Quyền và nghĩa vụ của người chấp hành hình<br />
phạt tù: Một số vấn đề lí luận và thực tiễn<br />
Nguyễn Văn Điều<br />
Khoa Luật<br />
Luận văn Thạc sĩ ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự; Mã số: 60 38 01 04<br />
Người hướng dẫn: TS. Hoàng Văn Hùng<br />
Năm bảo vệ: 2014<br />
Keywords. Tội phạm; Hình phạt tù; Luật hình sự; Pháp luật Việt Nam<br />
Content<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Vấn đề quyền con người, giải phóng con người và bảo vệ quyền con người đã được Chủ<br />
tịch Hồ Chí Minh khẳng định trong Tuyên ngôn độc lập: “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền<br />
bình đẳng, tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền đó,<br />
họ có quyền được sống, tự do và mưu cầu hạnh phúc”[55]. Đây là bản Tuyên ngôn Độc lập của<br />
Nước VNDCCH, không chỉ nhằm công bố với thế giới về sự ra đời của một quốc gia độc lập, có<br />
chủ quyền mà còn là một bản tuyên ngôn về quyền con người của Việt Nam.<br />
Hiến pháp của Nước VNDCCH các năm 1946, 1959 và CHXHCN Việt Nam năm 1980,<br />
1992, 2013 đều ghi nhận các nguyên tắc tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân, công<br />
dân bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ. Phẩm giá con người, tài sản, bí mật đời tư của công<br />
dân được Nhà nước bảo vệ. Dựa trên Hiến pháp, pháp luật, tất cả các cơ quan hợp thành hệ<br />
thống chính trị bao gồm ĐCSVN, Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan tư pháp, Mặt trận tổ quốc<br />
và các đoàn thể nhân dân, tổ chức xã hội đều phải có trách nhiệm đảm bảo quyền con người.<br />
Tuy nhiên, trong lĩnh vực tổ chức thi hành hình phạt tù, vấn đề quyền và nghĩa vụ của<br />
người chấp hành hình phạt tù chưa được nghiên cứu một cách có hệ thống. Trên thực tế, để đạt<br />
được mục đích quản lý, giam giữ, giáo dục cải tạo người chấp hành hình phạt tù, trả lại cho xã<br />
hội những con người hoàn lương tái hòa nhập cộng đồng, có rất nhiều vấn đề phải làm, nhưng<br />
trước mắt phải quy định rõ người đang chấp hành hình phạt tù là ai, quyền và nghĩa vụ của họ ra<br />
sao? Trên cơ sở đó, các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, Mặt trận Tổ quốc, đặc biệt là cơ quan<br />
thi hành án phạt tù áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo đảm quyền và nghĩa vụ của người<br />
đang chấp hành hình phạt tù; đồng thời để họ điều chỉnh hành vi của mình. Vì vậy, việc nghiên<br />
cứu quyền và nghĩa vụ của người chấp hành hình phạt tù một cách toàn diện và có hệ thống là<br />
cần thiết, hướng tới hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạt động quản lý, giam giữ, giáo dục<br />
trong các trại giam, phát huy sức mạnh tổng hợp của gia đình, các lực lượng xã hội tham gia vào<br />
công tác giam giữ, giáo dục, cải tạo. Từ nhận thức đó, cho thấy vấn đề: Quyền và nghĩa vụ của<br />
người chấp hành hình phạt tù: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn là vấn đề cần nghiên cứu sâu<br />
sắc và có hệ thống.<br />
2. Tình hình nghiên cứu đề tài<br />
Đã có một số công trình nghiên cứu, tổng kết thực tiễn ở những mức độ khác nhau, những<br />
khía cạnh, phương diện khác nhau về quyền và nghĩa vụ của người chấp hành hình phạt tù. Sau khi<br />
<br />
Luật Thi hành án hình sự chính thức có hiệu lực (một văn bản pháp lý chính thống, điều chỉnh toàn<br />
diện về tổ chức và hoạt động thi hành án hình sự, có hiệu lực từ ngày 01/7/2011) thì đến nay chưa<br />
có một công trình nghiên cứu cơ bản nào nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống về quyền,<br />
nghĩa vụ của người chấp hành hình phạt tù và thực trạng áp dụng các quyền, nghĩa vụ này trong<br />
thực tiễn ở cấp độ Luận văn Thạc sĩ.<br />
Từ thực tiễn tình hình nghiên cứu trên đây, một lần nữa cho phép khẳng định việc nghiên<br />
cứu đề tài: Quyền và nghĩa vụ của người chấp hành hình phạt tù: Một số vấn đề lý luận và thực<br />
tiễn là đòi hỏi khách quan, cấp thiết, vừa có tính lý luận, vừa có tính thực tiễn.<br />
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn<br />
- Nghiên cứu về quyền và nghĩa vụ của người chấp hành hình phạt tù trong trại giam, trên<br />
cơ sở đó đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý, giam giữ, giáo<br />
dục cải tạo phạm nhân, đồng thời góp phần hoàn thiện pháp luật thi hành án hình sự nói chung,<br />
pháp luật thi hành hình phạt tù nói riêng.<br />
- Luận văn đặt ra và thực hiện những nhiệm vụ cụ thể sau:<br />
a. Nghiên cứu cơ sở lý luận quyền và nghĩa vụ của người đang chấp hành hình phạt tù tại<br />
các trại giam thuộc Bộ Công an.<br />
b. Phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đang chấp hành<br />
hình phạt tù tại các trại giam thuộc Bộ Công an.<br />
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu<br />
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quyền và nghĩa vụ của người đang chấp hành<br />
hình phạt tù tại các trại giam.<br />
- Phạm vi nghiên cứu của luận văn:<br />
Phạm vi không gian: Thực hiện quyền và nghĩa vụ của phạm nhân đang chấp hành hình<br />
phạt tù tại các trại giam thuộc Bộ Công an.<br />
Phạm vi thời gian: Thực hiện quyền và nghĩa vụ của phạm nhân đang chấp hành hình phạt tù<br />
tại các trại giam thuộc Bộ Công an từ năm 2010 đến 2013.<br />
5. Phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu<br />
Đề tài được thực hiện theo cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ<br />
nghĩa duy vật biện chứng Mác-xít, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, quan điểm<br />
của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng Nhà nước pháp quyền, về chính sách hình sự, các vấn đề<br />
cải cách tư pháp trong các Nghị quyết của Đại hội Đảng các khoá gần đây, các Nghị quyết của<br />
Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.<br />
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả đã sử dụng các phương pháp cụ thể và đặc thù<br />
của khoa học luật hình sự như: phương pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp so sánh, đối<br />
chiếu; phương pháp diễn dịch; phương pháp quy nạp; phương pháp thống kê;... để tổng hợp các<br />
tri thức khoa học và luận chứng các vấn đề tương ứng được nghiên cứu của luận văn.<br />
6. Những điểm mới và đóng góp của luận văn<br />
Kết quả nghiên cứu của luận văn có ý nghĩa quan trọng về phương diện lý luận và thực<br />
tiễn, vì đây là công trình nghiên cứu đầu tiên, có hệ thống ở cấp độ luận văn Thạc sĩ luật học về<br />
quyền, nghĩa vụ của người chấp hành hình phạt tù; đánh giá làm sáng tỏ bức tranh tình hình thực<br />
hiện các quyền, nghĩa vụ này trong thực tế; những tồn tại, khó khăn, vướng mắc xung quanh việc<br />
thực hiện các quyền, nghĩa vụ này trong các trại giam thuộc Bộ Công an; đề xuất những giải<br />
pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc thực hiện các quyền này trong giai đoạn hiện nay và thời<br />
gian tới.<br />
Luận văn có thể sẽ là tài liệu tham khảo cần thiết, bổ ích cho những người nghiên cứu và<br />
cho cán bộ thực tiễn đang công tác tại các Cơ quan thi hành án hình sự trong phạm vi cả nước.<br />
7. Cấu trúc của luận văn<br />
Luận văn được cấu trúc gồm: Phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận<br />
văn gồm 3 chương:<br />
<br />
Chương 1. Một số vấn đề lý luận về quyền, nghĩa vụ của phạm nhân tại các trại giam ở<br />
Việt Nam hiện nay.<br />
Chương 2. Thực trạng thực hiện quyền, nghĩa vụ của phạm nhân tại các trại giam ở Việt<br />
Nam hiện nay.<br />
Chương 3. Một số giải pháp tiếp tục bảo đảm thực hiện quyền và nghĩa vụ của phạm<br />
nhân tại trại giam ở Việt Nam.<br />
<br />
References<br />
1.<br />
A.G. Cô-va-liốp (1971), Tâm lý học nhân cách, Nxb Giáo dục, Hà Nội.<br />
2.<br />
Ban Chấp hành Trung ương Đảng (1998), Thông báo số 118/TB-TW ngày 21/01/1998 về ý<br />
kiến kết luận của Hội nghị Thường vụ Bộ Chính trị về vấn đề Công an tham gia làm kinh<br />
tế, Hà Nội.<br />
3.<br />
Ban Chỉ đạo nhân quyền của Chính phủ (2005), Tài liệu Hội nghị tổng kết Chỉ thị 12 của<br />
Ban Bí thư về quyền con người và quan điểm, chủ trương của Đảng ta, Hà Nội.<br />
4.<br />
Ban Tôn giáo Chính phủ (2006), Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam, Nxb Tôn<br />
giáo, Hà Nội.<br />
5.<br />
Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương (1991), Tài liệu hướng dẫn học tập Văn kiện Đại hội<br />
VII Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Tư tưởng - Văn hoá, Hà Nội.<br />
6.<br />
Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương (1996), Tài liệu học tập Văn kiện Đại hội VIII của<br />
Đảng, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.<br />
7.<br />
Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương (2001), Tài liệu nghiên cứu Văn kiện Đại hội IX của<br />
Đảng (dành cho cán bộ chủ chốt và báo cáo viên), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.<br />
8.<br />
Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương (2006), Tài liệu học tập Nghị quyết Đại hội X của<br />
Đảng (dành cho cán bộ, đảng viên cơ sở), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.<br />
9.<br />
Ban Tuyên giáo Trung ương (2011), Tài liệu tham khảo phục vụ nghiên cứu các Văn kiện<br />
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.<br />
10. Nguyễn Ngọc Bích (1988), Tâm lý học nhân cách - Một số vấn đề lý luận, Nxb Giáo dục,<br />
Hà Nội.<br />
11. Lê Thị Bừng (2003), Tâm lý học ứng xử, Nxb Giáo dục, Hà Nội.<br />
12. Bộ Chính trị (2010), Chỉ thị số 48-CT/TW ngày 22/10/2010 về tăng cường sự lãnh đạo của<br />
Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới, Hà Nội.<br />
13. Bộ Công an (2011), Thông tư số 36/2011/TT-BCA ngày 26/05/2011 quy định về Nội quy<br />
trại giam, Hà Nội.<br />
14. Bộ Công an (2011), Thông tư số 46/2011/TT-BCA ngày 30/06/2011 quy định về việc phạm<br />
nhân gặp người thân; nhận, gửi thư; nhận tiền, quà và liên lạc điện thoại với thân nhân,<br />
Hà Nội.<br />
15. Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp và Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Thông tư liên<br />
tịch số 02/2012/TTLT-BCA-BQP-BTP-BGDĐT ngày 06/02/2012 hướng dẫn việc tổ chức<br />
dạy văn hóa, giáo dục pháp luật, giáo dục công dân, phổ biến thông tin thời sự, chính sách<br />
và thực hiện chế độ sinh hoạt, giải trí cho phạm nhân, Hà Nội.<br />
16. Bộ Tư pháp (2005), Việt Nam với vấn đề quyền con người, Nxb Tư pháp, Hà Nội.<br />
17. C.Mác - Ph.Ăngghen (1998), Về quyền con người, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.<br />
18. C.Mác - Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.<br />
19. Cục Quản lý trại giam, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng (1999), Những văn bản pháp<br />
luật phục vụ cho công tác trại giam, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng, Nxb Công an nhân<br />
dân, Hà Nội.<br />
20. Cục Quản lý trại giam, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng thuộc Bộ Công an (2005), Lực<br />
lượng Cảnh sát trại giam - 60 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, Nxb Chính trị<br />
<br />
21.<br />
<br />
22.<br />
23.<br />
24.<br />
25.<br />
26.<br />
27.<br />
28.<br />
29.<br />
30.<br />
31.<br />
32.<br />
33.<br />
34.<br />
35.<br />
36.<br />
37.<br />
38.<br />
39.<br />
40.<br />
41.<br />
42.<br />
43.<br />
44.<br />
45.<br />
46.<br />
<br />
Quốc gia, Hà Nội.<br />
Cục Quản lý trại giam, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng thuộc Bộ Công an (2006), Báo<br />
cáo tổng kết công tác trại giam, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng từ năm 1996 đến năm<br />
2006, Hà Nội.<br />
Chính phủ (1993, 2008), Quy chế trại giam 1993, sửa đổi bổ sung năm 2008, Hà Nội.<br />
Chính phủ (2011), Nghị định 117/2011/NĐ-CP ngày 15/12/2011 quy định về tổ chức quản<br />
lý phạm nhân và chế độ ăn, mặc, ở sinh hoạt, chăm sóc y tế đối với phạm nhân, Hà Nội.<br />
Chủ tịch Hồ Chí Minh với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (2002), Nxb Công an<br />
nhân dân, Hà Nội.<br />
Công ước số 29 Công ước về lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc của Tổ chức lao động thế<br />
giới, 1930.<br />
Đảng uỷ Cục Quản lý trại giam, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng - Bộ Công an (2001), Nghị<br />
quyết số 08/NQ-ĐU(P12) ngày 23/11/2001 về tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng công<br />
tác giáo dục phạm nhân, Hà Nội.<br />
Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính<br />
trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, Hà Nội.<br />
Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6 của Bộ Chính trị về<br />
chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.<br />
Hội Luật gia Việt Nam (Biên soạn) (2007), Tập hợp các văn kiện pháp lý quốc tế cơ bản về<br />
quyền con người, Nxb Tư pháp, Hà Nội.<br />
Thanh Lê (2002), Xã hội học tội phạm, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.<br />
Lênin, Toàn tập, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1979.<br />
Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (1946), Hiến pháp Nước Việt Nam Dân chủ<br />
Cộng hoà, Hà Nội.<br />
Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (1959), Hiến pháp Nước Việt Nam Dân chủ<br />
Cộng hoà, Hà Nội.<br />
Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1980), Hiến pháp Nước Cộng hoà xã<br />
hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1980, Hà Nội.<br />
Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1992, 2001), Hiến pháp Nước Cộng<br />
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001), Hà Nội.<br />
Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1999, 2009), Bộ Luật Hình sự 1999,<br />
sửa đổi bổ sung năm 2009, Hà Nội.<br />
Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2002), Luật Tổ chức Toà án nhân<br />
dân, Hà Nội.<br />
Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2002), Luật Tổ chức Viện kiểm sát<br />
nhân dân, Hà Nội.<br />
Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Bộ Luật tố tụng hình sự, Hà<br />
Nội.<br />
Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Dân sự, Hà Nội.<br />
Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006, 2012), Luật Luật sư 2006, sửa<br />
đổi bổ sung năm 2012, Hà Nội.<br />
Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2007), Luật Đặc xá, Hà Nội.<br />
Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2008), Luật Thi hành án dân sự, Hà<br />
Nội.<br />
Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật Hôn nhân gia đình, Hà<br />
Nội.<br />
Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật Thi hành án hình sự, Hà<br />
Nội.<br />
Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2011), Luật Khiếu nại, Hà Nội.<br />
<br />
47.<br />
48.<br />
49.<br />
50.<br />
51.<br />
52.<br />
53.<br />
54.<br />
55.<br />
56.<br />
<br />
Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2011), Luật Tố cáo, Hà Nội.<br />
Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2012), Bộ luật Lao động, Hà Nội.<br />
Phan Xuân Sơn (2009), Hoàn thiện môi trường trại giam, Đề tài nghiên cứu cấp Bộ, Hà<br />
Nội.<br />
Tổng cục VIII thuộc Bộ Công an (2013), Báo cáo tổng kết công tác thi hành án hình sự và<br />
hỗ trợ tư pháp từ năm 2010 đến năm 2013, Hà Nội.<br />
Trung tâm nghiên cứu quyền con người thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh<br />
(2005), Các văn kiện cơ bản về luật nhân đạo quốc tế, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.<br />
Ủy ban Thường vụ Quốc hội (1993, 2007), Pháp lệnh Thi hành án phạt tù, sửa đổi bổ sung<br />
năm 2007, Hà Nội.<br />
Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2003, 2008), Pháp lệnh Dân số năm 2003, sửa đổi bổ sung<br />
năm 2008, Hà Nội.<br />
Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp (2006), Từ điển Luật học, Nxb Tư pháp, Hà Nội.<br />
Viện Nghiên cứu Chủ nghĩa Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh (2000), Hồ Chí Minh<br />
toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.<br />
Nguyễn Như Ý (chủ biên) (2010), Đại từ điển Tiếng Việt, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh,<br />
Thành phố Hồ Chí Minh.<br />
<br />