Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh - Thực tiễn tại tỉnh Hà Tĩnh
lượt xem 14
download
Đề tài hướng đến làm rõ những vấn đề về lý luận và thực tiễn của pháp luật cạnh tranh và hành vi cạnh tranh không lành mạnh qua việc xem xét đánh giá hiện tượng xảy ra trong hoạt động kinh doanh tại tỉnh Hà Tĩnh. Trên cơ sở đó đƣa ra các nhóm giải pháp hoàn thiện pháp luật điều chỉnh các hành vi cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam phù hợp với điều kiện môi trường kinh doanh trong kỷ nguyên số và trí tuệ nhân tạo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh - Thực tiễn tại tỉnh Hà Tĩnh
- ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT NGUYỄN TUẤN ANH PHÁP LUẬT VỀ CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH - THỰC TIỄN TẠI TỈNH HÀ TĨNH Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số: 838 0107 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC THỪA THIÊN HUẾ - năm 2019
- Công trình đƣợc hoàn thành tại Trƣờng Đại học Luật - Đại học Huế Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Lê Thị Nga Phản biện 1: PGS.TS Nguyễn Duy Phƣơng Phản biện 2: PGS.TS Trần Thị Huệ Luận văn sẽ đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ họp tại: Trƣờng Đại học Luật Vào lúc 08h giờ ngày 30 tháng 08 năm 2019
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................... 1 2. Tình hình nghiên cứu đề tài ................................................................... 1 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài ............................................... 2 4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ...................................... 3 5. Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................... 3 6. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu ............................................................... 3 7. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ....................................... 4 8. Bố cục của Luận văn ............................................................................. 4 CHƢƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA PHÁP LUẬT VỀ CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH ............................................. 5 1.1. Khái quát về cạnh tranh không lành mạnh ......................................... 5 1.2. Lý luận về pháp luật điều chỉnh về cạnh tranh không lành mạnh...... 7 1.2.1. Khái niệm pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh ..................... 7 1.2.2. Khái niệm hành vi cạnh tranh không lành mạnh............................. 8 1.2.3. Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật cạnh tranh ............................ 8 1.3. Nội dung pháp luật điều chỉnh hành vi cạnh tranh không lành mạnh 9 1.4.3.2. Các dạng hành vi cạnh tranh không lành mạnh ........................... 9 1.4.3.3. Pháp luật về xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh ............. 9 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ........................................................................ 10 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠI TỈNH HÀ TĨNH ............................................................................. 11 2.1. Thực trạng pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh ..................... 11 2.1.1. Quy định của pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh . 11 2.1.1.1. Quy định về xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh ....... 11 2.1.1.2. Ép buộc trong kinh doanh .......................................................... 11 2.1.1.3.Cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác ..... 11 2.1.1.4. Nhóm hành vi gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác .......................................................................................................... 12 2.1.1.5. Nhóm hành vi lôi kéo khách hàng bất chính .............................. 12 2.1.1.6. Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh....................... 12 2.1.1.7. Quy định của các văn bản quy phạm pháp luật khác về hành vi cạnh tranh không lành mạnh.................................................................... 12 2.1.2. Quy định của pháp luật về xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh ......................................................................................................... 13 2.1.2.1. Trách nhiệm hành chính ............................................................. 13 2.1.2.2. Trách nhiệm hình sự ................................................................... 13
- 2.1.2.3. Trách nhiệm dân sự .................................................................... 13 2.1.3. Đánh giá thực trạng pháp luật điều chỉnh về hành vi cạnh tranh không lành mạnh ..................................................................................... 13 2.2. Thực trạng thực thi pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh tại tỉnh Hà Tĩnh.............................................................................. 14 2.2.1. Khái quát về thực trạng cạnh tranh không lành mạnh tại Hà Tĩnh14 2.2.2. Thực trạng xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh ................ 17 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2........................................................................ 18 CHƢƠNG 3. ĐỊNH HƢỚNG, CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ THỰC HIỆN CÓ HIỆU QUẢ PHÁP LUẬT VỀ CẠNH TRANH CHỐNG HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH ........................................................................................ 19 3.1. Định hƣớng hoàn thiện pháp luật ..................................................... 19 3.2. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật .................................................. 20 3.3. Các giải pháp thực hiện pháp luật ................................................... 21 3.3.1. Giải pháp chung ............................................................................ 21 3.3.2. Nhóm giải pháp đối với Hà Tĩnh trong việc thực hiện pháp luật cạnh tranh. ............................................................................................... 23 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3........................................................................ 24 KẾT LUẬN ............................................................................................ 25
