Pháp luật về phòng, chống mua bán người qua<br />
thực tiễn ở tỉnh Thanh Hóa<br />
Lê Thị Lan Anh<br />
Khoa Luật<br />
Luận văn Thạc sĩ ngành: Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật;<br />
Mã số: 60 38 01 01<br />
Người hướng dẫn: TS. Vũ Công Giao<br />
Năm bảo vệ: 2014<br />
Abstract. Luận văn góp phần làm sáng tỏ về mặt lý luận các quy định của pháp luật về<br />
phòng, chống mua bán người ở Việt Nam. Phân tích một cách toàn diện và hệ thống thực trạng<br />
thực hiện pháp luật về phòng, chống mua bán người ở tỉnh Thanh Hoá từ năm 2008 đến nay. Đề<br />
xuất những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu qủa thực hiện pháp luật về phòng, chống mua<br />
bán người ở tỉnh Thanh Hoá.<br />
Keywords. Pháp luật Việt Nam; Luật hình sự; Tội mua bán người<br />
Content<br />
1. Tính cấp thiết của luận văn<br />
Trong những năm gần đây, mua bán người (MBN) đã trở thành một vấn nạn, gây nhiều<br />
bức xúc trong xã hội ở nước ta. Tình hình tội phạm MBN diễn biến ngày càng nghiêm trọng, tính<br />
chất và thủ đoạn hoạt động của bọn tội phạm ngày càng phức tạp, tinh vi. Tội phạm MBN hoạt<br />
động dưới nhiều hình thức ngày càng đa dạng, nhiều trường hợp có tổ chức chặt chẽ, có sự móc<br />
nối với các tổ chức tội phạm ở nước ngoài (mang tính chất xuyên quốc gia).<br />
Nhận thức rõ sự nguy hiểm của tội phạm MBN, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến<br />
việc phòng, chống loại tội phạm này. Nhiều chính sách, pháp luật đã được Đảng và Nhà nước<br />
ban hành nhằm phòng ngừa, ngăn chặn, trừng trị tội phạm MBN. Một bộ máy tổ chức có sự tham<br />
gia của cả hệ thống chính trị từ trung ương đến địa phương cũng đã được thiết lập cho công tác<br />
này. Bên cạnh đó, Nhà nước đã triển khai thực hiện nhiều biện pháp tuyên truyền, giáo dục trong<br />
nhân dân về các hành vi, thủ đoạn của những kẻ MBN, đồng thời có các biện pháp giúp đỡ<br />
những nạn nhân bị mua bán phục hồi, hoà nhập cộng đồng. Nhà nước cũng đã phối hợp với các<br />
tổ chức quốc tế và các quốc gia, đặc biệt là các nước trong khu vực, để triển khai nhiều dự án<br />
hợp tác về phòng, chống buôn bán người.<br />
Nhờ những nỗ lực nêu trên, trong những năm gần đây, công tác phòng, chống mua bán<br />
người (PCMBN) ở Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực, tệ nạn MBN đã từng bước được<br />
ngăn chặn. Tuy nhiên, trên thực tế tình trạng MBN ở nước ta vẫn đang diễn biến nghiêm trọng và<br />
phức tạp, đòi hỏi cần phải tiếp tục hoàn thiện hơn nữa các cơ chế pháp lý về phòng chống tệ nạn<br />
này ở tất cả các cấp, đặc biệt là ở cấp địa phương.<br />
Thanh Hoá là một tỉnh nằm ở phía Bắc Miền Trung, diện tích tự nhiên 11.116,34km<br />
vuông, chiếm 3,25 % tổng diện tích tự nhiên của cả nước. Địa hình Thanh Hoá rất phức tạp, thấp<br />
dần từ phía Tây sang phía Đông, vùng miền núi, trung du chiếm phần lớn diện tích của tỉnh.<br />
Đồng bằng Thanh Hoá lớn nhất khu vực miền Trung và lớn thứ 3 của cả nước. Thanh Hoá có 27<br />
đơn vị hành chính trực thuộc, gồm một thành phố trực thuộc tỉnh, 2 thị xã và 24 huyện; có 639<br />
đơn vị hành chính cấp xã. Theo kết quả điều tra dân số năm 2013, Thanh Hoá có 3,62 triệu<br />
người, đứng thứ 3 trong cả nước, chỉ sau Thành phố Hồ Chí Minh và Thành phố Hà Nội. Tỉnh<br />
<br />
