Lỗi cố ý trong luật hình sự Việt Nam<br />
Nguyễn Thị Nhuần<br />
Khoa Luật<br />
Luận văn ThS. ngành: Luật hình sự; Mã số: 60 38 40<br />
Người hướng dẫn: TS. Hoàng Văn Hùng<br />
Năm bảo vệ: 2011<br />
Abstract. Làm sáng tỏ nội dung lý luận của chế định lỗi cố ý trong Luật hình sự<br />
Việt Nam như: Lỗi và cơ chế hình thành hành vi phạm tội, cơ sở của lỗi, khái niệm<br />
lỗi… Đi sâu nghiên cứu và phân định rõ các hình thức lỗi, các dạng lỗi trong thực<br />
tiễn xét xử, trên cơ sở đó chỉ ra những điểm bất cập trong việc áp dụng chúng. Phân<br />
tích và làm sáng tỏ sự thể hiện lỗi cố ý trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999.<br />
Làm sáng tỏ và sâu sắc hơn nữa vị trí, vai trò và ý nghĩa của chế định lỗi cố ý trong<br />
việc định tội danh và định khung hình phạt trong việc áp dụng Luật hình sự.<br />
Keywords. Luật hình sự; Pháp luật Việt Nam; Lỗi cố ý<br />
<br />
Content<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của việc nghiên đề tài<br />
Lỗi là thái độ tâm lý của chủ thể đối với hành vi và hậu quả của hành vi đó. Vì thế,<br />
nó là yếu tố thuộc mặt chủ quan của tội phạm, phản ánh tính chất mức độ nguy hiểm của<br />
hành vi và sự nguy hiểm của người phạm tội. Lỗi cho phép người ta hiểu được rằng, tội phạm<br />
không chỉ là kết quả của một việc làm sai trái mà còn là hệ quả của một thái độ, một sự nhận<br />
thức. Việc ghi nhận lỗi như là một yếu tố thuộc về căn cứ của trách nhiệm hình sự, là một<br />
nguyên tắc quan trọng của luật hình sự nước ta. Nguyên tắc đó là cơ sở của chính sách hình<br />
sự của nhà nước. Việc thừa nhận lỗi với tính cách là cơ sở của mặt chủ quan của trách nhiệm<br />
hình sự thể hiện sự tôn trọng một cách đầy đủ và sâu sắc phẩm giá của con người. Luật hình<br />
sự của chúng ta coi con người là chủ thể có ý thức và lý trí, có thể tự hiểu được và đánh giá<br />
được hành vi của mình, làm chủ thiên nhiên và làm chủ bản thân mình. Do đó chúng ta nhìn<br />
nhận lỗi như là một yếu tố không chỉ mang tính pháp lý mà còn có cả giá trị đạo đức, văn<br />
minh, lỗi thể hiện cơ sở đạo lý của trách nhiệm hình sự. Con người chỉ có thể chịu trách<br />
nhiệm về hành vi của mình, về những gì con người đó hiểu được, những gì nằm trong tầm<br />
kiểm soát của sự nhận thức. Không thể nói đến trách nhiệm nếu thiếu đi khả năng tự lựa<br />
chọn cách ứng xử và hành động của con người.<br />
Lỗi trong luật hình sự là một chế định trung tâm và có thể coi là vô cùng phức tạp.<br />
Với bản chất là dấu hiệu của tội phạm, ở một mức độ nào đó cho phép các cơ quan bảo vệ<br />
pháp luật và toà án phân biệt đâu là hành vi có tính chất tội phạm, đâu là hành vi không<br />
có tính chất tội phạm và tương ứng như vậy sẽ quyết định được người đó có phải chịu<br />
trách nhiệm hình sự hay không.<br />
Lỗi của chủ thể trong việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm<br />
phải được các cơ quan bảo vệ pháp luật và Toà án khẳng định dứt khoát là có lỗi hay không<br />
<br />
có lỗi. Nếu có người đó đã phạm tội, không thể có trường hợp thứ ba cái gọi là “nghi ngờ<br />
lỗi”. “Không có lỗi thì không thể có trách nhiệm hình sự”. Đó cũng là một trong những yêu<br />
cầu đòi hỏi dân chủ và khách quan, công bằng trong hệ thống pháp luật của nhà nước pháp<br />
