Mô ̣t số vấ n đề lý luâ ̣n và thực tiễn về hoa ̣t<br />
đô ̣ng sau phiên tòa xét xử vu ̣ án hiǹ h sự theo<br />
pháp luật Việt Nam<br />
Phạm Thanh Dung<br />
Khoa Luật<br />
Luận văn ThS Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự<br />
Mã số 60 38 01 04<br />
Người hướng dẫn: TS. Đặng Quang Phương<br />
Năm bảo vệ: 2014<br />
<br />
Keywords. Pháp luật Việt Nam; Luật hình sự; Vụ án hình sự.<br />
<br />
Content<br />
MỞ ĐẦU<br />
<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Đấu tranh phòng chống tội phạm là một trong những nhiệm vụ quan trọng, hàng đầu<br />
mà bất kỳ một nhà nước nào, một xã hội nào cũng cần phải quan tâm. Để việc đấu tranh này<br />
được thực hiện một cách kiên quyết, kịp thời, có hiệu quả, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn<br />
bản quy phạm pháp luật quan trọng, trong đó có các văn bản về pháp luật hình sự và pháp luật<br />
tố tụng hình sự. Pháp luật hình sự mà trọng nhất là Bộ luật hình sự quy định hành vi nào là<br />
nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm và phải chịu hình phạt, tức là đưa ra các căn cứ giúp<br />
cho việc phát hiện, xác định tội phạm và người phạm tội. Tuy nhiên, để đảm bảo cho việc<br />
phát hiện, xác định tội phạm và người phạm tội được chính xác, xử lý nghiêm minh, không để<br />
lọt tội phạm, không làm oan người vô tội đồng thời bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của<br />
công dân thì pháp luật tố tụng hình sự nói chung, Bộ luật tố tụng hình sự nói riêng lại đóng<br />
vai trò quan trọng. Bởi lẽ, Bộ luật tố tụng hình sự quy định trình tự, thủ tục khởi tố, điều tra,<br />
truy tố, xét xử và thi hành án hình sự.<br />
<br />
Như vậy, diễn tiến giải quyết một vụ án sẽ diễn ra theo các giai đoạn: giai đoạn khởi<br />
tố, giai đoạn điều tra, giai đoạn truy tố, giai đoạn xét xử và giai đoạn thi hành án. Đan xen<br />
giữa những giai đoạn chính đó là những “giai đoạn phụ”, những hoạt động nhỏ khác nhưng<br />
rấ t quan tro ̣ng . Hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự là “một trong những giai đoạn<br />
như thế”. Hoạt động này bắt đầu sau khi Hội đồng xét xử đưa ra một bản án hoặc quyết định<br />
tố tụng và kết thúc sau khi các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và người<br />
tham gia tố tụng thực hiện hết các hoạt động mà luật tố tụng hình sự quy định họ phải thực<br />
hiện. Như vậy, về mặt thời gian hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự có thể có sự đan<br />
xen với giai đoạn xét xử sau và giai đoạn thi hành án.<br />
Các hoa ̣t đô ̣ng sau phiên tòa xét x ử các vụ án hình sự là một chuỗi các hoạt động đa<br />
phần không mang nhiều tính chất tố tụng, mà thông thường mang tính chất hành chính tư<br />
pháp, báo cáo. Tuy nhiên, những hoạt động này lại giữ một vai trò quan trọng, mà thiếu đi<br />
những hoạt động này, việc giải quyết vụ án hình sự sẽ không được khách quan, minh bạch, có<br />
thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, thậm chí khiến cho những giai đoạn tố tụng trước<br />
đó trở nên vô nghĩa. Điều đó dẫn đến mục đích đấu tranh, phòng chống tội phạm của Đảng và<br />
Nhà nước ta không đạt được.<br />
Khi xã hội càng phát triển, trình độ pháp luật của người dân được nâng cao và khi các<br />
phương tiện truyền thông luôn theo sát với từng vụ án, đặc biệt là những vụ án hình sự nhạy<br />
cảm như an ninh quốc gia, giết người,... thì hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự lại<br />