Thanh Hóa có 7 dân tộc chủ yếu là Kinh, Mường, Thái, Thổ, Dao, Mông, Khơ Mú, dân cư phân<br />
bố không đều giữa các vùng miền.<br />
Trong những năm qua, công tác PCMBN luôn được các cấp ủy Đảng, chính quyền tỉnh<br />
Thanh Hóa quan tâm, chỉ đạo thực hiện nên đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên,<br />
do nhận thức pháp luật của người dân còn hạn chế cùng với những khó khăn về kinh tế và công<br />
tác tổ chức thực hiện pháp luật về PCMBN còn chưa đồng nhất; nên Thanh Hóa hiện vẫn là một<br />
trong những “điểm nóng” về tình trạng MBN trên cả nước.<br />
Là một cán bộ công tác và sinh sống trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, tác giả nhận thấy có<br />
nhiều bất cập, hạn chế trong công tác PCMBN ở địa phương và luôn trăn trở với các câu hỏi:<br />
Làm thế nào để thực hiện tốt pháp luật về phòng, chống mua bán người? Liệu có giải pháp nào<br />
để thực hiện pháp luật về phòng, chống mua bán người có hiệu quả hơn ở tỉnh Thanh Hóa? Vì<br />
vậy, tác giả đã chọn đề tài "Pháp luật về phòng, chống mua bán người qua thực tiễn ở tỉnh<br />
Thanh Hóa" để làm luận văn thạc sĩ luật học của mình.<br />
2. Tình hình nghiên cứu<br />
MBN là một vấn đề xã hội bức xúc nên trong thời gian qua việc phòng, chống tệ nạn này ở<br />
nước ta đã được nhiều cơ quan, tổ chức và cá nhân quan tâm nghiên cứu. Cho đến nay, đã có nhiều<br />
công trình nghiên cứu về PCMBN từ nhiều góc độ và lĩnh vực khác nhau được công bố ở nước ta,<br />
trong đó tiêu biểu như:<br />
- Lê Thị Quý, Phòng chống buôn bán phụ nữ các tỉnh phía Bắc Việt Nam, Nxb Phụ nữ,<br />
Hà Nội, 1999.<br />
- Lê Thị Quý: Vấn đề ngăn chặn nạn buôn bán phụ nữ ở Việt Nam, Nxb Lao động - xã<br />
hội, Hà Nội, 2000.<br />
- Lê Thị Quý, „Phòng chống buôn bán phụ nữ và trẻ em qua biên giới‟, Nxb Phụ nữ, HN,<br />
2005.<br />
- Vũ Ngọc Bình: "Phòng, chống buôn bán và mại dâm trẻ em", Nxb Công an nhân dân,<br />
Hà Nội, 2002.<br />
- Chu Thị Thoa, "Hoàn thiện pháp luật phòng, chống mua bán phụ nữ, trẻ em ở Việt Nam<br />
hiện nay", Luận văn thạc sĩ luật học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2002.<br />
- Nguyễn Quang Dũng: "Tình hình tội phạm mua bán phụ nữ qua biên giới nước ta và<br />
hoạt động phòng ngừa của bộ đội biên phòng", Tạp chí Công an nhân dân, số 7, 2003.<br />
- Đặng Xuân Khang: "Tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em qua biên giới Việt Nam - thực<br />
trạng và giải pháp", Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, Bộ Công an, 2004.<br />
- Nguyễn Thị Lan: “Bàn về tội mua bán người trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số<br />
điều của Bộ luật Hình sự 1999”, Tạp chí Khoa học, Luật học, ĐHQGHN, số 25, 2009.<br />
Các công trình nêu trên đã cung cấp một khối lượng kiến thức, thông tin lớn về PCMBN<br />
ở các góc độ, cấp độ khác nhau. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có công trình nào tập trung đề<br />
cập đến thực trạng pháp luật về PCMBN ở cấp địa phương nói chung, cũng như ở tỉnh Thanh<br />
Hóa nói riêng. Thêm vào đó, hầu hết các công trình nghiên cứu nói trên đều được thực hiện và<br />
công bố trước khi Luật PCMBN được thông qua và có hiệu lực (năm 2011) nên có nhiều thông<br />
tin, kiến thức và nhận định không còn phù hợp. Vì vậy, vẫn cần có thêm những công trình nghiên<br />
