®¹i häc quèc gia hµ néi<br />
khoa luËt<br />
<br />
nguyÔn ph-¬ng anh<br />
<br />
PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT HÀNH<br />
VI QUẢNG CÁO GÂY NHẦM LẪN<br />
TẠI VIỆT NAM<br />
<br />
C«ng tr×nh ®-îc hoµn thµnh t¹i<br />
Khoa LuËt - §¹i häc Quèc gia Hµ Néi<br />
<br />
Ng-êi h-íng dÉn khoa häc: TS. Vò Quang<br />
<br />
Ph¶n biÖn 1:<br />
<br />
Ph¶n biÖn 2:<br />
Chuyªn ngµnh : LuËt kinh tÕ<br />
M· sè<br />
<br />
: 60 38 50<br />
LuËn v¨n sÏ ®-îc b¶o vÖ tr-íc Héi ®ång chÊm luËn v¨n th¹c sÜ,<br />
häp t¹i Khoa LuËt - §¹i häc Quèc gia Hµ Néi.<br />
<br />
tãm t¾t luËn v¨n th¹c sÜ luËt häc<br />
<br />
Vµo håi ..... giê ....., ngµy ..... th¸ng ..... n¨m 2012.<br />
<br />
hµ néi - 2012<br />
<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
MỤC LỤC CỦA LUẬN VĂN<br />
Trang<br />
Trang phụ bìa<br />
Lời cam đoan<br />
Mục lục<br />
MỞ ĐẦU<br />
<br />
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP<br />
<br />
1<br />
6<br />
<br />
LUẬT KIỂM SOÁT HÀNH VI QUẢNG<br />
CÁO GÂY NHẦM LẪN<br />
<br />
1.1.<br />
1.1.1.<br />
1.1.2.<br />
1.2.<br />
1.3.<br />
1.3.1.<br />
1.3.2.<br />
1.3.3.<br />
1.4.<br />
<br />
1.4.1.<br />
1.4.2.<br />
1.4.3.<br />
<br />
Khái quát về quảng cáo và quảng cáo gây nhầm lẫn<br />
Khái niệm quảng cáo<br />
Chức năng và những đặc trưng cơ bản của quảng cáo<br />
Quảng cáo gây nhầm lẫn<br />
Pháp luật kiểm soát hành vi quảng cáo gây nhầm lẫn<br />
Khái niệm pháp luật kiểm soát hành vi quảng cáo gây<br />
nhầm lẫn<br />
Lịch sử phát triển pháp luật kiểm soát hành vi quảng cáo<br />
gây nhầm lẫn<br />
Đặc điểm và vai trò của pháp luật về kiểm soát hành vi<br />
quảng cáo gây nhầm lẫn<br />
Kinh nghiệm pháp luật về kiểm soát hành vi cạnh tranh<br />
không lành mạnh nói chung và hành vi quảng cáo gây<br />
nhầm lẫn nói riêng ở một số quốc gia và vùng lãnh thổ<br />
trên thế giới<br />
Nhật Bản<br />
Cộng hòa Liên bang Đức<br />
Đài Loan<br />
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT<br />
HÀNH VI QUẢNG CÁO GÂY NHẦM LẪN<br />
VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG Ở VIỆT NAM<br />
<br />
3<br />
<br />
6<br />
6<br />
8<br />
10<br />
17<br />
17<br />
21<br />
26<br />
28<br />
<br />
2.1.<br />
Thực trạng quảng cáo gây nhầm lẫn ở Việt Nam<br />
2.1.1. Hành vi bắt chước một sản phẩm quảng cáo khác để gây<br />
nhầm lẫn cho khách hàng<br />
2.1.2. Hành vi đưa thông tin gây nhầm lẫn cho khách hàng về<br />
giá, số lượng, chất lượng, công dụng, kiểu dáng, chủng<br />
loại, bao bì, ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, xuất xứ<br />
hàng hóa, người sản xuất, nơi sản xuất, người gia công,<br />
nơi gia công<br />
2.1.3. Hành vi đưa thông tin gây nhầm lẫn cho khách hàng về<br />
cách thức sử dụng, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành<br />
2.2.<br />
Điều chỉnh pháp luật đối với các hành vi quảng cáo gây<br />
nhầm lẫn tại Việt Nam<br />
2.2.1. Các quy định pháp luật mang tính nguyên tắc cơ bản<br />
2.2.2. Các quy định pháp luật trong một số lĩnh vực cụ thể<br />
2.3.<br />
Thiết chế thi hành pháp luật về cạnh tranh và pháp luật<br />
về kiểm soát hành vi quảng cáo gây nhầm lẫn<br />
2.3.1. Cục Quản lý cạnh tranh<br />
2.3.2. Hội đồng Cạnh tranh<br />
2.4.<br />
Nhận xét về các quy định pháp luật kiểm soát hành vi<br />
quảng cáo gây nhầm lẫn<br />