càng trở nên quan trọng và cần được chú trọng hơn.<br />
Song song sự phát triển dân trí đó là quá trình phát triển toàn diện của đất nước trên<br />
các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội và qua thực tiễn áp dụng, nhiều quy định hoạt động<br />
sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 vẫn còn một số bất<br />
cập và hạn chế (như: chưa quy định về thời hạn gửi bản án của Viện kiểm sát cấp dưới tới<br />
Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp, chưa quy định rõ quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố<br />
tụng sau khi kết thúc phiên tòa, các quy định về hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự<br />
trong quy chế của các ngành Tòa án, Viện kiểm sát còn cần được bổ sung và quy định cụ thể<br />
hơn; v.v...).<br />
Một số tồn tại và hạn chế nêu trên về mặt pháp luật đã gây ra những vướng mắc, lúng<br />
túng trong hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự của cơ quan tiến hành tố tụng, người<br />
tiến hành tố tụng người tham gia tố tụng và các tổ chức, cá nhân khác trong thực tiễn. Dẫn tới<br />
hệ quả, hoạt động sau phiên tòa chưa được chú trọng, còn mang tính hình thức, đối phó, làm<br />
cho có mà chưa phát huy được tối qua hiệu quả, mục đích của hoạt động này.<br />
<br />
Hiện nay, khoa học luật tố tụng hình sự trong nước mới chỉ có các công trình nghiên<br />
cứu nghiên cứu về hoạt động xét xử vụ án hình sự nói chung hoặc hoạt động xét xử sơ thẩm,<br />
hoạt động xét xử phúc thẩm hình sự, trong đó phần nào đề cập tới một số quy định về hoạt<br />
động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự. Tuy nhiên, sự đề cập đó mới chỉ dừng lại ở việc liệt<br />
kê ra các quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự mà chưa có một công trình nghiên cứu độc<br />
lập nào nghiên cứu có hệ thống, toàn diện về hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự, đề<br />
cập tới những mặt được và những mặt hạn chế, vướng mắc của hoạt động này.<br />
Về mặt thực tiễn công tác, với vị trí là một chuyên viên của Viện kiểm sát nhân dân,<br />
một kiếm sát viên tương lai, việc nghiên cứu vấn đề hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình<br />
sự lại càng có ý nghĩa quan trọng, nhất là trong bối cảnh pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam<br />
hiện nay vẫn đang duy trì chức năng kiểm sát hoạt động xét xử đối với Tòa án của Viện kiể m<br />
sát. Quá trình nghiên cứu sẽ giúp người thực hiện đề tài có tầm nhìn bao quát về những hoạt<br />
động cần phải thực hiện sau phiên tòa của các cơ quan, tổ chức có liên quan, từ đó xác định<br />
cần kiểm sát những vấn đề gì, những vấn đề gì hay bị vi phạm, những vấn đề nào không cần<br />
sự kiểm sát của Viện kiểm sát, v.v.. Mặt khác, luận văn cũng sẽ giúp các cơ quan, người tiến<br />
hành tố tụng hiểu rõ hơn về hoạt động của ngành bạn, từ đó có thể hỗ trợ, phối hợp giúp đỡ<br />
nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sau phiên tòa. Đặc biệt, công trình nghiên cứu sẽ<br />
giúp người tham gia tố tụng, tổ chức, cá nhân khác có thêm những kiến thức về quyền, nghĩa<br />
vụ của mình sau phiên tòa, từ đó có thể thuận lợi thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình trên<br />
thực tế.<br />
Với những lý do trên cho thấy việc nghiên cứu các quy định của pháp luật tố tụng hình sự<br />
Việt Nam hiện hành về hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự và thực tiễn áp dụng để làm<br />
sáng tỏ về mặt khoa học và đưa ra giải pháp hoàn thiện pháp luật và những giải pháp nâng cao<br />
hiệu quả của việc áp dụng những quy định đó có ý nghĩa lý luận, thực tiễn và pháp lý quan<br />
trọng. Chính vì vậy, người nghiên cứu đã lựa chọn đề tài "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn<br />
về hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự theo quy định pháp luật Việt Nam" làm<br />
luận văn thạc sĩ luật học.<br />
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đế n đề tài<br />
Trong nước đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học ở những mức độ khác nhau,<br />
những khía cạnh, phương diện khác nhau về các hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng,<br />
người tiến hành tố tụng trong các giai đoạn xét xử, trong đó ít nhiều cũng đã đề cập đến<br />
những hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự.<br />
Cấp độ luận văn thạc sỹ Luật học có các đề tài của các tác giả như: Tôn Thất Cẩm Đoàn,<br />
<br />
Thủ tục xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự: Lý luận và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Thừa Thiên Huế,<br />
Khoa luật, 2002; Nguyễn Thị Hoàng, Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự trong công cuộc cải cách tư<br />
pháp ở Việt Nam hiện nay, Khoa luật, 2006; Nguyễn Hồng Phương, Xét xử phúc thẩm vụ án hình<br />
sự theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, Khoa luật, 2012; Nguyễn Thị Lan Hương, Một số<br />
vấn đề lý luận và thực tiễn về thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm vụ án hình sự<br />
của Viện kiểm sát nhân dân, Khoa luật, 2012, Ngô Huyền Nhung, Giai đoạn xét xử sơ thẩm trong<br />
Tố tụng hình sự Việt Nam, Khoa luật, 2012; Nguyễn Thị Tuyết Nhung, Chức năng, nhiệm vụ của<br />
Viện kiểm sát trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự tại Hải Phòng – một số vấn đề lý luận<br />
và thực tiễn, Khoa luật, 2012; v.v..<br />
Bên cạnh đó sách chuyên khảo, đề tài nghiên cứu khoa học có các công trình sau: Mai<br />
Thanh Hiếu - Nguyễn Chí Công, Trình tự, thủ tục giải quyết vụ án hình sự, Hà Nội – 2008;<br />
Đinh Văn Quế, Trình tự thủ tục xét xử các vụ án hình sự: xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám<br />
đốc thẩm, tái thẩm, Nxb Tp Hồ Chí Minh – 2003; Hoàng Văn Hạnh, Giai đoạn xét xử trong<br />
tố tụng hình sự Việt Nam – những vấn đề lý luận và thực tiễn – Đề tài nghiên cứu khoa học<br />
cấp trường, Trường đại học Luật Hà Nội, 2003; v.v..<br />
Ngoài ra, một số tác giả cũng đã công bố những bài báo khoa học có một phần nội<br />
dung đề cập đến những hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự: Th.s Nguyễn Thị Thủy,<br />
Hoàn thiện thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp ở nước ta<br />
hiện nay, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 7/2009; Thái Chí Bình, Hoàn thiện một số quy<br />
định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 về xét xử phúc thẩm, Tạp chí Nhà nước và pháp<br />
luật, số 5/2003; Nguyễn Huy Tiến, Hoàn thiện quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về nhiệm<br />
vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Viện kiểm sát trong giai đoạn xét xử phúc thẩm các vụ án<br />
hình sự, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 1/2010; Đinh Thế Hưng, Quan hệ giữa các cơ<br />
quan công tố với điều tra và xét xử trong tố tụng hình sự Việt Nam, Tạp chí Nhà nước và pháp<br />
luật, số 12/2011; Phạm Văn An, Một số kinh nghiệm trong công tác thực hành quyền công tố,<br />
kiểm sát xét xử hình sự tại phiên tòa hình sự theo yêu cầu cải cách tư pháp, Tạp chí Kiểm sát,<br />
số 10/2011, v.v..<br />
Như vậy, ở nước ta đã có nhiều công trình nhiên cứu về các vấn đề xung quanh giai đoạn<br />
xét xử vụ án hình sự, nhưng nhìn một cách tổng quan có thể khẳng định hiện chưa có một công<br />
trình nào nghiên cứu về hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự theo pháp luật hiện hành.<br />
Bởi các công trình đó chủ yếu chỉ đề cập đến thủ tục tố tụng, các hoạt động diễn ra trước và trong<br />
phiên tòa; hoạt động diễn ra sau phiên tòa được đề cập tới rất ít và không có sự phân tích, bình<br />
luận, nhận xét về thực trạng cũng như phương hướng hoàn thiện các quy định pháp luật về hoạt<br />
động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự.<br />
Tình hình nghiên cứu trên đây lại một lần nữa cho phép khẳng định việc nghiên cứu<br />
<br />
đề tài "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự<br />
theo pháp luật Việt Nam" là đòi hỏi khách quan, cấp thiết, vừa có tính lý luận, vừa có tính<br />
thực tiễn.<br />
3. Mục đích và nhiê ̣m vụ nghiên cứu<br />
3.1. Mục đích nghiên cứu<br />
Luận văn nêu và phân tích các quy định của Bộ luật TTHS cũng như các văn bản quy<br />
phạm pháp luật khác có liên hoa ̣t đô ̣ng sau phiên tòa xét xử vu ̣ án hình sự nhằ m mu ̣c đích<br />
<br />
:<br />
<br />
đưa ra khái niệm và đặc điểm của hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự, từ đó phân<br />
biệt với các hoạt động tố tụng khác; đánh giá được sự hình thành và phát triển các quy định về<br />
hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự từ sau năm 1945 đến nay. Từ kế t quả đó, nghiên<br />
cứu thực tiễn áp dụng các quy đ ịnh về hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự trên thực<br />
tế, những tồn tại, hạn chế; nguyên nhân của những tồn tại đó và đưa ra các giải pháp nâng cao<br />
hiê ̣u quả áp du ̣ng các quy đinh<br />
̣ của pháp luâ ̣t về hoa ̣t đô ̣ng sau phiên tòa xét xử vu ̣ án hình sự.<br />
3.2. Nhiê ̣m vụ nghiên cứu<br />
Trên cơ sở mục đích nghiên cứu, luận văn tập trung vào các nhiệm vụ sau:<br />
- Nghiên cứu làm sáng tỏ một số vấn đề chung về hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án<br />
hình sự như: Khái niệm, đặc điểm của hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự; phân biệt<br />
hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự với hoạt động xét xử và hoạt động thi hành án;<br />
- Nghiên cứu các quy định cụ thể về hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự<br />
trong các văn bản pháp luật tố tụng hình sự hiện hành của Việt Nam, từ đó rút ra những nhận<br />
xét, đánh giá;<br />
- Nghiên cứu, đánh giá thực tiễn áp dụng các quy định hiê ̣n hành v ề hoạt động sau<br />
phiên tòa xét xử vụ án hình sự, đồng thời phân tích làm rõ những tồn tại, hạn chế xung quanh<br />
việc áp dụng và những nguyên nhân cơ bản của nó;<br />
- Từ đó đề xuất những định hướng và giải pháp hoàn thiện các quy định về hoạt<br />
động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự trong các văn bản pháp luật tố tụng hình sự của<br />
Việt Nam hiện hành, cũng như những giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng của hình phạt<br />
này trong thực tiễn.<br />
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
4.1. Đối tượng nghiên cứu<br />
Theo quy đinh<br />
̣ ta ̣i Hiế n pháp nước Cô ̣ng hòa xã hô ̣i chủ nghiã Viê ̣t Nam , nước ta thực<br />
<br />