ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br />
KHOA LUẬT<br />
<br />
TẠ THỊ NGỌC ĐIỆP<br />
<br />
NGƯỜI TIẾN HÀNH TỐ TỤNG TRONG<br />
CƠ QUAN TÒA ÁN NHÂN DÂN<br />
(Trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn tỉnh Đắk Lắk)<br />
Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự<br />
Mã số: 60 38 01 40<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC<br />
<br />
HÀ NỘI - 2015<br />
<br />
Công trình được hoàn thành tại<br />
Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội<br />
<br />
Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN VĂN TUÂN<br />
<br />
Phản biện 1: ........................................................................<br />
Phản biện 2: ........................................................................<br />
<br />
Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn, họp tại<br />
Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.<br />
Vào hồi ..... giờ ....., ngày ..... tháng ..... năm 2015<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận văn tại<br />
Trung tâm tư liệu Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội<br />
Trung tâm Thông tin – Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội<br />
<br />
MỤC LỤC CỦA LUẬN VĂN<br />
Trang<br />
Trang phụ bìa<br />
Lời cam đoan<br />
Mục lục<br />
Danh mục các từ viết tắt<br />
Danh mục các bảng<br />
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1<br />
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGƯỜI TIẾN HÀNH TỐ<br />
TỤNG HÌNH SỰ TRONG CƠ QUAN TÒA ÁN NHÂN DÂN ................7<br />
1.1. Khái niệm, vị trí, vai trò và nguyên tắc hoạt động của người<br />
tiến hành tố tụng hình sự trong cơ quan Tòa án nhân dân ............... 7<br />
1.1.1. Khái niệm người tiến hành tố tụng hình sự trong cơ quan Tòa án<br />
nhân dân.................................................................................................... 7<br />
1.1.2. Vị trí, vai trò của người tiến hành tố tụng hình sự trong Tòa án nhân dân ..... 9<br />
1.1.3. Các nguyên tắc trong hoạt động tố tụng của người tiến hành tố tụng<br />
hình sự trong cơ quan Tòa án nhân dân ................................................. 11<br />
1.2. Mối quan hệ giữa những người tiến hành tố tụng hình trong cơ<br />
quan Tòa án nhân dân ......................................................................... 19<br />
1.2.1. Mối quan hệ giữa Thẩm phán với Chánh án, Phó Chánh án Tòa án .......... 19<br />
1.2.2. Mối quan hệ giữa Thẩm phán với Hội thẩm nhân dân, Thư ký Tòa án ....... 20<br />
1.3. Khái quát các quy định của pháp luật về người tiến hành tố tụng<br />
các vụ án hình sự trong cơ quan Tòa án nhân dân từ năm 1945<br />
đến nay ................................................................................................... 23<br />
1.3.1. Người tiến hành tố tụng trong cơ quan Tòa án nhân dân trong giai<br />
đoạn từ năm 1945 đến năm 1988 ........................................................... 24<br />
1.3.2. Người tiến hành tố tụng trong cơ quan Tòa án nhân dân theo quy<br />
định Bộ luật Tố tụng hình sự năm 1988 và năm 2003 ........................... 26<br />
1.4. Người tiến hành tố tụng hình sự trong luật tố tụng hình sự một<br />
số nước trên thế giới ............................................................................. 28<br />
Kết luận chương 1 ............................................................................................ 39<br />
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ NGƯỜI TIẾN HÀNH<br />
TỐ TỤNG HÌNH SỰ TRONG CƠ QUAN TÒA ÁN NHÂN<br />
DÂN VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH<br />
ĐẮK LẮK ............................................................................................. 40<br />
2.1. Những quy định pháp luật về người tiến hành tố tụng trong cơ<br />
quan Toà án nhân dân ......................................................................... 40<br />
2.2. Quy định pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của<br />
người tiến hành tố tụng hình sự trong cơ quan Toà án nhân dân<br />
trong giai đoạn xét xử sơ thẩm............................................................ 44<br />
1<br />
<br />
2.2.1. Quy định pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của<br />
người tiến hành tố tụng hình sự trong cơ quan Toà án nhân dân<br />
trong giai đoạn chuẩn bị xét xử .............................................................. 44<br />
2.2.2. Quy định pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của<br />
người tiến hành tố tụng hình sự trong cơ quan Toà án nhân dân<br />
trong phiên tòa xét xử sơ thẩm ............................................................... 49<br />
2.3. Quy định pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của<br />
những người tiến hành tố tụng hình sự trong cơ quan Toà án<br />
nhân dân trong giai đoạn xét xử phúc thẩm ...................................... 56<br />
2.4.<br />
Thực tiễn áp dụng pháp luật về người tiến hành tố tụng hình sự<br />
trong cơ quan Tòa án nhân dân trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk............... 59<br />
2.4.1. Tình hình tổ chức, cán bộ ngành Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk............... 59<br />
2.4.2. Kết quả đạt được trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của<br />
người tiến hành tố tụng trong xét xử vụ án hình sự trong cơ quan<br />