quyền.<br />
Lỗi phản ánh những diễn biến tâm lý thể hiện tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi<br />
và của người thực hiện hành vi đó. Vì vậy, lỗi giúp cơ quan bảo vệ pháp luật và Toà án có thể<br />
cá thể hoá trách nhiệm hình sự một cách chính xác. Đồng thời các hình thức của lỗi còn là cơ<br />
sở để định tội danh với những trường hợp mà việc phân hoá trách nhiệm hình sự tối đa được<br />
dựa trên sự phân định các hình thức lỗi.<br />
Việc coi lỗi là cơ sở về mặt chủ quan của trách nhiệm hình sự gắn liền với xuất phát<br />
từ mục đích của luật hình sự, của trách nhiệm hình sự và hình phạt, chúng ta đều biết rằng<br />
mục đích của luật hình sự và trách nhiệm hình sự là giáo dục và cải tạo người phạm tội. Nếu<br />
trách nhiệm hình sự và hình phạt được áp dụng cho một người không kiểm soát được hành vi<br />
của mình, không nhận thức được về hành vi đó, thì trách nhiệm hình sự và hình phạt không<br />
có ý nghĩa, thậm chí là vô nhân đạo, phi nhân tính. Luật hình sự của chúng ta cũng như đạo lý<br />
của nhân dân ta không chấp nhận những việc làm như truy cứu trách nhiệm hình sự người vô<br />
tội, những người còn nhỏ chưa hiểu được hành vi của mình.<br />
Xuất phát từ những lý do và ý nghĩa nêu trên, việc nghiên cứu một cách sâu sắc và toàn<br />
diện về chế định lỗi, đặc biệt là hình thức lỗi cố ý trong luật hình sự là cần thiết và quan trọng để góp<br />
phần nâng cao nhận thức - khoa học về việc tiếp tục hoàn thiện nó trong pháp luật hình sự Việt Nam<br />
hiện hành. Do đó, tôi chọn và nghiên cứu đề tài: “Lỗi cố ý trong Luật hình sự Việt Nam”.<br />
2. Tình hình nghiên cứu đề tài<br />
Lỗi cố ý đã từ lâu được nhà nghiên cứu đề cập đến trong luật hình sự Việt Nam, chế<br />
định lỗi cố ý luôn được chú ý đúng mức. Qua từng bước phát triển của luật hình sự Việt Nam<br />
chế định đó từng bước được phát triển và hoàn thiện. Trong nước, đáng chú ý nhất là các<br />
công trình của các nhà nghiên cứu như: Lê Cảm, Trần Văn Độ, Kiều Đình Thụ, Nguyễn<br />
Ngọc Hoà, Đào Trí Úc…mà ở đó các khía cạnh khác nhau của lỗi cố ý đã được làm rõ, chẳng<br />
hạn như: khái niệm, các hình thức và mức độ của lỗi nói chung và của lỗi cố ý nói riêng…Đề<br />
tài lỗi cố ý trong Luật hình sự Việt Nam trước đây cũng đã được nhắc đến rất nhiều, tuy<br />
nhiên hiện tại nó vẫn là vấn đề mũi nhọn của Luật hình sự…<br />
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn<br />
Mục đích tổng quát của luận văn là nghiên cứu một cách chuyên sâu và có tính hệ thống<br />
về chế định lỗi trong Luật hình sự Việt Nam; phân biệt rõ các hình thức lỗi và các dạng lỗi trong<br />
lý luận và thực tiễn áp dụng Luật hình sự ở nước ta.<br />
Để đạt được mục tiêu tổng quát như trên, luận văn tập trung giải quyết những nhiệm<br />
vụ cụ thể như sau:<br />
Một là, làm sáng tỏ nội dung lý luận của chế định lỗi cố ý trong Luật hình sự Việt<br />
Nam như: Lỗi và cơ chế hỡnh thành hành vi phạm tội, cơ sở của lỗi, khái niệm lỗi…<br />
Hai là, đi sâu nghiên cứu và phân định rõ các hình thức lỗi, các dạng lỗi trong thực<br />
tiễn xét xử, trên cơ sở đó chỉ ra những điểm bất cập trong việc áp dụng chúng.<br />
Ba là, phân tích và làm sáng tỏ sự thể hiện lỗi cố ý trong Bộ luật hình sự Việt Nam<br />
năm 1999.<br />
