ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br />
KHOA LUẬT<br />
<br />
Công trình được hoàn thành<br />
tại Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội<br />
<br />
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Ngọc Chí<br />
ĐOÀN THỊ THƠM<br />
<br />
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN<br />
VỀ TỘI BUÔN LẬU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH<br />
THÁI BÌNH GIAI ĐOẠN 2000 - 2010<br />
<br />
Phản biện 1:<br />
<br />
Phản biện 2:<br />
<br />
Chuyên ngành : Luật hình sự<br />
Mã số<br />
<br />
: 60 38 40<br />
Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn, họp tại<br />
Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.<br />
Vào hồi ..... giờ ....., ngày ..... tháng ..... năm 2012.<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC<br />
<br />
HÀ NỘI - 2012<br />
<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
<br />
2.2.<br />
Trang<br />
<br />
Trang phụ bìa<br />
Lời cam đoan<br />
Mục lục<br />
Danh mục các bảng<br />
<br />
2.6.<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
<br />
1.1.<br />
1.2.<br />
1.2.1.<br />
1.2.2.<br />
1.2.3.<br />
1.2.4.<br />
1.2.5.<br />
1.3.<br />
1.3.1.<br />
1.3.2.<br />
1.4.<br />
1.4.1.<br />
1.4.2.<br />
<br />
2.3.<br />
2.4.<br />
2.5.<br />
<br />
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI BUÔN LẬU<br />
Khái niệm tội buôn lậu<br />
Cơ sở pháp lý trách nhiệm hình sự của tội buôn lậu theo<br />
luật hình sự Việt Nam<br />
Khách thể của Tội buôn lậu<br />
Mặt khách quan của Tội buôn lậu<br />
Chủ thể của Tội buôn lậu<br />
Mặt chủ quan của Tội buôn lậu<br />
Phân biệt Tội buôn lậu với một số tội phạm khác trong Bộ<br />
luật Hình sự 1999<br />
Các hình thức trách nhiệm hình sự đối với tội buôn lậu<br />
theo quy định của Bộ luật hình sự<br />
Hình phạt<br />
Các biện pháp tư pháp<br />
Tội buôn lậu trong luật hình sự việt nam và một số nước<br />
trên thế giới<br />
Tội buôn lậu ở Việt Nam từ năm 1945 đến nay<br />
Tội buôn lậu trong Bộ luật Hình sự của một số nước trên<br />
thế giới<br />
Chương 2: THỰC TIỄN XỬ LÝ TỘI BUÔN LẬU TRÊN ĐỊA<br />
<br />
1<br />
5<br />
5<br />
7<br />
<br />
2.6.1.<br />
2.6.2.<br />
<br />
hoạt động buôn lậu và công tác phòng chống buôn lậu<br />
Thực trạng buôn lậu trên địa bàn tỉnh thái bình từ năm<br />
2000 đến năm 2010<br />
Kết quả hoạt động phòng ngừa tội buôn lậu<br />
Kết quả hoạt động điều tra, xử lý buôn lậu<br />
Những hạn chế trong công tác đấu tranh phòng, chống tội<br />
buôn lậu<br />
Nguyên nhân của những hạn chế trong công tác đấu tranh<br />
phòng, chống tội buôn lậu<br />
Nguyên nhân khách quan<br />
Nguyên nhân chủ quan<br />
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP<br />
<br />
Một số đặc điểm, tình hình của tỉnh thái bình liên quan đến<br />
3<br />
<br />
44<br />
50<br />
53<br />
55<br />
55<br />
55<br />
60<br />
<br />
LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẤU<br />
<br />
9<br />
12<br />
16<br />
18<br />
19<br />
23<br />
24<br />
39<br />
31<br />
<br />
TRANH PHÒNG CHỐNG TỘI PHẠM BUÔN<br />
LẬU<br />
<br />
3.1.<br />
3.2.<br />
3.2.1.<br />
3.2.2.<br />
3.2.3.<br />
<br />
Dự báo tình hình tội buôn lậu và công tác phòng, chống tội<br />
buôn lậu trong thời gian tới trên địa bàn tỉnh Thái Bình<br />
Các giải pháp nâng cao hiệu quả phòng, chống tội buôn lậu<br />
