intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Nâng cao hiệu quả thi hành bản án hình sự tại thành phố Hải Phòng

Chia sẻ: Truong Tien | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

48
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn trình bày những nội dung cơ bản về khái niệm, đặc điểm của thi hành án hình sự và các nguyên tắc của hoạt động thi hành án hình sự. Nghiên cứu các quy định của pháp luật tố tụng hình sự về đưa bản án hình sự vào thi hành.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Nâng cao hiệu quả thi hành bản án hình sự tại thành phố Hải Phòng

Nâng cao hiệu quả thi hành bản án hình sự tại<br /> thành phố Hải Phòng<br /> Bùi Thanh Tùng<br /> Khoa Luật<br /> Luận văn Thạc sĩ ngành: Luật Hình sự; Mã số: 60.38.40<br /> Người hướng dẫn: GS.TS. Đỗ Ngọc Quang<br /> Năm bảo vệ: 2011<br /> Abstract: Trình bày những nội dung cơ bản về khái niệm, đặc điểm của thi hành án<br /> hình sự và các nguyên tắc của hoạt động thi hành án hình sự. Nghiên cứu các quy định<br /> của pháp luật tố tụng hình sự về đưa bản án hình sự vào thi hành. Trên cơ sở đó so<br /> sánh, đối chiếu với tình hình thi hành bản án hình sự tại thành phố Hải Phòng. Phân<br /> tích và nêu ra những kết quả đạt được cũng như những tồn tại, thiếu sót trong việc đưa<br /> bản án hình sự vào thi hành tại thành phố Hải Phòng từ năm 2002 đến 2009. Đề xuất<br /> những giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành bản án hình sự.<br /> Keywords: Luật hình sự; Án hình sự; Hải Phòng; Pháp luật Việt Nam<br /> Content<br /> MỞ ĐẦU<br /> <br /> 1. Tính cấp thiết của đề tài<br /> Thi hành án hình sự là hoạt động thực thi quyền lực nhà nước với nội dung là thi<br /> hành chính xác, kịp thời phán quyết tại các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của<br /> Tòa án. Thực tế đã chỉ ra, các hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử chỉ có ý nghĩa khi<br /> các bản án và các quyết định của Tòa án đã có hiệu lực được đưa vào thi hành. Do vậy, việc<br /> thi hành bản án hình sự chiếm vị trí rất quan trọng trong tố tụng hình sự. Điều 22 Bộ luật Tố<br /> tụng hình sự quy định: Bản án và quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật phải được<br /> thi hành và phải được các cơ quan, tổ chức và mọi công dân tôn trọng. Cá nhân, cơ quan, tổ<br /> chức hữu quan trong phạm vi trách nhiệm của mình phải chấp hành nghiêm chỉnh bản án,<br /> quyết định của Tòa án và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc chấp hành đó. Trong<br /> phạm vi trách nhiệm của mình, các cơ quan nhà nước, chính quyền xã, phường, thị trấn tổ<br /> chức và công dân phải phối hợp với cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ thi hành bản án, quyết định<br /> <br /> của Tòa án trong việc án. Các cơ quan nhà nước, chính quyền xã, phường, thị trấn, có trách<br /> nhiệm tạo điều kiện và thực hiện yêu cầu của cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ thi hành bản án,<br /> quyết định của Tòa án trong việc thi hành.<br /> Mặt khác, thi hành các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án chính<br /> là thể hiện sự công bằng trong xã hội. Bất kì ai phạm tội cũng đều bị phát hiện, xử lí nghiêm minh<br /> và phải chịu hình phạt. Thông qua việc thi hành bản án không chỉ để giáo dục, cải tạo đối với<br /> người bị kết án, mà còn góp phần giáo dục ý thức tuân theo pháp luật chung trong nhân dân, động<br /> viên họ tích cực tham gia vào cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm. Ngoài ra việc chấp hành<br /> nghiêm chỉnh bản án và quyết định có hiệu lực của Tòa án còn có ý nghĩa quan trọng của việc<br /> bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng hình sự.