intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Luật học: Quản lý nhà nước bằng pháp luật về bảo vệ môi trường - Từ thực tiễn Tỉnh Hải Dương

Chia sẻ: Hinh Duyệt | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

38
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung luận văn gồm 3 chương được trình bày như sau: Cơ sở lý luận quản lý nhà nước bằng pháp luật về bảo vệ môi trường; Thực trạng quản lý nhà nước bằng pháp luật về bảo vệ môi trường tại tỉnh Hải Dương; Quan điểm và giải pháp bảo đảm, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước bằng pháp luật về bảo vệ môi trường tại tỉnh Hải Dương hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Luật học: Quản lý nhà nước bằng pháp luật về bảo vệ môi trường - Từ thực tiễn Tỉnh Hải Dương

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ --------/-------- -----/----- HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN THỊ HỒNG LINH QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC BẰNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG - TỪ THỰC TIỄN TỈNH HẢI DƢƠNG Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số: 60 38 01 02 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH HÀ NỘI – 2016
  2. Luận văn đƣợc hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN QUANG TUYẾN Phản biện 1: …………………………………………………. Phản biện 2: …………………………………………………. Luận văn đƣợc bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng …..nhà ….. Hội trƣờng bảo vệ Luận văn Thạc sĩ Học viện Hành chính Quốc gia Số: 77, Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội Thời gian: vào hồi …..h ……phút ngày …. tháng ….. năm 2016 Có thể tìm hiểu luận văn tại thƣ viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web của Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia
  3. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài luận văn Môi trƣờng là yếu tố vô cùng quan trọng đối với con ngƣời. Mỗi chúng ta, không ai có thể sống đƣợc nếu thiếu môi trƣờng tự nhiên. Tuy nhiên, do những hành vi thiếu ý thức trong khai thác và sử dụng quá mức các thành phần của môi trƣờng tự nhiên phục vụ cho mục đích phát triển kinh tế nên môi trƣờng sống bị tàn phá hết sức nặng nề đe dọa sự sống của con ngƣời. Vấn đề ô nhiễm môi trƣờng đang là một trong những thách thức lớn nhất của loài ngƣời trong Thế kỷ XXI. Việt Nam là một quốc gia đang phát triển cũng không nằm ngoài thực trạng đáng báo động này. Các báo cáo về thực trạng môi trƣờng trong những năm gần đây của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng cho thấy chất lƣợng môi trƣờng tự nhiên ngày càng xuống cấp, rừng bị tàn phá nặng nề, nhiều loại động vật hoang dã bị tuyệt chủng, các nguồn nƣớc bị ô nhiễm, nồng độ bụi và tiếng ồn vƣợt quá giới hạn cho phép (đặc biệt là ở khu vực đô thị, khu công nghiệp) v.v. Điều này đặt ra yêu cầu cần tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc về bảo vệ môi trƣờng nói chung và bảo vệ môi trƣờng bằng pháp luật nói riêng vì mục tiêu phát triển đất nƣớc bền vững. Tỉnh Hải Dƣơng nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Trong những năm qua, tỉnh Hải Dƣơng đã đạt đƣợc những thành tựu nổi bật về kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội nhƣng bên cạnh đó thì tỉnh Hải Dƣơng cũng đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trƣờng ngày một trầm trọng. Nguyên nhân của thực trạng này là do ý thức của ngƣời dân về bảo vệ môi trƣờng chƣa cao, tình trạng vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trƣờng diễn ra phổ biến, hệ thống các văn bản về tổ chức thực hiện Luật bảo vệ môi trƣờng ở địa phƣơng chƣa đầy đủ; thậm chí còn mâu thuẫn, chồng chéo; các cơ quan quản lý chuyên trách về bảo vệ môi trƣờng vừa yếu lại vừa thiếu v.v. Nhƣ vậy, chúng ta có thể đƣa ra nhận định rằng hoạt động quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật về bảo vệ môi trƣờng ở tỉnh Hải Dƣơng còn có bất cập, hạn chế so với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Để khắc phục hạn chế, yếu kém này thì cần thiết phải tăng cƣờng hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nƣớc về bảo vệ môi trƣờng bằng pháp luật ở tỉnh Hải Dƣơng. 1
  4. Với những lý do cơ bản trên đây, em lựa chọn đề tài “Quản lý nhà nước bằng pháp luật về bảo vệ môi trường - Từ thực tiễn Tỉnh Hải Dương” làm luận văn thạc sĩ luật học. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Trong thời gian qua đã có nhiều công trình về vấn đề này đƣợc công bố mà tiêu biểu là các công trình khoa học sau đây: - Nguyễn Thị Ngọc (2016), Quản lý môi trường đô thị Nhật Bản và khả năng ứng dụng ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. - Lƣu Đức Hải - Phạm Thị Việt Anh - Nguyễn Thị Hoàng Liên (2010), Cẩm nang quản lý môi trường, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. - Nguyễn Lệ Quyên (2012), Quản lý nhà nước về môi trường tại thành phố Đà Nẵng, Đại học Đà Nẵng, luận văn thạc sĩ. - Nguyễn Văn Minh (2014), Phòng ngừa, phát hiện tội phạm và vi phạm pháp luật môi trường khu vực Đồng bằng sông Hồng theo chức năng của lực lượng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, Học viện Cảnh sát nhân dân, luận án tiến sĩ. Các công trình trên đã giải quyết đƣợc một số vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nƣớc về bảo vệ môi trƣờng bằng pháp luật, tuy nhiên, dƣờng nhƣ chƣa có công trình nào hệ thống hóa, nghiên cứu một cách toàn diện, đầy đủ về quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật về bảo vệ môi trƣờng ở tỉnh Hải Dƣơng trên cơ sở lý luận và thực tiễn. Trên cơ sở kế thừa những kết quả của các công trình khoa học liên quan đến đề tài đã công bố, luận văn đi sâu nghiên cứu quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật về bảo vệ môi trƣờng tại tỉnh Hải Dƣơng. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu tổng quát của luận văn là đề xuất một số quan điểm và giải pháp cơ bản bảo đảm quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật về bảo vệ môi trƣờng ở tỉnh Hải Dƣơng hiện nay. Nhiệm vụ nghiên cứu: i) Nghiên cứu cơ sở lý luận của quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật về bảo vệ môi trƣờng; ii) Phân tích thực trạng quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật về bảo vệ môi trƣờng ở tỉnh Hải Dƣơng trong những năm gần đây; 2
  5. iii) Luận chứng khoa học một số quan điểm và giải pháp cơ bản nhằm bảo đảm quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật về bảo vệ môi trƣờng ở tỉnh Hải Dƣơng hiện nay. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu việc quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật về bảo vệ môi trƣờng, dƣới góc độ lý luận và thực tiễn. Phạm vi nghiên cứu: - Về không gian: Luận văn nghiên cứu quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật về bảo vệ môi trƣờng trong phạm vi tỉnh Hải Dƣơng. - Về thời gian: Từ năm 2011 đến năm 2015 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phƣơng pháp luận nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể sau đây: phƣơng pháp phân tích, phƣơng pháp đánh giá, phƣơng pháp tổng hợp, phƣơng pháp diễn giải... 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn - Hệ thống hóa, phân tích, góp phần bổ sung, hoàn thiện hệ thống lý luận về quản lý nhà nƣớc về bảo vệ môi trƣờng - Đánh giá thực trạng quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật về bảo vệ môi trƣờng tại tỉnh Hải Dƣơng. - Luận văn góp phần khẳng định yêu cầu thực tiễn, đòi hỏi phải thực hiện quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật về bảo vệ môi trƣờng ở tỉnh Hải Dƣơng. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần cam đoan, mục lục, danh mục các từ viết tắt, mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm 03 chƣơng; cụ thể: - Chương 1. Cơ sở lý luận quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật về bảo vệ môi trƣờng - Chương 2. Thực trạng quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật về bảo vệ môi trƣờng tại tỉnh Hải Dƣơng - Chƣơng 3. Quan điểm và giải pháp bảo đảm, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật về bảo vệ môi trƣờng tại tỉnh Hải Dƣơng hiện nay. 3
  6. Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC BẰNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG 1.1. KHÁI NIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC BẰNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG 1.1.1. Khái niệm môi trường, bảo vệ môi trường và pháp luật về bảo vệ môi trường - Khái niệm môi trường: Môi trƣờng là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con ngƣời và sinh vật. - Khái niệm bảo vệ môi trường: Bảo vệ môi trƣờng là hoạt động giữ gìn, phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đến môi trƣờng; ứng phó sự cố môi trƣờng; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, cải thiện, phục hồi môi trƣờng; khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên nhằm giữ môi trƣờng trong lành. - Khái niệm pháp luật về bảo vệ môi trường: Pháp luật về bảo vệ môi trƣờng là hệ thống các quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền ban hành điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong việc khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, bảo vệ, giữ gìn, quản lý tài nguyên thiên nhiên nhằm bảo vệ sức khoẻ nhân dân, bảo đảm quyền con ngƣời đƣợc sống trong môi trƣờng trong lành gắn kết hài hoà với phát triển kinh tế và bảo đảm tiến bộ xã hội. - Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trƣờng + Hiến pháp + Văn bản lLuật + Văn bản dƣới luật 1.1.2. Quan niệm quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật về bảo vệ môi trƣờng - Định nghĩa: Quản lý Nhà nƣớc bằng pháp luật về bảo vệ môi trƣờng xác định rõ chủ thể là Nhà nƣớc, bằng chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình 4
  7. đƣa ra các biện pháp về pháp luật, chính sách kinh tế, xã hội, khoa học - kỹ thuật thích hợp nhằm bảo vệ chất lƣợng môi trƣờng sống và phát triển bền vững kinh tế - xã hội quốc gia. - Đặc điểm của quản lý nhà nước bằng pháp luật về bảo vệ môi trường + Quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật về bảo vệ môi trƣờng là hoạt động có tính chất liên ngành và đa ngành + Quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật về bảo vệ môi trƣờng là sự biểu hiện tập trung cao nhất quyền lực và ý chí của con ngƣời đối với tự nhiên + Quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật về bảo vệ môi trƣờng đòi hỏi trình độ chuyên môn nghiệp vụ kỹ thuật cao 1.1.3. Mục tiêu của quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật về bảo vệ môi trƣờng - Khắc phục và phng chống suy thoái môi trƣờng, ô nhiễm môi trƣờng, sự cố môi trƣờng phát sinh trong hoạt động sản xuất và đời sống của con ngƣời. - Hoàn chỉnh hệ thống văn bản luật pháp về bảo vệ môi trƣờng, ban hành các chính sách phát triển kinh tế - xã hội phải gắn liền với bảo vệ môi trƣờng, nghiêm chỉnh thi hành Luật bảo vệ môi trƣờng. - Tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc, nghiên cứu, đào tạo cán bộ về môi trƣờng từ Trung ƣơng đến địa phƣơng. - Phát triển đất nƣớc theo nguyên tắc phát triển bền vững đƣợc Hội nghị thƣợng đỉnh về môi trƣờng do Liên hiệp quốc tổ chức tại Bra - xin năm 1992 thông qua. 1.1.4. Các nguyên tắc của quản lý nhà nước bằng pháp luật về bảo vệ môi trường - Nguyên tắc hƣớng công tác quản lý môi trƣờng tới mục tiêu phát triển bền vững kinh tế - xã hội đất nƣớc, giữ cân bằng giữa phát triển và bảo vệ môi trƣờng - Nguyên tắc kết hợp các mục tiêu quốc tế - quốc gia - vùng lãnh thổ và cộng đồng dân cƣ trong việc quản lý môi trƣờng - Nguyên tắc quản lý môi trƣờng cần đƣợc thực hiện bằng nhiều biện pháp và công cụ tổng hợp thích hợp 5
  8. - Nguyên tắc phòng chống, ngăn ngừa tai biến và suy thoái môi trƣờng cần đƣợc ƣu tiên hơn việc phải xử lý, hồi phục môi trƣờng nếu để gây ra ô nhiễm môi trƣờng - Nguyên tắc ngƣời gây ô nhiễm phải trả tiền cho các tổn thất do ô nhiễm môi trƣờng gây ra và các chi phí xử lý, hồi phục môi trƣờng bị ô nhiễm. 1.2. NỘI DUNG, VAI TRÒ CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC BẰNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG - Nội dung quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật về bảo vệ môi trƣờng + Nhà nƣớc xây dựng, ban hành hệ thống chính sách, pháp luật bảo vệ môi trƣờng + Tổ chức thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trƣờng + Hoạt động kiểm tra, thanh tra, giám sát và xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trƣờng - Vai trò quản lý nhà bằng pháp luật về bảo vệ môi trƣờng + Quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật về bảo vệ môi trƣờng góp phần đƣa chủ trƣơng, đƣờng lối lãnh đạo của Đảng về công tác bảo vệ môi trƣờng vào cuộc sống + Quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật về bảo vệ môi trƣờng đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển bền vững đất nƣớc + Quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật về bảo vệ môi trƣờng giữ vai trò điều hòa mối quan hệ giữa con ngƣời với tự nhiên - Hệ thống cơ quan quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng + Hệ thống cơ quan có thẩm quyền chung gồm: Chính phủ và UBND các cấp + Hệ thống cơ quan có thẩm quyền riêng gồm: Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng và các sở phòng ban về tài nguyên môi trƣờng; Ngoài ra còn có hệ thống các cục, vụ về môi trƣờng trực thuộc các bộ, ngành liên quan nhƣ: Cục Cảnh sát Phòng, chống tội phạm về môi trƣờng - Bộ Công an; Cục Quản lý môi trƣờng y tế - Bộ Y tế; Vụ Môi trƣờng - Bộ Giao thông vận tải; …… 6
  9. 1.3. ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC BẰNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG - Đảm bảo về chính trị - Bảo đảm về mặt pháp lý - Bảo đảm về tổ chức, bộ máy và cán bộ, công chức làm nhiệm vụ bảo vệ môi trƣờng - Bảo đảm về vật chất, kỹ thuật, tài chính cho thực hiện quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật về bảo vệ môi trƣờng 7
  10. Chƣơng 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC BẰNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG Ở TỈNH HẢI DƢƠNG 2.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ MÔI TRƢỜNG ẢNH HƢỞNG TỚI QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC BẰNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG Ở TỈNH HẢI DƢƠNG 2.1.1. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội ảnh hƣởng tới quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật về bảo vệ môi trƣờng ở tỉnh Hải Dƣơng Tỉnh Hải Dƣơng nằm ở trung tâm của vùng đồng bằng sông Hồng, phía Bắc và Đông Bắc giáp với các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang và Quảng Ninh; phía Nam giáp tỉnh Thái Bình; phía Đông giáp thành phố Hải Phòng; phía Tây giáp tỉnh Hƣng Yên. Diện tích đất tự nhiên của tỉnh Hải Dƣơng là 165.598,54 ha (trong đó đất nông nghiệp 104.882,3 ha, đất phi nông nghiệp 60.162,22 ha, đất chƣa sử dụng 554,02 ha). Dân số tỉnh Hải Dƣơng có 2.301.890 ngƣời với mật độ dân số 1.390 ngƣời/km². Về tăng trƣởng kinh tế, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) giai đoạn 2011-2015 tăng bình quân 7,9%/năm (theo giá cố định năm 2010). Trong lĩnh vực nông nghiệp, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng bình quân 3,1%/năm Trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng tăng bình quân 12%/năm. Lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp và làng nghề phát triển ổn định, giá trị sản xuất tăng bình quân 6,1%/năm. Ngành dịch vụ, giá trị sản xuất các ngành dịch vụ tăng bình quân 6,8%/năm. Xuất khẩu tăng bình quân 22,9%/năm. Dịch vụ, du lịch tăng bình quân 7,2%/năm về lƣợt khách và 13,1%/năm về doanh thu. Với tốc độ gia tăng dân số và phát triển kinh tế - xã hội tỷ lệ các chất thải nói chung và các chất thải nguy hại nói riêng trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng ngày càng gia tăng. Đây sẽ là một trong những áp lực đối với quản lý và quy hoạch môi trƣờng của tỉnh 8
  11. 2.1.2. Thực trạng môi trƣờng ảnh hƣởng tới quản lƣ nhà nƣớc bằng pháp luật về bảo vệ môi trƣờng ở tỉnh Hải Dƣơng hiện nay - Hiện trạng môi trường nước Nƣớc sông tự nhiên chủ yếu bị ô nhiễm bởi TSS (hàm lƣợng TSS dao động trung bình trong khoảng 16-288 mg/l tùy theo thời điểm quan trắc. Đối với nƣớc sông đào (hệ thống sông Bắc Hƣng Hải), ô nhiễm nitơ diễn ra phổ biến và thƣờng xuyên. Còn đối với nƣớc kênh, mƣơng nội đồng, nƣớc ao, hồ: mức độ ô nhiễm cao hơn và diễn ra phổ biến hơn so với nƣớc sông. Nguyên nhân chủ yếu làm môi trƣờng nƣớc bị ô nhiễm là do hệ thống sông ngòi, ao hồ, kênh mƣơng có tốc độ dòng chảy nhỏ và phải tiếp nhận thƣờng xuyên nƣớc thải phát sinh từ hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, sinh hoạt, chăn nuôi và hoạt động sản xuất nông nghiệp. Hiện trạng xử lý nước thải: Tại các khu công nghiệp, các cụm công nghiệp đã xây dựng hoàn thành trạm xử lý nƣớc thải tập trung với tổng công suất thiết kế 11.000m3/ngày đêm, hoạt động cơ bản đạt yêu cầu theo đúng các quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng. Nhƣng đáng lo ngại là các doanh nghiệp tuy có hệ thống xử lý chất thải, nhƣng luôn cố tình vi phạm, thủ đoạn tinh vi, lén lút để xả thải ra môi trƣờng nhƣ xây dựng hệ thống bí mật, phức tạp, đƣợc ngụy trang bằng hệ thống đạt tiêu chuẩn nên rất khó phát hiện. Còn đối với nƣớc thải từ hoạt động sản xuất của các làng nghề nhìn chung không đƣợc xử lý mà xả trực tiếp ra mƣơng, rãnh, ao, ruộng lúa. - Hiện trạng môi trường không khí Chất lƣợng môi trƣờng không khí trên địa bàn tỉnh nhìn chung còn khá tốt, phần lớn các chỉ tiêu quan trắc đều đạt quy chuẩn cho phép; tuy nhiên một số khu vực bị ô nhiễm cục bộ bởi bụi TSP, bụi PM10 và tiếng ồn do ảnh hƣởng của sản xuất công nghiệp, trên những tuyến đƣờng giao thông có lƣu lƣợng phƣơng tiện tham gia lớn, tại các khu vực có các lò đốt gạch thủ công, làng nghề, khu vực có 9
  12. hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung và hoạt động đốt rơm rạ vào mùa thu hoạch lúa,... đặc biệt tại khu vực Nhị Chiểu nơi tập trung các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng (nhà máy xi măng Phúc Sơn, Hoàng Thạch, Cƣờng Thịnh, Phú Tân, Khu liên hợp sản xuất thép Ha Phát, ...) có nồng độ bụi vƣợt quy chuẩn cho phép mặc dù các cơ sở đã có ý thức đầu tƣ hệ thống xử lý bụi, khí thải. - Hiện trạng môi trường đất Chất lƣợng môi trƣờng đất tại các điểm quan trắc trên địa bàn tỉnh nhìn chung còn tốt, phần lớn các chỉ tiêu quan trắc đều đạt quy chuẩn cho phép. Chỉ có đất nông nghiệp khu vực phƣờng Văn An - Thị xã Chí Linh bị ô nhiễm bởi Zn và đất nông nghiệp khu vực xã Tân Trƣờng - Cẩm Giàng bị ô nhiễm Atrazin. Nguyên nhân gây ô nhiễm do quá trình sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật, phân bón hóa học chăm sóc cho cây trồng gây ra và nguồn nƣớc sử dụng cho tƣới tiêu bị ô nhiễm. - Hiện trạng quản lý chất thải Đối với chất thải rắn sinh hoạt: tổng lƣợng rác thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn toàn tỉnh khoảng 1.053 tấn/ngày, trong đó khu vực nông thôn khoảng 771 tấn/ngày, khu vực đô thị khoảng 282 tấn/ngày. Tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt đối với khu vực đô thị: đạt 65 - 75% ở khu vực thị trấn và 85% ở thành phố Hải Dƣơng. Đối với khu vực nông thôn: đạt khoảng 50 - 70%. Xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại các nhà máy xử lý rác hoặc tại các bãi chôn lấp có quy hoạch. Đối với chất thải rắn công nghiệp phần lớn đƣợc các doanh nghiệp ký hợp đồng với những cơ sở sản xuất để thu mua về tái chế, tái sử dụng hoặc dùng làm nguyên liệu sản xuất. Một phần chất thải thông qua ký kết với các đơn vị chuyên về xử lý môi trƣờng đƣợc đƣa đi xử lý, còn một phần không nhỏ vẫn chƣa đƣợc xử lý theo quy định. - Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật Tình hình ô nhiễm môi trƣờng nông thôn đang hết sức bức xúc và là một trong các vấn đề môi trƣờng cấp bách của tỉnh. Việc sử dụng hóa chất và thuốc trừ sâu trong canh tác nông nghiệp đã và đang làm suy thoái đất canh tác, ô nhiễm các 10
  13. nguồn nƣớc và suy giảm đa dạng sinh học làm mất cân bằng sinh thái. Trung bình lƣợng thuốc bảo vệ thực vật sử dụng địa bàn tỉnh khoảng trên 200 tấn/năm. Để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trƣờng trong sản xuất nông nghiệp, ngoài việc áp dụng các biện pháp canh tác tổng hợp nhằm giảm bớt lƣợng thuốc bảo vệ thực vật và các biện pháp quản lý thu gom các loại vỏ, bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng. Tình trạng môi trƣờng xấu đi, ô nhiễm môi trƣờng nƣớc, không khí có nguy cơ lan rộng tại đô thị và vùng nông thôn đã gây ra các tác hại không nhỏ tới chất lƣợng cuộc sống của dân cƣ trên địa bàn tỉnh. Những vấn đề nêu trên nếu không có giải pháp cấp thiết, thỏa đáng sẽ tạo ra lực cản lớn đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đe dọa nghiêm trọng sự phát triển bền vững của tỉnh Hải Dƣơng. 2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG VÀ BAN HÀNH CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ TỔ CHỨC BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG Ở TỈNH HẢI DƢƠNG 2.2.1. Những kết quả đạt đƣợc - Các chính sách, văn bản chủ yếu về bảo vệ môi trường đã được ban hành UBND tỉnh đã ban hành Quy chế phối hợp quản lý nhà nƣớc đối với các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng. Triển khai thực hiện “Đề án tổng thể bảo vệ và phát triển bền vững môi trƣờng sinh thái cảnh quan lƣu vực sông Cầu”; ban hành Kế hoạch số 2251/KH-UBND ngày 18/10/2012 “Về việc thực hiện Chƣơng trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2013 - 2015”; đồng thời tỉnh cũng phối hợp với Trƣờng Đại học Nông nghiệp Hà Nội (nay là Học viện Nông nghiệp Việt Nam) triển khai và hoàn thiện các nội dung của dự án “Điều tra, đánh giá thực trạng đa dạng sinh học; xây dựng kế hoạch hành động đa dạng sinh học tỉnh Hải Dƣơng đến năm 2020 và định hƣớng đến năm 2030”. Bên cạnh đó, UBND tỉnh đã phê duyệt các đề án Giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trƣờng ở nông thôn; đề án Quy hoạch môi trƣờng tỉnh Hải Dƣơng, quy hoạch môi trƣờng cho thị xã Chí Linh và huyện Kinh Môn; Quy hoạch tài nguyên nƣớc tỉnh Hải Dƣơng; Quy hoạch chi tiết các khu, cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề… Ngoài ra, hàng năm UBND tỉnh phê duyệt danh sách các cơ sở gây ô nhiễm môi trƣờng và 11
  14. cơ sở gây ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng, buộc các cơ sở phải xử lý triệt để ô nhiễm môi trƣờng. - Về ban hành văn bản quy phạm pháp luật tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của các cơ quan có thẩm quyền ở tỉnh Hải Dương Để triển khai chính sách, Luật bảo vệ môi trƣờng và các văn bản hƣớng dẫn thi hành; các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền của tỉnh Hải Dƣơng đã ban hành văn bản về tổ chức thực hiện quản lý nhà nƣớc về bảo vệ môi trƣờng, bao gồm: - Chỉ thị số 06/CT-UBND ngày 26/01/2011 của UBND tỉnh Hải Dƣơng về việc “Tăng cƣờng các biện pháp quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng”. - Chỉ thị số 15/2011/CT-UBND ngày 31/05/2011 của UBND tỉnh về việc tăng cƣờng công tác quản lý tài nguyên nƣớc trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng. - Quyết định số 977/QĐ-UBND ngày 14/04/2011 của UBND tỉnh Hải Dƣơng về việc phê duyệt Dự án xây dựng mạng lƣới các điểm quan trắc tài nguyên và môi trƣờng (đất, nƣớc, không khí, chất thải rắn sinh hoạt) trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng giai đoạn 2011 - 2015. - Quyết định số 01/2012/QĐ-UBND ngày 16/01/2012 của UBND tỉnh Hải Dƣơng về việc Ban hành quy định về việc thu thập, quản lý, khai thác và sử dụng dữ liệu tài nguyên và môi trƣờng trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng. - Quyết định số 3051/QĐ-UBND, ngày 19/12/2012 của UBND tỉnh Hải Dƣơng về việc phê duyệt kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh Hải Dƣơng, giai đoạn 2012-2017 và định hƣớng đến năm 2025. - Quyết định số 293/QĐ-UBND ngày 21/01/2014 của UBND tỉnh Hải Dƣơng về việc phê duyệt kế hoạch hành động bảo vệ đa dạng sinh học tỉnh Hải Dƣơng đến năm 2020 và định hƣớng đến năm 2030. 2.2.2. Những mặt hạn chế Bên cạnh đó, hệ thống chính sách, văn bản pháp luật về tổ chức quản lý và bảo vệ môi trƣờng của tỉnh Hải Dƣơng còn một số hạn chế, bất cập; cụ thể: 12
  15. Thứ nhất, tiến độ ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trƣờng còn chậm so với yêu cầu của thực tế. Thứ hai, nhiều văn bản còn có sự chồng chéo về nội dung trong việc quản lý và bảo vệ môi trƣờng giữa các Sở, ngành ở địa phƣơng. Thứ ba, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trƣờng chƣa hoàn thiện và đồng bộ 2.2.3. Nguyên nhân của những hạn chế - Nguyên nhân khách quan + Các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trƣờng do cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền ở trung ƣơng ban hành còn thiếu tính đồng bộ và tính khả thi. + Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quy định về quản lý và bảo vệ môi trƣờng chƣa phân định rõ trách nhiệm của từng Sở, ngành cụ thể. + Chế tài xử lý vi phạm về bảo vệ môi trƣờng còn bộc lộ nhiều hạn chế nhƣ hình thức xử phạt còn nhẹ, chƣa đủ tính răn đe. - Nguyên nhân chủ quan + Nhận thức của một số cấp ủy đảng và chính quyền về bảo vệ môi trƣờng ở tỉnh Hải Dƣơng còn hạn chế. Việc phân công trách nhiệm và cơ chế phối hợp trong quản lý nhà nƣớc về bảo vệ môi trƣờng giữa các Sở, Ban, ngành chƣa rõ ràng. + Cán bộ làm công tác soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật về tổ chức thực hiện Luật bảo vệ môi trƣờng chƣa có t nh độ chuyên nghiệp, nghiệp vụ chuyên sâu còn thiếu 2.3. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG Ở TỈNH HẢI DƢƠNG 2.3.1 Những kết quả đạt đƣợc Trong những năm qua việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trƣờng ở Tỉnh Hải Dƣơng đã đạt những kết quả khả quan rất đáng ghi nhận; cụ thể: - Thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trƣờng. 13
  16. - Thực hiện pháp luật về quản lý môi trƣờng đô thị - Thực hiện pháp luật về quản lý môi trƣờng ở nông thôn. - Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực về môi trƣờng. - Tăng cƣờng hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trƣờng trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng. 2.3.2. Những mặt hạn chế, khiếm khuyết - Về việc thực hiện trách nhiệm quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường + Tình trạng ô nhiễm môi trƣờng cục bộ trên địa bàn tỉnh vẫn đang gia tăng. + Công tác phối hợp trong quản lý và bảo vệ môi trƣờng giữa các Sở, ban, ngành của tỉnh với nhau và với UBND các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh chƣa chủ động. + Việc phát hiện, kiểm tra và xử lý các vi phạm chƣa đƣợc kịp thời và chƣa nghiêm. + Một số điểm ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng chƣa khắc phục kịp thời, để kéo dài, gây búc xúc trong cộng đồng. + Lực lƣợng cán bộ chuyên môn làm công tác quản lý môi trƣờng mỏng, ít cán bộ đầu ngành có chuyên môn sâu về lĩnh vực này. - Về việc thực thi pháp luật của các tổ chức, cá nhân + Ý thức chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trƣờng của một số doanh nghiệp chƣa nghiêm. Chƣa thực hiện các biện pháp cần thiết về bảo vệ môi trƣờng trong quá trình sản xuất. + Nhiều dự án đã có báo cáo Đánh giá tác động môi trƣờng hoặc Kế hoạch bảo vệ môi trƣờng, song chất lƣợng báo cáo còn hạn chế. Việc tuân thủ sau báo cáo Đánh giá tác động môi trƣờng của các chủ dự án thực hiện chƣa nghiêm. + Chất thải từ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của ngƣời dân khu vực nông thôn chƣa đƣợc thu gom và xử lý đúng quy định; tình trạng sử dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật tràn lan dẫn đến ô nhiễm môi trƣờng nông thôn 14
  17. ngày càng tăng. + Ô nhiễm môi trƣờng ở một số làng nghề khó kiểm soát, xử lý và khắc phục. + Một số cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh chƣa đƣợc đầu tƣ cơ sở hạ tầng và hệ thống thu gom, xử lý nƣớc thải gây ô nhiễm môi trƣờng. 2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế - Về việc thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật về bảo vệ môi trƣờng. + Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nƣớc về bảo vệ môi trƣờng đến nay tuy đã tƣơng đối hoàn chỉnh và đồng bộ, song vẫn có một số nội dung chƣa phù hợp. + Quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng hiện nay còn nhiều bất cập, nhận thức, ý thức trách nhiệm về bảo vệ môi trƣờng của một số cán bộ quản lý và chính quyền còn yếu kém. + Kinh phí đầu tƣ cho công tác bảo vệ môi trƣờng chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu. + Việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật chƣa thƣờng xuyên, thiếu tính chủ động. + Việc phối hợp giữa các ngành trong việc tham mƣu cho UBND tỉnh quyết định những vấn đề có liên quan đến bảo vệ môi trƣờng chƣa kịp thời. + Sức ép về môi trƣờng do biến đổi khí hậu diễn ra khắc nghiệt (bão, lụt, hạn hán ngày một gia tăng và mức độ thiệt hại cao hơn). + Vấn đề xã hội hóa công tác bảo vệ môi trƣờng thực hiện chƣa tốt, do đó chƣa thu hút đƣợc sự tham gia góp sức và hỗ trợ của ngƣời dân. - Về việc thực thi pháp luật bảo vệ môi trƣờng của các tổ chức, cá nhân Công tác phát hiện, xử lý vi phạm về môi trƣờng của cơ quan chức năng không nghiêm khắc, triệt để, dẫn đến các doanh nghiệp xem thƣờng các cam kết về bảo vệ môi trƣờng, không vận hành hoặc không xây dựng hệ thống xử lý chất thải; tại các địa phƣơng công tác bảo vệ môi trƣờng ít đƣợc quan tâm, nguồn nhân lực làm công tác bảo vệ môi trƣờng trên địa bàn huyện và xã thiếu và yếu; ý thức, 15
  18. nhận thức về bảo vệ môi trƣờng của cộng đồng dân cƣ và các cơ sở sản xuất, kinh doanh còn hạn chế; tình trạng coi trọng lợi ích kinh tế trƣớc mắt, coi nhẹ công tác bảo vệ môi trƣờng còn phổ biến. 2.4. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂM TRA, GIÁM SÁT VÀ XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG Ở TỈNH HẢI DƢƠNG 2.4.1. Những kết quả đạt đƣợc UBND tỉnh Hải Dƣơng chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trƣờng và các sở, ban, ngành của tỉnh có liên quan thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra và kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về bảo vệ môi trƣờng. - Sở Tài nguyên và Môi trƣờng đã thực hiện 10 cuộc thanh tra việc thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc trong lĩnh tài nguyên và môi trƣờng đối với 11 huyện, thành; thực hiện 97 cuộc thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trƣờng đối với 714 đơn vị, cá nhân. - Qua thanh tra, kiểm tra đã phát hiện xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên và môi trƣờng đối với 185 đơn vị, cá nhân với số tiền là 2.628,59 triệu đồng; thu hồi đối với những diện tích đất để hoang hóa, lãng phí nhiều năm không có phƣơng án đầu tƣ hiệu quả. 2.4.2. Những mặt hạn chế, khiếm khuyết - Tình hình vi phạm Luật bảo vệ môi trƣờng trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng vẫn diễn ra phức tạp, các hoạt động gây ảnh hƣởng đến môi trƣờng, sinh thái nhƣ gây ô nhiễm nguồn nƣớc, không khí,... vẫn tiếp tục diễn ra, không đƣợc ngăn chặn triệt để. - Hiện tƣợng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trƣờng giữa chính quyền cơ sở và thanh tra môi trƣờng ở một số đơn vị còn xảy ra. Số lƣợng các cuộc thanh tra nhiều nhƣng hiệu quả thanh tra chƣa cao. - Việc tổ chức thực hiện quyết định cƣỡng chế không nghiêm túc hoặc quyết định “treo”, để doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trƣờng nộp phạt tiền mà không đình chỉ hoạt động tạo tâm lý coi thƣờng kỷ cƣơng, pháp luật về bảo vệ môi trƣờng. 16
  19. - Công tác kiểm tra việc thực hiện các kết luận, kiến nghị sau kiểm tra, thanh tra chƣa đƣợc cơ quan quản lý nhà nƣớc về bảo vệ môi trƣờng coi trọng đúng mức. - Việc huy động sức mạnh tổng hợp của cộng đồng và vai trò giám sát thực thi pháp luật của các tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể quần chúng nhân dân, tổ chức xã hội … vào công tác bảo vệ môi trƣờng còn rất hạn chế. 2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế, khiếm khuyết - Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng còn bất cập, chƣa đáp ứng yêu cầu thực tế - Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trƣờng quy định quá thấp nên không đủ tính răn đe. - Lực lƣợng thanh tra chuyên ngành về môi trƣờng của tỉnh Hải Dƣơng còn thiếu và yếu về chuyên môn, nghiệp vụ. - Sự phối hợp, điều hành công tác giữa các cấp, các ngành của tỉnh chƣa chặt chẽ, chƣa chủ động, thiếu qui chế, qui trình phối hợp. 17
  20. Chƣơng 3 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM, NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC BẰNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG Ở TỈNH HẢI DƢƠNG HIỆN NAY 3.1. QUAN ĐIỂM BẢO ĐẢM VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC BẰNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG Ở TỈNH HẢI DƢƠNG - Quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật về bảo vệ môi trƣờng phải dựa trên quan điểm phát triển bền vững - Quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật về bảo vệ môi trƣờng ở tỉnh Hải Dƣơng phải xuất phát từ đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội và thực trạng môi trƣờng của Tỉnh. - Quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật về bảo vệ môi trƣờng phải đi đôi với việc nâng cao ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi trƣờng của mọi chủ thể - Quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật về bảo vệ môi trƣờng phải đảm bảo tính tƣơng thích của pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế về bảo vệ môi trƣờng 3.2. GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM ĐẢM BẢO VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC BẰNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG Ở TỈNH HẢI DƢƠNG HIỆN NAY 3.2.1. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trƣờng - Đối với lĩnh vực pháp luật về bảo vệ môi trường + Cần hoàn thiện các quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trƣờng. + Cần hoàn thiện các quy định về ĐTM nhƣ qui định về việc lấy ý kiến nhân dân trong quá lập ĐTM, xác định rõ trách nhiệm của các thành viên trong Hội đồng thẩm định, công khai hóa thông tin sau phê duyệt . + Cần có văn bản hƣớng dẫn cụ thể vấn đề công khai hóa thông tin theo Điều 131 Luật bảo vệ môi trƣờng năm 2014. 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0