Phê chuẩn của Viện Kiểm sát Nhân dân đối<br />
với các quyết định của cơ quan điều tra trong<br />
giai đoạn điều tra các vụ án hình sự theo quy<br />
định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam<br />
Đào Thị Diệp<br />
Khoa Luật<br />
Luận văn ThS. ngành: Luật hình sự; Mã số: 60 38 40<br />
Ngƣời hƣớng dẫn: TS. Đặng Quang Phƣơng<br />
Năm bảo vệ: 2008<br />
Abstract. Khái quát, hệ thống một số vấn đề chung về phê chuẩn trong tố tụng hình<br />
sự trong lịch sử lập pháp Việt Nam. Phân tích các quy định về phê chuẩn của một số<br />
quốc gia trên thế giới nhƣ: Mỹ, Pháp, Đức. Nghiên cứu các quy định của pháp luật<br />
về phê chuẩn trong tố tụng hình sự Việt Nam hiện hành và việc thực thi các quy định<br />
đó. Từ đó chỉ ra những kết quả đạt đƣợc và những hạn chế, thiếu sót trong tố tụng<br />
hình sự và nguyên nhân chủ quan và khách quan. Nêu các yêu cầu khách quan và xu<br />
hƣớng đổi mới hoạt động phê chuẩn của VKSND. Đề ra một số các giải pháp về<br />
nguồn nhân lực, cơ sở vật chất và mối quan hệ giữa VKS và cơ quan điều tra, và các<br />
giải pháp hoàn thiện các quy phạm pháp luật nhằm nâng cao chất lƣợng, hiệu quả<br />
hoạt động phê chuẩn trong tố tụng hình sự Việt Nam.<br />
Keywords. Pháp luật Việt Nam; Luật hình sự; Tố tụng hình sự; Viện Kiểm sát<br />
<br />
Content<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 (BLTTHS) ra đời đã đánh dấu một bƣớc tiến đáng<br />
kể trong lịch sử công tác lập pháp nói chung và đặc biệt là trong lịch sử công tác xây dựng<br />
pháp luật trong lĩnh vực tố tụng hình sự nói riêng. BLTTHS đã đƣợc sửa đổi một cách tƣơng<br />
đối toàn diện Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 theo hƣớng tăng cƣờng trách nhiệm và quyền<br />
hạn cho Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) đặc biệt là trong giai đoạn điều tra các vụ án hình<br />
sự và cụ thể hoá các trách nhiệm và quyền hạn này một cách rõ nét hơn so với Bộ luật tố tụng<br />
hình sự năm 1988. VKSND hay còn đƣợc gọi là Viện kiểm sát (VKS) vẫn giữ chức năng<br />
kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết<br />
các vụ án hình sự. Đồng thời, BLTTHS cũng đã quy định cụ thể hơn và chặt chẽ hơn về vai<br />
trò của VKS trong việc phê chuẩn các quyết định của Cơ quan điều tra (CQĐT) trong tố tụng<br />
hình sự đó là “... quyết định phê chuẩn, không phê chuẩn các quyết định của CQĐT... trong<br />
trƣờng hợp không phê chuẩn thì phải nêu rõ lý do”[điều 112; 4]. Chính sự cụ thể hoá này<br />
cũng thể hiện rõ nét hơn trách nhiệm của VKS đối với các trƣờng hợp oan, sai trong tố tụng<br />
hình sự đặc biệt là sau khi có Nghị quyết 388 của Uỷ ban Thƣờng vụ Quốc hội 11 về bồi<br />
<br />
thƣờng thiệt hại cho ngƣời bị oan do ngƣời có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự<br />
gây ra. Theo quy định tại các văn bản này, nếu phát sinh vấn đề oan, sai trong tố tụng hình sự<br />
thì: đối với các quyết định tố tụng của CQĐT mà VKSND đã phê chuẩn thì trách nhiệm bồi<br />
thƣờng oan, sai thuộc về VKSND và ngƣợc lại, các quyết định của CQĐT mà không đƣợc<br />
VKSND phê chuẩn thì trách nhiệm bồi thƣờng oan, sai (nếu có) thuộc về CQĐT.<br />
Quy định về việc VKS phê chuẩn một số quyết định của CQĐT trong giai đoạn điều<br />
tra đã tạo ra một cơ chế vừa có sự phân định rõ ràng trách nhiệm, nhiệm vụ của CQĐT và<br />
VKS vừa đảm bảo tính phối hợp, chế ƣớc giữa hai cơ quan này nhằm đảm bảo cho việc giải<br />
quyết các vụ án hình sự đƣợc thực hiện đúng pháp luật.<br />
Trải qua gần năm năm thực hiện BLTTHS, các quy định của Bộ luật này và các văn<br />
bản hƣớng dẫn về thủ tục phê chuẩn và hoạt động phê chuẩn của VKSND đối với một số<br />
quyết định của CQĐT vẫn còn những khó khăn, vƣớng mắc dẫn đến những ảnh hƣởng đáng<br />
kể tới việc giải quyết các vụ án hình sự cả về mặt thời gian, tiến độ cũng nhƣ chất lƣợng. Mặc<br />
dù các báo cáo sơ kết, tổng kết của các VKS, CQĐT thƣờng chƣa quan tâm một cách đúng<br />
mức đến nội dung này, song trong công tác bồi thƣờng oan, sai trong tố tụng hình sự thì đây<br />
lại là nội dung gây nhiều tranh cãi vì nhiều lý do trong đó có một lý do là hoạt động này có<br />
liên quan đến việc xem xét xem cơ quan nào, chủ thể nào phải chịu trách nhiệm đối với<br />
những oan, sai đó.<br />
Bên cạnh đó, với sự ra đời của Nghị quyết số 48/NQ-TƢ ngày 24/5/2005 của Bộ<br />
Chính trị về Chiến lƣợc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010,<br />
định hƣớng đến năm 2020 và Nghị quyết số 49/NQ-TƢ ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị Ban<br />
chấp hành Trung ƣơng Đảng về Chiến lƣợc cải cách Tƣ pháp đến năm 2020, với mục đích<br />
xây dựng một nhà nƣớc dân chủ, kỷ cƣơng, công bằng, nhiều vấn đề cũng đã đƣợc đặt ra với<br />
các cơ quan hoạt động trong lĩnh vực tƣ pháp. Trong lĩnh vực tố tụng hình sự, một trong<br />
những nhiệm vụ đặc biệt quan trọng mà liên ngành tƣ pháp cần quan tâm đến đó là xem xét<br />
rà soát lại các quy định của pháp luật tố tụng hình sự để tiến tới sửa đổi, bổ sung Bộ luật tố<br />
tụng hình sự một cách đồng bộ đáp ứng nhu cầu của thực tiễn và thực hiện các chủ trƣơng<br />
của Đảng và Nhà nƣớc về lĩnh vực này. Để thực hiện đƣợc nhiệm vụ to lớn này, một trong<br />
những hoạt động cần phải đƣợc tiến hành đó là xem xét, đánh giá những ƣu điểm, nhƣợc<br />
điểm trong vấn đề phê chuẩn của VKS đối với các quyết định của CQĐT và làm rõ những<br />
nguyên nhân của tình trạng này để có những điều chỉnh cho phù hợp trong lần sửa đổi tiếp<br />
theo (hiện đang trong quá trình triển khai) theo chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc về cải cách<br />
hoạt động tƣ pháp trong thời gian tới.<br />
Đó chính là các lý do để học viên chọn đề tài “Phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân<br />
đối với các quyết định của Cơ quan điều tra trong giai đoạn điều tra các vụ án hình sự theo<br />
quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam” làm luận văn tốt nghiệp cao học Luật<br />
chuyên ngành Luật hình sự tại Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.<br />
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài<br />
Việc phê chuẩn của VKS đối với các quyết định phải có sự phê chuẩn của VKS của<br />
CQĐT trong tố tụng hình sự là một chế định thể hiện sự chế ƣớc rõ nét trong mối quan hệ<br />
giữa hai cơ quan này. Song cho tới thời điểm này, việc tổng kết, đánh giá các ƣu điểm, nhƣợc<br />
điểm của các quy định về vấn đề này trong BLTTHS và các văn bản hƣớng dẫn cũng nhƣ các<br />
vấn đề hạn chế, vƣớng mắc trong hoạt động thực tiễn vẫn chƣa đƣợc thực hiện trên phạm vi<br />
toàn ngành kiểm sát nhân dân. Tuy nhiên, đây cũng là nội dung đƣợc Đảng, Chính phủ và đặc<br />
biệt là lãnh đạo các cơ quan Nội chính quan tâm vì nó thể hiện rõ nét sự phân định trách<br />
nhiệm giữa CQĐT và VKS trong việc giải quyết vụ án hình sự. Hiện vẫn chƣa có đề tài khoa<br />
học nào chọn đây làm đối tƣợng nghiên cứu, số lƣợng bài viết đề cập đến nội dung này cũng<br />
rất ít ỏi. Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu đề tài này chắc chắn sẽ gặp không ít khó khăn<br />
song đây là vấn đề cần đƣợc nghiên cứu cả về lý luận và thực tiễn.<br />
<br />
3. Phạm vi nghiên cứu của luận văn<br />
Luận văn tập trung nghiên cứu những nội dung cơ bản của pháp luật tố tụng hình sự<br />
về thủ tục phê chuẩn của VKS đối với các quyết định của CQĐT cần có sự phê chuẩn của<br />
VKS trong tố tụng hình sự ở Việt Nam hiện nay, bao gồm: Các quy định của BLTTHS về các<br />
quyết định tố tụng của CQĐT phải có sự phê chuẩn của VKS, quyền hạn và trách nhiệm của<br />
CQĐT, VKS trong việc thực hiện thủ tục phê chuẩn này; tình hình thực hiện các quy định<br />
này trong thực tiễn từ năm 2003 cho đến nay; trên cơ sở đó phát hiện ra những ƣu điểm và<br />
hạn chế của pháp luật về thủ tục phê chuẩn của VKS đối với các quyết định của CQĐT trong<br />
tố tụng hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay cũng nhƣ những vƣớng mắc<br />
trong việc thực hiện các quy định đó, trách nhiệm của các bên trong việc tháo gỡ các vƣớng<br />
mắc; các giải pháp hoàn thiện pháp luật về thủ tục phê chuẩn của VKS đối với các quyết định<br />
của CQĐT trong tố tụng hình sự phải có sự phê chuẩn của VKS.<br />
Luận văn có nghiên cứu, đánh giá và bình luận về các quy định của pháp luật tố tụng<br />
hình sự một số quốc gia thuộc các hệ thống pháp luật điển hình trên thế giới về thủ tục phê<br />
chuẩn đối với các quyết định tƣơng ứng.<br />
Luận văn cũng có sử dụng nguồn dữ liệu thực tế là các số liệu về hoạt động phê chuẩn<br />
của các VKS theo báo cáo của VKSND tối cao trong các năm 2005, 2006, 2007 là ba năm<br />
thực hiện BLTTHS để phân tích, nghiên cứu. Năm 2005 cũng là năm đầu tiên VKSND sửa<br />
đổi hệ thống các chỉ mục thống kê và triển khai công tác thống kê tội phạm, thống kê hình sự<br />
theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2003 trên toàn bộ các VKSND khắp cả nƣớc.<br />
4. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn<br />
4.1. Mục đích của luận văn<br />
Mục đích của luận văn là góp phần làm rõ những vấn đề lý luận và khảo sát, đánh giá<br />
việc thực hiện các quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện hành về thủ tục phê<br />
chuẩn của VKSND đối với các quyết định của CQĐT trong giai đoạn điều tra các vụ án hình<br />
sự, qua đó đề xuất những giải pháp hoàn thiện pháp luật về thủ tục phê chuẩn của VKSND<br />
đối với các quyết định của CQĐT.<br />
4.2. Nhiệm vụ của luận văn<br />
Từ mục đích nêu trên, luận văn có các nhiệm vụ:<br />
- Khái quát, hệ thống lại một số vấn đề chung về phê chuẩn trong tố tụng hình sự<br />
trong lịch sử lập pháp nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và phân tích các quy định<br />
về phê chuẩn của một số quốc gia trên thế giới.<br />
- Nghiên cứu các quy định của pháp luật về phê chuẩn trong tố tụng hình sự Việt Nam<br />
hiện hành và việc thực thi các quy định đó.<br />
- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lƣợng, hiệu quả hoạt<br />
động phê chuẩn trong tố tụng hình sự Việt Nam.<br />
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu<br />
Luận văn đƣợc thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin về nhà nƣớc và<br />
pháp luật, những quan điểm mang tính lý luận về nhà nƣớc và pháp luật trong các văn kiện<br />
của Đảng Cộng sản Việt Nam.<br />
Luận văn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu của triết học duy vật biện chứng và<br />
duy vật lịch sử mác xít, nhƣ: phƣơng pháp lịch sử cụ thể, phƣơng pháp kết hợp giữa lý luận<br />
với thực tiễn, phƣơng pháp phân tích và tổng hợp, đặc biệt là phƣơng pháp trừu tƣợng khoa<br />
học.<br />
6. Điểm mới khoa học của luận văn<br />
Luận văn là công trình nghiên cứu tƣơng đối có hệ thống các quy định của pháp luật<br />
tố tụng hình sự về thủ tục phê chuẩn của VKS đối với các quyết định của CQĐT trong giai<br />
đoạn điều tra các vụ án hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và so sánh với các quy<br />
định tƣơng ứng của pháp luật tố tụng hình sự một số quốc gia thuộc các hệ thống pháp luật<br />
khác trên thế giới.<br />
<br />
Luận văn cũng thống kê, hệ thống lại toàn bộ số lƣợng các quyết định đã đƣợc phê<br />
chuẩn/không phê chuẩn của trong vòng ba năm 2005-2007 cũng nhƣ các vƣớng mắc, tồn tại<br />
trong việc áp dụng các quy định này trong thực tế.<br />
Thông qua việc đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quy định về thủ tục này trong luật<br />
tố tụng hình sự Việt Nam hiện nay, luận văn cố gắng làm rõ phƣơng hƣớng xây dựng các quy<br />
định về thủ tục này trong luật tố tụng hình sự phù hợp với thực tiễn Việt Nam một cách khoa<br />
học, lô gic và hợp lý, phân công, phân cấp hợp lý giữa các cơ quan tiến hành tố tụng của Việt<br />
Nam và đặc biệt là đáp ứng đƣợc những đòi hỏi cấp bách hiện nay của cải cách và nâng cao<br />
hiệu quả hoạt động của các cơ quan trong lĩnh vực tƣ pháp cũng nhƣ việc sửa đổi, bổ sung Bộ<br />
luật tố tụng hình sự Việt Nam.<br />
7. Kết cấu của luận văn.<br />
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn đƣợc kết cấu<br />
thành 3 chƣơng nhƣ sau:<br />
Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÊ CHUẨN TRONG TỐ TỤNG<br />
HÌNH SỰ<br />
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÊ CHUẨN CỦA VIỆN KIỂM SÁT<br />
NHÂN DÂN ĐỐI VỚI CÁC QUYẾT ĐỊNH CỦA CƠ QUAN ĐIỀU TRA TRONG TỐ<br />
TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM<br />
Chƣơng 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG, HIỆU QUẢ HOẠT<br />
ĐỘNG PHÊ CHUẨN CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN<br />
<br />
References<br />
TIẾNG VIỆT<br />
1. Bộ luật hình sự nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1999<br />
2. Bộ luật dân sự nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2005<br />
3. Bộ luật tố tụng hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1988<br />
4. Bộ luật tố tụng hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2003<br />
5. Nguyễn Văn Điệp (2005), Các biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ, tạm giam trong<br />
tố tụng hình sư Việt Nam, thực trạng, nguyên nhân và giải pháp, Luận án tiến sĩ luật học,<br />
Trƣờng Đại học Luật Hà Nội<br />
6. Hiến pháp nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hoà năm 1946<br />
7. Hiến pháp nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hoà năm 1959<br />
8. Hiến pháp nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1980.<br />
9. Hiến pháp nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 sửa đổi năm<br />
2001<br />
10. Khoa Luật- Đại học Quốc gia Hà Nội (1999), Giáo trình Luật tố tụng hình sự,<br />
Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.<br />
11. Luật số 103/SL-L005 ngày 20/5/1957 về bảo đảm quyền tƣ do thân thể và quyền<br />
bất khả xâm phạm đối với nhà ở, đồ vật, thƣ tín của nhân dân<br />
12. Luật tổ chức Hội đồng nhân dân, uỷ ban nhân dân năm 2003.<br />
13. Luật tổ chức Quốc hội nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt năm 2001<br />
14. Luật Tổ chức Toà án nhân dân nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam các<br />
năm 1960, 1981, 1992 và 2002<br />
15. Luật Tổ chức VKSND nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam các năm<br />
1960,1981, 1992, 2002<br />
16. Khuất Văn Nga (Chủ biên) Biên niên sử ngành Kiếm sát nhân dân - Đề tài Khoa<br />
học cấp Nhà nƣớc, VKSND tối cao năm 2006.<br />
17. Nghị quyết số 08/NQ-TƯ ngày 2/1/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ<br />
<br />
trọng tâm của công tác tƣ pháp trong thời gian tới.<br />
18. Nghị quyết số 388/NQ/UBTVQH11 ngày 17/3/2003 của Ủy ban Thƣờng vụ quốc<br />
hội 11 về Bồi thƣờng thiệt hại cho ngƣời bị oan do ngƣời có thẩm quyền trong hoạt động tố<br />
tụng hình sự gây ra.<br />
19. Nghị quyết số 48/NQ-TƯ ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lƣợc xây<br />
dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hƣớng đến năm 2020.<br />
20. Nghị quyết số 49/NQ-TƯ ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lƣợc cải cách<br />
Tƣ pháp đến năm 2020<br />
21. Những vấn đề lý luận và thực tiễn của việc sửa đổi Bộ luật tố tụng hình sự năm<br />
2003 theo yêu cầu cải cách tư pháp - Kỷ yếu Đề tài Khoa học cấp Bộ - VKSND tối cao<br />
(2008).<br />
22. Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự năm 2004<br />
23. Quy chế thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án hình sự ban hành<br />
kèm Quyết định số 07/QĐ-VKSTC của VKSND tối cao ngày 02/01/2008<br />
24. Quyết định số 41/QĐ-VKSTC ngày 02/3/2005 của VKSND tối cao về việc ký uỷ<br />
quyền trong ngành kiểm sát<br />
25. Sắc lệnh số 33c/SL ngày 13/9/1945 về việc thành lập các Toà án quân sự ở cả ba<br />
miền Bắc, Trung, Nam.<br />
26. Sắc lệnh số 37/SL ngày 26/9/1945 quy định thẩm quyền theo lãnh thổ của các Toà<br />
án quân sự<br />
27. Sắc lệnh số 13 ngày 24/1/1946 về tổ chức các Toà án và ngạch Thẩm phán;<br />
28. Sắc lệnh số 23 ngày 21/2/1946 về thành lập Việt Nam công an vụ;<br />
29. Sắc lệnh số 40 ngày 29/3/1946 quy định về ngƣời có thẩm quyền bắt, khám xét,<br />
giam giữ<br />
30. Sắc lệnh số 51 ngày 17/4/1946 về ấn định thẩm quyền các Toà án và sự phân<br />
công giữa các nhận viên trong Toà án<br />
31. Sắc lệnh số 131 ngày 20/7/1946 về tổ chức Tƣ pháp công an<br />
32. Sắc luật số 002/SL ngày 18/6/1957 về những trƣờng hợp phạm pháp quả tang và<br />
những trƣờng hợp khẩn cấp<br />
33. Trƣờng Đại học Luật Hà Nội; Hoàng Thị Minh Sơn chủ biên H.: Tƣ pháp (2006)<br />
Giáo trình Luật tố tụng hình sự<br />
34. Tòa án nhân dân tối cao (1976), Tập hệ thống hóa luật lệ về tố tụng hình sự , Hà<br />
Nội<br />
35. Tạp chí Kiểm sát các năm 2003, 2004, 2005, 2006, 2007, 2008<br />
36. Tạp chí Luật học các năm 2004, 2005, 2006, 2007, 2008<br />
37. Tạp chí Toà án các năm 2003, 2004, 2005, 2006, 2007, 2008<br />
38. Trịnh Văn Thanh (2000), Áp dụng biện pháp ngăn chặn trong điều tra vụ án hình<br />
sự của lực lượng cảnh sát nhân dân, Luận án tiến sĩ luật học, Trƣờng Đại học Cảnh sát nhân<br />
dân Hà Nội<br />
39. Từ điển luật học, Nxb Từ điển bách khoa-Tƣ pháp 2006<br />
40. Từ điển bách khoa Việt Nam (2003), Nxb Từ điển bách khoa.<br />
41. VKSND tối cao (2005), Báo cáo tổng kết công tác ngành Kiểm sát nhân dân năm<br />
2005<br />
42. VKSND tối cao (2006), Báo cáo tổng kết công tác ngành Kiểm sát nhân dân năm<br />
2006<br />
43. VKSND tối cao (2007), Báo cáo tổng kết công tác ngành Kiểm sát nhân dân năm<br />
2007<br />
44. Viện ngôn ngữ học (1998), Từ điển Tiếng Việt - Nxb Đà Nẵng<br />
TIẾNG ANH<br />
45. European Criminal Procedures The first published in English by Cambridge<br />
<br />