Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Luật học: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể trong hoạt động điều tra các vụ án hình sự - Từ thực tiễn tỉnh Phú Yên
lượt xem 2
download
Nội dung chính của luận văn gồm 3 chương được trình bày như sau: Cơ sở lý luận và pháp lý về quyền bất khả xâm phạm thân thể trong hoạt động điều tra các vụ án hình sự; Quy định pháp luật về quyền bất khả xâm phạm thân thể trong hoạt động điều tra các vụ án hình sự và thực trạng thực hiện tại tỉnh Phú Yên; Các giải pháp hoàn thiện quyền bất khả xâm phạm về thân thể trong hoạt động điều tra các vụ án hình sự từ thực tiễn tỉnh Phú Yên.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Luật học: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể trong hoạt động điều tra các vụ án hình sự - Từ thực tiễn tỉnh Phú Yên
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ .............../ ............... ......../ ........ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN THỊ KIM LOAN QUYỀN BẤT KHẢ XÂM PHẠM VỀ THÂN THỂ TRONG HOẠT ĐỘNG ĐIỀU TRA CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ - TỪ THỰC TIỄN TỈNH PHÚ YÊN Chuyên ngành: Luật Hiến pháp – Luật Hành chính Mã số: 60 38 01 02 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2017
- Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: PGS – TS LÊ THỊ HƢƠNG Phản biện 1: .................................................................. . ....................................................................................... Phản biện 2: .................................................................. . ....................................................................................... Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng họp …....., Nhà...... - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Số:… - Đường…………… - Quận……………… - TP……………… Thời gian: vào hồi …… giờ …… tháng …… năm 2016 Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn Quyền con người là một phạm trù chính trị - xã hội – lịch sử, phản ánh nhu cầu, năng lực vốn có, chỉ có ở con người dưới hình thức các chuẩn mực khách quan được xã hội thừa nhận và bảo đảm bằng các quy định của pháp luật. Hiến pháp năm 2013, với rất nhiều sửa đổi, bổ sung quan trọng ở Chương II, thể hiện rõ sự thay đổi trong việc tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm các quyền con người, quyền công dân, đặc biệt là các quyền dân sự, chính trị ở Việt Nam. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể là một trong các quyền cơ bản của con người, được ghi nhận tại Tuyên ngôn nhân quyền của Liên Hợp Quốc năm 1948 (Universal Declaration of Human Rights - UDHR), Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị 1966 (International Covenant on Civil and Political Rights - ICCPR) và được Việt Nam cam kết thực hiện thông qua sự kiện gia nhập Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị ngày 24/9/1982. Nếu như Hiến pháp 1992 chỉ quy định chung chung, đồng nhất quyền con người và quyền công dân thì Hiến pháp 2013 đã quy định theo hướng: quyền bất khả xâm phạm về thân thể là quyền tự nhiên, quyền bẩm sinh của con người, đồng thời quy định rõ nội hàm và các yêu cầu của quyền này. Việc Hiến định rõ ràng, cụ thể nguyên tắc này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhằm ngăn chặn mọi hành vi tùy tiện xâm phạm về thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm con 1