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong bối cảnh tiến trình toàn cầu hóa đang diễn ra một cách mạnh mẽ, cùng với sự tác động của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đã thực sự đặt ra những cơ hội và cả những thách thức đối với môi trƣờng đầu tƣ trong quan hệ kinh doanh, thƣơng mại giữa các chủ thể. Pháp luật Việt Nam nói riêng cũng nhƣ hệ thống pháp luật của tất cả các quốc gia trên thế giới đều có những quy định nhằm tạo điều kiện đến mức tối đa để các quan hệ trong lĩnh vực kinh doanh thƣơng mại đƣợc xúc tiến thực hiện. Quyền tự do kinh doanh đƣợc thể hiện qua môi trƣờng kinh doanh mang tính rộng mở và tạo cơ hội đến mức tối đa cho các chủ thể trong quan hệ này. Trong quan hệ về kinh doanh, các chủ thể thông qua các hành vi thƣơng mại đƣợc nhìn nhận dƣới nhiều hình thức khác nhau, có thể là việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ ra thị trƣờng hoặc là hành vi xúc tiến đầu tƣ…. để thực hiện mục tiêu mang tính đặc trƣng của quan hệ này đó chính là việc tìm kiếm các khoản lợi nhuận mang tính tối đa. Tuy nhiên, không phải chủ thể nào cũng có khả năng tìm kiếm các khoản lợi nhuận nhƣ mong muốn, bởi lẽ nó còn phụ thuộc vào đối tƣợng là khách hàng. Nhƣ vậy, năng lực cạnh tranh là yếu tố cơ bản giúp các chủ thể kinh doanh có đƣợc chỗ đứng trên thị trƣờng với nguồn khách hàng đủ để tạo ra nguồn lợi nhuận nhƣ mong muốn. Trong thực tiễn kinh doanh hiện nay, không ít các hành vi đƣợc xem là cạnh tranh không lành mạnh khi các chủ thể kinh doanh sử dụng các chiêu thức kinh doanh tác động đến đối thủ cạnh tranh nhằm tạo ra sự ảnh hƣởng mang tính tiêu cực tối đa đối với đối thủ và gián tiếp nâng cao vị thế của chủ thể đó trên thị trƣờng. Hà Tĩnh có ƣu thế về mặt địa lý, giao thông thuận tiện tạo nhiều điều kiện tốt cho các hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó trong những năm gần đây sự đổi mới trong cơ chế quản lý có hiệu quả đã và đang tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tƣ có điều kiện kinh doanh tốt hơn. Nhƣng việc có nhiều doanh nghiệp cùng có những đối tƣợng khách hàng giống nhau lại có những sự cạnh tranh gay gắt hơn, làm cho thị phần đó dần nhỏ đi.. Việc thay đổi cơ chế quản lý và vận hành trong kinh doanh đòi hỏi một hệ thống pháp luật mang tính đặc thù và phù hợp hơn trong việc điều chỉnh quan hệ kinh doanh trong thời đại mới. Nắm bắt những vấn đề đặt ra trong hoạt động kinh doanh trong giai đoạn hiện nay nên tôi cho chọn vấn đề “Pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh - Thực tiễn tại tỉnh Hà Tĩnh” làm đề tài Luận văn Thạc sĩ ngành Luật kinh tế. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Với bản chất là yếu tố mang tính tất yếu xảy ra trong quan hệ kinh doanh nên vấn đề cạnh tranh không lành mạnh trở thành đối tƣợng phổ biến của các công trình nghiên cứu là điều dễ hiểu. Hiện nay, đã có khá nhiều các tác giả 1
- bàn về vấn đề này điển hình nhƣ: Vũ Thu Giang (2010), Đại học Ngoại Thƣơng, Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Cạnh tranh không lành mạnh: Thực trạng và những đề xuất xử lý ở Việt Nam; Nguyễn Phƣơng Linh (2014), Đại học Quốc gia Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Kiểm soát hành vi quảng cáo gây nhầm lẫn theo pháp luật cạnh tranh ở Việt Nam; Viên Thế Giang (2014), Học viện Khoa học xã hội, Luận án Tiến sĩ Luật học, Pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực ngân hàng của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Nhƣ vậy, vấn đề về cạnh tranh không lành mạnh đã đƣợc nhiều tác giả quan tâm, mổ xẻ làm rõ. Tuy nhiên với sự phát triển của nền kinh tế tại Hà Tĩnh thì vấn đề cạnh tranh không lành mạnh tại đây đang là vấn đề nóng. Cũng nhƣ việc đánh gia một cách cụ thể những hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong thời gian gần dây nhằm có những hƣớng giải pháp cụ thể hoàn chỉnh pháp luật cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài 3.1. Mục tiêu của đề tài nghiên cứu Đề tài hƣớng đến làm rõ những vấn đề về lý luận và thực tiễn của pháp luật cạnh tranh và hành vi cạnh tranh không lành mạnh qua việc xem xét đánh giá hiện tƣợng xảy ra trong hoạt động kinh doanh tại tỉnh Hà Tĩnh. Trên cơ sở đó đƣa ra các nhóm giải pháp hoàn thiện pháp luật điều chỉnh các hành vi cạnh tranh không lành mạnh ở Việt nam phù hợp với điều kiện môi trƣờng kinh doanh trong kỷ nguyên số và trí tuệ nhân tạo. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để tiếp cận mục tiêu trên, luận văn giải quyết các nhiệm vụ: Một là, về mặt lý luận, luận văn phải làm rõ các vấn đề lý luận của pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh xuyên suốt từ khái niệm, đặc điểm cho đến vai trò của pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động kinh doanh nói chung cũng nhƣ việc thực hiện pháp luật cạnh tranh không lành mạnh qua các hoạt động kinh doanh trên địa bàn Hà Tĩnh hiện nay nói riêng. Hai là, về thực tiễn, luận văn thực hiện việc đánh giá hành vi kinh doanh trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh một cách khách quan và có căn cứ, từ đó làm rõ thực trạng cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động kinh doanh. Ba là, trên cơ sở phân tích pháp luật, đối chiếu với thực trạng kinh doanh còn tồn tại ở Hà Tĩnh để đánh giá những hạn chế và bất cập trong khung pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh trong thực tiễn hiện nay. Bốn là, từ những thực tiễn trong hoạt động chống cạnh tranh không lành mạnh, làm rõcơ sở khoa học cho các giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về chống cạnh tranh không lành mạnh để phù hợp hơn trong giai đoạn mới. 2