2.4.1. Dưới góc độ pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh<br />
2.4.2. Dưới góc độ pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng<br />
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG<br />
<br />
46<br />
48<br />
52<br />
<br />
59<br />
61<br />
61<br />
66<br />
69<br />
70<br />
79<br />
81<br />
81<br />
87<br />
91<br />
<br />
HIỆU LỰC THI HÀNH PHÁP LUẬT KIỂM<br />
SOÁT HÀNH VI QUẢNG CÁO GÂY NHẦM<br />
<br />
29<br />
34<br />
37<br />
46<br />
<br />
LẪN Ở VIỆT NAM<br />
<br />
3.1.<br />
3.2.<br />
3.2.1.<br />
3.2.2.<br />
<br />
Định hướng chính trị, cơ sở lý luận<br />
Một số giải pháp cơ bản<br />
Trong hoạt động xây dựng pháp luật<br />
Thực thi pháp luật<br />
KẾT LUẬN<br />
<br />
4<br />
<br />
91<br />
99<br />
100<br />
101<br />
106<br />
<br />
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
5<br />
<br />
107<br />
<br />
6<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Luật cạnh tranh có hiệu lực từ ngày 1/7/2005 đã đi vào đời sống kinh tế xã hội, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh cho các doanh<br />
nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia, góp phần thúc đẩy nhanh sự<br />
phát triển của nền kinh tế hàng hoá, nhằm đáp ứng tốt hơn nữa những yêu<br />
cầu của thị trường cũng như phù hợp với thông lệ quốc tế khi Việt Nam<br />
chính thức mở cửa, hội nhập với nền kinh tế thế giới và khu vực. Trong số<br />
các hành vi cạnh tranh được Luật điều chỉnh, hành vi quảng cáo nhằm cạnh<br />
tranh không lành mạnh nằm trong nhóm các hành vi bị cấm thực hiện.<br />
Thị trường quảng cáo Việt Nam đang thực sự sôi động với sự tham gia<br />
của nhiều loại hình quảng cáo, đến từ mọi loại thành phần doanh nghiệp, với<br />
các hình thức và nội dung truyền tải ngày một đa dạng, hấp dẫn và phong<br />
phú. Đặc biệt, trong bối cảnh sức ép của cạnh tranh từ thị trường ngày càng<br />
gay gắt, các doanh nghiệp kinh doanh hàng hoá dịch vụ luôn sử dụng quảng<br />
cáo như một công cụ hữu hiệu trong việc thu hút và tiếp cận gần hơn với<br />
người tiêu dùng.<br />
<br />
pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh nói chung và pháp luật về<br />
quảng cáo nói riêng được đảm bảo, duy trì và củng cố một môi trường cạnh<br />
tranh lành mạnh, bảo vệ quyền và lợi ích của người tiêu dùng, đòi hỏi phải<br />
có sự nghiên cứu về pháp luật kiểm soát hành vi quảng cáo gây nhầm lẫn.<br />
Và đó chính là lý do để học viên lựa chọn đề tài "Pháp luật về kiểm soát<br />
hành vi quảng cáo gây nhầm lẫn tại Việt Nam".<br />
2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước<br />
Ở các nước trên thế giới, thuật ngữ "quảng cáo gây nhầm lẫn" xuất hiện<br />
khá phổ biến trong các văn bản quy phạm pháp luật. Hành vi này được luật cạnh<br />
tranh các nước điều chỉnh và xem là một dạng hành vi quảng cáo nhằm cạnh<br />
tranh không lành mạnh. Pháp luật cạnh tranh một số nước coi dấu hiệu "gây nhầm<br />
lẫn" thuộc dạng hành vi quảng cáo gian dối hay quảng cáo không trung thực.<br />
<br />
Trong bối cảnh đó, hoạt động quảng cáo ngày càng có nhiều biến tướng<br />
cả về nội dung và hình thức thể hiện. Để đạt được mục đích xúc tiến thương<br />
mại ở mức độ cao nhất, các doanh nghiệp không loại trừ việc sử dụng những<br />
phương thức quảng cáo không trung thực, thiếu lành mạnh như quảng cáo<br />
gian dối, quảng cáo gây nhầm lẫn… Trong đó, hành vi quảng cáo gây nhầm<br />
