Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về lỗi vô ý<br />
trong luật hình sự Việt Nam<br />
Nguyễn Thị Lan Anh<br />
Khoa Luật<br />
Luận văn Thạc sĩ ngành: Luật Hình sự; Mã số: 60 38 40<br />
Người hướng dẫn: TS. GVC Trịnh Quốc Toản<br />
Năm bảo vệ: 2011<br />
Abstract: Trình bày khái niệm chung về hợp đồng dân sự và hợp đồng dân sự có điều<br />
kiện. Nghiên cứu các yếu tố của hợp đồng dân sự có điều kiện và hiệu lực của hợp<br />
đồng dân sự có điều kiện. Thực trạng pháp luật về hợp đồng dân sự có điều kiện:<br />
Thiếu sót lớn nhất của pháp luật hợp đồng ở Việt Nam là có sự trùng lặp, thiếu nhất<br />
quán và không đồng bộ; Vấn đề về điều kiện trong hợp đồng dân sự có điều kiện. Đưa<br />
ra các giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật về hợp đồng dân sự có điều kiện :<br />
Cầ n hoàn thiê ̣n pháp luâ ̣t dân sự điều chỉnh chế định hợp đồng và hợp đồng dân sự có<br />
điều kiện; Cần phân biệt giữa "điều kiện" trong hợp đồng dân sự có điều kiện và "điều<br />
kiện" trong các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng; Án lệ đối với việc giải quyết các<br />
tranh chấp liên quan đến hợp đồng dân sự có điều kiện; Cần có các tiêu chí về điều<br />
kiện mà các bên thỏa thuận trong hợp đồng dân sự có điều kiện; Quy định thêm các<br />
điều kiện làm điều kiện thay đổi hợp đồng dân sự có điều kiện…<br />
Keywords: Lỗi vô ý; Luật hình sự; Pháp luật Việt Nam<br />
Content<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu<br />
Tội phạm là một thể thống nhất của mặt khách quan và mặt chủ quan. Mặt khách quan là<br />
những biểu hiện bên ngoài của tội phạm, mặt chủ quan là hoạt động tâm lý bên trong của<br />
người phạm tội. Những biểu hiện đó cùng với khách thể và chủ thể của tội phạm là những yếu<br />
tố cấu thành tội phạm (CTTP) - cơ sở pháp lý để truy cứu trách nhiệm hình sự (TNHS) đối<br />
với người phạm tội. Theo khoa học luật hình sự Việt Nam, bất cứ hành vi phạm tội nào, dù ít<br />
nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hay đặc biệt nghiêm trọng thì giữa những biểu<br />
hiện bên ngoài và những quan hệ tâm lý bên trong, đều là hoạt động của con người cụ thể,<br />
xâm hại hoặc nhằm xâm hại những quan hệ xã hội nhất định.<br />
Trong mặt chủ quan của tội phạm, lỗi là dấu hiệu bắt buộc của mọi tội phạm được quy<br />
định trong luật hình sự, không có lỗi sẽ không có tội phạm. Việc thừa nhận lỗi như là một căn<br />
cứ để truy cứu TNHS là một nguyên tắc cơ bản, tiến bộ trong pháp luật hình sự Việt Nam.<br />
Mặc dù lỗi có vai trò quan trọng như vậy, nhưng trong thực tiễn pháp luật việc quy định<br />
các dấu hiệu thuộc về mặt chủ quan của tội phạm nói chung và dấu hiệu lỗi nói riêng trong<br />
một số CTTP vẫn còn có những bất cập, hạn chế nhất định, như không quy định hoặc quy<br />
định về lỗi, các hình thức lỗi, trong đó có lỗi vô ý chưa rõ ràng, mâu thuẫn, thiếu thống nhất<br />
dẫn đến tình trạng người tiến hành tố tụng hiểu sai, áp dụng sai trong định tội danh và quyết<br />
<br />
định hình phạt. Từ đó, làm cho hiệu quả, chất lượng giải quyết vụ án hình sự hạn chế, tình<br />
trạng xét xử oan, sai đối với người thực hiện hành vi hay bỏ lọt tội phạm vẫn tiếp diễn; nhiều<br />
vụ án hình sự không được giải quyết theo trình tự luật định, tình trạng tồn đọng án đang có<br />
dấu hiệu gia tăng, v.v...<br />
Trước tình hình trên, tác giả nhận thấy việc nghiên cứu "Những vấn đề lý luận và thực<br />
tiễn về lỗi vô ý trong luật hình sự Việt Nam" là cần thiết, khách quan, đáp ứng yêu cầu của<br />
công cuộc cải cách tư pháp hiện nay ở Việt Nam.<br />