- 4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn hƣớng đến nghiên cứu các đối tƣợng cụ thể sau: - Nghiên cứu các quan điểm, luận điểm về hành vi cạnh tranh không lành mạnh và pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh. - Nghiên cứu quy định của pháp luật hiện hành về kiểm soát hành vi cạnh tranh không lành mạnh. - Nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh thông qua các số liệu, báo cáo thu thập đƣợc. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn của pháp luật cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động kinh doanh trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Đó là các vấn đề cạnh tranh không lành mạnh trong điều kiện kinh doanh và hoạt động của các tổ chức, các doanh nghiệp trên địa bản tỉnh Hà Tĩnh, pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh và cơ chế thực thi pháp luật cạnh tranh không lành mạnh về chống cạnh tranh không lành mạnh. Về thời gian nghiên cứu, luận văn nghiên cứu các vấn đề cạnh tranh không lành mạnh trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh từ năm 2013 đến năm 2018. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Khi nghiên cứu đề tài này tác giả áp dụng phƣơng pháp luận biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác-Lê nin. Trên cơ sở phƣơng pháp luận trên, các phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng gồm: Trong chƣơng 1, các phƣơng pháp chủ yếu sử dụng dự kiến là phƣơng pháp phân tích văn bản quy phạm pháp luật, phƣơng pháp so sánh pháp luật, phƣơng pháp chứng minh, tổng hợp, bình luận nhằm làm rõ các khái niệm về cạnh tranh và các loại hình cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh và các hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Trong chƣơng 2, các phƣơng pháp phân tích quy phạm, phân tích số liệu thứ cấp, phân tích trƣờng hợp đƣợc sử dụng để làm rõ các tranh chấp trong thực tiễn về kinh doanh ở một số ngành nghề tại hà Tĩnh. Đánh giá chung về tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ở Hà Tĩnh trong thời gian qua. Trong chƣơng 3 phƣơng pháp sử dụng là phƣơng pháp diễn giải, bình luận và dự báo khoa học để đƣa ra những khó khăn vƣớng mắc trong việc áp dụng pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh trong thực tiễn. Đƣa ra những giải pháp và hƣớng hoàn thiện pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh nhằm phù hợp với thực tiễn Việt Nam trong thời gian tới. 6. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu 3
- 6.1. Ý nghĩa về mặt lý luận Luận văn làm rõ các vấn đề lý luận về pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực kinh doanh của các cá nhân tổ chức trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh nói riêng và trên cả nƣớc nói chung. 6.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn Qua công trình nghiên cứu cũng sẽ làm rõ những hạn chế và đƣa ra giải pháp hoàn thiện pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh áp dụng vào thực tiễn tại tỉnh Hà Tĩnh. Bên cạnh đó là tài liệu tham khảo cho các cơ quan quản lý nhà nƣớc trong tỉnh Hà Tĩnh cũng nhƣ tài liệu học tập, nghiên cứu danh cho học viên, sinh viên về vấn đề cạnh tranh hiện nay. 7. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 7.1. Câu hỏi nghiên cứu Để tiếp cận mục tiêu và nhiệm vụ đã xác định các câu hỏi nghiên cứu đặt ra là: - Thế nào là cạnh tranh và cạnh tranh không lành mạnh? - Pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam hiện nay nhƣ thế nào? - Thực tiễn áp dụng pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh tại Hà Tĩnh hiện nay? - Làm gì để chống cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động kinh doanh ở Hà Tĩnh trong giai đoạn tới và hoàn thiện pháp luật cạnh tranh? 7.2. Giả thuyết nghiên cứu Cạnh tranh không lành mạnh là một vấn đề luôn “nóng” trong hoạt động kinh doanh ở Việt Nam nói chung và ở Hà Tĩnh nói riêng hiện nay. Điều này một phần xuất phát từ thực tiễn tồn tại các bất cập trong hành lang pháp lý về cạnh tranh. Để hạn chế hành vi cạnh tranh không lành mạnh, hình thành môi trƣờng kinh doanh lành mạnh, bình đẳng, minh bạch cần có những giải pháp đồng bộ để hoàn thiện về pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. 8. Bố cục của Luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài gồm có 3 chƣơng, cụ thể: Chương 1. Một số vấn đề lý luận của pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh Chương 2. Thực trạng pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh và thực tiễn thực hiện tại tỉnh Hà Tĩnh. Chương 3. Định hướng, các giải pháp hoàn thiện pháp luật và thực hiện có hiệu quả pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh 4
- CHƢƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA PHÁP LUẬT VỀ CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH 1.1. Khái quát về cạnh tranh không lành mạnh Cạnh tranh nói chung và cạnh tranh trong kinh tế nói riêng là một khái niệm có nội hàm rộng lớn. Cho đến nay, vẫn tồn tại những quan điểm tiếp cận về khái niệm cạnh tranh mang tính trái chiều, điển hình nhƣ quan điểm của K. Marx, ông cho rằng "Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm dành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu dùng hàng hóa để thu được lợi nhuận siêu ngạch". Cũng tiếp cận về khái niệm này, Từ điển kinh doanh (xuất bản năm 1992 ở Anh) cho rằng cạnh tranh trong cơ chế thị trƣờng là:"Sự ganh đua, sự kình địch giữa các nhà kinh doanh nhằm giành tài nguyên sản xuất cùng một loại hàng hoá về phía mình”. Dƣới một góc độ khác, Từ điển Bách khoa Việt Nam cho rằng cạnh tranh (trong kinh doanh) là hoạt động tranh đua giữa những ngƣời sản xuất hàng hoá, giữa các thƣơng nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trƣờng, chi phối quan hệ cung cầu, nhằm dành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ thị trƣờng có lợi nhất. Mặc dù chƣa tồn tại một quan điểm chung thống nhất về cạnh tranh, tuy nhiên có thể hiểu cạnh tranh là cố gắng nhằm giành lấy phần hơn phần thắng về mình trong môi trường cạnh tranh. Hoạt động này mang những yếu tố đặc trƣng sau: Một là, phải có nhiều chủ thể cùng nhau tham gia cạnh tranh. Hai là, việc cạnh tranh phải đƣợc diễn ra trong một môi trƣờng cạnh tranh cụ thể, đó là các ràng buộc chung mà các chủ thể tham gia cạnh tranh phải tuân thủ. Ba là, cạnh tranh có thể diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn, không cố định hoặc trong suốt một thời gian dài (trong suốt quá trình tồn tại và hoạt động của mỗi chủ thể tham gia cạnh tranh). Xét về nội hàm thuật ngữ cạnh tranh không lành mạnh, Khoản 6 Điều 3 Luật Cạnh tranh 2018 quy định: “Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác..” Xuất phát từ khái niệm trên, có thể nhìn nhận hành vi cạnh tranh không lành mạnh với những đặc điểm cơ bản sau: Thứ nhất, chủ thể thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh là các chủ thể kinh doanh trên thƣơng trƣờng. Thứ hai, hành vi cạnh tranh không lành mạnh là những hành vi trái với các chuẩn mực thông thƣờng về đạo đức kinh doanh. 5
