intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về các thể loại chế tài đối với vi phạm hợp đồng thương mại

Chia sẻ: Nghiệt đồng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:20

104
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài trình bày những lý luận tổng quát về các thể loại chế tài đối với vi phạm hợp đồng thương mại, thực trạng pháp luật Việt Nam về các thể loại chế tài đối với vi phạm hợp đồng thương mại, kiến nghị định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về thể loại chế tài đối với vi phạm hợp đồng thương mại.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về các thể loại chế tài đối với vi phạm hợp đồng thương mại

LỜI MỞ ĐẦU<br /> 1. Sự cần thiết của đề tài<br /> Hợp đồng là nền tảng của luật kinh . Do đó việc thực hiện<br /> đúng và đầy đủ hợp đồng nói chung và hợp đồng thương mại nói<br /> riêng giúp cho pháp luật kinh doanh, thương mại được thực hiện và<br /> thúc đẩy kinh tế phát triển bởi hợp đồng có chức năng biến các dự<br /> định, kế hoạch kinh doanh trở thành hiện thực. Tuy nhiên trong quá<br /> trình thực hiện hợp đồng thường xảy ra các vi phạm hợp đồng mà sự<br /> vi phạm đó có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Để bảo đảm lợi<br /> ích cho bên bị vi phạm, pháp luật bao giờ cũng dự liệu những chế tài<br /> do vi phạm hợp đồng. Các chế tài này được chia thành nhiều thể loại<br /> khác nhau phụ thuộc vào từng nền tài phán, nhưng có nhiều điểm<br /> chung giữa các nền tài phán bởi mục đích của chúng.<br /> Cũng như pháp luật các nước, pháp luật Việt Nam rất coi<br /> trọng việc qui định các chế tài bởi chúng là một phần không thể tách<br /> rời của pháp luật hợp đồng. Các quy định về chế tài thương mại đã<br /> dành được sự quan tâm thích đáng của các nhà làm luật và đã được<br /> thể hiện trong các văn bản pháp luật quan trọng ở Việt Nam như: Bộ<br /> luật Dân sự 2005, và Luật Thương mại 2005… Tuy nhiên qua nhiều<br /> lần sửa đổi, bổ sung một cách toàn diện và cơ bản, nhưng các quy<br /> định của các văn bản này và nhiều văn bản khác về chế tài đối với vi<br /> phạm hợp đồng nói chung và vi phạm hợp đồng thương mại nói<br /> riêng tại còn có nhiều bất cập. Chúng mâu thuẫn, chồng chéo, vừa<br /> thừa lại vừa thiếu. Hơn nữa việc áp dụng chúng còn nhiều điểm phải<br /> <br /> 2<br /> <br /> bàn. Vì vậy việc sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các chế tài này cho<br /> phù hợp với thực tế cuộc sống và đáp ứng mục tiêu hội nhập quốc tế<br /> là một nhu cầu cấp thiết.<br /> Bởi những lẽ đó, tôi xin lựa chọn đề tài “Hoàn thiện pháp<br /> luật Việt Nam về các thể loại chế tài đối với vi phạm hợp đồng<br /> thƣơng mại” làm đề tài cho Luận văn thạc sĩ luật học của mình.<br /> Chƣơng 1<br /> LÝ LUẬN TỔNG QUÁT VỀ CÁC THỂ LOẠI CHẾ TÀI<br /> ĐỐI VỚI VI PHẠM HỢP ĐỒNG THƢƠNG MẠI<br /> <br /> 1.1. Khái niệm, bản chất, ý nghĩa và các đặc điểm của chế<br /> tài đối với vi phạm hợp đồng thƣơng mại<br /> 1.1.1. Khái niệm hợp đồng thƣơng mại và các đặc điểm<br /> của loại hợp đồng này liên quan tới các thể loại chế tài<br /> Hợp đồng luôn luôn được hiểu trong tất cả các nền tài phán<br /> là sự thỏa thuận hay thống nhất ý chí nhằm xác lập nên một hậu quả<br /> pháp lý, hay nói cách khác làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt một<br /> quan hệ pháp luật. Hợp đồng được phân loại theo nhiều căn cứ phân<br /> loại khác nhau nhưng về cơ bản: hợp đồng thương mại là loại hành vi<br /> thương mại chủ yếu được giao kết giữa thương nhân với thương<br /> nhân, hoặc giữa thương nhân với người không phải là thương nhân,<br /> hoặc giữa những người không phải là thương nhân với nhau đều<br /> nhằm mục tiêu lợi nhuận .