lẫn đang ngày càng diễn ra phổ biến. Chỉ tính riêng hai năm 2009 và 2010,<br />
số vụ việc vi phạm trong lĩnh vực quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành<br />
mạnh đã tăng nhanh với số vụ việc bị phát hiện và xử lý là 26 vụ, trong đó<br />
chỉ tính riêng trong năm 2010, cơ quan quản lý cạnh tranh đã điều tra 21 vụ<br />
việc quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh, và điều đáng nói là đa<br />
phần các vụ việc vi phạm pháp luật về quảng cáo là trong lĩnh vực quảng cáo<br />
gây nhầm lẫn. Điều này đã cho thấy dạng hành vi vi phạm phổ biến nhất<br />
trong lĩnh vực quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh thời gian gần<br />
đây là hành vi quảng cáo gây nhầm lẫn. Trước tình hình này, để việc thực thi<br />
<br />
Tại Việt Nam, liên quan đến lĩnh vực pháp luật về quảng cáo, đã có một<br />
số công trình nghiên cứu về vấn đề này như luận văn thạc sĩ Luật học: "Pháp<br />
luật chống cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực quảng cáo ở Việt<br />
Nam", năm 2003; luận văn thạc sĩ Luật học: "Điều chỉnh hoạt động quảng<br />
cáo trong khuôn khổ pháp luật cạnh tranh tại Việt Nam", của Đoàn Tử Tích<br />
Phước, năm 2007. Trong đó, luận văn "Pháp luật chống cạnh tranh không<br />
lành mạnh trong lĩnh vực quảng cáo ở Việt Nam" ra đời trong bối cảnh Việt<br />
Nam chưa ban hành Luật cạnh tranh. Do vậy, những quan điểm và kết quả<br />
nghiên cứu của luận văn chủ yếu tập trung vào việc hoàn thiện pháp luật<br />
chống cạnh tranh không lành mạnh thông qua định hướng xây dựng một đạo<br />
luật cạnh tranh trong tương lai. Trong khi đó, luận văn "Điều chỉnh hoạt<br />
động quảng cáo trong khuôn khổ pháp luật cạnh tranh tại Việt Nam" ra đời<br />
năm 2007 khi chúng ta đã xây dựng và ban hành Luật cạnh tranh năm 2005.<br />
Nội dung của luận văn đã tập trung làm rõ các vấn đề lý luận về quảng cáo,<br />
cạnh tranh và pháp luật cạnh tranh điều chỉnh quảng cáo trong nền kinh tế thị<br />
trường; đánh giá hiện trạng hoạt động quảng cáo tại Việt Nam; đưa ra một số<br />
kiến nghị về: điều chỉnh khái niệm, quy định cạnh tranh không lành mạnh,<br />
hoàn thiện thủ tục và trình tự xử lý các vụ việc cạnh tranh, điều chỉnh chức năng<br />
nhiệm vụ của cơ quan cạnh tranh và một số giải pháp khác. Tuy nhiên, ở những<br />
luận văn trên, quảng cáo dưới góc độ pháp luật cạnh tranh được xem xét, nghiên<br />
<br />
7<br />
<br />
8<br />
<br />
cứu và đánh giá trên phương diện tổng quát, toàn diện với tất cả các dạng<br />
hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh. Còn trong đề tài "Pháp<br />
luật về kiểm soát hành vi quảng cáo gây nhầm lẫn tại Việt Nam", học viên<br />
tập trung đi sâu nghiên cứu vào một dạng hành vi quảng cáo nhằm cạnh<br />
tranh không lành mạnh cụ thể, đó là hành vi quảng cáo gây nhầm lẫn.<br />
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài<br />
Luận văn trước hết sẽ làm rõ những luận cứ khoa học dưới góc độ pháp<br />
lý về hành vi quảng cáo gây nhầm lẫn, từ đó đưa ra định nghĩa và làm rõ<br />
những đặc điểm cơ bản của pháp luật về kiểm soát hành vi quảng cáo gây nhầm<br />
lẫn. Bên cạnh đó, luận văn sẽ tập trung phân tích và bình luận một số vấn đề<br />
liên quan đến thực tiễn áp dụng pháp luật trong lĩnh vực này thời gian qua.<br />
Trên cơ sở làm rõ một số vấn đề lý luận như trên, đối chiếu với thực<br />