Bốn là, làm sáng tỏ và sâu sắc hơn nữa vị trí, vai trũ và ý nghĩa của chế định lỗi cố ý<br />
trong việc định tội danh và định khung hỡnh phạt trong việc ỏp dụng Luật hỡnh sự.<br />
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Luận văn này tập trung nghiên cứu chế định lỗi mà đặc biệt là lỗi cố ý với tính chất là<br />
yếu tố quan trọng nhất trong mặt chủ quan của cấu thành tội phạm; thực tiễn áp dụng chế<br />
định này trong việc định tội danh, định khung hỡnh phạt đối với những chủ thể thực hiện<br />
hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999.<br />
<br />
Tuy nhiên, do đây là một chế định khó và phức tạp, thêm vào đó thời gian nghiên cứu<br />
có hạn cũng như năng lực nghiên cứu, kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề của tác giả còn<br />
hạn chế, nên trong Luận văn này, tác giả chỉ có thể làm sáng tỏ những khía cạnh mà theo<br />
quan điểm tác giả là quan trọng và chủ yếu hơn cả.<br />
Phạm vi nghiên cứu<br />
Luận văn nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chế định lỗi cố ý theo pháp<br />
luật hình sự Việt Nam dưới góc độ của luật hình sự, đồng thời luận văn cũng đề cập một số<br />
quy phạm của luật tố tụng hình sự nhằm hỗ trợ cho việc giải quyết nhiệm vụ và đối tượng<br />
nghiên cứu.<br />
5. Cơ sở lý luận và các phương pháp nghiên cứu của luận văn<br />
Luận văn được thực hiện trên cơ sở các quan điểm của chủ nghĩa Mác -Lênin, tư<br />
tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng và Nhà nước về tội phạm cũng như đường lối<br />
xử lý tội phạm và đấu tranh phòng chống tội phạm. Đồng thời, cơ sở lý luận của Luận văn<br />
cũng dựa trên thành tựu của các chuyên ngành khoa học pháp lý và triết học, những luận<br />
điểm khoa học trong các công trình nghiên cứu, sách chuyên khảo và các bài viết đăng trên<br />
tạp chí của một số nhà khoa học luật hình sự Việt Nam.<br />
Trong quá trình nghiên cứu, luận văn này dựa trên việc sử dụng phương pháp luận của<br />
chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng<br />
các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phương pháp lịch sử, phương pháp phân tích,<br />
phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp, phương pháp thống kê…trong sự nhìn nhận<br />
tổng thể và khách quan, không phiến diện một chiều.<br />
Đồng thời, việc nghiên cứu đề tài còn dựa vào các văn bản pháp luật của Nhà nước và<br />
những giải thích thống nhất có tính chất chỉ đạo của thực tiễn xét xử thuộc lĩnh vực pháp<br />
luật hình sự do Toà án nhân dân tối cao hoặc (và) của các cơ quan bảo vệ pháp luật ở<br />
Trung ương ban hành có liên quan đến chế định lỗi; dựa vào báo cáo tổng kết hàng năm<br />
của ngành Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân để phân tích, tổng hợp các tri thức<br />
khoa học luật hình sự và luận chứng các vấn đề tương ứng được nghiên cứu trong luận văn.<br />
6. Những đóng góp về mặt khoa học của luận văn<br />
Đây là công trình nghiên cứu chuyên khảo đầu tiền trong khoa học luật hình sự Việt<br />
Nam nghiên cứu một cách có hệ thống và đồng bộ những vấn đề lý luận và thực tiễn về vấn<br />
đề lỗi cố ý ở cấp độ một luận văn. Trong luận văn này, tác giả đã giải quyết về mặt lý luận<br />
những vấn đề sau:<br />
