®¹i häc quèc gia hµ néi<br />
<br />
khoa luËt<br />
<br />
vò thÞ kh¸nh phƯƠNG<br />
<br />
PHÁP LUẬT VỀ BẢO LÃNH NGÂN HÀNG<br />
VÀ THỰC TIỄN TẠI NGÂN HÀNG THƠNG MẠI CỔ PHẦN<br />
TECHCOMBANK Ở VIỆT NAM<br />
<br />
luËn v¨n th¹c sÜ luËt häc<br />
<br />
Hµ néi - 2011<br />
<br />
1<br />
<br />
®¹i häc quèc gia hµ néi<br />
khoa luËt<br />
<br />
vò thÞ kh¸nh phîng<br />
<br />
ph¸p luËt vÒ b¶o l·nh ng©n hµng<br />
vµ thùc tiÔn t¹i ng©n hµng th¬ng m¹i cæ phÇn<br />
techcombank ë viÖt nam<br />
Chuyên ngành<br />
<br />
: Luật Kinh tế<br />
<br />
Mã số<br />
<br />
: 60 38 50<br />
<br />
luËn v¨n th¹c sÜ luËt häc<br />
<br />
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lê Thị Thu Thủy<br />
<br />
Hµ néi - 2011<br />
<br />
MôC LôC CñA LUËN V¡N<br />
Trang<br />
<br />
3<br />
<br />
Trang phụ bìa<br />
Lời cam đoan<br />
Mục lục<br />
Danh mục các từ viết tắt<br />
Danh mục các bảng<br />
Danh mục các sơ đồ<br />
MỞ ĐẦU<br />
<br />
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO LÃNH NGÂN HÀNG VÀ THỰC<br />
<br />
1<br />
5<br />
<br />
TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO LÃNH NGÂN HÀNG Ở VIỆT NAM<br />
<br />
1.1.<br />
1.1.1.<br />
1.1.2.<br />
1.1.3.<br />
1.1.4.<br />
1.2.<br />
1.2.1.<br />
1.2.2.<br />
1.2.3.<br />
1.2.4.<br />
1.2.5.<br />
<br />
Những vấn đề lý luận về bảo lãnh ngân hàng<br />
Khái niệm, đặc điểm của bảo lãnh ngân hàng<br />
Phân loại bảo lãnh ngân hàng<br />
Vai trò của bảo lãnh ngân hàng<br />
Các dạng rủi ro trong hoạt động bảo lãnh ngân hàng<br />
Thực trạng pháp luật về bảo lãnh ngân hàng ở Việt Nam<br />
Khái quát về pháp luật bảo lãnh ngân hàng ở Việt Nam<br />
Chủ thể tham gia hoạt động bảo lãnh ngân hàng<br />
Hình thức của bảo lãnh ngân hàng<br />
Nội dung và hiệu lực của hợp đồng bảo lãnh ngân hàng<br />
Chấm dứt bảo lãnh ngân hàng<br />
Chương 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO LÃNH NGÂN HÀNG TẠI NGÂN<br />
<br />
2.1.<br />
2.1.1.<br />
2.1.2.<br />
2.2.<br />
2.2.1.<br />
2.2.2.<br />
2.2.3.<br />
2.2.4.<br />
2.2.5.<br />
2.3.<br />
2.3.1.<br />
2.3.2.<br />
2.3.3.<br />
2.3.4.<br />
2.3.5.<br />
2.3.6.<br />
2.3.7.<br />
2.3.8.<br />
2.3.9.<br />
2.3.10.<br />
2.3.11.<br />
<br />
Tổng quan về ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam<br />
Lịch sử hình thành và phát triển<br />
Mô hình tổ chức<br />
Thực tiễn hoạt động bảo lãnh tại Techcombank<br />
Cơ sở pháp lý khi thực hiện hoạt động bảo lãnh tại Techcombank<br />
Chính sách phát triển hoạt động bảo lãnh của Techcombank<br />
Một số quy định đặc thù trong hoạt động bảo lãnh tại Techcombank<br />
Đánh giá thực trạng hoạt động bảo lãnh tại Techcombank từ 2006 đến nay<br />
Nguyên nhân của hạn chế trong hoạt động bảo lãnh của Techcombank<br />
Một số vướng mắc pháp lý thường gặp trong hoạt động bảo lãnh tại Techcombank<br />
Về Bên đề nghị bảo lãnh<br />
Về Thời hạn trong bảo lãnh thanh toán thuế<br />
Về nghiệp vụ bảo lãnh trên thị trường quốc tế<br />
Về phát hành bảo lãnh bằng ngoại tệ<br />
Về nhận bảo lãnh của cùng tổ chức tín dụng<br />
Về thời điểm phát hành bảo lãnh và Thời điểm hiệu lực của bảo lãnh<br />