<br /> Hải Phòng là một trong những thành phố lớn của Việt Nam, tình hình tội phạm có<br /> nhiều phức tạp, các cơ quan bảo vệ pháp luật đã điều tra khám phá, xử lí số lượng không nhỏ các<br /> vụ án hình sự. Mỗi năm có hàng trăm bản án hình sự được đưa vào thi hành. Tuy nhiên, việc thi<br /> hành bản án hình sự tại thành phố Hải Phòng đang phát sinh nhiều vấn đề. Một số bản án chưa<br /> được đưa vào thi hành một cách nghiêm túc. Điều này ảnh hưởng đến uy tín của các cơ quan tư<br /> pháp nói chung và các cơ quan có trách nhiệm đưa bản án hình sự vào thi hành nói riêng. Do vậy,<br /> việc nghiên cứu đề tài: "Nâng cao hiệu quả thi hành bản án hình sự tại thành phố Hải<br /> Phòng" là hết sức cần thiết trong tình hình hiện nay. Với lí do đó, tác giả viết luận văn thạc sĩ<br /> đề tài này với mong muốn góp phần nhỏ bé của mình vào cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm,<br /> giữ gìn an ninh trật tự đất nước nói chung và thành phố Hải Phòng nói riêng.<br /> 2. Tình hình nghiên cứu<br /> Trong những năm qua, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về thi hành án hình sự.<br /> Trước hết, hoạt động thi hành án hình sự được phân tích trong một số giáo trình và sách tham<br /> khảo như: Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, tái bản lần thứ 5,<br /> năm 2009, của tập thể tác giả do TS. Hoàng Thị Minh Sơn chủ biên; Sách chuyên khảo: Pháp<br /> luật thi hành án hình sự Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Tư pháp, năm<br /> 2006, của tập thể tác giả do PGS.TS Võ Khánh Vinh - PGS.TS Nguyễn Mạnh Kháng chủ<br /> biên; Sách chuyên khảo Một số vấn đề về thi hành án hình sự, Nxb Công an nhân dân, năm<br /> 2002, của TS. Trần Quang Tiệp... Hoặc được đề cập trong một số bài viết trên các tạp chí<br /> <br /> 2<br /> <br /> chuyên ngành như: "Nhu cầu hoàn thiện pháp luật về thi hành án hình sự ở nước ta hiện<br /> nay", của Nguyễn Trọng Hách, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 5/2002; "Thi hành án: Bất<br /> cập từ cơ quan pháp luật", của Nguyễn Khắc Bộ, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 7/2003;<br /> "Một số vấn đề về thi hành án tử hình", của Võ Khánh Vinh, Tạp chí Tòa án nhân dân, số<br /> 10/2004; "Quan niệm quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công phối hợp giữa các<br /> cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lực nhà nước từ góc nhìn của hoạt động thi<br /> hành án hình sự", của Phạm Văn Tỉnh, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 1/2003; "Về Tạm<br /> đình chỉ chấp hành hình phạt tù", của Mai Bộ, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 4/2005; và khi xây<br /> dựng Bộ luật thi hành án, Ban soạn thảo của Bộ Tư pháp cũng có một số nghiên cứu, sơ kết<br /> tình hình thi hành bản án hình sự.<br /> Những nghiên cứu trên đây của các tác giả mới chỉ dừng lại dưới dạng các bài viết<br /> đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành, một phần, mục trong các giáo trình. Mặt khác,<br /> từ trước đến nay chưa có một đề tài nghiên cứu nào đề cập đến tình hình thi hành bản án hình<br /> sự trên địa bàn thành phố Hải Phòng. Do vậy, việc nghiên cứu đề tài này không trùng với bất<br /> kì công trình nào đã được nghiên cứu trước đây.<br /> 3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài<br /> Do thi hành án hình sự là một đề tài rộng, bao gồm nhiều vấn đề từ việc đưa bản án<br /> hình sự vào thi hành; quá trình chấp hành bản án hình sự của những người bị kết án tại các cơ<br /> sở thi hành án; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức thi hành án; trách nhiệm của cơ quan, tổ<br /> chức đối với người chấp hành xong hình phạt v.v… mà phạm vi nghiên cứu của đề tài này chỉ<br /> tập trung ở việc đưa bản án hình sự đã có hiệu lực vào thi hành. Những vấn đề khác có liên<br /> quan đến thi hành án hình sự không được giải quyết trong luận văn này.<br /> 4. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài<br /> Với phạm vi nghiên cứu nêu trên, luận văn tập trung giải quyết những nhiệm vụ<br /> chính như sau:<br /> - Làm rõ một số nội dung cơ bản về đưa bản án hình sự vào thi hành như: khái niệm,<br /> đặc điểm của thi hành án hình sự và các nguyên tắc của hoạt động thi hành án hình sự.<br /> <br /> 3<br /> <br /> - Làm rõ hơn một số vấn đề quy định của pháp luật tố tụng hình sự về đưa bản án<br /> hình sự vào thi hành. Trên cơ sở đó so sánh, đối chiếu với tình hình thi hành bản án hình sự<br /> tại thành phố Hải Phòng.