cứu nữa về PCMBN ở nước ta, đặc biệt là những nghiên cứu tiếp cận, khảo sát thực trạng vấn đề<br />
ở cấp địa phương. Đề tài “Pháp luật về phòng, chống mua bán người qua thực tiễn ở tỉnh<br />
Thanh Hóa” được thực hiện nhằm góp phần khỏa lấp khoảng trống đó.<br />
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn<br />
3.1. Mục đích<br />
Mục đích của luận văn là cung cấp một cái nhìn tổng thể và chi tiết về thực trạng công tác<br />
PCMBN ở tỉnh Thanh Hóa, qua đó đề xuất những quan điểm và giải pháp nhằm đảm bảo thực<br />
hiện có hiệu quả pháp luật về PCMBN của tỉnh, đồng thời cũng là những gợi ý cho việc nâng cao<br />
hiệu quả công tác PCMBN ở các địa phương khác trên cả nước.<br />
3.2. Nhiệm vụ<br />
Để đạt được mục đích trên, luận văn có các nhiệm vụ sau đây:<br />
- Phân tích làm rõ những cơ sở lý luận của công tác PCMBN, cũng như khuôn khổ pháp<br />
luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về vấn đề này.<br />
<br />
- Phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật về PCMBN ở tỉnh Thanh Hóa; làm rõ<br />
không chỉ những thành tựu mà cả những tồn tại, hạn chế trong công tác này; đồng thời phân tích<br />
chỉ ra nguyên nhân của những thành tựu và tồn tại, hạn chế đó.<br />
- Trên cơ sở những điểm nêu trên, đề xuất những quan điểm và giải pháp nhằm nâng cao<br />
hiệu quả thực hiện pháp luật về PCMBN ở tỉnh Thanh Hóa trong những năm tới.<br />
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
4.1. Đối tượng<br />
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là thực trạng thực hiện pháp luật về PCMBN ở tỉnh<br />
Thanh Hóa, cụ thể là cơ sở lý luận, pháp lý và những biện pháp mà các cơ quan, ban ngành trong<br />
tỉnh đã áp dụng để ngăn ngừa và xử lý tội phạm MBN, kết quả đã đạt được trong công tác này,<br />
những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân của những thành tựu, hạn chế và giải pháp khắc phục.<br />
4.2. Phạm vi nghiên cứu<br />
Phù hợp với những yêu cầu của một luận văn thạc sĩ, tác giả đặt ra những giới hạn cho<br />
nghiên cứu này như sau:<br />
- Về nội dung, luận văn tập trung nghiên cứu các biện pháp thực hiện pháp luật về<br />
PCMBN ở tỉnh Thanh Hóa. Vì thế, luận văn không phân tích chi tiết mà chỉ đề cập khái quát đến<br />
khuôn khổ pháp luật quốc tế và quốc gia về PCMBN để làm nền tảng cho việc nghiên cứu việc<br />
thực hiện khuôn khổ đó ở tỉnh Thanh Hóa.<br />
- Về địa lý, luận văn chỉ nghiên cứu thực trạng thực hiện pháp luật về PCMBN ở tỉnh<br />
Thanh Hóa mà không mở rộng đến công tác PCMBN trên phạm vi cả nước hoặc ở các địa<br />
phương khác.<br />
- Về thời gian, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng thực hiện pháp luật về<br />
PCMBN ở tỉnh Thanh Hóa từ năm 2008 đến nay mà không mở rộng đến việc thực hiện công tác<br />
này ở tỉnh những năm trước đó. Đây là khoảng thời gian chuyển tiếp trong đó có một sự thay đổi<br />
lớn về khuôn khổ pháp lý của nước ta về PCMBN, với sự ra đời của Luật PCMBN năm 2011.<br />
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu<br />
5.1. Cơ sở lý luận<br />
Luận văn áp dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa<br />
Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, những quan điểm cơ bản của Đảng và nhà nước ta về Nhà<br />
nước, pháp luật và về PCMBN.<br />
