intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về xử lý hành vi gian lận thương mại trong lĩnh vực xăng dầu

Chia sẻ: Sen Sen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

123
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn tập trung nghiên cứu và làm rõ hành vi gian lận thương mại, bản chất của hành vi gian lận, đặc điểm của hành vi gian lận, cơ cấu pháp lý đến truy cứu trách nhiệm đối với hành vi gian lận kinh doanh xăng dầu, thực trạng quy định và thực trạng áp dụng pháp luật xử lý hành vi gian lận thương mại trong lĩnh vực xăng dầu. Từ đó đề xuất những giải pháp hoàn thiện pháp luật cũng như các giải pháp nâng cao hiệu quả thực áp dụng và thực thi pháp luật về xử lý hành vi gian lận thương mại trong lĩnh vực xăng dầu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về xử lý hành vi gian lận thương mại trong lĩnh vực xăng dầu

ĐẠI HỌC HUẾ<br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT<br /> <br /> NGUYỄN TẤN HƯƠNG TOÀN<br /> <br /> PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ HÀNH VI GIAN LẬN<br /> THƯƠNG MẠI TRONG LĨNH VỰC XĂNG DẦU<br /> <br /> Chuyên ngành: Luật kinh tế<br /> Mã số: 8 38 01 07<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC<br /> <br /> THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2017<br /> <br /> Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Luật - Đại học Huế<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Thị Thảo<br /> Trường Đại học Luật Huế<br /> Phản biện 1: PGS. TS Hà Thị Mai Hiên<br /> Trường Đại học Luật Huế<br /> Phản biện 2: PGS. TS Trần Văn Hải<br /> Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn<br /> <br /> Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ tại:<br /> Trường Đại học Luật...............giờ..............ngày........... tháng 7 năm 2017<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Tính cấp thiết của đề tài<br /> Liên quan đến xử lý hành vi gian lận thương mại trong lĩnh vực<br /> xăng dầu có tương đối nhiều quy định trong các văn bản pháp luật khác<br /> nhau. Tuy nhiên, những quy định này nằm rải rác ở các văn bản khác<br /> nhau do còn phụ thuộc vào mức độ của hành vi vi phạm, hậu quả xảy<br /> ra nên có nhiều hạn chế trong áp dụng xử lý như quy định liên quan<br /> đến thẩm quyền xử lý hay quy định về chế tài xử lý gian lận thương<br /> mại xăng dầu.<br /> Bên cạnh đó, thực tiễn áp dụng và thực thi pháp luật về xử lý hành<br /> vi gian lận thương mại trong lĩnh vực xăng dầu hiện này vẫn tồn tại<br /> nhiều hạn chế nhất định, nhiều vụ việc vi phạm gian lận thương mại<br /> trong lĩnh vực xăng dầu chưa được xử lý một cách kịp thời, xử lý chưa<br /> triệt để. Dẫn đến tình trạng tái phạm, không đảm bảo được tính công<br /> bằng giữa các chủ thể trong kinh doanh xăng dầu, làm thất thu nguồn<br /> ngân sách Nhà nước. Hoặc chồng chéo trong việc phân định thẩm quyền<br /> xử lý, dẫn đến kết quả xử lý nhiều vụ việc gian lận thương mại trong lĩnh<br /> vực xăng dầu không đạt được kết quả như mong muốn.<br /> Xuất phát từ những vấn đề lý luận và thực tiễn đó, tác giả lựa chọn<br /> đề tài: “Pháp luật về xử lý hành vi gian lận thương mại trong lĩnh vực<br /> xăng dầu” làm luận văn tốt nghiệp của mình.<br /> 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài<br /> Hiện nay, liên quan đến đề tài đã có những công trình nghiên cứu<br /> của nhiều tác giả ở các mức độ khác nhau như:<br /> Nhóm công trình thứ nhất: liên quan đến lĩnh vực chống buôn lậu<br /> và tội chống buôn lậu.<br /> TS. Lê Thanh Bình (1998), Chống buôn lậu và gian lận thương<br /> mại”, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.<br /> ThS. Lê Văn Tới (2000), Buôn lậu và chống buôn lậu, nhận diện<br /> và giải pháp, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000.<br /> Tổng Cục cảnh sát nhân dân – Bộ Nội vụ (1994), Tội phạm ở Việt<br /> 1<br /> <br /> Nam, thực trạng, nguyên nhân, giải pháp, NXB Công an nhân dân.<br /> Tổng Cục Hải quan (1996), Chống buôn lậu qua biên giới, Tổng<br /> cục Hải quan, Hà Nội.<br /> GS.TS Nguyễn Xuân Yêm -PGS.TS Nguyễn Hòa Bình (chủ biên<br /> 2003), Tội phạm kinh tế thời mở cửa, Nxb Công an nhân dân (tài liệu lưu<br /> hành nội bộ).