2. Tình hình nghiên cứu<br />
Trong khoa học luật hình sự Việt Nam, dưới những góc độ khác nhau, đã có nhiều công<br />
trình khoa học nghiên cứu về vấn đề lỗi nói chung và lỗi vô ý nói riêng, điển hình như: Lê<br />
Văn Cảm (2005), Sách chuyên khảo sau đại học: Những vấn đề cơ bản trong khoa học Luật<br />
hình sự (Phần chung), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội; Nguyễn Ngọc Hòa (2008), Tội phạm<br />
và cấu thành tội phạm, NXB Công an nhân dân, Hà Nội; Nguyễn Ngọc Hũa (2004), Cấu<br />
thành tội phạm: Lý luận và thực tiễn, NXB Tư phỏp, Hà Nội; Đào Trí úc (2000), Luật hình sự<br />
Việt Nam, Quyển I: "Những vấn đề chung", NXB Khoa học xã hội, Hà Nội; Võ Khánh Vinh<br />
(1994), Nguyên tắc công bằng trong luật hình sự Việt Nam, NXB Công an nhân dân, Hà Nội;<br />
Viện Nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật (1993), Mô hình lý luận về Bộ luật hình sự Việt Nam<br />
(Phần chung), NXB Khoa học xã hội, Hà Nội; Dương Tuyết Miờn (2007), Định tội danh và<br />
quyết định hỡnh phạt, NXB Lao động - xó hội; Cao Thị Oanh, Vấn đề mặt chủ quan của đồng<br />
phạm, Tạp chớ Luật học 2/2002; Trần Quang Tiệp, Một số vấn đề lỗi trong luật hỡnh sự, Tạp<br />
chớ Nhà nước và phỏp luật, số 11/1999; Lờ Thị Thu Thủy (2003), Nguyờn tắc trỏch nhiệm<br />
trờn cơ sở lỗi trong luật hỡnh sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật<br />
Hà Nội, Hà Nội, v.v..<br />
Tuy nhiên, qua nghiên cứu, khảo sát nội dung các sách chuyên khảo, các luận án, luận<br />
văn và các bài báo khoa học về chế định lỗi vụ ý của các nhà khoa học luật hỡnh sự ở nước ta,<br />
cho thấy hầu hết đó là các công trình nghiên cứu cơ bản về cỏc vấn đề chung của luật hỡnh<br />
sự, còn đối với chế định lỗi vụ ý, nhìn một cách tổng quan, chưa được quan tâm một cách<br />
đúng mức. Những nghiên cứu về lỗi vụ ý mới chỉ dừng lại ở các công trình nghiên cứu đơn lẻ,<br />
hoặc là đề cập đến cỏc yếu tố CTTP, hoặc là về mặt chủ quan của tội phạm, hoặc là được thể<br />
hiện một phần trong kết quả của các công trình nghiên cứu khác về phần chung của luật hỡnh<br />
sự. Cú thể núi hiện nay ở Việt nam vẫn chưa triển khai nghiên cứu có hệ thống, toàn diện và<br />
sâu sắc về lỗi vụ ý dưới góc độ lý luận và thực tiễn ỏp dụng. Do đú, nguyên nhân của những<br />
tồn tại, bất cập trong thực tiễn áp dụng những quy định về lỗi vụ ý chưa được phân tích có hệ<br />
thống để đưa ra những kiến nghị, giải pháp đồng bộ.<br />
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu<br />
3.1. Mục đích nghiên cứu<br />
Tác giả nghiên cứu đề tài với những mục đích sau:<br />
- Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về lỗi vô ý trong luật hình sự Việt Nam;<br />
- Nghiên cứu, phân tích thực tiễn pháp luật Việt nam quy định về lỗi vô ý và thực tiễn áp<br />
dụng trong hoạt động xét xử của Tòa án các cấp, rút ra được những tồn tại, hạn chế của việc<br />
quy định và áp dụng các quy định về lỗi vô ý và những nguyên nhân của nó;<br />
- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện luật thực định và nâng cao hiệu quả áp dụng các quy<br />
định của luật hình sự về lỗi vô ý.<br />
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu<br />
Để có thể đạt được mục đích đó, trong phạm vi đề tài, tác giả tập trung vào những nhiệm<br />
vụ sau:<br />
<br />
2<br />
<br />
- Nghiên cứu những vấn đề chung về lỗi, lỗi vô ý, các hình thức và vai trò của lỗi vô ý,<br />
phân biệt lỗi vô ý với lỗi cố ý và với sự kiện bất ngờ; Lỗi vô ý trong quá trình phát triển của<br />
luật hình sự Việt Nam;<br />
- Nghiên cứu, phân tích làm sáng tỏ thực tiễn pháp luật hình sự quy định về lỗi vô ý;<br />
- Nghiên cứu, phân tích thực trạng áp dụng các quy định về lỗi vô ý trong hoạt động xét<br />
xử của các Tòa các cấp từ năm 2005 đến 2010;<br />
- Phân tích rút ra những tồn tại và hạn chế của các quy định về lỗi vô ý trong BLHS hiện<br />
hành và thực tiễn áp dụng;<br />
- Trên cơ sở phân tích sự cần thiết, những yêu cầu của việc hoàn thiện pháp luật quy định<br />
về lỗi vô ý, luận văn đề xuất các kiến nghị, giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng<br />
các quy định về lỗi vô ý.<br />
4. Phương pháp nghiên cứu<br />
Cơ sở phương pháp luận của việc nghiên cứu là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ<br />
nghĩa duy vật lịch sử, học thuyết Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của<br />
Đảng Cộng sản Việt Nam về pháp luật, đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm.<br />
Đồng thời được tiến hành bằng những phương pháp nghiên cứu khoa học cơ bản như:<br />
phân tích, tổng hợp, so sánh, hệ thống, logic, đối chiếu thực tiễn, thống kê, v.v... Nhờ vậy,<br />
những vấn đề có liên quan tới lỗi vô ý được xem xét, đánh giá từ nhiều góc độ khác nhau, bảo<br />
đảm tính đầy đủ, toàn diện, có hệ thống và xác thực.<br />
5. Ý nghĩa của luận văn<br />
Kết quả nghiên cứu và những đề xuất được nêu trong luận văn, có ý nghĩa lý luận và thực<br />
tiễn trong việc đấu tranh phòng, chống tội phạm. Thông qua công trình nghiên cứu này, tác<br />
giả mong muốn đóng góp vào việc hoàn thiện pháp luật nói chung và vào công cuộc đấu tranh<br />
phòng, chống tội phạm nói riêng.<br />
Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho cán bộ làm công tác nghiên<br />
cứu, giảng dạy về khoa học pháp lý nói chung, khoa học luật hình sự, tội phạm học và các cán<br />
bộ thực tiễn đang công tác tại các cơ quan bảo vệ pháp luật,…<br />
6. Những điểm mới của luận văn<br />
Đây là công trình chuyên khảo đầu tiên ở cấp luận văn thạc sĩ luật học, nghiên cứu hệ<br />
thống, toàn diện, đầy đủ về vấn đề về lỗi vô ý trong luật hình sự Việt Nam. Những điểm mới<br />
của luận văn là:<br />
- Làm sáng tỏ hệ thống những vấn đề lý luận về lỗi vô ý trong luật hình sự Việt Nam;<br />
- Phân tích một cách sâu sắc và đánh giá toàn diện về sự thể hiện của lỗi vô ý trong Bộ<br />
luật hình sự (BLHS) hiện hành;<br />
- Phân tích, đánh giá một cách toàn diện thực trạng áp dụng pháp luật về lỗi vô ý; nêu ra<br />
những hạn chế, bất cập về mặt lập pháp, những tồn tại trong trong thực tiễn áp dụng pháp luật<br />
cũng như nguyên nhân của những hạn chế, bất cập đó. Và trên cơ sở đó luận văn đề xuất các<br />
giải pháp khả thi để hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao hiệu của áp dụng pháp luật về lỗi vô<br />
ý.<br />
7. Kết cấu của luận văn<br />
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận<br />
văn gồm 4 chương:<br />
Chương 1: Một số vấn đề chung về lỗi vô ý trong luật hình sự Việt Nam.<br />
Chương 2: Các quy định về lỗi vô ý trong pháp luật hình sự Việt Nam.<br />
Chương 3: Thực tiễn áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự hiện hành về lỗi vô ý.<br />
Chương 4: Một số giải pháp hoàn thiện các quy định Bộ luật hình sự hiện hành về lỗi vô ý<br />
và nâng cao hiệu quả áp dụng.<br />
<br />
3<br />
<br />
Chương 1<br />
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LỖI VÔ Ý<br />
TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM<br />
1.1. Khái niệm, bản chất, điều kiện và các dạng lỗi vô ý<br />
1.1.1. Khái niệm và bản chất của lỗi vô ý<br />
