intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ở Việt Nam

Chia sẻ: Trương Tiên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

76
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm làm sáng tỏ những cơ sở lý luận của pháp luật về bảo hiểm tín dụng, đánh giá thực trạng pháp luật về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu để từ đó đưa ra những kiến nghị góp phần hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ở Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ở Việt Nam

Pháp luật về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ở<br /> Việt Nam<br /> Lê Thị Bích Huệ<br /> Khoa Luật<br /> Luận văn Thạc sĩ ngành: Luật kinh tế; Mã số: 60 38 50<br /> Người hướng dẫn: PGS. TS. Nguyễn Thị Thương Huyền<br /> Năm bảo vệ: 2014<br /> Keywords. Pháp luật Việt Nam; Bảo hiểm; Xuất khẩu; Luật kinh tế<br /> Content<br /> 1. Tính cấp thiết của đề tài<br /> Hoạt động xuất khẩu không chỉ đóng vai trò to lớn trong việc phát triển kinh tế mà<br /> còn góp phần cải tạo môi trường văn hóa xã hội của một quốc gia thông qua tạo ra việc làm<br /> cho rất nhiều lao động, làm giảm tệ nạn xã hội, duy trì và bảo vệ nền văn hóa dân tộc…Chính<br /> vì thế các quốc gia luôn sử dụng các chính sách hỗ trợ tích cực để phát triển hoạt động xuất<br /> khẩu của mình. Trong xu thế hội nhập hiện nay, nhu cầu mở rộng thị trường xuất khẩu đối<br /> với các doanh nghiệp Việt Nam là tất yếu. Tuy nhiên, các doanh nghiệp của chúng ta đang<br /> phải cạnh tranh khốc liệt hơn với các doanh nghiệp nước ngoài. Hơn nữa, kể từ khi gia nhập<br /> vào Tổ chức thương mại thế giới (WTO), rất nhiều chính sách trợ cấp xuất khẩu trước đây<br /> thường được áp dụng của Việt Nam nay đã không còn phù hợp với những cam kết gia nhập<br /> nên không còn được thực hiện nữa. Để có thể vừa bảo vệ các doanh nghiệp xuất khẩu khi<br /> tham gia thương mại quốc tế và không làm trái với các quy định của WTO, Chính phủ đang<br /> từng bước nghiên cứu ,tham khảo các cơ chế, biện pháp hỗ trợ xuất khẩu được WTO công<br /> nhận để áp dụng cho Việt Nam. Một trong các biện pháp đó là bảo hiểm tín dụng xuất khẩu.<br /> Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu là một biện pháp được sử dụng rộng rãi trên thế giới để<br /> hỗ trợ xuất khẩu và phòng ngừa các rủi ro thanh toán cho nhà xuất khẩu. Nó cũng là một<br /> công cụ tài trợ thương mại được WTO công nhận. Với lịch sử hơn 100 năm phát triển, xuất<br /> hiện đầu tiên ở các nước châu Âu đầu thế kỷ trước, hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu đã<br /> mở rộng nhanh chóng tại các nước phát triển đặc biệt sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai.<br /> Cùng với sự phát triển kinh tế và thương mại quốc tế, rất nhiều nước đang phát triển đã bắt<br /> đầu áp dụng hoạt động này thông qua việc hình thành các cơ quan bảo hiểm tín dụng từ<br /> những năm 1960. Cho đến nay, hoạt động này đã trở thành một phương tiện hỗ trợ xuất khẩu<br /> quan trọng nhất tại nhiều quốc gia trên thế giới.<br /> Ở Việt Nam, bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính trong đó có bảo hiểm tín dụng xuất<br /> khẩu là một trong những nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ theo quy định của Luật Kinh<br /> doanh bảo hiểm năm 2000 (điểm i khoản 2 Điều 7). Ngày 05/11/2010, Thủ tướng Chính phủ<br /> ra Quyết định số 2011/QĐ- TTg về việc thực hiện thí điểm bảo hiểm tín dụng xuất khẩu.<br /> Chương trình thí điểm bảo hiểm tín dụng xuất khẩu trong giai đoạn 2011 – 2013 với mục tiêu<br /> đạt tối đa 3% kim ngạch xuất khẩu được bảo hiểm tín dụng xuất khẩu. Tuy vậy, số lượng<br /> doanh nghiệp biết đến bảo hiểm tín dụng xuất khẩu và tham gia bảo hiểm tín dụng xuất khẩu<br /> chưa nhiều. Có thể nói, hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ở nước ta chưa đáp ứng được<br /> nhu cầu của hoạt động xuất khẩu. Trong khi đó, hành lang pháp lý là nhân tố vĩ mô ảnh<br /> <br /> hưởng lớn đến hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, do đó, việc nghiên cứu pháp luật về<br /> bảo hiểm tín dụng xuất khẩu là hết sức cần thiết trong bối cảnh hiện nay nhằm thúc đẩy và<br /> phát huy vai trò của bảo hiểm tín dụng xuất khẩu. Đó chính là lý do tác giả lựa chọn đề tài<br /> “Pháp luật về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ở Việt Nam” làm đề tài luận văn thạc sĩ của<br /> mình.<br /> 2. Tình hình nghiên cứu đề tài<br /> Việc nghiên cứu pháp luật về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ở Việt Nam hiện nay mới<br /> chỉ được đề cập dưới dạng các bài viết được đăng tải rải rác trên các tạp chí như bài “Có cần<br /> thiết thành lập một tổ chức bảo hiểm tín dụng xuất khẩu tại Việt Nam hay không?” đăng trên<br /> Tạp chí Ngân hàng, số 3 (2005), tr. 57 – 60. Trong bài viết này, tác giả Đỗ Quốc Hưng đã<br /> tổng kết các mô hình hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu trên thế giới, nêu lên sự cần<br /> thiết thành lập tổ chức bảo hiểm tín dụng xuất khẩu và những điều cần lưu ý khi thành lập tổ<br /> chức bảo hiểm tín dụng xuất khẩu tại Việt Nam; hoặc dưới hình thức các ý kiến tản mạn của<br /> các chuyên gia, các đại diện của cơ quan quản lý nhà nước trong các cuộc trả lời phỏng vấn<br /> của các cơ quan báo chí như cuộc phỏng vấn ông Trịnh Thanh Hoan – Cục trưởng Cục Quản<br /> lý, Giám sát Bảo hiểm, Bộ Tài chính về chương trình thí điểm bảo hiểm tín dụng xuất khẩu<br /> trong giai đoạn 2011 – 2013 đăng trên Tạp chí Tài chính Điện tử số 92 ngày 15/2/2011 của<br /> Minh Hiếu (Minh Hiếu: “Phỏng vấn ông Trịnh Thanh Hoan với chuyên mục: Bảo hiểm tín<br /> dụng xuất khẩu ở Việt Nam – những điều cần biết, http://www.taichinhdientu.vn). Theo đó,<br /> bảo hiểm tín dụng xuất khẩu là một loại hình của bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính –<br /> thuộc nghiệp vụ kinh doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ. Cuộc phỏng vấn<br /> cũng đề cập tới các điều kiện để doanh nghiệp bảo hiểm được lựa chọn triển khai bảo hiểm<br /> tín dụng xuất khẩu.<br /> Vì vậy, đề tài “Pháp luật về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ở Việt Nam” là một đề<br /> tài độc lập và không trùng lặp với các đề tài đã được nghiên cứu từ trước đến nay. Tuy nhiên,<br /> tác giả luôn có ý thức kế thừa, học hỏi những kết quả mà các công trình khoa học, các bài viết<br /> và các ý kiến của các chuyên gia có liên quan đến đề tài trong quá trình thực hiện đề tài.<br /> 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu<br /> Mục đích nghiên cứu của đề tài là nhằm làm sáng tỏ những cơ sở lý luận của pháp<br /> luật về bảo hiểm tín dụng; đánh giá thực trạng pháp luật về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu để từ<br /> đó đưa ra những kiến nghị góp phần hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ở<br /> Việt Nam.<br /> Để thực hiện mục đích trên, Luận văn có những nhiệm vụ sau đây:<br /> - Nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu và pháp<br /> luật bảo hiểm tín dụng xuất khẩu.<br /> - Đánh giá thực trạng pháp luật về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ở Việt Nam.<br /> - Kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ở Việt Nam.<br /> 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br /> Đối tượng nghiên cứu của đề tài là bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, các quy định pháp<br /> luật về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu.<br /> Về phạm vi nghiên cứu đề tài, luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận<br /> về pháp luật bảo hiểm tín dụng xuất khẩu mà không đề cập sâu tới thực tiễn thi hành pháp<br /> luật về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ở Việt Nam.<br /> 5. Phương pháp nghiên cứu<br /> Phương pháp được luận văn sử dụng để nghiên cứu là các phương pháp phổ biến để<br /> nghiên cứu luật học đặt trên phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, đó là:<br /> Phương pháp phân tích và so sánh luật, phương pháp diễn dịch và phương pháp tổng hợp.