trên địa bàn tỉnh Thái Bình<br />
Quan điểm của Đảng và Nhà nước<br />
Hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự về Tội buôn lậu<br />
Các giải pháp nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng chống<br />
Tội buôn lậu trên địa bản Tỉnh Thái bình<br />
<br />
60<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
<br />
83<br />
85<br />
<br />
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
31<br />
34<br />
37<br />
<br />
BÀN TỈNH THÁI BÌNH GIAI ĐOẠN 2000 - 2010<br />
<br />
2.1.<br />
<br />
40<br />
<br />
37<br />
4<br />
<br />
66<br />
66<br />
70<br />
76<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Sau hơn hai mươi năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành<br />
tựu to lớn về mọi mặt, làm thay đổi bộ mặt của đất nước, góp phần cải thiện<br />
đáng kể đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Thành tựu lớn nhất là<br />
đất nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội; kinh tế tăng trưởng khá<br />
cao; nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa bước đầu được thiết<br />
lập; công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước được đẩy mạnh. Quan hệ quốc<br />
tế được mở rộng, vị thế nước ta trên trường quốc tế không ngừng được nâng<br />
cao. Sức mạnh tổng hợp từ nguồn nội lực của đất nước tăng lên nhiều, tình<br />
hình chính trị, xã hội ổn định, được nhân dân và bạn bè quốc tế đánh giá cao.<br />
Trong lĩnh vực đấu tranh phòng, chống tội phạm, chúng ta đã đạt được<br />
những kết quả quan trọng, từng bước nâng cao nhận thức của toàn xã hội về<br />
trách nhiệm đấu tranh phòng, chống tội phạm, tạo lập cơ chế đồng bộ, phát<br />
huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân<br />
tham gia phòng, chống tội phạm; từng bước kiềm chế sự gia tăng của các<br />
loại tội phạm, làm giảm một số loại tội phạm nghiêm trọng, giữ vững an<br />
ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, góp phần quan trọng vào công cuộc<br />
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.<br />
Tình hình tội phạm còn diễn biến phức tạp trên tất cả các lĩnh vực, trong<br />
đó các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế có xu hướng gia tăng mà Tội buôn<br />
lậu là một điển hình. Đặc biệt là từ khi Việt Nam mở cửa hội nhập kinh tế với<br />
các nước trên thế giới thì tình hình tội phạm về buôn lậu càng có những điều<br />
kiện thuận lợi để phát triển. Thực tiễn trong quá trình đấu tranh phòng, chống<br />
Tội buôn lậu đã đặt ra nhiều vấn đề vướng mắc đòi hỏi khoa học pháp lý phải<br />
nghiên cứu, giải quyết như khái niệm, những dấu hiệu pháp lý hình sự đặc<br />
trưng, nguyên nhân, điều kiện của Tội buôn lậu…<br />
<br />
2. Tình hình nghiên cứu đề tài<br />
Tội buôn lậu là tội phạm có tính nhạy cảm cao, phức tạp, đã được một<br />
số nhà luật học đề cập trong Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam, tập II của<br />
Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội 1998; Giáo<br />
trình Luật Hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm) của Khoa Luật, Đại học<br />
Quốc gia Hà Nội, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội 1997; Bình luận khoa học<br />
Bộ Luật Hình sự của Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp, Nxb Chính trị<br />
Quốc gia, Hà Nội 1987 (tái bản năm 1992, 1997); Bình luận khoa học Bộ<br />