- người, có cơ chế để bảo vệ tốt hơn quyền con người nhất là trong hoạt động điều tra các vụ án hình sự. Hoạt động điều tra là quá trình tố tụng hình sự nhằm xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ. Hoạt động điều tra các vụ án hình sự giúp tăng cường pháp chế, bảo vệ các quyền và tự do của công dân, cùng với các hoạt động tố tụng hình sự khác góp phần có hiệu quả vào cuộc đấu tranh phòng và chống tội phạm trong toàn xã hội. Bảo vệ quyền con người nói chung và quyền bất khả xâm phạm về thân thể trong hoạt động điều tra các vụ án hình sự là một bộ phận của bảo đảm quyền con người nói chung được ghi nhận trong các đạo luật của hệ thống pháp luật Việt Nam. Bảo vệ quyền con người là Nhà nước bằng sức mạnh và ý chí của mình để các quyền con người không bị xâm phạm và được thực thi trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế - xã hội. Để quá trình điều tra vụ án hình sự thật sự khách quan, toàn diện, đầy đủ thì việc đảm bảo quyền con người nhất là quyền bất khả xâm phạm về thân thể là một yêu cầu quan trọng, tất yếu. Với những lý do trên, tác giả chọn đề tài: “Quyền bất khả xâm phạm về thân thể trong hoạt động điều tra các vụ án hình sự - Từ thực tiễn tỉnh Phú Yên” để làm đề tài luận văn thạc sĩ Luật chuyên ngành Luật Hiến pháp - luật hành chính của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Trong khoa học pháp lý nước ta, vấn đề bảo đảm quyền con người được nhiều tác giả nghiên cứu trong các công trình với các góc 2
- độ khác nhau. Trong các công trình nghiên cứu này, các tác giả chủ yếu tập trung vào nghiên cứu các vấn đề về bảo đảm quyền con người nói chung chứ chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu một cách cụ thể về bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về thân thể trong hoạt động điều tra các vụ án hình sự. Vì vậy, đây là công trình mới nghiên cứu có tính hệ thống và đi vào chuyên sâu so sánh các biện pháp bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về thân thể qua các bản Hiến pháp Việt Nam các thời kỳ, các quy định về hoạt động điều tra các vụ án hình sự và đưa ra nhận định, đánh giá về các quy định về quyền bất khả xâm phạm về thân thể trong hoạt động điều tra các vụ án hình sự từ thực tiễn tỉnh Phú Yên. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích nghiên cứu Từ việc hệ thống hóa cơ sở lý luận và pháp lý về quyền bất khả xâm phạm thân thể trong hoạt động điều tra các vụ án hình sự cũng như thực trạng về quyền bất khả xâm phạm thân thể trong hoạt động điều tra các vụ án hình sự tại tỉnh Phú Yên, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quyền bất khả xâm phạm về thân thể trong hoạt động điều tra các vụ án hình sự tại các địa phương khác trên cả nước trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích nghiên cứu trên, luận văn đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu sau: 3
- - Làm rõ cơ sở lý luận và pháp lý về quyền bất khả xâm phạm về thân thể trong hoạt động điều tra các vụ án hình sự trên cơ sở là một quyền của con người. - Phân tích, đánh giá thực trạng thực thi các quy định Hiến pháp và các quy định pháp luật có liên quan đến bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về thân thể trong hoạt động điều tra các vụ án hình sự tại tỉnh Phú Yên. - Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện và bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về thân thể trong hoạt động điều tra các vụ án hình sự trong thời gian tới. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu các quy định về quyền bất khả xâm phạm về thân thể theo Hiến pháp 2013 và các văn bản pháp luật liên quan trong hoạt động điều tra các vụ án hình sự. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: nghiên cứu tại tỉnh Phú Yên. - Về thời gian: Từ năm 2011 đến nay. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn Phương pháp luận Lấy lý luận của chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như quan điểm của Đảng và pháp luật của Nhà nước Việt Nam về quyền con người nói chung và quyền bất khả xâm phạm về thân thể trong hoạt động điều tra các vụ án hình sự nói riêng. 4
- Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng là phân tích, tổng hợp, lịch sử, so sánh, thống kê... 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Kết quả nghiên cứu đề tài có những đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn sau: - Góp phần làm rõ hơn căn cứ lý luận và thực tiễn về quyền bất khả xâm phạm về thân thể trong hoạt động điều tra các vụ án hình sự. - Đề xuất và đưa ra những quan điểm, giải pháp hoàn thiện quyền bất khả xâm phạm về thân thể trong hoạt động điều tra các vụ án hình sự. - Những kết luận và những giải pháp rút ra từ luận văn có thể làm tài liệu tham khảo về bảo vệ quyền con người trong lĩnh vực tư pháp. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và pháp lý về quyền bất khả xâm phạm thân thể trong hoạt động điều tra các vụ án hình sự. Chương 2: Quy định pháp luật về quyền bất khả xâm phạm thân thể trong hoạt động điều tra các vụ án hình sự và thực trạng thực hiện tại tỉnh Phú Yên. Chương 3: Các giải pháp hoàn thiện quyền bất khả xâm phạm về thân thể trong hoạt động điều tra các vụ án hình sự từ thực tiễn tỉnh Phú Yên. 5
- Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ QUYỀN BẤT KHẢ XÂM PHẠM THÂN THỂ TRONG HOẠT ĐỘNG ĐIỀU TRA CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ 1.1. Nhận thức chung về hoạt động điều tra các vụ án hình sự 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm hoạt động điều tra các vụ án hình sự Về mặt luật thực định, ở Việt Nam hiện nay chưa có một khái niệm pháp lý về “hoạt động điều tra” và cũng chưa được giải thích chính thức bởi các cơ quan có thẩm quyền. Trong tất cả các BLTTHS, chưa có điều luật nào giải thích hoặc định nghĩa về hoạt động điều tra. Một số giải thích không chính thức như đã nói trên đây chưa đủ để có một nhận thức đúng về hoạt động điều tra. Mặc dù hoạt động điều tra đã được quy định trong các văn bản pháp luật tố tụng hình sự, hoạt động điều tra được các cơ quan tố tụng hình sự thực hiện thường xuyên trong cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm, nhưng khoa học pháp lý và thực tiễn hiện nay có những quan điểm khác nhau, chưa thống nhất nhận thức về hoạt động điều tra, vẫn có sự nhầm lẫn giữa các khái niệm điều tra, thẩm quyền điều tra vụ án và hoạt động điều tra; giữa giai đoạn điều tra với hoạt động điều tra. Chính vì vậy mà vô tình đồng nhất hoạt động điều tra với các hoạt động khác của cơ quan điều tra, bó hẹp phạm vi chủ thể, phạm vi thời gian của hoạt động điều tra. Trong khoa học pháp lý Việt Nam hoạt động điều tra chưa được tập trung sự chú ý nghiên cứu sâu sắc, mà còn đang bỏ ngỏ nên có những cách hiểu, nhận thức khác nhau về hoạt động điều tra là không thể tránh khỏi. 6
- Theo quan điểm của tác giả, hoạt động điều tra các vụ án hình sự là các hoạt động trong tố tụng hình sự do các cơ quan có thẩm quyền điều tra, chứng minh tội phạm theo quy định của pháp luật thực hiện nhằm xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ. 1.1.2. Đặc điểm của hoạt động điều tra các vụ án hình sự trong đấu tranh phòng chống tội phạm Từ khái niệm về hoạt động điều tra các vụ án hình sự nêu trên, có thể rút ra các đặc điểm cơ bản và đặc trưng của hoạt động điều tra như sau: - Hoạt động điều tra các vụ án hình sự chỉ phát sinh khi có hành vi nguy hiểm cho xã hội được Bộ luật hình sự quy định là tội phạm được thực hiện. - Hoạt động điều tra được tiến hành công khai theo các trình tự, thủ tục, thẩm quyền do pháp luật quy định. - Trong quá trình điều tra vụ án các cơ quan có thẩm quyền điều tra phải tuân thủ triệt để các quy định pháp luật, chỉ được áp dụng những biện pháp, những phương tiện theo quy định của pháp luật để làm rõ vụ án. Kết quả tiến hành các hoạt động điều tra được phản ánh trong các văn bản tố tụng có giá trị pháp lý. 1.1.3. Vai trò của hoạt động điều tra các vụ án hình sự Hoạt động điều tra có vai trò quan trọng trong hoạt động tố tụng hình sự, phục vụ cho việc thực hiện mục đích chung của quá trình tố tụng đó là: “Phát hiện chính xác nhanh chóng và xử lý công 7
- minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội.” Hoạt động điều tra có vai trò trong chứng minh sự thật vụ án theo yêu cầu pháp luật. Hoạt động điều tra có nhiệm vụ thu thập chứng cứ làm rõ sự thật khách quan của vụ án, kể cả chứng cứ buộc tội, chứng cứ gỡ tội. 1.2. Quan niệm về quyền bất khả xâm phạm thân thể trong hoạt động điều tra các vụ án hình sự 1.2.1. Khái niệm của quyền bất khả xâm phạm thân thể trong hoạt động điều tra các vụ án hình sự Quyền bất khả xâm phạm về thân thể là một trong những quyền con người cơ bản được ghi nhận trong các văn bản pháp lý quốc tế và pháp luật trong nước. Tại Điều 5 của Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền năm 1948 có nêu rằng “Không ai bị tra tấn hay bị đối xử, trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm” và Điều 7 Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966 nêu rõ “Không ai có thể bị tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ thấp phẩm giá; không ai có thể bị sử dụng để làm thí nghiệm y học hoặc khoa học mà không có sự đồng ý tự nguyện của người đó”. Từ các quy định về quyền bất khả xâm phạm về thân thể trong các văn bản pháp lý quốc tế, tác giả đưa ra khái niệm về quyền bất khả xâm phạm về thân thể trong hoạt động điều tra các vụ án hình sự như sau: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể trong hoạt động điều tra các vụ án hình sự là quyền được pháp luật bảo hộ về tự do 8
- thân thể, không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm trái pháp luật thân thể trong quá trình cơ quan có thẩm quyền tiến hành hoạt động điều tra các vụ án hình sự. 1.2.2. Đặc điểm của quyền bất khả xâm phạm về thân thể trong hoạt động điều tra các vụ án hình sự - Quyền bất khả xâm phạm về thân thể trong hoạt động điều tra các vụ án hình sự là quyền tự nhiên của con người. - Quyền bất khả xâm phạm về thân thể trong hoạt động điều tra các vụ án hình sự có thể bị hạn chế trong một số trường hợp theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự. -Quyền bất khả xâm phạm về thân thể trong hoạt động điều tra các vụ án hình sự xác định trách nhiệm của những người tiến hành tố tụng trong việc tôn trọng các quyền, nghĩa vụ cơ bản của con người và công dân. Những hành vi trái luật, bức cung, dùng nhục hình… đều là những hành động xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan tiến hành tố tụng và xâm phạm các quyền dân chủ cơ bản của con người. 1.2.3. Ý nghĩa của quyền bất khả xâm phạm về thân thể trong hoạt động điều tra các vụ án hình sự Quyền con người và bảo vệ quyền con người luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của mỗi quốc gia. Trong tố tụng hình sự, việc giải quyết vụ án không thể tách rời việc bảo vệ quyền con người trong đó có quyền bất khả xâm phạm về thân thể nhất là trong điều tra các vụ án hình sự. 9
- 1.2.4. Nội dung của quyền bất khả xâm phạm về thân thể trong hoạt động điều tra các vụ án hình sự Qua các quy định của pháp luật tác giả rút ra nội dung quyền bất khả xâm phạm về thân thể của con người nói chung và trong hoạt động điều tra các vụ án hình sự nói riêng như sau: Thứ nhất, mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm. Thứ hai, người bị bắt, tạm giữ, tạm giam trái pháp luật có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự. Người vi phạm pháp luật trong việc bắt, giam, giữ, xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể, gây thiệt hại cho người khác phải bị xử lý theo pháp luật. 1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng và các điều kiện bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể trong hoạt động điều tra các vụ án hình sự 1.3.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể trong hoạt động điều tra các vụ án hình sự Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quyền bất khả xâm phạm thân thể trong hoạt động điều tra các vụ án hình sự, trong khuôn khổ luận văn tác giả đưa ra một số yếu tố như sau: Thứ nhất, yếu tố chính trị Thứ hai, yếu tố kinh tế 10