Tòa án nhân dân trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk ........................................... 63<br />
2.4.3. Những hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn áp dụng pháp luật về<br />
người tiến hành tố tụng hình sự trong cơ quan Tòa án nhân dân trên<br />
địa bàn tỉnh Đăk Lăk .............................................................................. 69<br />
2.4.4. Nguyên nhân của những hạn chế, vướng mắc trong việc thực hiện<br />
các quy định của pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn của người tiến<br />
hành tố tụng hình sự trong cơ quan Tòa án ............................................ 76<br />
Kết luận chương 2 ............................................................................................ 81<br />
Chương 3: NHỮNG YÊU CẦU CẢI CÁCH TƯ PHÁP NHẰM NÂNG<br />
CAO CHẤT LƯỢNG XÉT XỬ VỤ ÁN HÌNH SỰ CỦA<br />
NGƯỜI TIẾN HÀNH TỐ TỤNG TRONG CƠ QUAN TÒA ÁN<br />
NHÂN DÂN........................................................................................... 82<br />
3.1.<br />
Những yêu cầu cải cách tư pháp nhằm nâng cao chất lượng xét<br />
xử vụ án hình sự của những người tiến hành tố tụng hình sự<br />
trong cơ quan Toà án nhân dân .......................................................... 82<br />
3.2.<br />
Những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng xét xử vụ án hình<br />
sự của người tiến hành tố tụng hình sự trong cơ quan Tòa án<br />
nhân dân ................................................................................................ 90<br />
3.2.1. Hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự của những người tiến hành tố<br />
tụng hình sự trong cơ quan Tòa án trong Bộ luật tố tụng hình sự............. 90<br />
3.2.2. Các giải pháp khác nhằm nâng cao chất lượng xét xử vụ án hình sự<br />
của những người tiến hành tố tụng trong cơ quan Tòa án nhân dân ......... 97<br />
Kết luận chương 3 .......................................................................................... 100<br />
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 101<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 103<br />
<br />
2<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Tòa án là trung tâm và là bộ mặt của nền tư pháp ở mỗi quốc gia. Kết quả<br />
trong hoạt động xét xử là thước đo cho tính công bằng và mức độ đảm bảo các<br />
quyền dân chủ và quyền con người góp phần vào việc thực hiện pháp luật đảm<br />
bảo công bằng và giữ gìn trật tự xã hội, thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật<br />
đối với những hành vi phạm tội nguy hiểm cho xã hội. Xây dựng Nhà nước pháp<br />
quyền và cải cách tư pháp với vai trò trung tâm của hệ thống Tòa án là một chủ<br />
trương lớn của Đảng và Nhà nước ta. Nghị quyết Đại hội lần thứ VIII của Đảng<br />
khẳng định “Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp<br />
quyền Việt Nam, quản lý xã hội bằng pháp luật, đồng thời coi trọng giáo dục,<br />
nâng cao đạo đức”, Đại hội lần thứ IX của Đảng một lần nữa khẳng định: “Nhà<br />
nước ta là công cụ chủ yếu để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, là Nhà<br />
nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân”. Quán triệt chỉ đạo của Đảng, tiếp thu<br />
những tư tưởng mới về Nhà nước pháp quyền cũng như thực tiễn công cuộc Đổi<br />
mới và hội nhập của đất nước ta trong giai đoạn hiện nay, Hiến pháp năm 2013<br />
kế thừa những thành tựu lập hiến của các bản Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980<br />
và 1992 vẫn tiếp tục khẳng định vị trí trung tâm của Tòa án trong hệ thống tư<br />
pháp, vị trí trọng tâm của hoạt động xét xử trong các hoạt động tư pháp.<br />
Theo quy định tại Điều 33 của Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) năm<br />
2003 thì người tiến hành tố tụng trong cơ quan Toà án gồm có Chánh án, Phó<br />
Chánh án Toà án, Thẩm phán và Thư ký Toà án. Là một trong các chủ thể của<br />
tố tụng hình sự (TTHS), những người tiến hành tố tụng (THTT) trong cơ quan<br />
Tòa án có vai trò quan trọng, mang tính quyết định trong quá trình chứng minh,<br />
giải quyết vụ án hình sự. Những người THTT có nhiệm vụ, quyền hạn khác<br />
nhau, nhưng hoạt động của họ có mối liên hệ mật thiết, thống nhất với nhau và<br />
đều có trách nhiệm là nhằm phát hiện chính xác, nhanh chóng và xử lý công<br />
minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm oan<br />
người vô tội, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, lợi ích của xã hội, quyền và lợi ích<br />
hợp pháp của công dân.<br />
Thực tiễn tố tụng hình sự nước ta cho thấy mặc dù định hướng cải cách tư<br />
pháp của Đảng và Nhà nước rõ ràng và nhận được sự đồng thuận cao, đồng thời<br />
hiến pháp đã ghi nhận xét xử là chức năng duy nhất của tòa án nhưng trong<br />
nghiên cứu lập pháp và hoạt động áp dụng vẫn chưa có sự đồng nhất trong việc<br />
tiếp cận vấn đề này. Hệ quả dẫn tới trong khoa học pháp lý và thực tiễn công<br />
tác tố tụng tồn tại song song nhiều quan điểm, cách thức tiến hành còn khác<br />
nhau về tổ chức, hoạt động xét xử của tòa án. Điều này có thể lý giải bởi hai<br />
nguyên nhân cơ bản: Ở góc độ luật thực định, Bộ luật tố tụng hình sự và các<br />
văn bản hướng dẫn hiện hành vẫn còn tồn tại những bất hợp lý trong phân định<br />
chức năng của các chủ thể tiến hành tố tụng, điển hình trong đó nhiều quy định<br />
buộc Tòa án phải chịu trách nhiệm chứng minh tội phạm và thực hiện những<br />
3<br />
<br />