Luật Hình sự - Phần các tội phạm, tập IX - Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ<br />
Chí Minh, tác giả Đinh Văn Quế, năm 2006.<br />
Sau khi Bộ Luật Hình sự năm 1999 được ban hành, Tội buôn lậu được<br />
tiếp tục đề cập trong Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam của Trường Đại học<br />
Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội 2000; Giáo trình Luật Hình sự<br />
Việt Nam (Phần các tội phạm) của Khoa luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, Nxb<br />
Đại học Quốc gia Hà Nội, 2002; Bình luận khoa học Bộ Luật Hình sự 1999<br />
(Phần các tội phạm) của TS. Phùng Thế Vắc, TS. Trần Văn Luyện, Luật sư<br />
ThS. Phạm Thanh Bình, TS. Nguyễn Đức Mai, ThS. Nguyễn Sĩ Đại, ThS.<br />
Nguyễn Mai Bộ, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội 2001.<br />
Bên cạnh đó, tác giả Bùi Toản có bài viết "Buôn lậu và chống buôn lậu"<br />
(Tạp chí Kiểm sát, số 1 + 2 năm 1999, trang 56 - 58); tác giả Nguyễn Phi<br />
Hùng có bài viết "Phòng, chống buôn lậu trong lĩnh vực hải quan khi Việt<br />
Nam gia nhập WTO" (Tạp chí Quản lý nhà nước - Học viện Hành chính<br />
Quốc gia, số 12/2006, trang 12 - 16).<br />
Các công trình nói trên đã đề cập đến tội buôn lậu trên góc độ duy nhất.<br />
Dựa trên các công trình nghiên cứu đó, tôi tiến hành nghiên cứu Tội buôn<br />
lậu trên địa bàn tỉnh Thái Bình giai đoạn 2000 - 2010.<br />
3. Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi và đối tượng nghiên cứu đề tài<br />
3.1. Mục đích của việc nghiên cứu đề tài<br />
<br />
Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài "Một số vấn đề lý luận và thực<br />
tiễn về Tội buôn lậu trên địa bàn tỉnh Thái Bình giai đoạn 2000 - 2010"<br />
mang tính cấp thiết không những về lý luận mà còn là đòi hỏi của thực tiễn<br />
hiện nay.<br />
<br />
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là trên cơ sở lý luận và thực tiễn<br />
đấu tranh phòng, chống Tội buôn lậu nêu ra những giải pháp mạng tính hệ<br />
thống để nâng cao hiệu quả của cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm này<br />
trên địa bàn tỉnh Thái Bình.<br />
<br />
5<br />
<br />
6<br />
<br />
3.2. Nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài<br />
Để đạt được mục đích trên, luận văn có những nhiệm vụ sau:<br />
<br />
Chương 2: Thực trạng về Tội buôn lậu trên địa bàn tỉnh Thái Bình giai<br />
đoạn 2000 - 2010.<br />
<br />
+ Phân tích những vấn đề lý luận cơ bản về Tội buôn lậu trong Luật<br />
Hình sự Việt Nam.<br />
<br />
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả<br />
đấu tranh phòng chống tội phạm buôn lậu.<br />
<br />
+ Nghiên cứu đánh giá thực trạng Tội buôn lậu trên địa bàn tỉnh Thái<br />
Bình từ năm 2000 đến nay.<br />
<br />
Chương 1<br />
<br />
+ Đề ra những quan điểm và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đấu<br />
tranh phòng, chống Tội buôn lậu trên địa bàn tỉnh Thái Bình.<br />
3.3. Phạm vi nghiên cứu<br />
Đề tài tập trung nghiên cứu về Tội buôn lậu trên địa bàn tỉnh Thái Bình<br />
từ năm 2000 đến nay.<br />
3.4. Đối tượng nghiên cứu<br />
Đề tài nghiên cứu Tội buôn lậu.<br />
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài<br />
Đề tài sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm<br />
phương pháp nghiên cứu cụ thể; kết hợp với các phương pháp nghiên cứu<br />
khác như: so sánh, thống kê và điều tra xã hội học.<br />
5. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài<br />
5.1. Cơ sở lý luận<br />
Đề tài được thực hiện trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư<br />
tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng nhà<br />
nước pháp quyền, đấu tranh phòng, chống tội phạm.<br />
5.2. Cơ sở thực tiễn<br />
Cở sở thực tiễn của đề tài là những bản án, quyết định của Tòa án về<br />
Tội buôn lậu, số liệu thống kê, báo cáo tổng kết của Công an tỉnh Thái Bình<br />
về tội phạm này.<br />
6. Kết cấu của luận văn<br />
<br />
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI BUÔN LẬU<br />
1.1. Khái niệm tội buôn lậu<br />
Tội phạm cũng như mọi hành vi khác của con người, suy cho cùng là<br />
kết quả của sự tác động lẫn nhau giữa cá nhân và hoàn cảnh khách quan bên<br />
ngoài. Trong sự tác động đó quyết định thực hiện hành vi phạm tội được<br />
thông qua và thể hiện trong thực tế.<br />
Căn cứ vào Điều 153 Bộ luật Hình sự 1999 có thể đưa ra khái niệm về<br />
"Tội buôn lậu" như sau: Tội buôn lậu là hành vi buôn bán hàng hóa, tiền tệ<br />
trái phép qua biên giới, được thực hiện một cách cố ý xâm phạm đến chế độ<br />
xuất, nhập khẩu hàng hóa, tiền tệ ảnh hưởng đến trật tự quản lý kinh tế trong<br />
hoạt động thương mại.<br />
1.2. Cơ sở pháp lý trách nhiệm hình sự của tội buôn lậu theo Luật<br />
Hình sự Việt Nam<br />
1.2.1. Khách thể của tội buôn lậu<br />
Theo Luật Hình sự Việt Nam, buôn lậu là hành vi buôn bán hàng hóa,<br />
tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý các loại vật phẩm thuộc di tích<br />
lịch sử, văn hóa, các loại hàng cấm qua biên giới một cách trái phép, theo đó,<br />
khách thể bị xâm hại trong tội buôn lậu là người phạm tội đã xâm hại tới trật<br />
tự quản lý kinh tế của Nhà nước trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa,<br />
tiền tệ - quan hệ xã hội được Luật Hình sự bảo vệ.<br />
1.2.2. Mặt khách quan của tội buôn lậu<br />
- Hành vi khách quan của tội buôn lậu<br />
<br />
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung<br />
của luận văn gồm 3 chương:<br />
Chương 1: Một số vấn đề chung về tội buôn lậu.<br />
7<br />
<br />
Hành vi khách quan của tội phạm là xử sự của con người đã gây ra và<br />
đe dọa gây ra cho xã hội, hành vi tội phạm chỉ có thể được biểu hiện qua hai<br />
hình thức đó là hành động hoặc không hành động.<br />
8<br />
<br />
- Hậu quả của tội buôn lậu:<br />
Hậu quả tuy không có ý nghĩa quyết định trong việc định tội song việc<br />
xác định hậu quả, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi buôn lậu và hậu quả có<br />
ý nghĩa rất quan trọng trong việc giải quyết trách nhiệm hình sự và quyết<br />
định hình phạt đối với người thực hiện hành vi phạm tội.<br />
- Các dấu hiệu khách quan khác của tội buôn lậu:<br />
Ngoài hành vi khách quan đối với "Tội buôn lậu", một dấu hiệu khách<br />
quan khác có tính chất bắt buộc của cấu thành tội phạm này đó là địa điểm<br />
thực hiện hành vi phạm tội.<br />
1.2.3. Chủ thể của tội buôn lậu<br />
Chủ thể của "Tội buôn lậu" là người có năng lực trách nhiệm hình sự và<br />
đạt đến độ tuổi nhất định theo quy định của pháp luật.<br />
1.2.4. Mặt chủ quan của tội buôn lậu.<br />
- Lỗi của người phạm tội buôn lậu:<br />
Đối với "Tội buôn lậu", tội phạm được thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp<br />