Cơ sở lý luận nêu trên là nền tảng để nghiên cứu thực tiễn thực hiện pháp luật<br />
về PCMBN ở tỉnh Thanh Hóa.<br />
5.2. Phương pháp nghiên cứu<br />
Luận văn áp dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: thống kê, tổng hợp, phân tích,<br />
so sánh… để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu đề ra.<br />
6. Tính mới và những đóng góp của luận văn<br />
Luận văn góp phần làm sáng tỏ về mặt lý luận các quy định của pháp luật về phòng,<br />
chống mua bán người ở Việt Nam. Hơn nữa, đây là nghiên cứu đầu tiên phân tích một cách toàn<br />
diện và hệ thống thực trạng thực hiện pháp luật về PCMBN ở tỉnh Thanh Hóa, đồng thời nêu ra<br />
những quan điểm và giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả thực hiện pháp luật về PCMBN ở<br />
trong tỉnh. Những phân tích, đánh giá của luận văn được thực hiện sau khi Luật PCMBN năm<br />
2011 được thông qua và có hiệu lực pháp luật, bởi vậy cập nhật được những sự phát triển mới<br />
nhất của hệ thống pháp luật Việt Nam về vấn đề này.<br />
Với đóng góp như trên, luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan, ban<br />
ngành của tỉnh Thanh Hóa và các địa phương khác trong việc thực thi pháp luật về PCMBN.<br />
Ngoài ra, luận văn còn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho hoạt động giảng dạy, nghiên cứu<br />
ở Khoa Luật Đại học quốc gia Hà Nội và các cơ sở đào tạo khác của Việt Nam.<br />
7. Kết cấu của luận văn<br />
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3<br />
chương:<br />
Chương 1: Cơ sở lý luận và khung pháp luật quốc tế, pháp luật Việt Nam về phòng,<br />
chống mua bán người<br />
Chương 2: Thực trạng thực hiện pháp luật về phòng, chống mua bán người ở tỉnh Thanh<br />
<br />
Hóa<br />
Chương 3: Quan điểm và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về phòng,<br />
chống mua bán người ở tỉnh Thanh Hóa<br />
<br />
References<br />
1.<br />
Ban Chấp hành Trung ương (2010), Chỉ thị số 48-CT/TW, ngày 22/10/2010 về tăng cường sự<br />
lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới, Hà Nội.<br />
2.<br />
Ban chỉ đạo 130/CP (2009), Tài liệu tập huấn bảo vệ nạn nhân trong quá trình điều tra,<br />
truy tố, xét xử vụ án mua bán người, Hà Nội<br />
3.<br />
Ban chỉ đạo 130/CP (2011), Kế hoạch số 191/KH-BCĐ-130/CP của Ban chỉ đạo 130/CP<br />
ngày 26/10/2011 triển khai chương trình hành động phòng, chống tội phạm mua bán người<br />
giai đoạn 2011-2015, Hà Nội.<br />
4.<br />
Ban chỉ đạo 138 Chính phủ (2013), Quyết định 236/QĐ-BCĐ 138/CP ngày 01/10/2013 của<br />
Ban chỉ đạo 138 Chính phủ quyết định ban hành quy chế hoạt động Ban chỉ đạo phòng, chống<br />
tội phạm của Chính phủ, Hà Nội.<br />
5.<br />
Ban chỉ đạo 138 tỉnh Thanh Hóa (2011), Báo cáo sơ kết 01 năm triển khai thực hiện Chỉ<br />
thị 48-CT/TW của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác<br />
phòng, chống tội phạm trong tình hình mới”, Thanh Hóa.<br />
6.<br />
Ban chỉ đạo 138 tỉnh Thanh Hóa (2011), Quyết định của số 3602/QĐ-BCĐ ngày<br />
01/11/2011 về Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm tỉnh Thanh Hóa, Thanh Hóa.<br />
7.<br />
Ban chỉ đạo 138 tỉnh Thanh Hóa (2012, 2013, 2014), Kế hoạch phòng, chống tội phạm<br />
mua bán người, Thanh Hóa.<br />
8.<br />
Ban chỉ đạo chương trình 130/CP (2006), Chương trình hành động phòng, chống tội phạm<br />