Mặc dù còn tồn tại sự khác nhau nhất định về cách tiếp cận, tên gọi của vấn đề, nhưng về<br />
cơ bản các các nhà khoa học đều thống nhất lỗi là một yếu tố thuộc mặt chủ quan của tội<br />
phạm, đó là sự kết hợp giữa yếu tố lý trí và ý chí, trong đó, lý trí thể hiện khả năng nhận thức<br />
hoặc không nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi, còn ý chí thể hiện<br />
năng lực điều khiển hành vi hoặc kìm chế việc thực hiện hành vi đó để thực hiện một xử sự<br />
khác không trái với lợi ích của xã hội.<br />
Lỗi là thái độ tâm lý của chủ thể (cá nhân) có năng lực trách nhiệm hình sự, thể hiện dưới<br />
hình thức cố ý hoặc vô ý đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm và hậu quả<br />
do hành vi đó gây ra trong khi họ có đủ điền kiện để lựa chọn, thực hiện hành vi khác phù<br />
hợp với đòi hỏi của xã hội.<br />
Căn cứ vào đặc điểm cấu trúc tâm lý các yếu tố lý trí và ý chí của con người, khoa học<br />
luật hình sự đã chia lỗi thành hai loại: lỗi cố ý và lỗi vô ý.<br />
Lỗi cố ý được hiểu là thái độ tâm lý của người phạm tội đối với hành vi và khả năng gây<br />
ra hậu quả của hành vi, họ nhận thức rõ hành vi của mình có tính chất nguy hiểm cho xã hội;<br />
thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hoặc có ý thức để mặc cho hậu quả đó xảy<br />
ra.<br />
Còn đối với lỗi vô ý để có thể đưa ra một nhận định, một cách hiểu đúng về nó, cần phải<br />
làm rõ các yếu tố cấu thành nên lỗi vô ý:<br />
- Yếu tố lý trí: là khi chủ thể không nhận thức được hoặc nhận thức không đầy đủ đặc<br />
điểm thể hiện tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi khi quyết định thực hiện hành vi, họ<br />
không thấy được khả năng xảy ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội.<br />
- Yếu tố ý chí: chủ thể có điều kiện lựa chọn, thực hiện hành vi phù hợp với quy định của<br />
pháp luật hình sự, nhưng chủ thể đã tự mình tước bỏ điều kiện này và lựa chọn, thực hiện một<br />
hành vi khác – hành vi trái pháp luật hình sự.<br />
Từ những nhận định và phân tích trên đây, có thể đưa ra quan niệm về lỗi vô ý như sau:<br />
Lỗi vô ý được hiểu là thái độ tâm lý của người phạm tội khi lựa chọn và thực hiện hành vi<br />
nguy hiểm cho xã hội do không nhận thức đầy đủ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi<br />
trong khi có đủ điều kiện để nhận thức được.<br />
1.1.2. Các điều kiện của lỗi vô ý<br />
Các điều kiện để một người bị coi là có lỗi:<br />
Thứ nhất, chủ thể phải có năng lực tự do – năng lực nhận thức được đòi hỏi của xã hội và<br />
năng lực điều khiển được hành vi phù hợp với đòi hỏi của xã hội. Đây chính là vấn đề năng<br />
lực trách nhiệm hình sự. Chỉ những chủ thể có năng lực tự do thì mới có thể có lỗi.<br />
Thứ hai, chủ thể có năng lực tự do chỉ có thể có lỗi trong trường hợp cụ thể khi có điều<br />
kiện phát huy năng lực đó – điều kiện cho phép chủ thể trong trường hợp cụ thể biến năng lực<br />
tự do thành sự tự do thực sự.<br />
Thứ ba, chủ thể không sử dụng năng lực tự do và điều kiện cho phép trong trường hợp cụ<br />
thể để lựa chọn hành vi tự do mà đã lựa chọn hành vi nguy hiểm cho xã hội – hành vi mất tự<br />
do.<br />
Các điều kiện của lỗi vô ý:<br />
<br />
4<br />
<br />
Thứ nhất, chủ thể không nhận thức được đầy đủ các đặc điểm thể hiện tính chất nguy<br />
hiểm cho xã hội của hành vi.<br />
Thứ hai, chủ thể phải có sự tin tưởng quá mức cần thiết hoặc sự cẩu thả, thiếu thận trọng<br />
trong việc đánh giá hành vi.<br />
1.1.3. Các dạng của lỗi vô ý<br />
1.1.3.1. Lỗi vô ý vì quá tự tin<br />