- Động cơ và mục đích phạm tội buôn lậu:<br />
Đối với "Tội buôn lậu", mặc dù động cơ, mục đích không phải là dấu<br />
hiệu bắt buộc cũng như không được quy định cụ thể trong Điều 153 Bộ luật<br />
Hình sự 1999 nhưng thực chất động cơ của người phạm tội là vụ lợi, mục<br />
đích là để buôn bán kiếm lời, trong đó mục đích buôn bán kiếm lời là dấu<br />
hiệu cần thiết.<br />
1.2.5. Phân biệt tội buôn lậu với một số tội phạm khác trong Bộ luật<br />
Hình sự 1999<br />
- Phân biệt tội buôn lậu (Điều 153 Bộ luật Hình sự 1999) với tội vận<br />
chuyển trái pháp hàng hóa tiền tệ qua biên giới (Điều 154 Bộ luật Hình sự 1999).<br />
Hai tội phạm này về nội dung cấu thành tội phạm có nhiều dấu hiệu<br />
giống nhau như khách thể, đối tượng của tội phạm, lỗi, thủ đoạn phạm tội.<br />
Sự khác nhau cơ bản của hai tội phạm này là ở hành vi khách quan của nó.<br />
Đồng thời, một dấu hiệu rất quan trọng để phân biệt hai tội phạm này đó là<br />
dấu hiệu mục đích phạm tội.<br />
9<br />
<br />
- Phân biệt tội buôn lậu (Điều 153 Bộ luật Hình sự 1999) với tội buôn<br />
bán hàng cấm (Điều 155 Bộ luật Hình sự 1999)<br />
Hai tội này có nhiều điểm giống nhau như về đối tượng của tội phạm là<br />
hàng cấm, lỗi, thủ đoạn phạm tội. Căn cứ để phân biệt hai tội phạm này đó là:<br />
Về khách thể của tội phạm, ở "Tội buôn lậu", khách thể là trật tự quản<br />
lý kinh tế mà cụ thể là trật tự quản lý việc xuất nhập khẩu hàng hóa, tiền Việt<br />
Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý, vật phẩm thuộc di tích lịch sử văn hóa, hàng<br />
cấm còn khách thể của "Tội buôn bán hàng cấm" là trật tự quản lý kinh tế mà<br />
cụ thể là trật tự quản lý buôn bán hàng cấm trong phạm vi lãnh thổ của nước ta.<br />
Về hành vi khách quan của tội phạm, hành vi khách quan của "Tội buôn<br />
lậu" là hành vi buôn bán trái phép qua biên giới còn hành vi khách quan của<br />
"Tội buôn bán hàng cấm" là hành vi buôn bán hàng cấm cụ thể là hành vi<br />
mua đi bán lại hàng cấm dưới bất kỳ hình thức nào nhằm thu lời bất chính<br />
nhưng phạm vi không vượt ra ngoài phạm vi lãnh thổ nước ta<br />
- Phân biệt tội buôn lậu (Điều 153 Bộ luật Hình sự 1999) với tội trốn<br />
thuế (Điều 161 Bộ luật Hình sự 1999).<br />
Về khách thể của tội phạm: Ở "Tội buôn lậu", khách thể là trật tự quản<br />
lý kinh tế mà cụ thể là trật tự quản lý việc xuất - nhập khẩu hàng hóa, tiền tệ,<br />
kim khí quý, đá quý, vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hóa, hàng cấm, còn<br />
đối với "Tội trốn thế", khách thể của tội phạm này là trật tự quản lý kinh tế<br />
mà cụ thể là trật tự quản lý việc thu thuế nộp ngân sách Nhà nước.<br />
Về đối tượng của tội phạm, đối với "Tội buôn lậu" là những hàng hóa<br />
mà Nhà nước hạn chế xuất - nhập khẩu hoặc cấm xuất - nhập khẩu. Còn đối<br />
với "Tội trốn thuế" là số tiền thuế mà lẽ ra người phạm tội phải nộp theo quy<br />
định của pháp luật.<br />
Về hành vi khách quan của tội phạm, hành vi khách quan của "Tội buôn<br />
lậu" được thể hiện dưới dạng hành động còn ở "Tội trốn thuế" hành vi khách<br />
quan được thể hiện dưới dạng không hành động<br />
Về chủ thể của "Tội buôn lậu", chỉ cần là người có năng lực trách nhiệm<br />
hình sự và đến một độ tuổi nhất định theo quy định của pháp luật, trong khi<br />
đó, đối với "Tội trốn thuế", chủ thể của tội phạm này là người phải nộp thuế<br />
cho nhà nước.<br />
10<br />
<br />