- Thứ ba, năng lực lập pháp, lập quy của các chủ thể xây dựng, ban hành pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về thân thể trong hoạt động điều tra các vụ án hình sự 1.3.2. Các điều kiện bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể trong hoạt động điều tra các vụ án hình sự 1.3.2.1. Chất lượng của hệ thống pháp luật 1.3.2.2. Chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác điều tra và tổ chức, hoạt động của cơ quan điều tra 1.3.2.3. Cơ chế giám sát trong hoạt động điều tra các vụ án hình sự 1.3.2.4. Cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ hoạt động điều tra các vụ án hình sự 11
- Chương 2: QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN BẤT KHẢ XÂM PHẠM THÂN THỂ TRONG HOẠT ĐỘNG ĐIỀU TRA CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ VÀ THỰC TRẠNG THỰC HIỆN TẠI TỈNH PHÚ YÊN 2.1. Quy định pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về thân thể trong hoạt động điều tra các vụ án hình sự 2.1.1. Quy định pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về thân thể trong hoạt động điều tra các vụ án hình sự từ Hiến pháp năm 1946 đến Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi năm 2001) Chế định quyền con người, quyền công dân là một trong những nội dung cơ bản, quan trọng nhất của các Hiến pháp hiện đại. Nhân quyền vừa là động lực, vừa là mục tiêu của Hiến pháp, cho dù Hiến pháp được xây dựng dưới chế độ chính trị khác nhau. Có thể thấy ngay từ bản Hiến pháp năm 1946, Nhà nước ta đã rất quan tâm bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về thân thể của con người trong hoạt động điều tra, giải quyết các vụ án hình sự. Điều này thể hiện tầm quan trọng của quyền này trong việc bảo đảm xây dựng một chế độ dân chủ, do con người và vì con người. Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992 tiếp tục kế thừa và phát triển các quy định và nguyên tắc của Hiến pháp năm 1946 về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong đó có quyền bất khả xâm phạm về thân thể. Cả ba Hiến pháp đều dành một chương riêng quy định các quyền và nghĩa vụ của công dân, và luôn đặt vào vị trí trang trọng chỉ sau các chương về chế độ chính trị, chế độ kinh tế, văn hóa, xã hội và 12
- an ninh quốc phòng, trước các chương quy định về các cơ quan Nhà nước. Đến Hiến pháp 1992 (sửa đổi bổ sung năm 2001) quy định về quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân về cơ bản giữ nguyên như Hiến pháp 1980, chỉ bổ sung thêm trường hợp quy định về việc bắt người phạm tội quả tang. Các văn bản luật và dưới luật thể chế hóa các quy định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp năm 1992 được phát triển ngày càng hoàn thiện, tạo cơ sở pháp lý quan trọng trong việc bảo vệ các quyền tự do dân chủ cơ bản của công dân. Tuy nhiên, Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) có những hạn chế nhất định trong các quy định về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Những hạn chế này được thể hiện trong cả vị trí của chương quy định về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân cũng như cách thức ghi nhận quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp. 2.1.2. Quy định về quyền bất khả xâm phạm về thân thể trong hoạt động điều tra các vụ án hình sự theo Hiến pháp 2013 và các văn bản pháp luật hiện hành 2.1.2.1. Quy định quyền bất khả xâm phạm về thân thể theo Hiến pháp năm 2013 Trong quá trình soạn thảo, sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013, các nhà làm luật đã tổng kết, đánh giá những ưu điểm, hạn chế trong các quy định của Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 13
- 2001) về quyền con người. Những hạn chế trong cách quy định về quyền bất khả xâm phạm về thân thể trong Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) đã được khắc phục trong Hiến pháp năm 2013. Hiến pháp 2013 đề cập đến cấm “tra tấn”, đồng thời nhấn mạnh cấm bất kỳ hình thức bạo lực, đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của tất cả mọi người. Quy định này cụ thể, rõ ràng và rộng hơn rất nhiều (cả về hành vi bị cấm và chủ thể được bảo vệ) so với quy định cũ ở Điều 71 Hiến pháp 1992 (chỉ cấm truy bức, nhục hình, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của công dân). Thể chế hóa Hiến pháp năm 2013, Quốc hội đã ban hành một loạt văn bản luật có liên quan đến việc bảo đảm thực hiện các quyền con người được ghi nhận trong Hiến pháp trong đó có quyền bất khả xâm phạm về thân thể trong hoạt động điều tra các vụ án hình sự. 2.2.2.2. Quy định về quyền bất khả xâm phạm về thân thể trong hoạt động điều tra các vụ án hình sự theo các văn bản pháp luật hiện hành - Quy định về cấm tra tấn, bức cung, dùng nhục hình đối với bị can trong quá trình điều tra vụ án hình sự. - Quy định về các biện pháp ngăn chặn trong hoạt động điều tra các vụ án hình sự. - Quy định về bồi thường thiệt hại cho người bị oan, sai trong tố tụng hình sự 14
- 2.2. Thực trạng áp dụng các quy định pháp luật về quyền bất khả xâm phạm thân thể trong hoạt động điều tra các vụ án hình sự tại tỉnh Phú Yên 2.2.1. Thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về quyền bất khả xâm phạm thân thể trong hoạt động điều tra các vụ án hình sự 2.2.1.1. Về chống tra tấn, bức cung, dùng nhục hình 2.2.1.2. Về tình hình vi phạm pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự để xảy ra oan, sai, phạm tội bức cung, dùng nhục hình ở Phú Yên trong thời gian qua 2.2.1.3. Về áp dụng các biện pháp ngăn chặn liên quan đến hạn chế quyền bất khả xâm phạm về thân thể trong hoạt động điều tra các vụ án hình sự 2.2.2. Đánh giá thực trạng thực hiện các quy định pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về thân thể trong hoạt động điều tra các vụ án hình sự tại tỉnh Phú Yên 2.2.2.1. Về ưu điểm 2.2.2.2. Về hạn chế 2.2.2.3. Nguyên nhân của những hạn chế - Hạn chế từ các quy định pháp luật tố tụng hình sự - Hạn chế trong nội bộ các cơ quan tiến hành tố tụng - Các nguyên nhân khác 15
- Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUYỀN BẤT KHẢ XÂM PHẠM THÂN THỂ TRONG HOẠT ĐỘNG ĐIỀU TRA CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ TỪ THỰC TIỄN TỈNH PHÚ YÊN 3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật về quyền bất khả xâm phạm thân thể trong hoạt động điều tra các vụ án hình sự 3.1.1. Xuất phát từ yêu cầu của công cuộc xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Bảo đảm thực hiện quyền con người được đặt ra trước hết xuất phát từ mục tiêu, bản chất của chế độ, đó cũng là một trong những nội dung và đặc trưng cơ bản, quan trọng của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Đồng thời, trong xu thế dân chủ hóa, hội nhập ngày càng tăng đòi hỏi quyền con người và các quyền tự do cơ bản của công dân phải được tôn trọng và tăng cường. 3.1.2. Xuất phát từ yêu cầu của công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và cải cách tư pháp Hoạt động điều tra các vụ án hình sự có vai trò quan trọng trong công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm để bảo đảm xây dựng một nhà nước dân chủ, văn minh, an toàn. Bảo vệ các quyền tự do cơ bản của con người trong đó có quyền bất khả xâm phạm về thân thể là một yêu cầu quan trọng để làm tốt công tác phòng chống tội phạm đồng thời bảo vệ quyền lợi chính đáng của con người, của công dân. 16
- 3.1.3. Xuất phát từ yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế Hoàn thiện các quy định về quyền bất khả xâm phạm về thân thể trong hoạt động điều tra các vụ án hình sự góp phần thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam về quyền con người. Quyền con người là thành quả của sự nghiệp đấu tranh của cả nhân loại, là sự kết tinh những giá trị cao đẹp nhất trong nền văn hóa nhân loại. Những giá trị này được hình thành với sự đóng góp của cả nhân loại thông qua các điều ước quốc tế, các văn kiện pháp lý quốc tế về quyền con người. Việt Nam đã gia nhập hầu hết các công ước nhân quyền quốc tế cơ bản. Là thành viên của các điều ước quốc tế về quyền con người, Việt Nam có nghĩa vụ thực hiện các cam kết quốc tế: tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ, và thúc đẩy quyền con người. 3.2. Giải pháp hoàn thiện quyền bất khả xâm phạm về thân thể trong hoạt động điều tra các vụ án hình sự 3.2.1. Tiếp tục hoàn thiện pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về thân thể trong hoạt động điều tra các vụ án hình sự Xây dựng và hoàn thiện các quy định về bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về thân thể trong hoạt động điều tra các vụ án hình sự phải đáp ứng yêu cầu bảo đảm những nguyên tắc, quy định của pháp luật quốc tế về tôn trọng quyền con người, quyền bất khả xâm phạm về thân thể, chống tra tấn, bức cung, dùng nhục hình… 3.2.2. Quy định chế độ trách nhiệm của cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức trong việc bảo vệ các quyền con người Bảo đảm quyền con người nói chung và quyền bất khả xâm phạm về thân thể phụ thuộc rất nhiều vào sự hoàn thiện của các quy 17
- định pháp luật và hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật. Tuy nhiên, dù pháp luật có quy định cụ thể đến đâu thì hiệu quả của nó phụ thuộc rất nhiều vào quan điểm, nhận thức của người áp dụng pháp luật trong từng trường hợp cụ thể. 3.2.3. Bảo đảm thực hiện dân chủ, cơ chế giám sát trong hoạt động điều tra các vụ án hình sự, hoàn thiện chế độ trách nhiệm của người tiến hành tố tụng Bảo đảm quyền con người nói chung và quyền bất khả xâm phạm về thân thể đồi hỏi phải có cơ chế giám sát chặt chẽ việc áp dụng biện pháp bắt bị can, bị cáo để tạm giam nhằm đảm bảo bắt đúng người đúng đối tượng, tránh tình trạng bắt tràn lan, không cần thiết, bắt để tạm giam nhưng không đủ điều kiện cần thiết để tạm giam. 3.2.4. Bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo của công dân Bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo là một trong những biện pháp quan trọng để phát hiện, sửa chữa những thiếu sót, sai lầm trong hoạt động của người cũng như cơ quan tiến hành tố tụng và cũng là biện pháp hữu hiệu để công dân, cơ quan, tổ chức sử dụng bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình trong tố tụng hình sự. 3.2.5. Xử lý vi phạm quyền con người Nâng cao mức hình phạt và đảm bảo xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quyền bất khả xâm phạm về danh dự, nhân phẩm và sức khỏe, tính mạng của công dân. Quy định những hình phạt tương xứng đối với những người tiến hành tố tụng xâm hại danh dự, nhân phẩm, tính mạng, sức khỏe 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 789 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh dịch vụ khách sạn tại công ty cổ phần du lịch - dịch vụ Hội An
26 p | 422 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản tại Công ty TNHH Thẩm định giá và Dịch vụ tài chính Đà Nẵng
26 p | 504 | 76
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 544 | 61
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 344 | 55
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 527 | 47
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Cải cách thủ tục hành chính ở ủy ban nhân dân xã, thị trấn tại huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
26 p | 343 | 41
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn Cầu
26 p | 308 | 39
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng chương trình tích hợp xử lý chữ viết tắt, gõ tắt
26 p | 331 | 35
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 350 | 27
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 287 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 247 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra ở Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang
26 p | 229 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Lý thuyết độ đo và ứng dụng trong toán sơ cấp
21 p | 220 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 265 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 233 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiểm tra thuế của Cục thuế tỉnh Điện Biên đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản
9 p | 16 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 202 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn