Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chế định<br />
án tích trong luật hình sự Việt Nam<br />
Phùng Đăng Trường<br />
Khoa Luật<br />
Luận văn ThS Chuyên ngành: Luật hình sự; Mã số 60 38 40<br />
Người hướng dẫn: TS. Phạm Mạnh Hùng<br />
Năm bảo vệ: 2014<br />
<br />
Keywords. Pháp luật Việt Nam; Luật hình sự; Chế định án tích.<br />
<br />
Content<br />
MỞ ĐẦU<br />
<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Bộ luật hình sự (BLHS) Việt Nam hiện hành đã được Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 6<br />
thông qua ngày 21 tháng 12 năm 1999 và được sửa đổi, bổ sung năm 2009 là một trong những<br />
công cụ sắc bén và hữu hiệu của Đảng và Nhà nước trong việc đấu tranh phòng, chống tội phạm,<br />
góp phần đắc lực vào việc bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ<br />
quốc cũng như bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, góp<br />
phần giữ gìn, duy trì trật tự an toàn xã hội. Mặc dù, đã được kế thừa và tiếp thu những tinh thần và<br />
sự tiến bộ của BLHS năm 1985 nhưng kể từ năm 1999 đến nay, BLHS năm 1999 đã bộc lộ những<br />
bất cập không chỉ trong thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật hình sự mà cả trên phương<br />
diện nhận thức và lý luận.<br />
Trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền và cải cách tư pháp hiện nay, việc<br />
nghiên cứu và làm sáng tỏ về mặt lý luận và đưa ra các kiến giải lập pháp là vô cùng cần thiết và<br />
quan trọng không chỉ trong lĩnh vực pháp luật hình sự nói riêng mà đối với cả hệ thống pháp luật<br />
Việt Nam nói chung.<br />
<br />
Án tích là một trong những chế đinh rất quan trọng trong phần chung của BLHS. Việc<br />
̣<br />
nghiên cứu và làm sáng tỏ về mặt nhận thức và lý luận là một đòi hỏi cấp bách, không chỉ góp<br />
phần làm cho nhận thức một cách đúng đắn và khoa học về chế định án tích mà còn giúp cho các<br />
cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng chính xác các quy định của pháp luật hình sự. Bảo đảm các<br />
quyền con người, quyền và lợi ích chính đáng của công dân.<br />
Từ trước đến nay, về mặt lý luận, vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách<br />
tổng thể, toàn diện và có hệ thống vấn đề liên quan đến chế định án tích. Ngoài ra, việc hiểu vấn<br />
đề liên quan đến án tích cũng còn có nhiều quan điểm khác nhau và chưa thống nhất. Như vậy,<br />
đòi hỏi phải có một công trình nghiên cứu một cách toàn diện và sâu sắc, điều đó đặt ra yêu cầu<br />
hết sức cần thiết trong điều kiện hiện nay.<br />
Trước yêu cầu đó, việc nghiên cứu một cách nghiêm túc và toàn diện về mặt lý luận vấn<br />
đề liên quan đến chế định án tích để đưa ra các lý giải khoa học và mô hình lý luận vấn đề này<br />
đồng thời cũng đưa ra các kiến giải lập pháp góp phần hoàn thiện pháp luật hình sự mà cụ thể là<br />
BLHS Việt Nam để giải quyết các vấn đề còn bất cập và vướng mắc trong thực tiễn áp dụng các<br />
quy phạm này của các cơ quan tiến hành tố tụng là vô cùng quan trọng và cần thiết trong giai<br />
đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa (XHCN) hiện nay.<br />
Từ những lý do phân tích trên đây, chúng tôi lựa chọn đề tài “Một số vấn đề lý luận và<br />
thực tiễn về chế định án tích trong luật hình sự Việt Nam” làm luận văn thạc sĩ luật học của<br />
mình.<br />
2. Tình hình nghiên cứu đề tài<br />
Qua nghiên cứu và tham khảo BLHS của một số nước trên thế giới, BLHS Việt Nam<br />
năm 1985, năm 1999 thì có thể thấy án tích là một trong những chế định quan trọng và phức tạp<br />
trong pháp luật hình sự. Việc nghiên cứu về chế định này vẫn chưa được quan tâm đúng mức.<br />
Nhìn chung, đã có một số bài viết, khóa luận tốt nghiệp lý giải vấn đề trên góc độ lý luận nhưng<br />
vẫn chưa đưa ra được một bức tranh tổng quát cũng như các kiến giải lập pháp về chế định này.<br />
Ở Việt Nam, chế định án tích và các chế định liên quan đến chế định này đã có một số<br />
công trình nghiên cứu tiêu biểu như sau:<br />
<br />
Đề tài “Chế định xóa án tích trong luật hình sự Việt Nam” của tác giả Nguyễn Xuân<br />
Nghiệp, luận văn thạc sĩ luật học năm 2006; đề tài “Chế định xóa án tích trong luật hình sự Việt<br />
Nam” của tác giả Nguyễn Thị Lan, khóa luận tốt nghiệp cử nhân năm 2003.<br />
Ngoài ra, về giáo trình, sách chuyên khảo có các công trình sau đây: GS.TSKH Lê Văn<br />
Cảm, Mục VII, Chương VIII – Các biện pháp tha miễn trong luật hình sự, sách chuyên khảo sau<br />
đại học: Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự (Phần chung), Nhà xuất bản (NXB)<br />
Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005; TSKH. Lê Cảm (chủ biên), Mục VI, Chương XVII – Thời hiệu<br />
thi hành bản án, miễn chấp hành hình phạt, giảm thời hạn chấp hành hình phạt và xóa án tích,<br />
Chương XVIII – Những đặc thù về trách nhiệm hình sự (TNHS) đối với người chưa thành niên<br />
phạm tội, Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, Khoa Luật – Đại học quốc gia Hà Nội, NXB Đại học<br />
Quốc gia Hà Nội, 2003.<br />
Bên cạnh đó còn có các bài viết sau đây: Hồ Sĩ Sơn, “Án tích theo luật hình sự Viêt Nam<br />
1999”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 12/2001; Phạm Hồng Hải, “Xóa án”, trong sách: Mô<br />
hình lý luận về BLHS Việt Nam. NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1993;…<br />
Từ một số nội dung đề cập ở trên cho thấy các công trình và bài viết nghiên cứu liên<br />
quan đến chế định án tích đã đưa ra những quan điểm và phần nào đã giải quyết được một số<br />
vấn đề cơ bản mà lý luận và thực tiễn áp dụng các quy phạm pháp luật hình sự đặt ra. Tuy<br />
nhiên, qua nghiên cứu các công trình này đã cho thấy, chế định án tích với tư cách là một trong<br />
những chế định quan trọng và cơ bản trong pháp luật hình sự nhưng chế định này hiện nay<br />
vẫn còn nhiều thiếu sót và bất cập.<br />
Xuất phát từ những đòi hỏi cấp bách của khoa học luật hình sự, về lý luận cũng như<br />
thực tiễn áp dụng các quy phạm pháp luật hình sự. Việc nghiên cứu đề tài “Một số vấn đề lý<br />
luận và thực tiễn về chế định án tích trong luật hình sự Việt Nam” là một đòi hỏi khách quan và<br />
cần thiết trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền và cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện<br />
nay.<br />
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của luận văn<br />
3.1. Mục đích nghiên cứu<br />
<br />
Mục đích của luận văn là nghiên cứu một cách đồng bộ, toàn diện để làm sáng tỏ về<br />
mặt lý luận và khoa học những nội dung cơ bản của chế định án tích trong pháp luật hình sự<br />
Việt Nam, đồng thời chỉ ra những bất cập để đưa ra các kiến giải lập pháp nhằm hoàn thiện hệ<br />
thống pháp luật hình sự. Nâng cao hiệu quả trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm<br />
và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.<br />
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu<br />
Xuất phát từ mục đích nghiên cứu trên, luận văn có những nhiệm vụ nghiên cứu sau:<br />
- Về mặt lý luận: Tập trung nghiên cứu xung quanh nội dung của chế định này trong<br />
pháp hình sự Việt Nam, đồng thời so sánh chế định án tích trong luật hình sự Việt Nam với chế<br />
định án tích trong luật hình sự một số nước trên thế giới để làm sáng tỏ về mặt lý luận của chế<br />
định này trong luật hình sự Việt Nam.<br />
- Về mặt thực tiễn: Tập trung vào nghiên cứu việc áp dụng các quy phạm pháp luật<br />
của chế định án tích trong thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự ở nước ta. Từ đó tìm ra những<br />
thiếu sót, bất cập và những vướng mắc của việc áp dụng pháp luật hình sự liên quan đến chế<br />
định này trên thực tế, qua đó đưa ra được mô hình lý luận về chế định án tích và đề xuất mô<br />
hình kiến giải lập pháp cụ thể về chế định này.<br />
3.3. Phạm vi nghiên cứu<br />
Luận văn nghiên cứu và giải quyết vấn đề chế định án tích theo pháp luật hình sự<br />
Việt Nam. Đồng thời, đề cập đến một số quy phạm liên quan đến luật tố tụng hình sự, Luật thi<br />
hành án hình sự,… những vấn đề liên quan đến án tích và xóa án tích chưa được đề cập trong<br />
pháp luật hình sự của nước ta.<br />
Luận văn nghiên cứu về chế định án tích không chỉ trong quy định của BLHS Việt<br />
Nam năm 1985, năm 1999 mà còn nghiên cứu cả các quy phạm về chế định này trước khi có<br />
BLHS năm 1985.<br />
Đồng thời luận văn cũng phân tích một số quy định về chế định án tích trong pháp<br />
luật hình sự của một số nước trên thế giới.<br />
4. Phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu<br />
<br />
Đề tài luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật<br />
biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Đề tài luận văn còn được thực hiện trên cơ sở tư<br />
tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng nhà nước<br />
pháp quyền, về chính sách hình sự, về cải cách tư pháp để thể hiện. Luận văn sử dụng các<br />
phương pháp nghiên cứu cụ thể và đặc thù như: phương pháp phân tích, tổng hợp, logic và so<br />
sánh.<br />
5. Những điểm mới và đóng góp của luận văn<br />
Nghiên cứu về chế định án tích có ý nghĩa và vai trò to lớn về mặt lý luận và thực<br />
tiễn đối với việc hoàn thiện pháp luật hình sự, vì đây là công trình đầu tiên ở cấp độ một luận<br />
văn thạc sĩ luật học nghiên cứu toàn diện, có hệ thống vấn đề án tích. Luận văn có những<br />
điểm mới cơ bản là:<br />
- Tập trung vào nghiên cứu một cách đồng bộ, thống nhất về mặt lý luận nội dung cơ<br />
bản của chế định án tích theo luật hình sự Việt Nam.<br />
- Nghiên cứu chỉ ra những đặc điểm cơ bản và chủ yếu của quá trình hình thành và<br />
phát triển chế định án tích trong luật hình sự Việt Nam.<br />
- Nghiên cứu làm sáng tỏ và chỉ ra những bất cập, hạn chế đối với các quy định về chế<br />
định án tích trong việc áp dụng các quy phạm này vào thực tiễn.<br />
- Đề xuất mô hình kiến giải lập pháp cụ thể về chế định án tích góp phần vào việc<br />
hoàn thiện hơn nữa BLHS trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN<br />
hiện nay.<br />
6. Kết cấu của luận văn<br />
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn<br />
gồm 3 chương:<br />
Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về chế định án tích<br />
Chương 2: Chế định án tích theo Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 và thực tiễn áp<br />
dụng<br />
<br />