<br /> <br /> 3<br /> <br /> Hợp đồng thương mại có các đặc điểm khác biệt so với hợp<br /> đồng dân sự. Tất cả các hợp đồng thương mại đều là hợp đồng song<br /> vụ có đền bù bởi mục tiêu lợi nhuận của hành vi thương mại. Còn<br /> đối với hợp đồng dân sự thì không phải tất cả các hợp đồng dân sự<br /> đều là hợp đồng song vụ có đền bù. Từ đặc điểm khác biệt này của<br /> hợp đồng thương mại làm phát sinh ra một hệ quả là, ngoài các chế<br /> tài chung đối với các vi phạm các loại hợp đồng nói chung, có các<br /> thể loại chế tài áp dụng riêng cho hợp đồng thương mại, chẳng hạn<br /> như chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp<br /> đồng, hủy bỏ hợp đồng. Các loại chế tài này không áp dụng cho các<br /> loại hợp đồng đơn vụ, không có đền bù.<br /> 1.1.2. Khái niệm và bản chất của chế tài đối với vi phạm<br /> hợp đồng thƣơng mại<br /> Chế tài đối với vi phạm hợp đồng thương mại theo tinh thần<br /> của Luật Thương mại 2005 (Điều 292) là biện pháp pháp lý mà bên<br /> bị vi phạm, toà án, hay trọng tài áp dụng đối với bên vi phạm do việc<br /> không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc thực hiện không đầy đủ<br /> nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật liên quan .<br /> PGS. TS. Ngô Huy Cương viết: “Chế tài là một đặc trưng cơ<br /> bản của pháp luật. Nó là một phương tiện để thi hành quyền hoặc<br /> ngăn cản việc vi phạm quyền hay khắc phục các hậu quả của sự vi<br /> phạm quyền. Trong quan hệ hợp đồng, chế tài được hiểu là các<br /> quyền trao cho một bên bởi pháp luật hoặc bởi hợp đồng mà bên<br /> được trao quyền có thể thi hành đối với sự vi phạm bởi bên đối ước<br /> kia”<br /> <br /> 4<br /> <br /> Ngoài ra , ta có thể hiểu một cách đơn giản: chế tài đối với vi<br /> phạm hợp đồng thương mại là một loại hậu quả pháp lý bất lợi do<br /> pháp luật hoặc do chính hợp đồng đó qui định mà bên vi phạm hợp<br /> đồng thương mại phải gánh chịu vì lợi ích của bên bị vi phạm.<br /> 1.1.3. Ý nghĩa của chế tài đối với vi phạm hợp đồng<br /> thƣơng mại<br /> Ý nghĩa thứ nhất: Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên<br /> bị vi phạm, đồng thời bảo vệ bên vi phạm.<br /> Ý nghĩa thứ hai: Ngăn ngừa và hạn chế vi phạm hợp đồng,<br /> đồng thời nâng cao ý thức đối với vấn đề thi hành hợp đồng.<br /> Ý nghĩa thứ ba: Bảo vệ sự trật tự và ổn định của giao lưu dân<br /> sự và thúc đẩy sự phát triển của thương mại.<br /> 1.1.4. Đặc điểm của chế tài đối với vi phạm hợp đồng<br /> thƣơng mại<br /> Các điểm chung của chế tài đối với vi phạm hợp đồng<br /> thương mại bao gồm:<br /> Thứ nhất, chế tài chỉ áp dụng khi có vi phạm các thoả thuận<br /> mà mình đã cam kết trong hợp đồng<br /> Thứ hai, chế tài là hình thức cưỡng chế của nhà nước đối với<br /> bên vi phạm.<br /> Thứ ba, chế tài mang lại hậu quả bất lợi cho bên vi phạm<br /> hợp đồng.<br /> Chế tài đối với vi phạm hợp đồng thương mại còn có những<br /> đặc điểm riêng biệt liên quan tới đặc thù luật tư của luật thương mại,<br /> bao gồm:<br /> <br /> 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2