- Thứ ba, hành vi cạnh tranh không lành mạnh gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nƣớc, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc của ngƣời tiêu dùng. Các hình thức cạnh tranh phát sinh trên thực tế giữa các chủ thể kinh doanh diễn ra dƣới nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Theo Voer, hình thức cạnh tranh tùy thuộc vào từng tiêu chí cụ thể, bao gồm: Một là,căn cứ vào chủ thể tham gia thị trƣờng,ngƣời ta chia cạnh tranh thành ba loại, gồm: Cạnh tranh giữa ngƣời bán và ngƣời mua, cạnh tranh giữa những ngƣời mua và cạnh tranh giữa những ngƣời bán. Hai là,căn cứ theo phạm vi ngành kinh tế, ngƣời ta chia cạnh tranh thành hai loại, gồm: Cạnh tranh trong nội bộ ngành và cạnh tranh giữa các ngành. Ba là,căn cứ vào mức độ, tính chất của cạnh tranh trên thị trƣờng,ngƣời ta chia cạnh tranh thành ba loại gồm: Cạnh tranh hoàn hảo, cạnh tranh không hoàn hảo và cạnh tranh độc quyền Sự cạnh tranh trong sản xuất, kinh doanh luôn đòi hỏi sự nhạy bén, nắm bắt cơ hội và theo xu hƣớng của thị trƣờng, ở đây là đòi hỏi của ngƣời tiêu dùng từ đó các doanh nghiệp luôn có những sự đổi mới, hoàn thiện sản xuất nằm đáp ứng năng lực sản xuất của mình cho thị trƣờng. Khi thiếu đi sự cạnh tranh sẽ dẫn đến sự độc quyền trong sản xuất, làm cho nền kinh tế trì trệ, chậm phát triển. Cạnh tranh luôn là môi trƣờng tốt nhất để thúc đẩy sự phát triển, việc thúc đẩy năng lực sản xuất, tăng năng suất lao động và chất lƣợng sản phẩm tạo ra một nền kinh tế vững mạnh. Bên cạnh đó là sự phát triển bền vững của cá doanh nghiệp trong nền kinh tế. Tuy vậy, không phải lúc nào cạnh tranh cũng mang lại cho nền kinh tế những mặt tích cực mà bên cạnh đó là những vấn nạn mà nhiều nền kinh tế đang cố gắng giải quyết những mặt khuất của cạnh tranh đối với nền kinh tế. Việc tràn lan hàng hóa buôn lậu, hàng giả, hàng nhái, trốn thuế vẫn luôn hiện hữu. Chỉ khi giải quyết tốt những mặt tiêu cực trên mới đƣa nền kinh tế phát huy tốt những mặt tích cực mà cạnh tranh mang lại. Tham gia vào hoạt động kinh doanh, thƣơng mại, yếu tố lợi nhuận luôn là điều kiện tiên quyết và mang tính quyết định đối với các doanh nghiệp, nhƣng điều đó luôn phải song hành với sự bền vững của doanh nghiệp đó. Những chiến lƣợc kinh doanh của các doanh nghiệp đƣa ra luôn phải có tầm nhìn lâu dài, đảm bảo sự phát triển bền vững cho chính doanh nghiệp. Để có đƣợc thị trƣờng tốt các doanh nghiệp phải có những sự đổi mới trong tổ chức sản xuất và cải tiến chất lƣợng hàng hóa.Cuộc chạy đua đó sẽ không có chỗ cho những doanh nghiệp chậm chân trong việc nhìn nhần và nắm bắt thị hiếu của khách hàng một cách chậm chạp. Cơ chế cạnh tranh buộc các doanh nghiệp, đặc biệt những doanh nghiệp yếu hơn phải đƣa ra sự lựa chọn rõ rệt về định hƣớng: hoặc đổi mới để tồn tại, tạo ra động lực cho sự phát triển của 6
- các doanh nghiệp và cả nền kinh tế hoặc chấp nhận thụt lùi, chấp nhận vấn đề giải thể, phá sản chỉ là vấn đề thời gian. 1.2. Lý luận về pháp luật điều chỉnh về cạnh tranh không lành mạnh 1.2.1. Khái niệm pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh Cạnh tranh chỉ có thể hình thành, tồn tại và phát triển trong điều kiện kinh tế thị trƣờng. Muốn phát huy đƣợc mặt tích cực và hạn chế đƣợc mặt tiêu cực của cạnh tranh cần phải có sự điều chỉnh của pháp luật. Từ phƣơng thức tiếp cận nhƣ trên, có thể xem pháp luậtvề cạnh tranh không lành mạnh là hệ thống các quy phạm cũng nhƣ các công cụ pháp luật khác nhằm bảo vệ tự do cạnh tranh, cơ cấu thị trƣờng cũng nhƣ môi trƣờng cạnh tranh bình đẳng và công bằng. Đối tƣợng điều chỉnh của pháp luật cạnh tranh là các chủ thể tiến hành các hoạt động kinh tế, theo đuổi mục đích lợi nhuận. Trên thực tế, đó chủ yếu là các doanh nghiệp. Ngoài ra, các nhóm doanh nghiệp liên kết với nhau dƣới hình thức hiệp hội doanh nghiệp, các nghiệp đoàn... cũng là đối tƣợng điều chỉnh của hệ thống pháp luật này. Rheo pháp luật cạnh tranh, không phải hành vi vi phạm nào cũng cần thiết phải bị xử lý bằng pháp luật mà chỉ khi nào nó đạt đến một „„ngƣỡng‟‟ nhất định thì mới bị xử lý. Đây chính là sự thể hiện nguyên tắc „„tính hợp lý‟‟ trong luật cạnh tranh. Ngƣỡng trong luật cạnh tranh thƣờng đƣợc xác định thông qua các tiêu chí kinh tế nhƣ doanh thu, thị phần, thị phần kết hợp...Khi không có quy phạm cụ thể về „„ngƣỡng‟‟ thì các chủ thể áp dụng luật cạnh tranh (cơ quan quản lý cạnh tranh, Toà án...) phải tự xác định ngƣỡng áp dụng. Pháp luật cạnh tranh mang những yếu tố đặc trƣng sau: Một là, tính mềm dẻo. Hai là, mang bản chất là luật hình thành nhiều từ án lệ. Ba là, tính nửa pháp lý, nửa kinh tế. Bốn là, tính xuyên suốt. Năm là, tính toàn cầu. * Vai trò của pháp luật cạnh tranh Cạnh tranh lành mạnh tạo ra những sự lựa chọn nhiều hơn cho khách hàng và doanh nghiệp, giúp phân bổ các nguồn lực hợp lý, đảm bảo sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên, lao động và các nguồn vốn khác. Đối lập với cạnh tranh lành mạnh là cạnh tranh không lành mạnh, việc xác định là lành mạnh hay không lành mạnh đƣợc căn cứ trên cơ sở mục đích, tính chất và phƣơng pháp tiến hành cạnh tranh trên thị trƣờng. Cạnh tranh không lành mạnh là những hành vi đi ngƣợc lại các nguyên tắc xã hội, tập quán và truyền thống kinh doanh, xâm phạm lợi ích kinh doanh của các nhà đầu tƣ khác, lợi ích của ngƣời tiêu dùng và lợi ích của xã hội. 7