<br /> TS. Đỗ Đình Hòa (2003), Tổ chức hoạt động điều tra của lực<br /> lượng cảnh sát nhân dân, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.<br /> Các công trình trên đề cập đến các khía cạnh của công tác đấu<br /> tranh chống buôn lậu, nghiên cứu có hệ thống, đánh giá đúng tình hình<br /> thực trạng, nguyên nhân và điều kiện của tội buôn lậu hoặc vận chuyển<br /> hàng hóa qua biên giới cũng như các giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn<br /> loại tội phạm này.<br /> Nhóm công trình thứ hai: liên quan đến công tác chống buôn lậu<br /> và xử lý theo pháp luật hành chính.<br /> Vũ Ngọc Anh (1996), Đổi mới và hoàn thiện pháp luật về Hải<br /> quan ở nước ta hiện nay, Luận án Tiến sĩ Luật học, Đại học Luật Hà<br /> Nội, Người hướng dẫn: PGS.TS Trần Ngọc Đường, Ts.Trịnh Đức Thảo.<br /> Nguyễn Thị Thủy (2008), Chống gian lận thương mại qua giá<br /> trong hoạt động nhập khẩu ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Đại học Quốc<br /> gia Hà Nội.<br /> Nội dung các công trình trên kết hợp nghiên cứu lý luận chung có<br /> liên quan đến gian lận thương mại, gian lận thương mại qua giá trong<br /> hoạt động nhập khẩu ở ngành Hải quan. Đồng thời, có nêu kinh nghiệm<br /> chống gian lận thương mại qua giá của một số nước tiến tiến.<br /> Nhóm các công trình khoa học đã công bố là nguồn tài liệu tham<br /> khảo quý giá cho việc nghiên cứu luận văn của tác giả. Trên cơ sở kế<br /> thừa vấn đề lý luận về gian lận thương mại, hành vi gian lận thương mại<br /> nói chung, tác giả đi sâu nghiên cứu về hành vi gian lận thương mại<br /> trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu và các hình thức xử lý gian lận kinh<br /> doanh xăng dầu.<br /> Hiện tại, theo nghiên cứu của tác giả, chưa thấy có công trình nào<br /> nghiên cứu chuyên sâu về xử lý hành vi gian lận thương mại trong lĩnh<br /> 2<br /> <br /> vực kinh doanh xăng dầu. Do vậy, đề tài “Pháp luật về xử lý hành vi gian<br /> lận trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu” là một lĩnh vực chuyên sâu, có<br /> tính khoa học cao của chuyên ngành luật kinh tế.<br /> Khi giải quyết những mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra, luận văn làm<br /> sáng tỏ cơ sở pháp lý và thực tiễn các hành vi gian lận thương mại trong<br /> kinh doanh xăng dầu và chế tài xử lý đối với hành vi gian lận này. Ngoài<br /> ra, những phương hướng và biện pháp mà luận văn nêu ra, sẽ góp phần<br /> đồng bộ, hoàn thiện việc xử lý hành vi gian lận thương mại trong lĩnh<br /> vực kinh doanh xăng dầu.<br /> Đề tài nhằm giải quyết một cách tương đối có hệ thống những vấn<br /> đề có liên quan đến xử lý hành vi gian lận thương mại trong kinh doanh<br /> xăng dầu góp phần hoàn thiện pháp luật của nước ta về chế tài xử lý vi<br /> phạm đối với hành vi gian lận này.<br /> 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài<br /> 3.1. Mục đích nghiên cứu<br /> Luận văn tiến hành nghiên cứu và làm rõ hành vi gian lận thương<br /> mại, bản chất của hành vi gian lận, đặc điểm của hành vi gian lận, cơ<br /> cấu pháp lý đến truy cứu trách nhiệm đối với hành vi gian lận kinh<br /> doanh xăng dầu, thực trạng quy định và thực trạng áp dụng pháp luật xử<br /> lý hành vi gian lận thương mại trong lĩnh vực xăng dầu. Từ đó đề xuất<br /> những giải pháp hoàn thiện pháp luật cũng như các giải pháp nâng cao<br /> hiệu quả thực áp dụng và thực thi pháp luật về xử lý hành vi gian lận<br /> thương mại trong lĩnh vực xăng dầu.<br /> 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu<br /> Để đạt được mục đích nghiên cứu đề tài, luận văn tiến hành các<br /> nhiệm vụ sau:<br /> - Nghiên cứu cơ sở lý luận về hành vi gian lận thương mại trong<br /> lĩnh vực xăng dầu và pháp luật về xử lý hành vi gian lận trong lĩnh vực<br /> xăng dầu.<br /> - Nghiên cứu và làm rõ nội hàm các quy định của pháp luật hiện<br /> hành về xử lý hành vi gian lận thương mại trong lĩnh vực xăng dầu.<br /> - Nghiên cứu và phân tích thực trạng pháp luật và thực tiển áp dụng<br /> pháp luật về xử lý hành vi gian lận thương mại trong lĩnh vực xăng dầu.<br /> 3<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2