ĐẠI HỌC HUẾ<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT<br />
<br />
PHẠM ĐẶNG NGỌC THỌ<br />
<br />
PHÁP LUẬT VỀ BÁN ĐẤU GIÁ TÀI SẢN THẾ CHẤP<br />
ĐẢM BẢO THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG<br />
QUA THỰC TIỄN TẠI NGÂN HÀNG TRÊN<br />
ĐỊA BÀN QUẢNG BÌNH<br />
Chuyên ngành: Luật kinh tế<br />
Mã số: 8 38 01 07<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC<br />
<br />
THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2018<br />
<br />
Công trình được hoàn thành tại:<br />
Trường Đại học Luật, Đại học Huế<br />
<br />
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Văn Cừ<br />
<br />
Phản biện 1: ........................................:..........................<br />
Phản biện 2: ...................................................................<br />
<br />
Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ họp<br />
tại: Trường Đại học Luật<br />
Vào lúc...........giờ...........ngày...........tháng .......... năm...........<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
MỞ ĐẦU ...................................................................................................1<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài .........................................................................1<br />
2. Tình hình nghiên cứu .............................................................................3<br />
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn ......................................................6<br />
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn....................................6<br />
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ............................................7<br />
6. Những đóng góp mới của luận văn .......................................................7<br />
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn..........................................7<br />
8. Kết luận của luận văn ............................................................................7<br />
Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ BÁN<br />
ĐẤU GIÁ TÀI SẢN THẾ CHẤP ĐẢM BẢO THỰC HIỆN HỢP<br />
ĐỒNG TÍN DỤNG ..................................................................................8<br />
1.1. Khái quát về bán đấu giá tài sản thế chấp đảm bảo thực hiện hợp<br />
đồng tín dụng .............................................................................................8<br />
1.1.1. Khái niệm của bán đấu giá tài sản thế chấp đảm bảo thực hiện hợp<br />
đồng tín dụng .............................................................................................8<br />
1.1.2. Đặc điểm của bán đấu giá tài sản thế chấp đảm bảo thực hiện hợp<br />
đồng tín dụng .............................................................................................8<br />
1.1.3. So sánh bán đấu giá thế chấp và bán tài sản thế chấp do bên nhận<br />
thế chấp tự bán tài sản thế chấp .................................................................8<br />
1.1.4. Ý nghĩa vai trò của bán đấu giá tài sản thế chấp đảm bảo hợp đồng<br />
tín dụng ......................................................................................................8<br />
1.2. Khái quát về pháp luật bán đấu giá tài sản thế chấp đảm bảo thực<br />
hiện hợp đồng tín dụng ..............................................................................8<br />
1.2.1. Khái niệm về pháp luật đấu giá tài sản ............................................8<br />
1.2.2. Đặc điểm của pháp luật bán đấu giá tài sản ....................................9<br />
1.2.3. Nội dung pháp luật điều chỉnh bán đâu giá tài sản .........................9<br />
1.2.4. Các yếu tố tác động thực hiện pháp luật bán đấu giá tài sản thế<br />
chấp đảm bảo thực hiện hợp đồng tín dụng ..............................................9<br />
1.3. Pháp luật ở một số quốc gia về bán đấu giá tài sản thế chấp đảm bảo<br />
thực hiện hợp đồng tín dụng ......................................................................9<br />
Kết luận chương 1....................................................................................11<br />
Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN ÁP<br />
DỤNG PHÁP LUẬT VỀ BÁN ĐẤU GIÁ TÀI SẢN THẾ CHẤP<br />
ĐẢM BẢO THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG Ở VIỆT NAM VÀ<br />
TRÊN ĐỊA BÀN QUẢNG BÌNH.............................................................12<br />
<br />
2.1. Thực trạng pháp luật về bán đấu giá tài sản thế chấp đảm bảo thực<br />
hiện hợp đồng tín dụng............................................................................ 12<br />
2.1.1. Các trường hợp bán đấu giá tài sản thế chấp đảm bảo thực hiện<br />
hợp đồng tín dụng.................................................................................... 12<br />
2.1.2. Chủ thể tham gia bán đấu giá tài sản thế chấp đảm bảo thực hiện<br />
hợp đồng tín dụng.................................................................................... 12<br />
2.1.3. Tài sản thế chấp là đối tượng bán đấu giá đảm bảo thực hiện hợp<br />
đồng tín dụng ........................................................................................... 12<br />
2.1.4. Trình tự, thủ tục bán đấu giá tài sản thế chấp bảo đảm thực hiện<br />
hợp tín dụng ............................................................................................. 13<br />
2.1.4.1. Hợp đồng dịch vụ bán đấu giá ................................................... 13<br />
2.1.4.2. Niêm yết thông báo công khai ................................................... 14<br />
2.1.4.3. Đăng ký tham gia bán đấu giá tài sản ........................................ 14<br />
2.1.4.4. Trình tự, thủ tục tại phiên đấu giá tài sản .................................. 14<br />
2.1.5. Đánh giá thực trạng pháp luật về bán đấu giá tài sản ................... 15<br />
2.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về đấu giá tài sản thế chấp đảm bảo<br />
thực hiện hợp đồng tín dụng trên cả nước và địa bàn Quảng Bình. ....... 15<br />
2.2.1. Đánh giá chung tình hình áp dụng pháp luật về đấu giá tài sản thế<br />
chấp trên cả nước và địa bàn Quảng Bình .............................................. 15<br />
2.2.2. Khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân khó khăn vướng mắc trong<br />
thực tiễn áp dụng pháp luật về đấu giá tài sản thế chấp đảm bảo thực<br />
hiện hợp đồng tín dụng trên địa bàn Quảng Bình ................................... 15<br />
Kết luận chương 2 ................................................................................... 17<br />
Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN<br />
PHÁP LUẬT VỀ BÁN ĐẤU GIÁ TÀI SẢN Ở VIỆT NAM HIỆN<br />
NAY ........................................................................................................ 18<br />
3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật ..................................................... 18<br />
3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật ........................................................ 18<br />
3.2.1. Hoàn thiện nội dung pháp luật bán đấu giá tài sản ....................... 18<br />
3.2.2. Hoàn thiện về hình thức xây dựng pháp luật bán đấu giá tài sản . 18<br />
3.2.3. Hoàn thiện tổ chức bán đấu giá tài sản (cán bộ, trang thiết bị cơ sở<br />
vật chất…) ............................................................................................... 18<br />
3.2.4. Giải pháp tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước đối với<br />
hoạt động bán đấu giá tài sản .................................................................. 19<br />
Kết luận chương 3 ................................................................................... 20<br />
KẾT LUẬN ............................................................................................ 22<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Đấu giá là hình thức mua bán tài sản phổ biến trong nền kinh tế thị<br />
trường. Tại nhiều nước, hoạt động đấu giá tài sản đã có lịch sử hàng<br />
trăm năm. Ở nước ta, việc đấu giá tài sản do các hỗ giá viên thực hiện đã<br />
có từ thời Pháp thuộc (1). Sau Cách mạng tháng Tám, chức danh hỗ giá<br />
viên tiếp tục được quy định trong Nghị định số 37 ngày 01/12/1945 về tổ<br />
chức Bộ Tư pháp (2); việc đấu giá tài sản trong thời kỳ này tạm thời<br />
được giữ nguyên như trước. (3) Về sau, hoạt động đấu giá tài sản chủ<br />
yếu liên quan đến phát mại tài sản để thi hành án (Sắc lệnh số 85/SL<br />
ngày 22/5/1950 quy định về việc phát mại tài sản theo lệnh của Tòa án<br />
và Thông tư 04-NCPL ngày 14/4/1966 của Tòa án nhân dân tối cao quy<br />
định về việc Tòa án kê biên, phát mại tài sản để thi hành án).<br />
Năm 1989, Hội đồng Nhà nước ban hành Pháp lệnh thi hành án dân<br />
sự, trong đó có quy định về trình tự, thủ tục đấu giá tài sản đã kê biên để<br />
thi hành án. Năm 1996, trên cơ sở quy định về bán đấu giá tài sản của<br />
Bộ luật dân sự, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 86/1996/CP ngày<br />
19/12/1996 về việc ban hành quy chế bán đấu giá tài sản, từ đó hoạt<br />
động đấu giá được phát triển, trở thành dịch vụ bán đấu giá tài sản<br />
chuyên nghiệp. Hình thức bán đấu giá tài sản được quy định tại nhiều<br />
văn bản luật và chủ yếu áp dụng đối với tài sản nhà nước, tài sản thi<br />
hành án, tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính...nhằm bảo<br />
đảm cho việc xử lý các tài sản này được công khai, minh bạch, khách<br />
quan, giảm thiểu các tiêu cực trong việc xử lý tài sản (4).<br />
Với những quy định tại một số văn bản luật có liên quan như: Luật<br />
Đất đai, Bộ Luật Dân sự, Luật Thương mại, Luật Đăng ký giao dịch bảo<br />
đảm, Luật xử lý vi phạm hành chính năm, Luật Thi hành án dân sự năm<br />
2008 được sửa đổi, bổ sung năm 2014, mà quan trọng là Luật đấu giá tài<br />
sản năm 2016 được ban hành và có hiệu lực thi hành trong những năm<br />
gần đây đã chứa đựng nhiều tư duy pháp lý mới đáp ứng yêu cầu của<br />
Nghị quyết số 48 NQ/TW ngày 24 tháng 5 năm 2005 của Bộ Chính trị<br />
về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến<br />
2010, định hướng đến năm 2020 (gọi tắt là Nghị quyết số 48 NQ/TW)<br />
và Nghị quyết số 49 NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Bộ Chính<br />
trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến 2020 (gọi tắt là Nghị quyết 49<br />
NQ/TW). Mà gần đây nhất là Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp<br />
1<br />
<br />