Về ủy quyền thụ hưởng bảo lãnh<br />
Về chuyển giao Thư bảo lãnh gốc khi bảo lãnh hết hiệu lực<br />
Về đối tượng không được bảo lãnh và hạn chế bảo lãnh<br />
Về giới hạn cấp bảo lãnh đối với khách hàng<br />
Về áp dụng các trường hợp Nghĩa vụ bảo lãnh chấm dứt trong thực tế<br />
Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO LÃNH NGÂN HÀNG<br />
<br />
5<br />
5<br />
11<br />
17<br />
19<br />
21<br />
21<br />
23<br />
25<br />
27<br />
30<br />
37<br />
<br />
HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM<br />
<br />
37<br />
37<br />
38<br />
40<br />
40<br />
40<br />
42<br />
50<br />
57<br />
60<br />
61<br />
62<br />
67<br />
70<br />
71<br />
73<br />
74<br />
76<br />
78<br />
80<br />
81<br />
84<br />
<br />
Ở VIỆT NAM VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH NGÂN<br />
HÀNG TẠI TECHCOMBANK<br />
<br />
3.1.<br />
3.1.1.<br />
3.1.2.<br />
3.1.3.<br />
3.2.<br />
3.2.1.<br />
3.2.2.<br />
3.2.3.<br />
3.2.4.<br />
3.2.5.<br />
3.2.6.<br />
3.2.7.<br />
3.2.8.<br />
3.3.<br />
<br />
Cơ sở hoàn thiện pháp luật về bảo lãnh ngân hàng ở Việt Nam<br />
Giải pháp tiền tệ và hoạt động ngân hàng nhằm kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ<br />
mô, bảo đảm an sinh xã hội<br />
Định hướng phát triển của ngành ngân hàng và những thách thức mới đối với hệ thống<br />
ngân hàng ở Việt Nam<br />
Thực trạng pháp luật Việt Nam về bảo lãnh ngân hàng<br />
Một số giải pháp cụ thể để hoàn thiện pháp luật về bảo lãnh ngân hàng ở việt nam<br />
Về Bên đề nghị bảo lãnh<br />
Về thời hạn bảo lãnh trong bảo lãnh nộp thuế<br />
Về bảo lãnh bằng ngoại tệ và bảo lãnh trên thị trường quốc tế<br />
Về nhận bảo lãnh của cùng tổ chức tín dụng<br />
Về Thời điểm phát hành và Thời điểm hiệu lực của bảo lãnh<br />
Về ủy quyền thụ hưởng bảo lãnh<br />
Về thống nhất nội dung của các văn bản quy định về cùng đối tượng<br />
Bổ sung một số quy định khác<br />
Kiến nghị giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động bảo lãnh ngân hàng tại Techcombank<br />
<br />
5<br />
<br />
84<br />
84<br />
86<br />
89<br />
90<br />
90<br />
90<br />
91<br />
92<br />
93<br />
94<br />
95<br />
96<br />
99<br />
<br />
3.3.1.<br />
3.3.2.<br />
3.3.3.<br />
3.3.4.<br />
3.3.5.<br />
<br />
Yếu tố con người<br />
Quy trình cấp bảo lãnh<br />
Chuyên môn hóa hoạt động bảo lãnh ngân hàng<br />
Tách bạch chính sách rủi ro trong hoạt động bảo lãnh<br />
Nâng cao hệ thống công nghệ<br />
KẾT LUẬN<br />
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
7<br />
<br />
99<br />
100<br />
100<br />
100<br />
101<br />
103<br />
105<br />
<br />
Më ®Çu<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Sự bùng nổ, phát triển của hệ thống ngân hàng trong những thập niên qua đã ngày<br />
càng khẳng định vai trò quan trọng của hệ thống ngân hàng nói chung và ngân hàng<br />
thương mại (NHTM) nói riêng trong sự phát triển và vận hành của nền kinh tế. Để<br />
khẳng định vai trò của mình, các NHTM ngày càng có xu hướng đa dạng hóa các loại<br />
hình dịch vụ của mình. Bảo lãnh ngân hàng là một nghiệp vụ được ra đời từ những<br />
năm 70 của thế kỷ XX được sử dụng như một công cụ để bảo đảm tính lành mạnh của<br />