1. Phân tích một cách tương đối có hệ thống và tương đối toàn diện những vấn đề<br />
lý luận về chế định lỗi mà đặc biệt là lỗi cố ý như: cơ chế hình thành hành vi phạm tội,<br />
cơ sở của lỗi, khái niệm lỗi, phân biệt các hình thức lỗi……<br />
2. Phân tích sự cần thiết phải xác định lỗi trong định tội danh và định khung hình<br />
phạt.<br />
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn<br />
Về mặt lý luận: Đây là công trình nghiên cứu chuyên khảo đầu tiên đề cập một cách<br />
có hệ thống và toàn diện những vấn đề lý luận và thực tiễn về chế định lỗi cố ý theo pháp luật<br />
hình sự Việt Nam.<br />
Về mặt thực tiễn: Luận văn góp phần vào việc xác định đúng đắn những điều kiện cụ<br />
thể của từng trường hợp áp dụng chế định lỗi cố ý trong thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử của<br />
các cơ quan tiến hành tố tụng, để giúp việc áp dụng chúng trong thực tiễn ngày một hoàn<br />
thiện hơn.<br />
Ngoài ra, luận văn còn có ý nghĩa làm tài liệu tham khảo lý luận cần thiết cho các nhà<br />
khoa học, luật gia, cán bộ thực tiễn và các sinh viên, học viên cao học chuyên ngành tư pháp<br />
hình sự, cũng như phục vụ cho công tác lập pháp và hoạt động thực tiễn áp dụng pháp luật<br />
hình sự trong việc đấu tranh phòng và chống tội phạm, cũng như công tác giáo dục, cải tạo<br />
người phạm tội ở nước ta hiện nay.<br />
<br />
8. Kết cấu của luận văn<br />
Xuất phát từ nội dung, yêu cầu của đề tài, ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục<br />
tài liệu tham khảo, kết cấu của luận văn gồm 2 chương như sau:<br />
Chương 1: Những vấn đề chung về lỗi<br />
Chương 2: Thực tiễn áp dụng các quy phạm pháp luật hình sự về lỗi cố ý trong Bộ<br />
luật hình sự ở nước ta giai đoạn hiện nay.<br />
Chương 1<br />
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LỖI<br />
1.1. Lỗi và cơ chế hình thành hành vi phạm tội<br />
Tội phạm trước hết là một hành vi. Chính vì thế, tội phạm bao giờ cũng được thực<br />
hiện bởi chủ thể xác định. Không thể có hành vi xuất hiện bên ngoài Thế giới khách quan mà<br />
không có chủ thể. Theo quan điểm khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, hành vi của con<br />
người suy cho cùng là do điều kiện xã hội khách quan quyết định. Tuy nhiên, đó phải là quá<br />
trình diễn ra phức tạp, không đơn thuần chỉ là kết quả của sự lệ thuộc tuyệt đối của con người vào<br />
hoàn cảnh khách quan đó. Trong quá trình này, ý chí của con người, nhận thức của con người có vị<br />
trí độc lập, có ý nghĩa không kém phần quan trọng, mặc dù bản thân ý chí và nhận thức cũng lại do<br />
các điều kiện khách quan quyết định. Do đó, có thể hiểu rằng: một hành vi phạm tội được thực hiện<br />
- đó không thể là sự phản ánh trực diện của con người đối với hoàn cảnh mà là kết quả của sự<br />
tương tác giữa một bên là điều kiện và môi trường xã hội với một bên (khác) là bản thân con<br />
người ấy.<br />
Hành vi của con người bao giờ cũng là sự thống nhất giữa biểu hiện cụ thể bên ngoài<br />
Thế giới khách quan và những nội dung tâm lý bên trong (ý chí) của chủ thể thực hiện hành<br />
vi chi phối hành vi đó. Tội phạm được biểu hiện bởi hành vi, do đó nó cũng là sự thống nhất<br />
giữa hai mặt khách quan và chủ quan. Hoạt động tâm lý bên trong của người phạm tội luôn<br />