trạng về quảng cáo cũng như pháp luật kiểm soát hành vi quảng cáo gây<br />
nhầm lẫn tại Việt Nam hiện nay, luận văn sẽ tập trung đề xuất một số giải<br />
pháp nhằm tăng cường hiệu lực thi hành pháp luật trong lĩnh vực này thời<br />
gian tới.<br />
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
4.1. Đối tượng nghiên cứu<br />
Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của luận văn là những vấn đề lý luận và<br />
thực tiễn về pháp luật kiểm soát hành vi quảng cáo gây nhầm lẫn tại Việt<br />
Nam. Trong đó, tập trung phân tích các dạng hành vi luật định mà doanh<br />
nghiệp sử dụng để thực hiện quảng cáo gây nhầm lẫn, các quy định pháp luật<br />
điều chỉnh hành vi này cũng như thiết chế thi hành pháp luật về kiểm soát<br />
hành vi quảng cáo gây nhầm lẫn. Trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp<br />
nhằm tăng cường hiệu lực thi hành và nâng cao hiệu quả xử lý trong lĩnh vực<br />
pháp luật này.<br />
4.2. Phạm vi nghiên cứu<br />
<br />
trước hết được tìm thấy trong Luật cạnh tranh năm 2005. Trước đó, tại Pháp<br />
lệnh quảng cáo số 39/2001/PL-UBTVQH ngày 16/11/2001 và Nghị định số<br />
24/2003/NĐ-CP ngày 13/3/2003 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh quảng<br />
cáo, hành vi quảng cáo gây nhầm lẫn cũng được đề cập tới. Trong phạm vi<br />
nghiên cứu của luận văn, học viên sẽ tập trung phân tích và làm rõ các dạng<br />
thức vi phạm của hành vi quảng cáo gây nhầm lẫn. Bên cạnh đó, luận văn sẽ<br />
tập trung vào những hành vi đã được luật định, đồng thời đi sâu phân tích<br />
thiết chế thi hành lĩnh vực pháp luật này và dạng hành vi vi phạm trong một<br />
số lĩnh vực cụ thể.<br />
5. Phương pháp nghiên cứu<br />
Phương pháp luận. Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử<br />
được sử dụng làm nền tảng trong quá trình phân tích và kết luận vấn đề<br />
nghiên cứu.<br />
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết và thu thập thông tin. Luận văn dựa<br />
trên hệ thống lý luận về pháp luật quảng cáo nói chung và pháp luật kiểm<br />
soát hành vi quảng cáo gây nhầm lẫn nói riêng, bên cạnh việc sử dụng các<br />
dữ liệu thu thập được từ số liệu thống kê của các cơ quan quản lý nhà nước<br />
trong ngành, lĩnh vực liên quan.<br />
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài<br />
Luận văn đã hệ thống hoá những vấn đề lý luận chủ yếu về pháp luật<br />
kiểm soát hành vi quảng cáo gây nhầm lẫn; phân tích một cách hệ thống thực<br />
trạng quảng cáo gây nhầm lẫn tại Việt Nam; trên cơ sở đó đưa ra một số nhận<br />
xét về các quy định pháp luật kiểm soát hành vi quảng cáo gây nhầm lẫn<br />
dưới góc độ pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh và pháp luật bảo vệ<br />
quyền lợi người tiêu dùng. Từ những phân tích và lý luận đã đưa ra, luận văn<br />
đề xuất một số giải pháp mang tính khả thi nhằm thúc đẩy hiệu quả thi hành<br />
pháp luật kiểm soát hành vi quảng cáo gây nhầm lẫn trong thời gian tới.<br />
7. Kết cấu của luận văn<br />
<br />
So với các lĩnh vực pháp luật khác, hệ thống các quy định pháp luật về<br />
kiểm soát hành vi quảng cáo gây nhầm lẫn không được tìm thấy nhiều trong<br />
các văn bản quy phạm pháp luật. Các quy định về quảng cáo gây nhầm lẫn<br />
<br />
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung<br />
của luận văn gồm 3 chương:<br />
<br />
9<br />
<br />
10<br />
<br />