù, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù, đặc điểm chung và khác<br />
biệt giữa hai chế định này để làm sáng tỏ bản chất pháp lý và nội dung cơ bản của hoãn chấp<br />
hành hình phạt tù, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù. Trong đó có các cơ quan, tổ chức tiến<br />
hành thi hành biện pháp hoãn chấp hành hình phạt tù và các cơ quan, tổ chức tiến hành thi<br />
hành biện pháp tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù.<br />
- Về mặt thực tiễn: Trên cơ sở số liệu của địa bàn tỉnh Phú Thọ, tác giả đánh giá thực<br />
trạng áp dụng biện pháp hoãn chấp hành hình phạt tù, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù tại<br />
địa phương để từ đó có thể nghiên cứu, đánh giá việc áp dụng các quy phạm pháp luật trong<br />
các chế định này. Phân tích những tồn tại xung quanh việc quy định về trình tự, thủ tục, điều<br />
kiện về cơ quan, tổ chức tiến hành thi hành hoãn chấp hành hình phạt tù, tạm đình chỉ chấp<br />
hành hình phạt tù nhằm đề xuất một số giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện các quy định của<br />
Pháp luật và nâng cao hiệu quả về hoãn chấp hành hình phạt tù, tạm đình chỉ chấp hành hình<br />
phạt tù trong qúa trình cải hành tư pháp hiện nay.<br />
4. Phạm vi nghiên cứu<br />
<br />