ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br />
KHOA LUẬT<br />
<br />
<br />
<br />
ĐINH PHƯỢNG QUỲNH<br />
<br />
Pháp luật về bảo vệ môi trường ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp<br />
Chuyên ngành: Lý luận lịch sử nhà nước và pháp luật<br />
Mã số<br />
: 60 38 01<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC<br />
<br />
HÀ NỘI - 2011<br />
<br />
Công trình được hoàn thành<br />
tại Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội<br />
<br />
Người hướng dẫn khoa học: GS. TSKH. Đào Trí Úc<br />
<br />
Phản biện 1: GS.TS. Nguyễn Đăng Dung<br />
<br />
Phản biện 2: GS. TS. Trần Nho Thìn<br />
<br />
Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn, họp tại Khoa<br />
Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.<br />
Vào hồi 08 giờ 00, ngày 19 tháng 10 năm 2011<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận văn tại<br />
Trung tâm tư liệu Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội<br />
Trung tâm tư liệu – Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1<br />
CHƯƠNG 1 ............................................................................................................ 2<br />
TỔNG QUAN VỀ PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM...... 2<br />
<br />
1.1 Khái niệm pháp luật bảo vệ môi trường và khung pháp luật bảo vệ<br />
môi trường ............................................................................................... 2<br />
1.2. Quá trình hình thành và phát triển của pháp luật bảo vệ môi trường<br />
ở Việt Nam .............................................................................................. 3<br />
1.3. Hệ thống văn bản pháp luật bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay<br />
................................................................................................................. 3<br />
CHƯƠNG 2 ............................................................................................................ 6<br />
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM ......... 6<br />
<br />
2.1. Những thành tựu của pháp luật bảo vệ môi trường .......................... 6<br />
2.2. Những vấn đề đặt ra hiện nay trong việc điều chỉnh của pháp luật<br />
bảo vệ môi trường.................................................................................... 9<br />
CHƯƠNG 3 .......................................................................................................... 14<br />
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI<br />
TRƯỜNG TRONG THỜI GIAN TỚI ............................................................... 14<br />
<br />
3.1. Định hướng chung hoàn thiện pháp luật bảo vệ môi trường trong<br />
thời gian tới............................................................................................ 14<br />
3.2. Hoàn thiện các quy định tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về<br />
môi trường ............................................................................................. 15<br />
3.3. Hoàn thiện các quy định về đánh giá tác động môi trường ............ 15<br />
3.4. Hoàn thiện các quy định về quản lý chất thải, nhất là các chất thải ở<br />
khu đô thị và khu công nghiệp............................................................... 16<br />
3.5. Hoàn thiện các quy định về bảo vệ môi trường đất, nước, không khí<br />
............................................................................................................... 17<br />
3.6. Ban hành các văn bản cụ thể hóa quá trình công khai hóa, dân chủ<br />
hóa hoạt động bảo vệ môi trường .......................................................... 18<br />
3.7. Hoàn thiện các quy định về nguồn lực bảo vệ môi trường ............. 18<br />
3.8. Hoàn thiện các quy định về thiết chế bảo vệ môi trường ............... 19<br />
3.9. Hoàn thiện các quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực<br />
bảo vệ môi trường.................................................................................. 21<br />
3.10. Một số kiến nghị khác .................................................................. 22<br />
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 24<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
<br />
Trong mấy thập kỷ qua, môi trường toàn cầu và khu vực có chiều<br />
hướng biến đổi phức tạp. Chất lượng không khí, nguồn nước, tài nguyên,<br />
hệ sinh thái... nhiều nơi ở mức báo động. Ô nhiễm môi trường và áp lực với<br />
thiên nhiên đang diễn ra hàng ngày và ở nhiều quốc gia, khu vực và toàn<br />
trái đất. Nhận thức được điều đó, trong những năm qua, đặc biệt là một số<br />
năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã rất quan tâm đến việc thực hiện các<br />
biện pháp khác nhau để bảo vệ môi trường.<br />