- Việc cạnh tranh sẽ làm một vài doanh nghiệp có bƣớc phát triển mới, bên cạnh có những doanh nghiệp sẽ phải dừng hoạt động. Đó là quy tắc của thị trƣờng, tuy nhiên không phải lúc nào cũng tuân thủ các nguyên tắc đó mà có nhiều biểu hiện tiêu cực nảysinh, những toan tính của các bên không phù hợp với đạo đức kinh doanh. Từ đó tạo ra sự hỗn loạn nhất định cho thị trƣơng. Việc lập lại trật tự đó cần có sự vào cuộc của Nhà nƣớc để điều chỉnh các hành vi đó, đƣa thị trƣờng về với những nguyên tắc vốn có của nó. Sự can thiệp của Nhà nƣớc bằng việc điều tiết cạnh tranh thông qua việc xây dựng pháp luật cạnh tranh. Cạnh tranh vốn là sự ganh đua của các bên nhằm lấy lòng khách hàng. Tuy các doanh nghiệp luôn đặt nhu cầu khách hàng là trên hết, nhƣng họ luôn có các thủ pháp trong kinh doanh nhằm thu hút tối đa khách hàng về phía mình. Các hành vi cạnh tranh đó là việc trƣng bày hàng hóa, quảng cáo sai sự thật, cho đến những lời hứa gian dối. Điềunày ảnh hƣởng trực tiếp tới ngƣời tiêu dùng cũng nhƣ các doanh nghiệp khác. 1.2.2. Khái niệm hành vi cạnh tranh không lành mạnh Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là một dạng của hành vi vi phạm pháp luật và để ngăn chặn cũng nhƣ phòng chống hành vi này cần có cơ chế đặc thù. Vì vậy việc xác định hành vi nào là hành vi cạnh tranh không lành mạnh đặc biệt quan trọng về mặt chính sách nhằm hạn chế những ảnh hƣởng tới nền kinh tế. Đặc điểm của hành vi cạnh tranh không lành mạnh Thứ nhất, chủ thể thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh là các chủ thể tham gia trên thị trƣờng thuộc mọi thành phần kinh tế dù có phải là doanh nghiệp hay không. Thứ hai, hành vi cạnh tranh không lành mạnh trái với chuẩn mực thông thƣờng về đạo đức kinh doanh. Thứ ba,hành vi cạnh tranh không lành mạnh gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp và ngƣời tiêu dùng. 1.2.3. Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật cạnh tranh Nhƣ trên đã đề cập, các nguyên tắc của luật cạnh tranh có cở sở bắt nguồn từ các nguyên tắc tự do khế ƣớc, tự do kinh doanh. Các nguyên tắc cơ bản của luật cạnh tranh bao gồm nguyên tắc tự do giá cả và tự do cạnh tranh. Nguyên tắc tự do giá cả Giá cả là linh hồn của cạnh tranh, vì biểu hiện tập trung nhất của cạnh tranh chính là thông qua giá cả. Trong một nền kinh tế thị trƣờng, về nguyên tắc, giá cả phải do thị trƣờng quyết định. Việc hình thành giá phải là sự phản ánh kết quả của quá trình cạnh tranh giữa các chủ thể kinh doanh trên thị trƣờng. Về nguyên tắc, nhà nƣớc không đƣợc can thiệp vào quá trình hình thành giá. Không thể nói đến cạnh tranh trong môi trƣờng mà giá cả hàng hoá, dịch vụ do nhà nƣớc ấn định. 8
- Nguyên tắc tự do cạnh tranh Tự do cạnh tranh không đƣợc hiểu là đƣợc sử dụng mọi biện pháp hoặc thực hiện mọi hành vi để lôi kéo khách hàng. Tự do nào cũng có giới hạn và nhiệm vụ của luật cạnh tranh chính là xác định những giới hạn đó: doanh nghiệp đƣợc sử dụng tất cả các biện pháp mà luật cạnh tranh không cấm để thu hút khách hàng. Các giới hạn đó bao gồm: Thứ nhất, lĩnh vực thuộc độc quyền Nhà nƣớc. Thứ hai, lĩnh vực đƣợc Nhà nƣớc trợ cấp. 1.3. Nội dung pháp luật điều chỉnh hành vi cạnh tranh không lành mạnh 1.4.3.2. Các dạng hành vi cạnh tranh không lành mạnh Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm đƣợc quy định tại Điều 45 Luật Cạnh tranh 2018, cụ thể: Nhóm hành vi thứ nhất: Xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh, gồm các hình thức sau Nhóm hành vi thứ hai: Ép buộc trong kinh doanh, đó là: Nhóm hành vi thứ ba: Cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác Nhóm hành vi thứ tƣ: Gây rối trật tự kinh doanh của doanh nghiệp khác. Nhóm hành vi thứ năm: Lôi kéo khách hàng bất chính. Nhóm hành vi thứ sáu: Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh Các hành vi khác đƣợc quy định tại các luật khác. 1.4.3.3. Pháp luật về xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh Chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh là những hình thức trách nhiệm pháp lý đƣợc Nhà nƣớc áp dụng đối với các chủ thể kinh doanh, buộc các chủ thể đó phải gánh chịu những hậu quả bất lợi do đã có hành vi cạnh tranh không lành mạnh gây thiệt hại cho các chủ thể kinh doanh và các chủ thể khác. Từ đó theo quy định của pháp luật hiện hành, xử lí hành vi cạnh tranh không lành mạnh dựa vào các căn cứ pháp lý sau: Một là, phải có hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Hai là, phải có thiệt hại trong cạnh tranh không lành mạnh. Ba là, phải có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi cạnh tranh không lành mạnh và thiệt hại. Bốn là, phải có lỗi trong cạnh tranh không lành mạnh. 9
- KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 Trong Chƣơng 1 của Luận văn đã phân tích, làm rõ nội hàm khái niệm cạnh tranh và cạnh tranh không lành mạnh cũng nhƣ vai trò, tính ảnh hƣởng của cạnh tranh đối với sự phát trển của kinh tế xã hội.Qua quá trình nghiên cứu, có thể dễ dàng nhận thấy vai trò quan trọng của cơ chế cạnh tranh đối với các quốc gia trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Từ những ảnh hƣớng lớn đến sự phát triển chung của nền kinh tế đến những ảnh hƣởng tới ngƣời dân. Với những vai trò của cạnh tranh rõ ràng, cơ chế cạnh tranh sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp buộc phải luôn luôn vận động nếu không muốn bỏ lại đằng sau trong cuộc chiến giành thị trƣờng. Tuy vậy, cơ chế cạnh tranh không phải lúc nào cũng diễn ra một cách thuận lợi, nó có thể đƣợc thực hiện dƣới những hình thức tiêu cực, tác động đến môi trƣờng kinh doanh bình đẳng, công bằng giữa các chủ thể. Cạnh tranh không lành mạnh rõ ràng không thể tồn tại trong môi trƣờng cạnh tranh giữa các chủ thể. Pháp luật cạnh tranh ra đời với những điều chỉnh đến chế định này một lần nữa cho thấy tầm quan trọng trong việc tạo ra một môi trƣờng kinh doanh thuận lợi, hiệu quả cho các chủ thể kinh doanh.Việc làm rõ hơn các hành vi cạnh tranh không lành mạnh đƣa ra những thực tiễn trong vấn đề phát hiện và xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động kinh doanh, tạo ra hành lang pháp lý rõ ràng cho các doanh nghiệp cũng nhƣ cơ quan xử lý cạnh tranh giải quyết đƣợc các hành vi cạnh tranh xảy ra. Tuy nhiên, để bảo vệ đƣợc tối đa quyền lợi của các chủ thể trong quan hệ cạnh tranh, bản thân sự điều chỉnh của pháp luật chƣa đủ đảm bảo, quá trình thực thi các quy định của pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh trên thực tế đƣợc làm rõ ở phần tiếp theo của Luận văn giúp nhìn nhận rõ hơn về vấn đề này. 10
- CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠI TỈNH HÀ TĨNH 2.1. Thực trạng pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh 2.1.1. Quy định của pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh Luật Cạnh tranh 2018 đƣợc ban hành trên cơ sở kế thừa, tiếp nối và phát huy những giá trị tốt đẹp, những điều chỉnh tích cực của Luật Cạnh tranh năm 2004 mà quy định về những hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm là một ví dụ điển hình. Ngoài ra, văn bản Luật Cạnh tranh 2018 tiến hành sửa đổi, bổ sung một số quy định nhằm khắc phục những hạn chế của văn bản trƣớc đó 2.1.1.1. Quy định về xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh Bí mật kinh doanh theo định nghĩa tại khoản 1 Điều 45 Luật cạnh tranh 2018 có những đặc điểm cơ bản sau đây: Thứ nhất, thông tin đó không phải là hiểu biết thông thường,. Thứ hai, có khả năng áp dụng trong kinh doanh và khi đƣợc sử dụng sẽ tạo cho ngƣời nắm giữ thông tin đó có lợi thế hơn so với ngƣời không nắm giữ đƣợc hoặc không sử dụng thông tin đó. Thứ ba, đƣợc chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để thông tin đó không bị tiết lộ và không dễ dàng tiếp cận đƣợc. Luật cạnh tranh quy định các dạng hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh bao gồm: Một là, hành vi tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của ngƣời sở hữu hợp pháp bí mật kinh doanh đó. Hai là,hành vi tiết lộ, sử dụng thông tin thuộc bí mật kinh doanh mà không đƣợc phép của chủ sở hữu bí mật kinh doanh. 2.1.1.2. Ép buộc trong kinh doanh Doanh nghiệp bị coi là có xử sự không lành mạnh khi họ dồn khách hàng vào tình thế bắt buộc phải mua hoặc không đƣợc phép mua hàng hoá mà không có cách lựa chọn nào khác. 2.1.1.3.Cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác Quy định này từng tồn tại trong nội hàm điều chỉnh của Luật Cạnh tranh năm 2004 với vai trò thuật ngữ gièm pha doanh nghiệp kháctại Điều 43. Tuy nhiên, thuật ngữ này thực tế chƣa điều chỉnh hết các hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các doanh nghiệp trên thị trƣờng,vìì vậy nên đƣợc chuyển sang thuật ngữ cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác, ghi nhận tại Điều 45 Luật Cạnh tranh 2018 theo hƣớng điều chỉnh hiệu quả hơn. 11
- 2.1.1.4. Nhóm hành vi gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác Hành vi gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác là một trong những hành vi cạnh tranh không lành mạnh do các doanh nghiệp thực hiện trong quá trình kinh doanh trái với các chuẩn mực thông thƣờng về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nƣớc, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc ngƣời tiêu dùng.Khoản 4 điều 45 Luật cạnh tranh 2018 quy định “Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp đó” 2.1.1.5. Nhóm hành vi lôi kéo khách hàng bất chính * Hành vi chỉ dẫn gây nhầm lẫn Luật cạnh tranh quy định cấm hành vi sử dụng chỉ dẫn thƣơng mại gây nhầm lẫn. Xuất phát từ bản chất của đối tƣợng này, chỉ dẫn thƣơng mại cần đƣợc định nghĩa là tổng thể các dấu hiệu, đặc điểm gắn liền với hàng hóa, dịch vụ hay hoạt động của doanh nghiệp nhất định, trải qua quá trình doanh nghiệp sử dụng, đầu tƣ, quảng bá lâu dài nên quan thuộc với khách hàng, trở thành những yếu tố chỉ dẫn để khách hàng nhận biết về một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định vay về nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ đó. *Hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh Tại Điểm b Khoản 5 Điều 45 Luật Cạnh tranh 2018 quy định về Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh, pháp luật cấm doanh nghiệp thực hiện hoạt động so sánh trực tiếp hàng hoá, dịch vụ của mình với hàng hoá, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác. Có thể hiểu một cách đơn giản quảng cáo so sánh là quảng cáo trong đó có nội dung so sánh hàng hóa, dịch vụ, khả năng kinh doanh của một doanh nghiệp (ngƣời quảng cáo) với đối tƣợng cùng loại của một hay một số doanh nghiệp cạnh tranh khác. 2.1.1.6. Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh Khuyến mại là một trong những hoạt động thƣơng mại đƣợc nhiều doanh nghiệp áp dụng nhằm mục đích thu hút khách hàng sử dụng hàng hóa, dịch vụ của mình. Tuy nhiên, có nhiều doanh nghiệp cũng lợi dụng hình thức xúc tiến thƣơng mại này để nhằm cạnh tranh, loại bỏ bớt đối thủ cạnh tranh một cách không lành mạnh. 2.1.1.7. Quy định của các văn bản quy phạm pháp luật khác về hành vi cạnh tranh không lành mạnh Luật cạnh tranh 2018 quy định tƣơng đối chi tiết về các hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Bên cạnh đó các văn bản pháp luật khác nhƣ Luật Chuyển giao công nghệ, Luật Sở hữu trí tuệ, Bộ luật dân sự, Luật thƣơng mại, Bộ luật hình sự và các nghị quyết của chính phủ cũng có quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Tuy nhiên khi có tranh chấp xảy ra thì Luật cạnh tranh 2018 vẫn là văn bản pháp luật đƣợc ƣu tiên áp dụng. 12