gắn liền với các biểu hiện bên ngoài của tội phạm. Hành vi nguy hiểm cho xã hội chỉ được<br />
coi là tội phạm, nếu hành vi đó được thực hiện trong một thái độ tâm lý nhất định của con<br />
người đối với hành vi đó và hậu quả của hành vi đó gây ra hoặc đối với khả năng phát sinh<br />
hậu quả từ hành vi đó.<br />
Con người tồn tại trong Thế giới bị chi phối bởi những qui luật khách quan và hoạt<br />
động của con người bị chi phối bởi những điều kiện lịch sử xã hội cụ thể. Tất cả những động<br />
cơ thúc đẩy con người hành động không phải bộc phát một cách ngẫu nhiên trong ý thức của<br />
con người mà được hình thành một cách có qui luật. Đó là kết quả giao tiếp của người đó với<br />
người khác, sự phát triển tâm lý trước đây, sự phản ánh những sự vật, hiện tượng tác động<br />
trực tiếp đến người ấy. Thông qua hoạt động tâm lý con người hoạt động có ý thức, từ đó quyết<br />
định sự hình thành và phát triển xã hội.<br />
Xử sự của con người có tính qui luật nhưng không phải mang tính tuyệt đối. Khi sống<br />
trong cùng một xã hội, cùng một điều kiện nhưng có người vi phạm các chuẩn mực xã hội, có<br />
người thực hiện tốt các trách nhiệm của một thành viên trong xã hội, có người phạm tội, có<br />
người không phạm tội, có người phạm tội một lần, có người phạm tội nhiều lần… Tất cả<br />
những gì tác động đến con người, thúc đẩy hành vi đều phải thông qua bộ óc của con người.<br />
Hoạt động của con người không phải là kết quả tác động trực tiếp của các điều kiện lịch sử<br />
mà chịu ảnh hưởng trực tiếp của hoạt động tâm lý bên trong con người.<br />
Con người có sự tự do của mình, nghĩa là có quyền lựa chọn một xử sự phù hợp với<br />
các qui luật, đó là sự tự do thực sự. Ngược lại, con người sẽ bị tước bỏ sự tự do của mình khi<br />
xử sự không phù hợp với qui luật.<br />
Tóm lại, con người có khả năng nhận thức và vận dụng tốt các qui luật của xã hội để<br />
giành lấy tự do cá nhân. Tuy nhiên, không phải lúc nào họ cũng là như vậy. Đôi lúc, họ vẫn<br />
nhận thức được các qui luật đó nhưng không phải họ vận dụng nó để thực hiện hành vi một<br />
cách phù hợp với sự tự do của người khác mà ngược lại, họ hành động sai với qui luật. Đó là<br />
<br />
ý chí của cá nhân người muốn tự tước bỏ tự do của người khác và hậu quả cũng tự tước bỏ sự<br />
tự do của mình. Pháp luật buộc họ phải chịu trách nhiệm về hành vi đó của họ là phù hợp.<br />
1.2. Tự do ý chí là cơ sở của lỗi trong luật hình sự<br />
Con người phải chịu trách nhiệm về hành vi gây thiệt hại cho xã hội của mình, vì con<br />
người có khả năng nhận thức được ý nghĩa xã hội của hành vi và có khả năng điều khiển<br />
được hành vi theo những đòi hỏi của xã hội. Một người chỉ phải chịu trách nhiệm về hành vi<br />
gây thiệt hại cho xã hội của mình trong trường hợp người đó đã lựa chọn hành vi này khi có<br />
đủ điều kiện lựa chọn hành vi khác không gây thiệt hại cho xã hội. Đó là những trường hợp<br />
có lỗi. Trong trường hợp này tội phạm được coi là một xử sự mất tự do.<br />
Lỗi là thái độ tâm lý của người phạm tội đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội mà họ<br />
thực hiện và hậu quả đó do hành vi đó gây ra cho xã hội. Con người chỉ có thể chịu trách<br />