<br /> - Phân tích và nêu ra những kết quả đạt được cũng như những tồn tại, thiếu sót trong<br /> việc đưa bản án hình sự vào thi hành tại thành phố Hải Phòng từ năm 2002 đến 2009. Trên cơ<br /> sở đó đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành bản án hình sự.<br /> 5. Phương pháp nghiên cứu<br /> Để đạt được những mục đích đã đặt ra, trên cơ sở phép duy vật biện chứng, duy vật<br /> lịch sử, luận văn đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như: phương pháp so sánh, phân<br /> tích tài liệu, nghiên cứu lịch sử và phương pháp tổng hợp, đánh giá những vấn đề lý luận và<br /> thực tiễn về thi hành bản án hình sự trong các công trình của một số nhà nghiên cứu khoa học.<br /> Ngoài ra, việc nghiên cứu đề tài còn dựa vào số liệu trong các báo cáo của Tòa án<br /> nhân dân thành phố Hải Phòng, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hải Phòng tổng kết công<br /> tác xét xử và công tác thi hành án hình sự trong những năm (2002 - 2009), và thông tin trên<br /> mạng Internet để phân tích, đánh giá, tổng hợp các vấn đề thực tiễn xung quanh việc thi hành<br /> bản án hình sự trên địa bàn thành phố Hải Phòng.<br /> 6. Kết cấu của luận văn<br /> Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn<br /> gồm 2chương:<br /> Chương 1: Những quy định của pháp luật về việc đưa bản án hình sự vào thi hành.<br /> Chương 2: Thực trạng đưa bản án hình sự vào thi hành tại thành phố Hải Phòng từ<br /> 2002 đến 2009 và những đề xuất, kiến nghị.<br /> References<br /> 1. Đào Duy Anh (2004), Hán - Việt từ điển, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.<br /> 2. Trương Hòa Bình (2002), "Hoạt động thi hành án hình sự hiện nay - Thực trạng và giải<br /> pháp", Khoa học pháp lý, (6).<br /> 3. Nguyễn Khắc Bộ (2003), "Thi hành án: Bất cập từ cơ quan pháp luật", Nghiên cứu lập<br /> pháp, (7).<br /> <br /> 4<br /> <br /> 4. Mai Bộ (2005), "Về việc tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù", Tòa án nhân dân, (8).<br /> 5. Bộ Công an - Tòa án nhân dân tối cao - Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Bộ Quốc phòng Bộ Y tế (2006), Thông tư liên tịch số 02/2006/TTLT- BCA-BQP-BYT-TANDTCVKSNDTC ngày 18/5 hướng dẫn thi hành một số quy định của pháp luật về tạm<br /> đình chỉ chấp hành hình phạt tù đối với người đang chấp hành hình phạt tù bị bệnh<br /> nặng, Hà Nội.<br /> 6. Nguyễn Ngọc Chí (Chủ biên) (2001), Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Đại<br /> học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.<br /> 7. Chính phủ (2000), Nghị định số 60/2000/NĐ-CP ngày 30/10 quy định việc thi hành hình<br /> phạt cải tạo không giam giữ, Hà Nội.<br /> 8. Chính phủ (2000), Nghị định số 61/2000/NĐ-CP ngày 30/10 quy định việc thi hành hình<br /> phạt tù cho hưởng án treo, Hà Nội.<br /> 9. Chính phủ (2008), Nghị định số 113/2008/NĐ-CP ngày 28/10 ban hành Quy chế trại<br /> giam, Hà Nội.<br /> 10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01 của Bộ Chính trị<br /> về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, Hà Nội.<br /> 11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5 của Bộ Chính trị<br /> về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010,<br /> định hướng đến năm 2020, Hà Nội.<br /> 12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2/6 của Bộ Chính trị về<br /> chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.<br /> 13. Bùi Kiên Điện (2007), "Điều kiện đảm bảo của thi hành án hình sự", Luật học, (6).<br /> 14. Vũ Trọng Hách (2002), "Nhu cầu hoàn thiện pháp luật về thi hành án hình sự ở nước ta<br /> hiện nay", Nhà nước và pháp luật, (5).<br /> 15. Vũ Trọng Hách (2006), Hoàn thiện quản lý nhà nước trong lĩnh vực thi hành án hình sự,<br /> Nxb Tư pháp, Hà Nội.<br /> 16. Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (2007), Nghị quyết số 01/2007/NQ-HĐTP<br /> ngày 2/10 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự về thời hiệu thi<br /> <br /> 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2