- Một là, hành vi cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu công nghiệp và chuyển giao công nghệ. Hai là, hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực chứng khoán. Ba là, hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực thƣơng mại điện tử. 2.1.2. Quy định của pháp luật về xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh 2.1.2.1. Trách nhiệm hành chính Theo quy định của Luật Cạnh tranh Việt Nam, các hình thức chế tài xử lý vi phạm về cạnh tranh không lành mạnh chủ yếu là các chế tài hành chính, đƣợc quy định trong các quy phạm pháp luật mang tính xử phạt và khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm gây ra (Điều 117). Các hình thức xử lý đó đã đƣợc tại Nghị định 71/2014/NĐ-CP ngày 21/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết, bao gồm: + Hình thức xử phạt chính: Phạt tiền đến 100 triệu đồng. + Các hình thức xử phạt bổ sung gồm: Tịch thu tang vật, phƣơng tiện đƣợc sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm, bao gồm cả tịch thu toàn bộ khoản lợi nhuận thu đƣợc từ việc thực hiện hành vi vi phạm. Ngoài các hình thức xử phạt đó, đối tƣợng vi phạm còn có thể bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc cải chính công khai. 2.1.2.2. Trách nhiệm hình sự Việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh đƣợc quy định tại Chƣơng XVIII "Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế" của Bộ luật Hình sự năm 2015. Hình phạt áp dụng đối với các tội danh trên thƣờng là phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc tù có thời hạn. Một số trƣờng hợp bị áp dụng hình phạt rất nặng nhƣ tù chung thân hoặc tử hình. Ngoài ra, còn có thể áp dụng các biện pháp tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định. 2.1.2.3. Trách nhiệm dân sự Bồi thƣờng thiệt hại là một chế định quan trọng trong hệ thống chế tài áp dụng đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Chức năng chủ yếu của bồi thƣờng thiệt hại là khôi phục, đền bù, nhằm bù đắp những tổn thất về vật chất và tinh thần mà bên mang quyền phải gánh chịu do hành vi vi phạm các quy tắc trong kinh doanh của bên kia gây ra. Vấn đề khởi kiện đòi bồi thƣờng thiệt hại đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh đƣợc áp dụng theo quy định về trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng, tại Chƣơng XX của Bộ luật Dân sự 2015 và pháp luật có liên quan. 2.1.3. Đánh giá thực trạng pháp luật điều chỉnh về hành vi cạnh tranh không lành mạnh Luật cạnh tranh 2018 đã hoàn thiện quy định về kiểm soát hành vi cạnh 13
- tranh không lành mạnh. Để đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật, luật không tiếp tục quy định một số hành vi cạnh tranh không lành mạnh đã đƣợc quy định trong một số luật khác và khẳng định nguyên tắc các hành vi cạnh tranh không lành mạnh đã đƣợc quy định tại các luật khác đƣợc thực hiện theo pháp luật từng ngành đó. Bên cạnh những điểm tích cực đó thì Luật cạnh tranh 2018 vẫn còn chƣa cụ thể hóa hết các hành vi cạnh tranh không lành mạnh xảy ra trên thị trƣờng. Ngoài ra, việc xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bằng các chế tài khác nhau đã đƣợc nếu rõ ràng với từng hành vi cụ thể nhƣng tính răn đe là còn thấp. Về trách nhiệm dân sự,hành chính Pháp luật dân sự Việt Nam đã có nhiều biện pháp chế tài dân sự để có thể áp dụng trong trƣờng hợp có hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Các biện pháp chế tài dân sự bao gồm trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng; xin lỗi, cải chính công khai; buộc chấm dứt hành vi vi phạm các chế tài khác. Tuy nhiên, hiện nay pháp luật Việt Nam chƣa có quy định về bồi thƣờng thiệt hại có tính chất phạt. Các quy định về các chế tài phi vật chất cũng chƣa đƣợc cụ thể hóa. Về trách nhiệm hình sự. Vấn đề hình sự hóa một số vi phạm quy định về cạnh tranh của BLHS mặc dù có những hợp lý nhất định nhƣng đã bộc lộ nhiều hạn chế chƣa phù hợp với Luật cạnh tranh 2018 và xu hƣớng chung về hình sự hóa vi phạm về cạnh tranh trên thế giới. Đặc biệt là sự chồng chéo trong các quy định của Bộ luật hình sự 2015 và Luật cạnh tranh 2018. Điều 112 Luật cạnh tranh 2018 quy định chính sách khoan hồng đối với doanh nghiệp tự nguyện khai báo giúp y ban Cạnh tranh Quốc gia phát hiện, điều tra và xử lý hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm quy định tại Điều 12. 2.2. Thực trạng thực thi pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh tại tỉnh Hà Tĩnh 2.2.1. Khái quát về thực trạng cạnh tranh không lành mạnh tại Hà Tĩnh * Về hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh Bí mật kinh doanh là một tài sản trí tuệ (tài sản vô hình), khác với các tài sản hữu hình khác, đƣợc xem nhƣ là một lợi thế đặc biệt của doanh nghiệp sở hữu nó và cũng thuộc đối tƣợng điều chỉnh của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Nghị định 99/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp quy định về các hành vi vi phạm, hình thức xử phạt, mức phạt, biện pháp khắc phục hậu quả; thủ tục nộp đơn yêu cầu xử lý vi phạm; thẩm quyền, thủ tục giải quyết đơn yêu cầu xử lý vi phạm; thẩm quyền xử phạt và thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp. * Về hành vi ép buộc trong kinhdoanh 14
- Hành vi ép buộc trong kinh doanh trên thực tế không chỉ “gói gọn” trong phạm vi giữa các doanh nghiệp kinh doanh với nhau với biểu hiện phổ biến trên thị là các nhà sản xuất lớn, các công ty tiềm năng thƣờng có hành vi đe dọa cắt đứt quan hệ đại lý với các cửa hàng bán lẻ nếu cùng một thời điểm nhận làm đại lý bán các mặt hàng cạnh tranh cho các nhà sản xuất khác. Hành vi ép buộc trong kinh doanh trên thực tiễn Hà Tĩnh đƣợc thể hiện rõ nét thông qua hành vi ƣu ái, bắt buộc sử dụng sản phẩm bia Sài Gòn trên địa bàn của tỉnh. Các sở ban ngành yêu cầu cán bộ, công nhân viên chức của chính các sở ban ngành đó sử dụng bia Sài Gòn vào các buổi liên hoan, ăn uống hay tổ chức sự kiện của ban ngành. Ngoài ra trong việc sử dụng cá nhân cũng khuyến khích sử dụng bia Sài gòn. Tuy nhiên không chỉ dừng ở mức độ khuyến khích mà ở đây các ban ngành đã có những chỉ đạo rõ về vấn đề sử dụng bia Sài Gòn nhƣ ban hành các công văn về về yêu cầu cán bộ sử dụng bia hay những quy định về xử phạt đối với những cán bộ không sử dụng bia Sài Gòn trong các bữa tiệc. Vụ việc đẩy tới đỉnh điểm khi có 7 cán bộ thuộc Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Hà Tĩnh đã bị nhắc nhở và viết kiểm điểm vì đã không sử dụng bia Sài Gòn. Còn ở chính quyền cấp huyện, ngoài việc yêu cầu cán bộ sử dụng bia thì chính quyền yêu cầu các nhà hàng, khách sạn, quán karaoke đóng trên địa bàn tích cực chào mời và sử dụng bia Sài Gòn nhằm tăng doanh thu cho ngân sách tỉnh bằng những bản cam kết giữa nhà hàng với chính quyền địa phƣơng cùng với đó là công văn yêu cầu tích cực sử dụng