các quan hệ kinh tế vốn ngày càng phức tạp. Trên thế giới nghiệp vụ bảo lãnh ngân<br />
hàng đã phát triển khá mạnh mẽ và phổ biến, hỗ trợ cho hầu hết các giao dịch tài<br />
chính, thương mại.<br />
Tại Việt Nam, bảo lãnh ngân hàng được thực hiện từ những năm 90 của thế kỷ 20<br />
với hệ thống pháp luật được hoàn thiện dần qua các thời kỳ. Có thể nói Quyết định số<br />
196/QĐ-NH14 ngày 16/04/1994 về quy chế bảo lãnh ngân hàng của các NHTM và<br />
Quyết định số 23/QĐ-NH14 ngày 21/02/1994 về quy chế bảo lãnh và tái bảo lãnh vay<br />
vốn nước ngoài đã đặt nền móng cho hệ thống pháp luật về bảo lãnh ngân hàng. Tiếp<br />
theo và hoàn thiện các văn bản này là Quyết định số 283/2000/QĐ-NHNN14 ngày<br />
25/8/2000, Quyết định số 386/2001/QĐ-NHNN ngày 11/4/2001 và Quyết định số<br />
112/2003/QĐ-NHNN ngày 11/02/2003. Đặc biệt ngày 26/6/2006, Thống đốc NHNN<br />
đã ban hành Quyết định số 26/2006/QĐ-NHNN về Quy chế bảo lãnh ngân hàng (sau<br />
đây gọi tắt là Quyết định 26), theo đó một lần nữa chế định bảo lãnh ngân hàng được<br />
hoàn thiện.<br />
Tuy nhiên, qua hơn 5 năm áp dụng và thực hiện Quyết định 26, các quy định tại<br />
Quyết định 26 đã bộc lộ nhiều bất cập, chưa đề cập hết những vấn đề thực tiễn đặt ra,<br />
đã gây không ít khó khăn, vướng mắc cho các NHTM trong quá trình hoạt động cấp<br />
bảo lãnh. Chính về thế, hoàn thiện pháp luật về bảo lãnh ngân hàng tại Việt Nam là<br />
một trong những yêu cầu hết sức bức thiết bên cạnh vấn đề hoàn thiện hệ thống pháp<br />
luật Việt Nam nói chung hiện nay.<br />
Là một trong những NHTM có uy tín, kinh nghiệm hàng đầu tại Việt Nam và được<br />
biết đến trên thị trường quốc tế, Ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) Kỹ thương<br />
Việt Nam (Techcombank) đã phát triển hoạt động bảo lãnh ngân hàng từ những giai<br />
đoạn đầu thành lập. Tuy nhiên, để có thể phát triển hoạt động này tương xứng với tiềm<br />
năng sẵn có và trước đòi hỏi của thị trường thì Techcombank cũng như các NHTM<br />
khác cần có một khung pháp lý vững chắc và giải pháp phát triển phù hợp. Do đó, để<br />
góp phần đạt được mục tiêu này, với tư cách là một cán bộ đang công tác tại<br />
Techcombank, tác giả đã chọn đề tài "Pháp luật về bảo lãnh ngân hàng và thực tiễn<br />
tại Ngân hàng thương mại cổ phần Techcombank ở Việt Nam" làm luận văn thạc sĩ<br />
Luật học, mã số 60 38 50.<br />
2. Tình hình nghiên cứu đề tài<br />
Có thể nói cho đến thời điểm hiện nay, bảo lãnh ngân hàng là một trong những đề tài<br />
được nhiều tác giả lựa chọn nghiên cứu, trong đó có thể kể đến một số đề tài nghiên cứu<br />
như "Những vấn đề pháp lý về bảo lãnh ngân hàng" của Nguyễn Thành Long, Đại học<br />
Luật Hà Nội, năm 1999, "Điều chỉnh pháp luật về bảo lãnh trong hoạt động cho vay<br />
của ngân hàng thương mại Việt Nam", của Bùi Vân Hằng, Đại học Quốc gia Hà Nội,<br />
năm 2008, "Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về bảo lãnh thanh toán của<br />
các ngân hàng thương mại trên địa bàn Hà Nội", của Vũ Hồng Minh, Đại học Quốc gia<br />
Hà Nội, năm 2009…, tuy nhiên trong đó có đề tài được nghiên cứu khi quy định mới về<br />
9<br />
<br />