buôn bán phụ nữ, trẻ em và các văn bản chỉ đạo, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.<br />
9.<br />
Ban thường vụ tỉnh ủy Thanh Hóa (2011), Chỉ thị số 09-CT/TU ngày 30/12/2011 về tăng<br />
cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo an ninh trật tự và phong trào toàn dân<br />
bảo vệ an ninh Tổ quốc, Thanh Hóa.<br />
10. Ban tuyên giáo tỉnh ủy Thanh Hóa (2014), Báo cáo (tóm tắt) đánh giá kết quả 4 năm thực<br />
hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII<br />
nhiệm kỳ 2010-2015, Thanh Hóa.<br />
11. Báo điện tử Thanh Hóa (2014), Kiểm soát, xử lý các cơ sở kinh doanh doanh dịch vụ mại dâm trá<br />
hình, ngày 06/3/2014, http//: www.baothanhhoa.vn.<br />
12. Vũ Ngọc Bình (1998), “Phòng chống buôn bán và mại dâm trẻ em”, Nxb Chính trị quốc<br />
gia, Hà Nội.<br />
13. Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thanh Hóa (2010, 2011), Báo cáo tổng kết quả đấu<br />
tranh phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em năm 2010, 2011, Thanh Hóa.<br />
14. Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thanh Hóa (2012, 2013), Báo cáo tổng kết quả đấu<br />
tranh phòng, chống tội phạm mua bán người năm 2012, 2013, Thanh Hóa.<br />
15. Bộ Công an (2012), Kế hoạch số 2592/C41-C45 ngày 03/7/2012 về việc thực hiện đợt cao<br />
điểm đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán người trên tuyến biên giới năm 2012, Hà<br />
Nội.<br />
16. Bộ Công an (2012), Tài liệu tập huấn chuyên sâu Luật phòng, chống mua bán người, Nxb<br />
Lao động, Hà Nội.<br />
17. Bộ Công an (2013), Kế hoạch số 374/C45 ngày 22/3/2013 về nâng cao hiệu quả công tác đấu<br />
tranh chống tội phạm mua bán người năm 2013, Hà Nội.<br />
18. Bộ Công an (2013), Kế hoạch thực hiện các Đề án thuộc Chương trình hành động phòng, chống<br />
tội phạm mua bán người giai đoạn 2011-2015, Hà Nội.<br />
19. Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ ngoại giao<br />
(2014), Thông tư liên tịch số 01/2014/TTLTBCA-BQP-BLĐTBXH-BNG ngày 10/02/2014,<br />
hướng dẫn trình tự, thủ tục và quan hệ phối hợp trong việc xác minh, xác định, tiếp nhận<br />
và trao trả nạn nhân bị mua bán, Hà Nội.<br />
20. Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tư pháp (2013),<br />
<br />
21.<br />
<br />
22.<br />
<br />
23.<br />
<br />
24.<br />
25.<br />
<br />
26.<br />
27.<br />
<br />
28.<br />
<br />
29.<br />
<br />
30.<br />
<br />
31.<br />
<br />
32.<br />
33.<br />
<br />
34.<br />
<br />
35.<br />
36.<br />
37.<br />
38.<br />
39.<br />
<br />
Thông tư liên tịch số 01/2013/TTLT/TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTP ngày 23/7/2013<br />
hướng dẫn việc truy cứu trách nhiệm đối với người có hành vi mua bán người, mua bán,<br />
đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em, Hà Nội.<br />
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2009), Thông tư số 05/2009/TT-TBXH ngày<br />
17/2/2009 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về hướng dẫn tổ chức và hoạt động<br />
của Cơ sở hỗ trợ nạn nhân theo Quyết định số 17/QĐ/TTg, Hà Nội.<br />
Bộ quốc phòng (2014), Thông tư số 78/2013/TT-BQP ngày 25/6/2013 của Bộ quốc phòng<br />
quy định các biện pháp của Bộ đội biên phòng và Cảnh sát biển trong phòng, chống mua<br />
bán người, Hà Nội.<br />
Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và xã hội (2007), Thông tư số 116/LB-TCTBXH ngày 27/9/2007 hướng dẫn nội dung chi, mức chi cho công tác xác minh, tiếp nhận<br />
và hỗ trợ nạn nhân bị buôn bán từ nước ngoài trở về, Hà Nội.<br />
Bộ Tư pháp (2004), Báo cáo đánh giá và một số kiến nghị về hoàn thiện hệ thống pháp<br />
luật liên quan đến phòng chống tội phạm buôn bán phụ nữ và trẻ em, Hà Nội.<br />
Bộ Tư pháp (2004), Báo cáo đánh giá hệ thống pháp luật của Việt Nam trên tinh thần các<br />
nghị định thư của Liên hợp quốc về phòng, chống buôn bán người và di cư trái phép, bổ<br />
sung Công ước Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, Nxb Tư pháp,<br />
Hà Nội.<br />
Bộ Tư pháp (2010), Báo cáo số 133/BC-BTP ngày 12/7/2010 về đánh giá tác động của dự<br />
án Luật phòng, chống mua bán người, Hà Nội.<br />
Chính phủ (2005), Quyết định số 321/2005/QĐ-TTg ngày 30/11/2005 của Thủ tướng Chính<br />
phủ phê duyệt các đề án thuộc Chương trình hành động phòng, chống tội phạm buôn bán<br />
phụ nữ, trẻ em từ năm 2004 đến năm 2010, Hà Nội.<br />
Chính phủ (2007), Chỉ thị số 16/2007/CT-TTg ngày 27/06/2007 của Thủ tướng Chính phủ<br />
về tăng cường thực hiện chương trình hành động phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ,<br />
trẻ em, Hà Nội.<br />
Chính phủ (2007), Quyết định số 17/2007/QĐ/TTG ngày 29/01/2007 của Thủ tướng Chính<br />
phủ phê duyệt quy chế tiếp nhận tái hòa nhập cộng đồng cho phụ nữ, trẻ em bị buôn bán từ<br />
nước ngoài trở về, Hà Nội.<br />
Chính phủ (2011), Quyết định số 1427/QĐ-TTg ngày 18/8/2002 của Thủ tướng Chính phủ<br />
phê duyệt Chương trình hành động phòng, chống tội phạm mua bán người giai đoạn 20112015, Hà Nội.<br />
Chính phủ (2012), Nghị định số 62/2012/NĐ-CP ngày 13/8/2012 của Chính phủ quy định<br />
căn cứ xác định nạn nhân bị mua bán và bảo vệ an toàn cho nạn nhân, người thân thích<br />
của họ, Hà Nội.<br />
Chính phủ (2013), Nghị định số 09/2013/NĐ-CP ngày 11/01/2013 của Chính phủ quy định<br />
chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống mua bán người, Hà Nội.<br />
Chính phủ (2005), Hiệp định giữa Việt Nam - Campuchia về hợp tác song phương nhằm<br />
loại trừ nạn buôn bán phụ nữ, trẻ em và giúp đỡ nạn nhân bị buôn bán, Nxb Công an nhân<br />
dân, Hà Nội.<br />
Chính phủ (2008), Hiệp định giữa Việt Nam - Thái Lan về hợp tác song phương nhằm loại<br />
trừ nạn buôn bán người đặc biệt là phụ nữ và trẻ em và giúp đỡ nạn nhân bị buôn bán,<br />
Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.<br />
Chính phủ (2010), Hiệp định hợp tác Việt Nam - Lào về phòng, chống buôn bán người và<br />
bảo vệ nạn nhân bị mua bán, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.<br />
Chính phủ (2010), Hiệp định hợp tác Việt Nam - Trung Quốc về phòng, chống buôn bán<br />
người, Nxb Công an nhân dân.<br />
Chính phủ (2012), “Chủ đề pháp luật phòng, chống mua bán người”, Đặc san tuyên truyền<br />
pháp luật, (02), Hà Nội.<br />
Công an tỉnh Thanh Hóa (2009, 2010, 2011), Báo cáo tình hình, kết quả công tác phòng,<br />
chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em năm 2009, 2010,2011, Thanh Hóa.<br />
Công an tỉnh Thanh Hóa (2012, 2013), Báo cáo tình hình, kết quả công tác phòng, chống<br />
tội phạm mua bán người năm 2012, 2013, Thanh Hóa.<br />
<br />