Một trong những công cụ quan trọng trong việc bảo vệ môi trường luôn<br />
được Đảng và Nhà nước ta coi trọng là hệ thống pháp luật về bảo vệ môi<br />
trường. Định hướng xây dựng, hoàn thiện pháp luật về môi trường được coi<br />
là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển<br />
kinh tế bền vững, thực hiện tốt các cam kết quốc tế của Việt Nam.<br />
Tác giả với sự hỗ trợ của nhóm Chuyên gia của Cục Kiểm soát ô<br />
nhiễm, Tổng cục môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức thực<br />
hiện nghiên cứu “Pháp luật về bảo vệ môi trường ở Việt Nam - Thực trạng<br />
và giải pháp” làm luận văn tốt nghiệp. Trên thực tế vấn đề nghiên cứu<br />
chính và ưu tiên của tác giả là tập trung vào nghiên cứu, phân tích thực<br />
trạng của pháp luật bảo vệ môi trường ở Việt Nam và đề xuất các giải pháp<br />
nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo vệ môi trường trong thời gian tới.<br />
Luận văn bao gồm những nội dung chính như sau:<br />
Chương 1: Tổng quan về pháp luật bảo vệ môi trường ở Việt Nam<br />
Chương 2: Thực trạng pháp luật bảo vệ môi trường ở Việt Nam<br />
Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật bảo vệ<br />
môi trường trong thời gian tới<br />
Trong thời gian thực hiện luận văn này, tác giả đã nhận được sự hướng<br />
dẫn, chỉ bảo tận tình của GS. TSKH Đào Trí Úc trong việc xây dựng và<br />
hoàn thiện nội dung. Tác giả cũng đã nhận được sự giúp đỡ về mọi mặt<br />
cũng như các thông tin, số liệu, các phân tích, đánh giá từ Cục Kiểm soát ô<br />
nhiễm, Tổng cục Môi trường, các đơn vị thuộc Bộ Tài nguyên và Môi<br />
trường. Tác giả xin trân trọng cảm ơn GS. TSKH. Đào Trí Úc, Ông Hoàng<br />
Minh Đạo - Cục trưởng Cục Kiểm soát ô nhiễm; các đồng nghiệp công tác<br />
tại Cục kiểm soát ô nhiễm; các đồng nghiệp công tác tại các đơn vị trực<br />
thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường; tôi xin bày bỏ lòng biết ơn những<br />
người thân trong gia đình, bạn bè đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành<br />
luận văn này.<br />
<br />
1<br />
<br />
CHƯƠNG 1<br />
TỔNG QUAN VỀ PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM<br />
<br />
1.1 Khái niệm pháp luật bảo vệ môi trường và khung pháp luật bảo vệ<br />
môi trường<br />
Có rất nhiều quan điểm khi định nghĩa về luật môi trường, tuy vậy, các<br />
quan điểm đều đồng nhất cho rằng, luật môi trường là một ngành luật độc lập.<br />
Luật môi trường (với tư cách là một ngành luật độc lập) là tập hợp các quy<br />
phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh giữa các chủ thể<br />
trong quá trình các chủ thể có hành vi khai thác, sử dụng hoặc tác động đến<br />
một hoặc nhiều thành phần môi trường [Từ điển giải thích thuật ngữ luật<br />
học, Trường ĐH Luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân, Hà Nội, 2000, Tập<br />
Luật kinh tế, Luật môi trường, Luật tài chính, ngân hàng, trang 175]<br />
Trên thực tế, ở nước ta trong những năm gần đây, trong hoạch định và<br />
tổ chức xây dựng các văn bản pháp luật, các nhà quản lý, nhà làm luật đều<br />
rất quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường. Trong phạm vi và đối tượng<br />
điều chỉnh cụ thể trong từng văn bản pháp luật, các quan hệ về bảo vệ môi<br />
trường với luật chuyên ngành đã được xử lý một cách hài hoà và ngày càng<br />
mang tính khả thi cao. Đối tượng điều chỉnh của pháp luật môi trường là<br />
các quan hệ xã hội trong quá trình tác động giữa xã hội, con người và môi<br />
trường. Nhà nước ta đã ban hành một hệ thống các văn bản pháp luật chung<br />
và văn bản pháp luật chuyên ngành khác có quy định về nghĩa vụ bảo vệ<br />
môi trường mà các chủ thể phải thực hiện nhằm góp phần vào việc bảo vệ<br />
tài nguyên thiên nhiên, môi trường trong sạch và phát triển bền vững. Các<br />
văn bản này điều chỉnh các nhóm quan hệ sau:<br />
+ Nhóm quan hệ hình thành trong hoạt động quản lý nhà nước đối với<br />
môi trường thuộc phạm vi điều chỉnh chủ yếu của Luật Bảo vệ môi trường<br />
và các luật có liên quan;<br />
+ Nhóm quan hệ về phòng, chống, khắc phục suy thoái môi trường, ô<br />
nhiễm môi trường, phòng chống sự cố môi trường. kiểm soát các hoạt động<br />
ảnh hưởng đến môi trường thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Bảo vệ môi<br />
trường và hệ thống các văn bản có liên quan;<br />
+ Nhóm quan hệ phát sinh trong quá trình khai thác, sử dụng các thành<br />
phần môi trường thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật về tài nguyên;<br />
+ Nhóm quan hệ về giải quyết tranh chấp môi trường, xử lý vi phạm<br />
pháp luật môi trường thuộc phạm vi điều chỉnh của các ngành luật dân sự,<br />
hình sự, hành chính;<br />
+ Nhóm quan hệ về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực môi trường.<br />
<br />
2<br />
<br />