Lỗi vô ý vì quá tự tin là trường hợp người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có<br />
thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội, nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có<br />
thể ngăn ngừa được.<br />
- Về lý trí: người phạm tội do vô ý vì quá tự tin trước khi lựa chọn, thực hiện hành vi đã<br />
nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình và nhận thức được khả<br />
năng có thể xảy ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội.<br />
- Về ý chí: Người phạm tội do vô ý vì quá tự tin không mong muốn hành vi của mình gây<br />
ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Đây là dấu hiệu cơ bản để phân biệt giữa lỗi cố ý gián tiếp<br />
với lỗi vô ý vì quá tự tin.<br />
1.1.3.2. Lỗi vô ý do cẩu thả<br />
Lỗi vô ý do cẩu thả là trường hợp người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có<br />
thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả<br />
đó.<br />
- Dấu hiệu thứ nhất: Người phạm tội không thấy trước được hậu quả nguy hiểm cho xã<br />
hội do hành vi của mình gây ra.<br />
- Dấu hiệu thứ hai: Người phạm tội có nghĩa vụ phải thấy trước và có thể thấy trước hậu<br />
quả nguy hiểm cho xã hội có thể xảy ra. Nhưng người phạm tội đã không thấy vì cẩu thả,<br />
thiếu thận trọng trong khi lựa chọn, thực hiện hành vi.<br />
1.2. Phân biệt lỗi vô ý với lỗi cố ý và sự kiện bất ngờ<br />
1.2.1. Phân biệt lỗi vô ý với lỗi cố ý<br />
Lỗi cố ý là hình thức lỗi, trong đó chủ thể lựa chọn và thực hiện hành vi nguy hiểm cho<br />
xã hội mặc dù đã ý thức (nhận thức) được các đặc điểm thể hiện tính nguy hiểm cho xã hội<br />
của hành vi đó. Ở lỗi vô ý, người phạm tội không nhận thức được hoặc nhận thức không đầy<br />
đủ đặc điểm thể hiện tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi khi quyết định thực hiện<br />
hành vi, không thấy được khả năng xảy ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Đây là sự khác nhau<br />
cơ bản giữa lỗi vô ý với lỗi cố ý, đối với lỗi cố ý về mặt ý chí chủ thể nhận thức rõ được các<br />
đặc điểm thể hiện tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội.<br />
Về mặt lý trí của lỗi vô ý vì quá tự tin và lỗi cố ý gián tiếp nói riêng và lỗi cố ý nói chung<br />
có sự giống nhau đó là đều thấy trước được hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi. Tuy<br />
nhiên, ở lỗi cỗ ý gián tiếp, khi lựa chọn thực hiện hành vi phạm tội chủ thể thấy trước được<br />
hậu quả nguy hiểm và đã chấp nhận khả năng hậu quả nguy hiểm sẽ xảy ra còn ở lỗi vô ý vì<br />
quá tự tin, chủ thể cũng thấy trước được hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi nhưng đã<br />
loại trừ khả năng đó, cho rằng khả năng đó không xảy ra hoặc sẽ ngăn ngừa được.<br />
1.2.2. Phân biệt lỗi vô ý với sự kiện bất ngờ<br />
Sự khác nhau trực diện cơ bản giữa lỗi vô ý và sự kiện bất ngờ đó là sự khác nhau giữa<br />
việc gây hậu quả nguy hiểm trong trường hợp có lỗi (lỗi vô ý) và gây hậu quả nguy hiểm<br />
trong trường hợp không có lỗi (sự kiện bất ngờ).<br />
Xét về bản chất của các hình thức lỗi vô ý trong đó có lỗi vô ý do cẩu thả và sự kiện bất<br />
ngờ, bên cạnh những điểm giống nhau, giữa chúng còn tồn tại những điểm khác nhau cơ<br />
bản. Lỗi vô ý do cẩu thả giống với sự kiện bất ngờ ở chỗ: chủ thể thực hiện hành vi đều<br />
không thể thấy trước được hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi của mình gây ra.<br />
Nhưng trong trường hợp vô ý do cẩu thả thì chủ thể không thấy trước hậu quả nguy hiểm là<br />
<br />
5<br />
<br />