Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phạm tội<br />
nhiều lần theo Luật Hình sự Việt Nam<br />
Nguyễn Thị Bảo Tâm<br />
Khoa Luật. Đại học Quốc gia Hà Nội<br />
Luận văn ThS. Luật: 60 38 40<br />
Người hướng dẫn : GS.TSKH. Lê Văn Cảm<br />
Năm bảo vệ: 2013<br />
85 tr .<br />
Abstract. Làm sáng tỏ những nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo<br />
đức cách mạng, chủ yếu là đạo đức của đội ngũ cán bộ y tế. Chỉ ra và phân tích một số<br />
những vấn đề cơ bản, góp phần phát hiện những yếu tố, điều kiện tác động, chi phối<br />
thực trạng đạo đức của đội ngũ cán bộ y tế ở Việt Nam trong những năm gần đây. Đề<br />
xuất một số quan điểm cơ bản và luận chứng một số giải pháp chủ yếu nhằm tiếp tục<br />
xây dựng đạo đức cho đội ngũ cán bộ y tế ở Việt Nam hiện nay.<br />
Keywords.Luật hình sự; Pháp luật Việt Nam; Phạm tội nhiều lần; Phạm tội<br />
<br />
Content.<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Phạm tội nhiều lần là một tình tiết thuộc chế định đa tội phạm. Tuy nhiên tình<br />
tiết này vẫn chưa được quy định một cách cụ thể trong Bộ luật Hình sự Việt Nam năm<br />
1999. Trong Bộ luật nó được coi là một tình tiết "tăng nặng trách nhiệm hình sự" hay<br />
có thể là một tình tiết "định khung tăng nặng". Trong các vụ án hình sự đối tượng<br />
phạm tội nhiều lần chiếm tỉ lệ rất lớn.<br />
Về mặt pháp lý, phạm tội nhiều lần chưa được các nhà làm luật định nghĩa một<br />
cách chính thức mà ở mỗi một tội danh cụ thể lại có một quy định riêng. Ví dụ: tại<br />
Thông tư liên tịch số 01/1998/TTLT/TANDTC-VKSNDTC-BNV ngày 2-01-1998<br />
hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật<br />
Hình sự thì:<br />
<br />
Tình tiết "Phạm tội nhiều lần" quy định tại khoản 2 Điều 133, khoản 2<br />
Điều 134a... (đối với một số tội phạm có tính chất tham nhũng và tội phạm<br />
liên quan đến tình dục) được hiểu là đã có tất cả từ hai lần phạm tội đó trở<br />
lên (hai lần phạm tội tham ô trở lên, hai lần phạm tội lợi dụng chức vụ,<br />
quyền hạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa trở lên...) mà mỗi lần<br />
phạm tội có đầy đủ yếu tố cấu thành quy định tại khoản 1 điều luật tương<br />
ứng, đồng thời trong các lần phạm tội đó chưa có lần nào bị truy cứu trách<br />
nhiệm hình sự và cũng chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự [22].<br />
Về mặt lý luận, dưới góc độ khoa học luật hình sự các nhà nghiên cứu đã đưa<br />
ra khái niệm này như sau: Phạm tội nhiều lần là phạm tội từ hai lần trở lên mà những<br />
tội ấy được quy định tại cùng một điều (hoặc tại cùng một khoản của điều) tương ứng<br />
trong Phần riêng Bộ luật Hình sự, đồng thời với những tội ấy vẫn còn thời hiệu truy<br />
cứu trách nhiệm hình sự và người phạm tội vẫn chưa bị xét xử. Đối với những trường<br />
hợp phạm từ hai tội trở lên mà những tội ấy được quy định tại các điều khác nhau của Bộ<br />
luật này, chỉ khi nào do các điều tương ứng trong phần các tội phạm Bộ luật này quy<br />
định riêng mới bị coi hoặc có thể bị coi là phạm tội nhiều lần. Hay có thể được hiểu là:<br />
Phạm tội nhiều lần là phạm tội từ hai lần trở lên như hai lần trộm cắp, hai<br />
lần lừa đảo chiếm đoạt tài sản, ba lần chứa mại dâm, bốn lần tham ô... và<br />
mỗi lần thực hiện hành vi đã cấu thành một tội phạm độc lập nhưng tất cả<br />
các tội phạm đó đều bị xét xử trong cùng một bản án...; Phạm tội nhiều lần<br />
là người phạm tội có nhiều lần thực hiện hành vi phạm tội, nhưng hành vi<br />
đó chỉ cấu thành một tội, xâm phạm đến cùng một khách thể trực tiếp và<br />
chưa đưa ra truy tố, xét xử... [26].<br />
Qua khái niệm trên, chúng ta có thể thấy tình tiết phạm tội nhiều lần bao gồm<br />
năm nội dung sau: (1) Phạm tội nhiều lần là người phạm tội đã thực hiện từ hai hành vi<br />
phạm tội trở lên, tác động đến cùng một đối tượng hoặc nhiều đối tượng khác nhau (ví<br />
dụ: phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối đối với nhiều người - điểm c<br />
khoản 1 Điều 104 Bộ luật Hình sự, nhiều lần trộm cắp, nhiều lần hiếp dâm...). (2) Nếu<br />
<br />
tách ra từng hành vi phạm tội riêng lẻ thì mỗi hành vi ấy đã đủ các yếu tố cấu thành<br />
một tội phạm độc lập. (3) Tất cả các hành vi phạm tội đó đều được quy định tại một<br />
điều luật cụ thể trong phần riêng Bộ luật Hình sự (cùng là tội trộm cắp, hiếp dâm...), có<br />
thể cùng một khoản, có thể phạm tội ở các khoản khác nhau của cùng một điều luật.<br />
(4) Các hành vi phạm tội đó chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, chưa bị<br />
các cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật (như đình chỉ điều tra,<br />
đình chỉ vụ án...) và cùng bị đưa ra xét xử một lần trong cùng một vụ án (được tuyên<br />
trong một bản án). (5) Nếu điều luật có quy định về giá trị tài sản hoặc thiệt hại về tài<br />
sản thì người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về tổng giá trị tài sản của các lần<br />
phạm tội cộng lại [22].<br />
Như vậy, có thể thấy việc hiểu về tình tiết phạm tội nhiều lần khá phức tạp.<br />
Mặt khác để hiểu đúng về tình tiết phạm tội nhiều lần chúng ta cần phải phân biệt nó<br />
với các tình tiết khác thuộc chế định đa tội phạm: phạm nhiều tội, tội liên tục, phạm tội<br />
có tính chất chuyên nghiệp, tái phạm, tái phạm nguy hiểm. Đây là những tình tiết có<br />
nhiều dấu hiệu giống nhau, nếu không phân biệt được sẽ dẫn đến việc hiểu sai và áp<br />
dụng sai.<br />
Từ những lý do trên đây chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài "Một số vấn đề<br />
lý luận và thực tiễn về phạm tội nhiều lần theo luật hình sự Việt Nam" làm luận văn<br />
thạc sĩ luật học của mình.<br />
2. Tình hình nghiên cứu<br />
Phạm tội nhiều lần là một tình tiết được đề cập đến trong luật hình sự Việt<br />
Nam với yếu tố là tình tiết tăng nặng định khung của rất nhiều loại tội và là tình tiết<br />
tăng nặng trách nhiệm hình sự. Tình tiết này đã được đề cập đến trong Bộ luật Hình sự<br />
năm 1985 và tiếp tục được kế thừa trong Bộ luật Hình sự 1999. Vấn đề này cũng được<br />
đề cập trong một số giáo trình, sách tham khảo do các tác giả khác nhau biên soạn như:<br />
1) Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung). Tập thể tác giả do TSKH.PGS. Lê<br />
Cảm chủ biên, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2003 (tái bản); 2) Giáo trình<br />
<br />
Luật hình sự Việt Nam, Tập I, Tập thể tác giả do GS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa chủ biên,<br />
Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2007; 3) Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, Tập thể<br />
tác giả do GS.TS. Võ Khánh Vinh chủ biên, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2005; 4)<br />
Giáo trình Luật hình sự Việt Nam - Phần chung, Trường Đại học Cảnh sát nhân dân,<br />
Hà Nội, 1995; 5) Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự (Phần chung), Tác giả Đinh Văn<br />
Quế, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 2000; 6) Chế định nhiều tội phạm - những vấn đề<br />
lý luận và thực tiễn, Tác giả TS. Lê Văn Đệ, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003<br />
v.v...<br />
Một số nhà khoa học - luật gia hình sự Việt Nam đã dành không ít công sức<br />
cho việc nghiên cứu về đề tài này, đáng chú ý là các công trình nghiên cứu của<br />
TSKH.PGS. Lê Cảm: 1) Chế định đa tội phạm trong Sách chuyên khảo sau đại học:<br />
Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự (Phần chung), Nxb Đại học Quốc<br />
gia Hà Nội, 2005; 2) Chế định đa (nhiều) tội phạm và mô hình lý luận của nó trong<br />
luật hình sự Việt Nam, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 6/2001; 3) Lê Cảm, Trịnh<br />
Quốc Toản, Định tội danh: lý luận hướng dẫn mẫu và 350 bài thực hành, Nxb Đại học<br />
Quốc gia Hà Nội, 2004; 4) Các nghiên cứu chuyên khảo về Phần chung luật hình sự,<br />
Tập IV, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2002.<br />
Ngoài ra, còn có một số bài đăng trên tạp chí khoa học pháp lý như: 1) Bàn về<br />
tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự "Phạm tội nhiều lần" quy định trong Luật Hình<br />
sự Việt Nam, của ThS. Lê Văn Luật (Tạp chí Khoa học pháp lý, số 4/2006; 2) Thực tiễn<br />
áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong giải quyết hình phạt - tồn tại và giải<br />
pháp, của Vũ Hồng Thiêm (Tạp chí Tòa án nhân dân, số 10, tháng 5/2008); 3) Về việc<br />
áp dụng tình tiết phạm tội nhiều lần, phạm tội đối với nhiều người trong một số tội<br />
phạm của Bộ luật Hình sự năm 1999, của Nguyễn Hải Dũng (Tạp chí Kiểm sát, số<br />
2/2005; 4) Áp dụng các quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 về tình tiết tăng nặng<br />
phạm tội có tổ chức và phạm tội nhiều lần, của Vũ Thành Long (Tạp chí Kiểm sát, số<br />
21/2006); 5) Bàn về phạm tội có tổ chức, phạm tội nhiều lần, của Đỗ Thanh Huyền<br />
<br />
(Tạp chí Tòa án nhân dân, số 8/2007); 6) Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách<br />
nhiệm hình sự theo Bộ luật Hình sự năm 1999, của Dương Tuyết Miên (Tạp chí Tòa án<br />
nhân dân, số 1/2003); 7) Cần hiểu chính xác về tình tiết tăng nặng chung và tình tiết<br />
tăng nặng định khung trong Bộ luật Hình sự, của Trinh Đình Thể (Tạp chí Tòa án nhân<br />
dân, số 8/1998); 8) Một số vấn đề cần chú ý khi áp dụng các tình tiết tăng nặng, giảm<br />
nhẹ trách nhiệm hình sự, của Đinh Văn Quế (Tạp chí Tòa án nhân dân, số 4/2010); 9)<br />
Những hạn chế trong các quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 về các tình tiết giảm<br />
nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự và hướng khắc phục, của Hồ Sĩ Sơn (Tạp chí Tòa<br />
án nhân dân, số 16/2008); 10) Việc áp dụng các tình tiết tăng nặng, của Mai Bộ (Tạp<br />
chí Tòa án nhân dân, số 1/1999) v.v...<br />
Các công trình nghiên cứu nói trên đã đề cập đến vấn đề phạm tội nhiều lần<br />
nhưng chỉ dừng lại ở một khía cạnh nào đó hoặc chừng mực xem xét qua các trường<br />
hợp phạm tội cụ thể hay kiến nghị sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự. Tuy nhiên, về<br />
phương diện nghiên cứu lý luận chuyên sâu và có hệ thống vấn đề phạm tội nhiều lần<br />
vẫn chưa được quan tâm một cách đúng mức. Do vậy, nhiều vấn đề lý luận và thực<br />
tiễn xung quanh vấn đề phạm tội nhiều lần cần phải được tiếp tục nghiên cứu một cách<br />
toàn diện, đầy đủ và sâu sắc hơn.<br />
3. Phạm vi nghiên cứu<br />
Phạm tội nhiều lần là một vấn đề tương đối hẹp và phức tạp. Nghiên cứu về<br />
vấn đề này đã có nhiều nghiên cứu chung mà ít có nghiên cứu chuyên sâu. Do đó,<br />
phạm vi nghiên cứu của luận văn sẽ xem xét và giải quyết một số vấn đề cơ bản xung<br />
quanh vấn đề phạm tội nhiều lần như: 1) Khái niệm và đặc điểm của phạm tội nhiều<br />
lần; 2) Phân biệt phạm tội nhiều lần và một số tình tiết khác thuộc chế định đa tội<br />
phạm như phạm nhiều tội, phạm tội liên tục, phạm tội có tính chất chuyên nghiệp, tái<br />
phạm, tái phạm nguy hiểm; 3) Những quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về<br />
"Phạm tội nhiều lần". Trên cơ sở nghiên cứu những nội dung cơ bản của phạm tội<br />
<br />