Quản trị công ty tại Tổng Công ty Tài Chính<br />
Cổ phần Dầu khí Việt Nam<br />
Phan Thị Diệu Linh<br />
Khoa Luật<br />
Luận văn Thạc sĩ ngành: Luật Kinh tế; Mã số: 60 38 50<br />
Người hướng dẫn: PGS.TS Phạm Duy Nghĩa<br />
Năm bảo vệ: 2011<br />
Abstract: Trình bày những vấn đề lý luận cơ bản về quản trị công ty. Nghiên cứu thực<br />
trạng quản trị công ty tại Tổng Công ty Tài Chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam<br />
(PVFC); thấy được những bất cập về quản trị công ty tại Tổng Công ty Tài chính Cổ<br />
phần Dầu khí Việt Nam. Đưa ra một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu<br />
quả quản trị công ty tại Tổng Công ty Tài Chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam: Hoàn<br />
thiện khung pháp lý về quản trị công ty và môi trường pháp lý cho hoạt động của công<br />
ty tài chính; Hoàn thiện và tăng cường hoạt động của các bộ phận trong cấu trúc nội<br />
bộ của PVFC; Thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm tạo thuận lợi cho các cổ đông<br />
của PVFC thực hiện quyền của mình; Xây dựng và phát triển quan hệ nhà đầu tư tại<br />
PVFC; Tăng cường phối hợp hoạt động với đơn vị kiểm toán độc lập của PVFC<br />
Keywords: Quản trị công ty; Luật kinh tế; Pháp luật Việt Nam; Công ty tài chính<br />
Content<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Trong thời gian gần đây, Quản trị công ty được nhắc đến như một yêu cầu tất yếu của<br />
doanh nghiệp hiện đại, đặc biệt là kể từ khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới<br />
(WTO) và từng bước hội nhập với nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, đây vẫn còn là một vấn đề<br />
khá mới mẻ tại Việt Nam.<br />
Những năm gần đây, thị trường chứng khoán Việt Nam diễn biến rất phức tạp, cùng<br />
với sự sụt giảm nhanh, mạnh của các chỉ số, việc thua lỗ của các nhà đầu tư, nhiều vấn đề<br />
“nóng bỏng” đã được đặt ra như việc minh bạch và công bố thông tin của các công ty niêm<br />
yết, vấn đề giao dịch nội gián, chuyện lương thưởng cho nhà quản lý công ty…v.v. Những<br />
yếu tố này đã khiến cho vấn đề quản trị công ty càng trở nên quan trọng và được quan tâm<br />
nhiều hơn.<br />
Đặc biệt, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang ngày càng biến động cùng với sự<br />
<br />
phức tạp của môi trường kinh doanh, quản trị doanh nghiệp theo chuẩn mực quốc tế đã trở<br />
thành một nhu cầu tất yếu khách quan, là vấn đề sống còn đặt ra đối với các doanh nghiệp,<br />
nhất là những doanh nghiệp sau quá trình cổ phần hóa và niêm yết.<br />
Tổng Công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam (PVFC) tiền thân là Công ty Tài<br />
chính Dầu khí thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam được thành lập ngày 19 tháng 6 năm 2000.<br />
Ngày 17/03/2008 đánh dấu một bước ngoặt trong quá trình phát triển của PVFC với việc<br />
Tổng Công ty đã cổ phần hoá thành công, chính thức chuyển từ công ty 100% vốn Nhà nước<br />
sang hoạt động theo mô hình Tổng Công ty cổ phần. Trải qua chặng đường xây dựng và phát<br />
triển, đến nay, PVFC đã trở thành một định chế tài chính mạnh của Tập đoàn Dầu khí Quốc<br />
gia Việt Nam và là một trong những tổ chức tín dụng có tốc độ phát triển nhanh, thương hiệu<br />
Tài chính Dầu khí Việt Nam được khẳng định trên thị trường tài chính trong nước và bước<br />
đầu vươn ra thế giới. Mục tiêu phát triển của PVFC đến năm 2015 là trở thành tập đoàn tài<br />
chính hàng đầu tại Việt Nam, là tập đoàn tài chính quan trọng nhất và là xương sống trong các<br />
định chế tài chính khác của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, đáp ứng được tối đa nhu cầu vốn<br />
cho các dự án của Tập đoàn.<br />
Việc chuyển đổi từ mô hình “một chủ” (Nhà nước) sang mô hình “nhiều chủ” (cổ<br />
phần) đã đặt ra cho PVFC nhiều vấn đề phải giải quyết liên quan đến việc quản trị công ty<br />
như: sự xung đột lợi ích giữa cổ đông thiểu số và người quản trị doanh nghiệp, vấn đề quản lý<br />
cổ phần của cổ đông Nhà nước tại doanh nghiệp, sự chế ước giữa người quản lý và người điều<br />
hành trong hoạt động quản lý và điều hành công ty...v.v. Cùng với đó, để đối phó tốt với<br />
những biến động của nền kinh tế toàn cầu hiện nay, đồng thời tiếp tục củng cố và phát triển<br />
bền vững, đạt được mục tiêu đã đặt ra theo định hướng chiến lược phát triển của PVFC đến<br />
năm 2015, một trong những yêu cầu đặt ra cho Ban lãnh đạo PVFC là phải thực hiện tốt vấn<br />
đề quản trị công ty.<br />
Xuất phát từ thực tế đó, đề tài nghiên cứu “Quản trị Công ty tại Tổng Công ty Tài<br />
chính cổ phần Dầu khí Việt Nam” được chọn làm luận văn thạc sĩ Luật học.<br />
2. Tình hình nghiên cứu<br />
Để hoạt động tốt trong môi trường kinh doanh ngày càng biến động thì mỗi doanh<br />
nghiệp phải có một cơ cấu bộ máy quản trị hợp lý, phải nắm rõ và áp dụng được những<br />
nguyên tắc cơ bản của quản trị công ty. Do vậy, việc nghiên cứu vấn đề quản trị công ty là<br />
cần thiết và thường xuyên đối với mỗi doanh nghiệp. Mặc dù vậy, ở Việt Nam hiện nay, quản<br />
trị công ty vẫn còn là một khái niệm còn mới mẻ và khá xa lạ với nhiều doanh nghiệp.<br />
Liên quan đến vấn đề quản trị công ty, trong thời gian qua, đã có khá nhiều học giả<br />
<br />
2<br />
<br />
trong nước và ngoài nước nghiên cứu về vấn đề này. Tuy nhiên, các đề tài này thường nghiên<br />
cứu về vấn đề quản trị công ty cổ phần nói chung, chưa có đề tài nào nghiên cứu về quản trị<br />
công ty tại một doanh nghiệp cụ thể, đặc biệt là đối với công ty tài chính – tổ chức tín dụng<br />
phi ngân hàng.<br />
Dựa trên những thông tin từ các nghiên cứu về quản trị công ty, người viết chọn đề tài<br />
“Quản trị Công ty tại Tổng Công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam” làm luận văn<br />
với hi vọng có thể tìm hiểu sâu rõ hơn về mảng đề tài quản trị công ty áp dụng đối với các<br />
doanh nghiệp sau cổ phần hoá, đặc biệt là với một tổ chức tín dụng phi ngân hàng, để góp<br />
phần cho việc nghiên cứu cụ thể hơn về quản trị công ty cổ phần từ những đề tài đã có trước.<br />
3. Mục đích nghiên cứu của luận văn<br />
Việc nghiên cứu luận văn nhằm mục đích:<br />
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về quản trị công ty;<br />
- Phân tích và đánh giá thực trạng quản trị công ty tại Tổng Công ty Tài chính Cổ phần<br />
Dầu khí Việt Nam;<br />
- Căn cứ vào cơ sở lý luận và kết quả phân tích thực trạng quản trị công ty tại Tổng<br />
Công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam để đề xuất giải pháp hữu hiệu nhằm hoàn thiện<br />
và nâng cao hiệu quả quản trị công ty tại Tổng Công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam.<br />
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu<br />
Đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung của quản trị công ty áp dụng tại Tổng Công<br />
ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam – một công ty tài chính cổ phần có vốn góp chi phối<br />
của Nhà nước, từ đó đưa ra những nhận xét và kiến nghị về hiệu quả của quản trị công ty tại<br />
PVFC.<br />
5. Phƣơng pháp nghiên cứu<br />
Trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ<br />
nghĩa Mác Lê - nin, luận văn sử dụng phương pháp chính là thu thập thông tin, tổng hợp và<br />
phân tích dữ liệu từ các nguồn liên quan để trình bày những vấn đề lý luận, thực tiễn và đề<br />
xuất giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của quản trị công ty tại Tổng<br />
Công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam.<br />
6. Ý nghĩa của luận văn<br />
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về quản trị công ty tại Tổng Công ty Tài chính<br />
Cổ phần Dầu khí Việt Nam.<br />
<br />
3<br />
<br />
- Là cơ sở quan trọng để kiến nghị hoàn thiện từng bước và nâng cao hiệu quả của các<br />
nguyên tắc quản trị công ty áp dụng tại Tổng Công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam.<br />
7. Kết cấu luận văn<br />
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận<br />
văn gồm 3 chương:<br />
Chƣơng 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về quản trị công ty.<br />
Chƣơng 2: Thực trạng quản trị công ty tại Tổng Công ty Tài Chính Cổ phần Dầu khí Việt<br />
Nam.<br />
Chƣơng 3: Một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị công ty tại<br />
Tổng Công ty Tài Chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam.<br />
CHƢƠNG 1<br />
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN<br />
VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY<br />
1.1. Nguồn gốc, khái niệm quản trị công ty<br />
1.1.1. Nguồn gốc của quản trị công ty<br />
Tác giả của Luận văn đã làm rõ nguồn gốc của Quản trị công ty là xuất phát từ vấn đề<br />
tách biệt giữa quản lý và sở hữu doanh nghiệp để đảm bảo quyền lợi của cổ đông, đặc biệt là<br />
nhóm cổ đông thiểu số. Mục đích chính khiến hệ thống quản trị công ty ra đời là để bảo vệ<br />
quyền lợi của nhà đầu tư, cổ đông và đảm bảo hài hòa giữa các nhóm lợi ích của công ty.<br />
Quản trị công ty tốt sẽ có tác dụng làm cho các quyết định và hành động của người quản lý,<br />
người điều hành công ty thể hiện đúng ý chí và đảm bảo lợi ích của nhà đầu tư, cổ đông và<br />
những người có lợi ích liên quan.<br />
Bên cạnh đó, tác giả cũng nêu bật được rằng quản trị công ty không chỉ dừng lại ở<br />
khía cạnh là giải quyết vấn đề về mối quan hệ giữa quyền sở hữu và quyền kiểm soát, mà nó<br />
còn mang đến một cách tiếp cận rộng lớn hơn đối với sự vận hành của cơ chế kiểm soát và<br />
cân bằng quyền lực.<br />
1.1.2. Các khái niệm về quản trị công ty<br />
Tác giả đã đưa ra các cách định nghĩa khác nhau của các học giả trên thế giới về quản<br />
trị công ty dưới các quan điểm khác nhau để làm cơ sở cho việc khẳng định hiện nay vẫn chưa<br />
có một khái niệm thống nhất về “Quản trị công ty”. Mặc dù vậy, trên thế giới hiện nay đã có<br />
rất nhiều nước sử dụng khái niệm quản trị công ty của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế OECD. Theo OECD: “Quản trị Công ty bao gồm việc thiết lập các mối quan hệ giữa cơ cấu<br />
<br />
4<br />
<br />
quản lý công ty, hội đồng quản lý công ty, các cổ đông và các bên có quyền lợi liên quan<br />
khác. Quản trị công ty cũng cung cấp cấu trúc mà thông qua đó các mục tiêu của công ty<br />
được thực hiện và những biện pháp để đạt được những mục tiêu và khả năng giám sát là xác<br />
định được”. Định nghĩa này của OECD có thể coi là định nghĩa rộng nhất về quản trị công ty,<br />
nó đã và đang được rất nhiều nước trên thế giới vận dụng để xây dựng hệ thống pháp luật về<br />
quản trị công ty, trong đó có Việt Nam. Tại Việt Nam, khái niệm “quản trị công ty” lần đầu<br />
tiên được xuất hiện trong Quy chế Quản trị công ty áp dụng cho các công ty niêm yết trên Sở<br />
Giao dịch Chứng Khoán/Trung tâm Giao dịch Chứng khoán do Bộ Tài Chính ban hành tháng<br />
03 năm 2007, theo đó quản trị công ty được định nghĩa như sau “Quản trị công ty là hệ thống<br />
các quy tắc để đảm bảo cho công ty được định hướng điều hành và được kiểm soát một cách<br />
có hiệu quả vì quyền lợi của cổ đông và những người liên quan đến công ty”. Có thể nói, Việt<br />
Nam đã bước đầu xây dựng được khái niệm về “quản trị công ty” cùng với khung pháp luật<br />
cơ bản về quản trị công ty. Tuy nhiên, khái niệm này ở Việt Nam còn mới mẻ và dễ bị nhầm<br />
lẫn với khái niệm “quản trị kinh doanh”. Do vậy, tác giả đã nêu rõ một số điểm khác biệt giữa<br />
khái niệm “quản trị công ty” và “quản trị kinh doanh” để tránh sự nhầm lẫn giữa hai khái<br />
niệm này.<br />
1.2. Ý nghĩa của quản trị công ty<br />
1.2.1. Ý nghĩa của quản trị công ty<br />
Từ việc khẳng định quản trị công ty có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát<br />
triển của các doanh nghiệp, tác giả đã chỉ ra ý nghĩa của quản trị công ty, đó là:<br />
Thứ nhất, công tác quản trị công ty tốt dẫn tới tăng trưởng và hiệu quả kinh tế cao<br />
hơn. Nó cũng cải thiện việc sử dụng nguồn vốn thường là khan hiếm ở nhiều quốc gia. Hơn<br />
nữa, nó tạo điều kiện phát triển cho các ngành công nghiệp mới.<br />
Thứ hai, quản trị công ty tốt làm giảm nguy cơ của các cuộc khủng hoảng kinh tế.<br />
Trong trường hợp có sự xáo trộn từ bên ngoài, quản trị tốt có thể tăng cường khả năng chống<br />
chọi của nền kinh tế.<br />
Thứ ba, quản trị công ty tốt là việc hết sức cần thiết để đảm bảo tính hợp pháp của nền<br />
kinh tế thị trường và đẩy mạnh phát triển nền kinh tế, đảm bảo xây dựng thị trường tài chính<br />
lớn mạnh với tính thanh khoản cao.<br />
Ngoài ra, quản trị công ty còn có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các công ty<br />
đại chúng, góp phần tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường. Tóm lại,<br />
có thể coi quản trị công ty là một yếu tố then chốt để đẩy mạnh hiệu quả thị trường, phát triển<br />
kinh tế cũng như tăng cường giá trị công ty và đảm bảo cơ chế để các công ty quản lý rủi ro<br />
<br />
5<br />
<br />