nhiệm về hành vi của mình, về những gì con người đó hiểu được, những gì nằm trong tầm<br />
kiểm soát của sự nhận thức. Nó không thể phải chịu trách nhiệm về những gì tuy có liên quan đến<br />
việc làm của mình và thậm chí những gì đã dẫn đến hành vi đó, nhưng lại nằm ngoài nhận thức<br />
và ý thức của chủ thể. Từ đó cho thấy, không thể nói đến trách nhiệm nếu thiếu đi khả năng lựa<br />
chọn cách ứng xử và hành động của con người.<br />
Trong luật hình sự Việt Nam, nguyên tắc có lỗi là nguyên tắc cơ bản. Người phải chịu<br />
trách nhiệm hình sự theo Luật hình sự Việt nam không phải chỉ đơn thuần vì người này đã có<br />
hành vi khách quan gây thiệt hại cho xã hội mà còn vì đã có lỗi trong việc thực hiện hành vi<br />
khách quan đó. Theo nguyên tắc này, luật hình sự Việt nam không chấp nhận việc “qui tội<br />
khách quan”, nghĩa là truy cứu trách nhiệm hình sự con người chỉ trên cơ sở hành vi khách<br />
quan mà không xét đến lỗi của họ.<br />
Người thực hiện hành vi gây thiệt hại cho xã hội bị coi là có lỗi nếu hành vi đó là<br />
kết quả của sự tự lựa chọn của họ trong khi có đủ điều kiện khách quan và chủ quan để lựa<br />
chọn và thực hiện xử sự khác phù hợp với đòi hỏi của xã hội.<br />
Xử sự của con người tuy chịu sự tác động của điều kiện kinh tế - xã hội nhưng không<br />
phải là kết quả trực tiếp của riêng điều kiện kinh tế - xã hội, vì “mọi sự tác động của hiện<br />
tượng lên một hiện tượng khác đều bị khúc xạ bởi các thuộc tính bên trong của hiện tượng bị<br />
tác động”.<br />
Tự do là cơ sở của trách nhiệm và trách nhiệm chỉ đặt ra cho một người khi họ có tự<br />
do. Con người xử sự trái với lợi ích của nhà nước, lợi ích của xã hội trong khi có tự do thì có<br />
nghĩa họ là người có lỗi. Trách nhiệm chỉ đặt ra khi có lỗi. Điều đó có nghĩa là: lỗi bao giờ<br />
cũng phải đi liền với hành vi nguy hiểm cho xã hội và không thể nói đến lỗi khi không có<br />
hành vi cụ thể nguy hiểm cho xã hội. Lỗi trong Luật hình sự Việt Nam là lỗi cá nhân, lỗi của<br />
con người cụ thể khi thực hiện hành vi cụ thể nguy hiểm cho xã hội.<br />
Trong trường hợp có lỗi, chủ thể có nhiều khả năng xử sự - khả năng xử sự gây thiệt<br />
hại cho xã hội và khả năng xử sự phù hợp với lợi ích của xã hội. Những khả năng này chủ thể<br />
đều có thể lựa chọn quyết định và thực hiện xử sự gây thiệt hại cho xã hội. Như vậy, lỗi chỉ đặt ra<br />
cho những trường hợp trong đó có khả năng xử sự phù hợp với xã hội và chủ thể đã không lựa<br />
chọn khả năng này.<br />
1.3. Khái niệm chung về lỗi theo Luật hình sự Việt Nam<br />
Lỗi là thái độ tâm lý bên trong của một người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội<br />
của mình và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra.<br />
Trong Luật hình sự Việt Nam, nguyên tắc lỗi là nguyên tắc cơ bản. Một người phải<br />
chịu trách nhiệm hình sự không chỉ đơn thuần vì họ có hành vi khách quan đã gây ra thiệt hại<br />
cho xã hội, mà còn vì đã có lỗi trong việc thực hiệm hành vi khách quan đó. Một người có<br />
hành vi gây thiệt hại cho xã hội sẽ bị coi là có lỗi nếu hành vì đó là kết quả của sự tự lựa chọn<br />
và quyết định của chủ thể trong khi chủ thể có đủ điều kiện khách quan và chủ quan để lựa<br />
chọn hoặc quyết định một xử sự khác phù hợp với đòi hỏi của xã hội.<br />
<br />