<br /> Bên cạnh đó, luận văn khai thác tài liệu sẵn có là các bài viết, các kết quả nghiên cứu của các<br /> tác giả đã nghiên cứu trong những lĩnh vực có liên quan đến đề tài.<br /> 6. Những đóng góp mới của luận văn<br /> - Nghiên cứu một cách có hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về bảo hiểm tín<br /> dụng xuất khẩu và pháp luật bảo hiểm tín dụng xuất khẩu.<br /> <br /> Đánh giá thực trạng pháp luật về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ở Việt Nam hiện<br /> nay.<br /> - Đưa ra một số kiến nghị góp phần hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm tín dụng xuất<br /> khẩu ở Việt Nam.<br /> 7. Kết cấu của luận văn<br /> Ngoài phần mở đầ u , kế t luâ ̣n các chương , kết luận chung và tài liê ̣u tham khảo , Luận<br /> văn gồ m 3 chương như sau:<br /> Chương 1: Những vấn đề lý luận về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu<br /> và pháp luật về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu<br /> Chương 2: Thực trạng pháp luật về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu<br /> ở Việt Nam<br /> Chương 3: Một số kiến nghị góp phần hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm tín dụng<br /> xuất khẩu ở Việt Nam<br /> -<br /> <br /> References<br /> I. Tiếng Việt<br /> 1. Phương Anh (2010), “Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu: Công cụ thúc đẩy xuất khẩu”,<br /> Thời<br /> báo<br /> Kinh<br /> tế<br /> Sài<br /> Gòn<br /> online,<br /> http://www.thesaigontimes.vn/Home/taichinh/baohiem/29635/, cập nhật hồi 10:36<br /> ngày 04/02/2010, truy cập ngày 05/8/2011.<br /> 2. Bộ Tài chính (1999), Luật bảo hiểm một số nước, NXB Tài chính, Hà Nội.<br /> 3. Bộ Tài chính (2007), Thông tư số 155/2007/TT-BTC ngày 20 tháng 12 năm 2007 của<br /> Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 45/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 3 năm<br /> 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bảo<br /> hiểm, Hà Nội.<br /> 4. Bộ Tài chính (2007), Thông tư số 156/2007/TT-BTC ngày 20 tháng 12 năm 2007 của<br /> Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 46/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 3 năm<br /> 2007 của Chính phủ quy định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và<br /> doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, Hà Nội.<br /> 5. Bộ Tài chính (2009), Thông tư số 86/2009/TT – BTC ngày 28 tháng 4 năm 2009 sửa<br /> đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư số 155/2007/TT- BTC ngày 20 tháng 12 năm<br /> 2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 45/2007/NĐ-CP ngày 27<br /> tháng 3 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh<br /> doanh bảo hiểm và Thông tư số 156/2007/TT – BTC ngày 20 tháng 12 năm 2007 của<br /> Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 46/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 3 năm<br /> 2007 của Chính phủ quy định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và<br /> doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, Hà Nội.<br /> 6. Bộ Tài chính (2011), Thông tư số 99/2011/TT – BTC ngày 07 tháng 7 năm 2011 của<br /> Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý tài chính đối với việc thực hiện thí điểm bảo hiểm tín<br /> dụng xuất khẩu, Hà Nội.<br /> 7. Bộ Tài chính (2011), Quyết định số 1626/QĐ – BTC ngày 07 tháng 7 năm 2011 của<br /> Bộ Tài chính về việc ban hành tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm triển khai thí<br /> điểm bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, Hà Nội.<br /> 8. Bộ Tài chính (2011), Quyết định số 2170/QĐ – BTC ngày 09 tháng 9 năm 2011 của<br /> Bộ Tài chính về việc công bố danh sách doanh nghiệp bảo hiểm được lựa chọn triển<br /> khai thí điểm bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, Hà Nội.<br /> 9. Bộ Tài chính (2011), Quyết định số 2766/QĐ – BTC ngày 16 tháng 11 năm 2011 của<br /> Bộ Tài chính về việc ban hành Quy tắc chung bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, Hà Nội.<br /> 10. Bộ Tài chính (2012), Thông tư số 124/2012/TT – BTC ngày 30 tháng 7 năm 2012<br /> hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 45/2007/NĐ – CP ngày 27 tháng 3<br /> năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh<br /> bảo hiểm và Nghị định số 123/2011/NĐ – CP ngày 28 tháng 12 năm 2011 của Chính<br /> <br /> phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của<br /> Luật Kinh doanh bảo hiểm, Hà Nội.<br /> 11. Bộ Tài chính (2012), Thông tư số 125/2012/TT – BTC ngày 30 tháng 7 năm 2012 của<br /> Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh<br /> nghiệp tái bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm và chi nhánh bảo hiểm phi<br /> nhân thọ nước ngoài, Hà Nội.<br /> 12. Chính phủ (2006), Nghị định số 151/2006/NĐ - CP ngày 20 tháng 12 năm 2006 của<br /> Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước, Hà Nội.<br /> 13. Chính phủ (2007), Nghị định số 45/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 3 năm 2007 của<br /> Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Hà<br /> Nội.<br /> 14. Chính phủ (2007), Nghị định số 46/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 3 năm 2007 của<br /> Chính phủ quy định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp<br /> môi giới bảo hiểm, Hà Nội.<br /> 15. Chính phủ (2011), Nghị định số 75/2011/N Đ – CP ngày 30 tháng 8 năm 2011 của<br /> Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước, Hà Nội.<br /> 16. Chính phủ (2011), Nghị định số 123/2011/NĐ – CP ngày 28 tháng 12 năm 2011 của<br /> Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số<br /> điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm và sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số<br /> 45/2007/NĐ – CP ngày 27 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành<br /> một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Hà Nội.<br /> 17. Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công thương, “Đẩy mạnh phổ biến và áp dụng bảo hiểm<br /> tín dụng xuất khẩu”, Cổng thông tin điện từ Bộ Công thương: www.moit.gov.vn, cập<br /> nhật ngày 11/3/2014.<br /> 18. Phan Thị Thành Dương và Phan Huy Hồng (2007), “Pháp luật kinh doanh bảo hiểm<br /> trước yêu cầu sửa đổi, bổ sung để phù hợp với cam kết WTO và thực tiễn”, Tạp chí<br /> Khoa học pháp lý, 3 (40), tr. 5 – 10.<br /> 19. Nguyễn Văn Định (Chủ biên) (2004), Giáo trình Quản trị kinh doanh bảo hiểm,<br /> Trường Đại học Kinh tế quốc dân, NXB Thống kê, Hà Nội.<br /> 20. Nguyễn Văn Định (Chủ biên) (2005), Giáo trình bảo hiểm, Trường Đại học Kinh tế<br /> quốc dân, NXB Thống kê, Hà Nội.<br /> 21. Nguyễn Văn Định (2010), Kinh tế bảo hiểm, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội.<br /> 22. Lê Thế Đồng (2012), “Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu: Khó và dễ”, Tạp chí thương<br /> mại<br /> thủy<br /> sản<br /> online,<br /> 147,<br /> 12/3/2012,<br /> http://vietfish.org/20120329025749649p48c54/bao-hiem-tin-dung-xuat-khau-kho-vade.htm, truy cập ngày 10/5/2012.<br /> 23. Vương Việt Đức (2003), Hợp đồng bảo hiểm tài sản, Luận văn Thạc sĩ Luật học,<br /> Khoa Luật trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội.<br /> 24. Trần Xuân Hà (2013), “Bảo hiểm sẽ phát triển với những giải pháp phù hợp”, Cổng<br /> thông tin điện từ Bộ Tài chính: www.mof.gov.vn, cập nhật ngày 03/7/2014.<br /> 25. Trần Vũ Hải, Pháp luật về kinh doanh bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam – Những vấn<br /> đề lý luận và thực tiễn, Luận án Tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.<br /> 26. Minh Hiếu (2011), “ Phỏng vấn ông Trịnh Thanh Hoan – Cục trưởng Cục Quản lý<br /> Giám sát Bảo hiểm, Bộ Tài chính với chuyên mục: Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ở<br /> Việt Nam – những điều cần biết”, Tạp chí Tài chính Điện tử, 92, 15/02/2011,<br /> http://www.taichinhdientu.vn/Home/Bao-hiem-tin-dung-xuat-khau-o-Viet-Nam-nhung-dieu-can-biet/20116/110636.dfis, cập nhật hồi 16:08 ngày 01/6/2011, truy cập<br /> ngày 12/8/2011.<br /> 27. Hoàng Trọng Huy (2002), Một số vấn đề pháp lý về hợp đồng bảo hiểm theo Luật<br /> Kinh doanh bảo hiểm, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Khoa Luật trực thuộc Đại học<br /> Quốc gia Hà Nội.<br /> <br /> 28. Đỗ Quốc Hưng (2005), “Có cần thiết thành lập một tổ chức bảo hiểm tín dụng<br /> xuất khẩu tại Việt Nam hay không?”, Tạp chí Ngân hàng, 3, tr. 57 – 60.<br /> 29. Ngọc Lan (2012), “Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, “vệ sĩ” ế khách”, Đầu tư chứng<br /> khoán ngày 03/8/2012, tr. 21.<br /> 30. Trương Mộc Lâm và Lưu Nguyên Khánh (2000), Một số điều cần biết về pháp lý<br /> trong kinh doanh bảo hiểm, NXB Thống kê, Hà Nội.<br /> 31. Phùng Đắc Lộc (2011), “Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu: Cơ hội cho các doanh<br /> nghiệp”, Đầu tư chứng khoán ngày 30/12/2011, tr. 28.<br /> 32. Thủy Nhi và Kim Oanh (2008), “Những lợi ích từ bảo hiểm tín dụng xuất khẩu”,<br /> Thời báo Kinh tế Việt Nam online, http://vneconomy.vn/60545P0C6/nhung-loi-ich-tubao-hiem-tin-dung-xuat-khau.htm, cập nhật hồi 10:10 ngày 15/4/2008, truy cập ngày<br /> 10/8/2011.<br /> 33. Võ Thị Pha (Chủ biên) (2010), Giáo trình lý thuyết bảo hiểm, Học viện Tài chính,<br /> NXB Tài chính, Hà Nội.<br /> 34. “Phỏng vấn ông Phạm Quang Tùng – Tổng Giám đốc BIC với chuyên mục: Triển<br /> khai bảo hiểm tín dụng xuất khẩu: Khó khăn trong việc thu xếp được nhà tái bảo<br /> hiểm”, Thời báo Tài chính Việt Nam, cập nhật ngày 17/9/2010, Nguồn: Cổng thông<br /> tin điện tử Bộ Tài chính www.mof.gov.vn<br /> 35. Đoàn Minh Phụng (Chủ biên) (2010), Giáo trình bảo hiểm phi nhân thọ, Học viện<br /> Tài chính, NXB Tài chính, Hà Nội.<br /> 36. Thủy Phương (2012), “Phỏng vấn ông Phùng Đắc Lộc – Tổng thư ký Hiệp hội Bảo<br /> hiểm Việt Nam với chuyên mục: Chưa mặn mà với bảo hiểm tín dụng xuất khẩu”,<br /> Thời báo tài chính Việt Nam ngày 18/6/2012, tr. 13.<br /> 37. Quốc hội (2000), Luật Kinh doanh bảo hiểm, Hà Nội.<br /> 38. Quốc hội (2005), Bộ luật dân sự, Hà Nội.<br /> 39. Quốc hội (2005), Luật doanh nghiệp, Hà Nội.<br /> 40. Quốc hội (2012), Luật hợp tác xã, Hà Nội.<br /> 41. Quốc hội (2010), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm,<br /> Hà Nội.<br /> 42. Alan C. Shapiro (1999), Quản trị tài chính quốc tế, NXB Thống kê, Hà Nội.<br /> 43. Đinh Dũng Sỹ (Chủ biên) (2002), Giáo trình Luật tài chính Việt Nam, Khoa Luật<br /> trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.<br /> 44. “Tạo đà phát triển bảo hiểm tín dụng xuất khẩu”, Nguồn: Tạp chí Đầu tư chứng<br /> khoán online, cập nhật ngày 12/10/2011.<br /> 45. Lê Văn Tề và Nguyễn Văn Hà (2005), Giáo trình Lý thuyết tài chính – tiền tệ, NXB<br /> Thống kê, Hà Nội.<br /> 46. Lê Văn Tề và Nguyễn Thị Tuyết Nga (2009), Thanh toán và tín dụng xuất nhập<br /> khẩu, Incoterms 2000, UCP – 600, NXB Tài chính, Hà Nội.<br /> 47. Thủ tướng Chính phủ (2002), Quyết định số 110/2002/QĐ – TTg ngày 21 tháng 8<br /> năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc lập, sử dụng và quản lý Quỹ bảo hiểm<br /> xuất khẩu ngành hàng, Hà Nội.<br /> 48. Thủ tướng Chính phủ (2010), Quyết định số 2011/2010/QĐ – TTg ngày 05 tháng 11<br /> năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện thí điểm bảo hiểm tín dụng xuất<br /> khẩu, Hà Nội.<br /> 49. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 193/QĐ – TTg ngày 15 tháng 02 năm<br /> 2012 của Thủ tướng Chính phủ về Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm giai<br /> đoạn 2011 - 2010, Hà Nội.<br /> 50. Nguyễn Thị Thủy (2010), Pháp luật bảo hiểm tài sản tại Việt Nam, NXB Đại học<br /> Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh.<br /> 51. Tổng cục Thống kê (2013), Tình hình kinh tế - xã hội năm 2013, Nguồn:<br /> https://gso.gov.vn.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2