bia Sài Gòn trên địa bàn huyện. Bên cạnh đó nhiều xã, phƣờng, thị trấn trong tỉnh còn tổ chức truyền loa phát thanh, xây dựng các chƣơng trình văn nghệ tuyên truyền việc ƣu tiên sử dụng bia Sài Gòn. Nhƣ tại văn bản số 199 của y ban nhân dân huyện Cẩm Xuyên gửi các nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ, cơ sở kinh doanh, dịch vụ… trên địa bàn đẩy mạnh hơn nữa việc tiêu thụ sản phẩm bia Sài Gòn có nêu việc yêu cầu các y ban nhân dân xã, thị trân tăng cƣờng thời lƣợng phát thanh, tuyên truyền, chỉ đạo việc sử dụng bia Sài Gòn trên địa bàn huyện. Cùng với những chính sách ƣu đãi đối với bia Sài Gòn thì việc sau đó tỉnh tổ chức một lễ hội bia Sài Gòn với những hành động từ phía chính quyền nhằm tạo động lực thúc đẩy sử dụng bia sau lễ hội này. Ngoài ra trong các cuộc thi nhằm tuyên tuyên các chính sách của Đảng nhà nƣớc tới tầng lớp quần chúng nhân dân thì việc đƣa các bài thi về tuyên truyền quảng cáo bia gây nên những bức xúc nhất định trong quần chúng. Từ góc độ nào đây chúng ta có thể thấy việc yêu cầu sử dụng bia Sài Gòn sản xuất trên địa bàn không có gì phải bàn cãi nhiều. Tuy nhiên việc các cơ quan chức năng tỉnh Hà Tĩnh ký vào những văn bản có hiệu lực ban hành rộng rãi thì trên khía cạnh kinh tế lẫn pháp lý đều không phù hợp. Ngoài ra việc tổ chức lễ hội bia đối với sản phẩm bia Sài Gòn trên địa bàn là không 15
- sai, tuy nhiên việc sử dụng các mệnh lệnh hành chính để yêu cầu các tổ chức, cá nhân tới tham dự lễ hội đã tác động đến sự cạnh tranh lành mạnh giữa các sản phẩm bia với nhau trên chính địa bàn Hà Tĩnh cho dù doanh nghiệp đó có đóng thuế nhiều hơn đi chăng nữa. Xét về pháp luật cạnh tranh, những hành vi mà chính quyền tỉnh Hà Tĩnh thực hiện là hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Đó là các hành vi của cơ quan nhà nƣớc không đƣợc thực hiện để cản trở cạnh tranh trên thị trƣờng đó là:Buộc doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân phải mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ với doanh nghiệp đƣợc cơ quan này chỉ định, trừ hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền quản lý của cơ quan nhà nƣớc hoặc trƣờng hợp khẩn cấp theo quy định của pháp luật. * Về hành vi cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác Trên thực tiễn, hành vi này thƣờng bắt gặp dƣới dạng hành vi gièm pha doanh nghiệp khác đƣợc biểu hiện dƣới nhiều hình thức khác nhau nhƣ: nói xấu, bôi nhọ, vu khống đối thủ cạnh tranh, cố ý tung tin đồn, tạo dƣ luận xã hội, gây ấn tƣợng không tốt về một loại sản phẩm hàng hóa đang có uy tín trên thị trƣờng, nhằm hạ uy tín sản phẩm của đối thủ cạnhtranh. * Về hành vi gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác Khác với hành vi ép buộc trong kinh doanh hoặc gièm pha doanh nghiệp khác, gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác không có quy định về hình thức của hành vi, mà chỉ căn cứ vào hậu quả đã xảy ra trên thực tế để nhận diện hành vi. Đó là tình hình kinh doanh của doanh nghiệp bị hại đã bị gián đoạn hoặc bị cản trở bởi hành vi gây rối nhằm mục đích cạnh tranh không lành mạnh của doanh nghiệp vi phạm. * Về hành vi chỉ dẫn gây nhầm lẫn Các đối tƣợng chỉ dẫn mà doanh nghiệp sử dụng để gây nhầm lẫn là các đối tƣợng thuộc phạm trù "chỉ dẫn thƣơng mại" đƣợc quy định tại Nghị định số 54/2000/NĐ-CP và Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005. Chỉ dẫn thƣơng mại (tên thƣơng mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tƣợng kinh doanh, kiểu dáng bao bì của hàng hóa, nhãn hàng hóa, chỉ dẫn địa lý) là đối tƣợng thƣờng đƣợc các đối thủ cạnh tranh quan tâm và cũng là đối tƣợng đƣợc bảo vệ bởi pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp. Trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh xảy ra thực trạng các doanh nghiệp có hành vi vi phạm thƣơng hiệu trong kinh doanh xăng dầu. * Về hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh Cạnh tranh không lành mạnh cũng diễn ra phổ biến trong lĩnh vực quảng cáo.Thời gian vừa qua, đã có quá nhiều quảng cáo có nội dung không đầy đủ, có thể gây nhầm lẫn cho khách hàng. Nhiều trƣờng hợp quảng cáo không trung thực, vi phạm điều cấm trong quảng cáo, vi phạm nhãn mác, gây ngộ nhận cho ngƣời tiêu dùng. Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh có 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 789 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh dịch vụ khách sạn tại công ty cổ phần du lịch - dịch vụ Hội An
26 p | 422 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản tại Công ty TNHH Thẩm định giá và Dịch vụ tài chính Đà Nẵng
26 p | 504 | 76
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 544 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 527 | 47
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Cải cách thủ tục hành chính ở ủy ban nhân dân xã, thị trấn tại huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
26 p | 342 | 41
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn Cầu
26 p | 307 | 39
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng chương trình tích hợp xử lý chữ viết tắt, gõ tắt
26 p | 331 | 35
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 350 | 27
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 247 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 287 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra ở Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang
26 p | 228 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Biện pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học các môn Khoa học xã hội và Nhân văn ở trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Kon Tum
26 p | 108 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Lý thuyết độ đo và ứng dụng trong toán sơ cấp
21 p | 220 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển thương hiệu Trần của Công ty TNHH MTV Ẩm thực Trần
26 p | 100 | 8
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 264 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 233 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 201 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn