ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br />
KHOA LUẬT<br />
<br />
TRẦN ANH TUẤN<br />
<br />
QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT TRONG TRƯỜNG<br />
HỢP CHUẨN BỊ PHẠM TỘI, PHẠM TỘI CHƯA<br />
ĐẠT THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM<br />
(TRÊN CƠ SỞ SỐ LIỆU THỰC TIỄN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK)<br />
<br />
Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự<br />
Mã số: 60 38 01 04<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC<br />
<br />
HÀ NỘI - 2015<br />
<br />
Công trình được hoàn thành tại<br />
Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội<br />
<br />
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. TRỊNH TIẾN VIỆT<br />
<br />
Phản biện 1: ........................................................................<br />
Phản biện 2: ........................................................................<br />
<br />
Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn, họp tại<br />
Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.<br />
Vào hồi ..... giờ ....., ngày ..... tháng ..... năm 2015<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận văn tại<br />
Trung tâm tư liệu Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội<br />
Trung tâm Thông tin – Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội<br />
<br />
MỤC LỤC CỦA LUẬN VĂN<br />
Trang<br />
Trang phụ bìa<br />
Lời cam đoan<br />
Mục lục<br />
Danh mục các bảng<br />
Danh mục các biểu đồ<br />
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1<br />
Chương 1: CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT<br />
TRONG TRƯỜNG HỢP CHUẨN BỊ PHẠM TỘI, PHẠM TỘI<br />
CHƯA ĐẠT THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM ............................ 9<br />
1.1.<br />
KHÁI NIỆM QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT TRONG TRƯỜNG<br />
HỢP CHUẨN BỊ PHẠM TỘI, PHẠM TỘI CHƯA ĐẠT .................... 9<br />
1.1.1. Khái niệm và các đặc điểm cơ bản của chuẩn bị phạm tội, phạm<br />
tội chưa đạt ............................................................................................. 9<br />
1.1.2. Khái niệm quyết định hình phạt và quyết định hình phạt trong<br />
trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt ............................... 16<br />
1.2.<br />
CÁC ĐẶC ĐIỂM VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC QUYẾT ĐỊNH<br />
HÌNH PHẠT TRONG TRƯỜNG HỢP CHUẨN BỊ PHẠM TỘI,<br />
PHẠM TỘI CHƯA ĐẠT ..................................................................... 20<br />
1.2.1. Các đặc điểm của việc quyết định hình phạt trong trường hợp<br />
chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt .................................................. 20<br />
1.2.2. Ý nghĩa của việc quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị<br />
phạm tội, phạm tội chưa đạt ................................................................. 22<br />
1.3.<br />
NHỮNG NGUYÊN TẮC VÀ CÁC CĂN CỨ QUYẾT ĐỊNH<br />
HÌNH PHẠT TRONG TRƯỜNG HỢP CHUẨN BỊ PHẠM TỘI,<br />
PHẠM TỘI CHƯA ĐẠT .................................................................... 24<br />
1.3.1. Những nguyên tắc quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn<br />
bị phạm tội, phạm tội chưa đạt ............................................................ 25<br />
1.3.2. Các căn cứ quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm<br />
tội, phạm tội chưa đạt........................................................................... 29<br />
Chương 2: QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT TRONG TRƯỜNG HỢP<br />
CHUẨN BỊ PHẠM TỘI, PHẠM TỘI CHƯA ĐẠT TRONG<br />
PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VÀ PHÁP LUẬT HÌNH<br />
SỰ MỘT SỐ NƯỚC ................................................................................ 34<br />
2.1.<br />
QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT TRONG TRƯỜNG HỢP CHUẨN<br />
BỊ PHẠM TỘI, PHẠM TỘI CHƯA ĐẠT THEO PHÁP LUẬT<br />
HÌNH SỰ VIỆT NAM ......................................................................... 34<br />
2.1.1. Giai đoạn từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến trước pháp<br />
điển hóa lần thứ nhất - Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1985 ................. 34<br />
1<br />
<br />
Giai đoạn từ sau khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 đến trước<br />
pháp điển hóa lần thứ hai - Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 .......... 39<br />
2.1.3. Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999<br />
đến nay ................................................................................................. 44<br />
2.2.<br />
QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT TRONG TRƯỜNG HỢP CHUẨN BỊ<br />
PHẠM TỘI, PHẠM TỘI CHƯA ĐẠT TRONG PHÁP LUẬT<br />
HÌNH SỰ MỘT SỐ NƯỚC................................................................... 55<br />
2.2.1. Pháp luật hình sự Liên bang Nga ......................................................... 56<br />
2.2.2. Pháp luật hình sự Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ............................... 59<br />
2.2.3. Pháp luật hình sự Thụy Điển ............................................................... 61<br />
2.2.4. Pháp luật hình sự Nhật Bản ................................................................. 64<br />
Chương 3: THỰC TIỄN QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT TRONG TRƯỜNG<br />
HỢP CHUẨN BỊ PHẠM TỘI, PHẠM TỘI CHƯA ĐẠT TRÊN<br />
ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ ................................67<br />
3.1.<br />
THỰC TIỄN QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT TRONG TRƯỜNG<br />
HỢP CHUẨN BỊ PHẠM TỘI, PHẠM TỘI CHƯA ĐẠT TRÊN<br />
ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK ................................................................. 67<br />
3.1.1. Khái quát đặc điểm kinh tế, xã hội của địa bàn tỉnh Đắk Lắk ............. 67<br />
3.1.2. Tình hình quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm<br />
tội, phạm tội chưa đạt trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk ................................ 68<br />
3.1.3. Một số tồn tại, hạn chế của việc quyết định hình phạt trong<br />
trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt trên địa bàn<br />
tỉnh Đắk Lắk và các nguyên nhân cơ bản ............................................ 71<br />
3.2.<br />
KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH<br />
SỰ VIỆT NAM VỀ QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT TRONG<br />
TRƯỜNG HỢP CHUẨN BỊ PHẠM TỘI, PHẠM TỘI CHƯA ĐẠT..... 79<br />
3.2.1. Yêu cầu của việc hoàn thiện quy định của Bộ luật hình sự Việt<br />
Nam về quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm<br />
tội, phạm tội chưa đạt........................................................................... 79<br />
3.2.2. Nội dung hoàn thiện quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam về quyết<br />
định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt .... 81<br />
3.3.<br />
CÁC KIẾN NGHỊ KHÁC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CỦA<br />
VIỆC QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT TRONG TRƯỜNG HỢP<br />
CHUẨN BỊ PHẠM TỘI, PHẠM TỘI CHƯA ĐẠT ........................... 88<br />
3.3.1. Kiện toàn và nâng cao năng lực, trình độ đội ngũ cán bộ làm<br />
công tác xét xử ..................................................................................... 88<br />
3.3.2. Một số giải pháp phối hợp khác ........................................................... 89<br />
KẾT LUẬN ....................................................................................................... 92<br />
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 95<br />
2.1.2.<br />
<br />
2<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Tính nguy hiểm cho xã hội là lý do khiến cho tội phạm phải bị trừng<br />
phạt. Tội phạm luôn có tính nguy hiểm cho xã hội, bởi vì “tội phạm luôn chứa<br />
đựng trong nó đặc tính chống đối lại Nhà nước, chống đối lại xã hội, đi ngược<br />
lại lợi ích chung của cộng đồng, trật tự xã hội, xâm phạm đến quyền, tự do và<br />
các lợi ích hợp pháp của con người”. Mặc dù tất cả tội phạm đều có tính nguy<br />
hiểm cho xã hội nhưng mức độ nguy hiểm của các hành vi phạm tội là khác<br />
nhau. Tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm thể hiện qua nhiều<br />
dấu hiệu như: Tính chất, tầm quan trọng và giá trị của quan hệ xã hội bị tội<br />
phạm xâm hại hoặc bị đe dọa xâm hại; tính chất và mức độ hậu quả thiệt hại đã<br />
gây ra hoặc đe dọa gây ra; mức độ thực hiện tội phạm; phương thức thực hiện<br />
tội phạm (riêng lẻ hay là đồng phạm, đồng phạm giản đơn hay đồng phạm có<br />
tổ chức); công cụ, phương tiện phạm tội, thủ đoạn, thời gian, địa điểm, hoàn<br />
cảnh thực hiện tội phạm; hình thức lỗi, mức độ lỗi, mục đích phạm tội và động<br />
cơ phạm tội, cũng như các đặc điểm nhân thân của người phạm tội.<br />
Như vậy, mức độ thực hiện tội phạm cũng là một trong các yếu tố thể<br />
hiện mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội. Về phương diện lý luận, mức độ<br />
thực hiện tội phạm được phân chia bởi các giai đoạn phạm tội là: Chuẩn bị<br />
phạm tội, phạm tội chưa đạt và tội phạm hoàn thành. Tương ứng với các giai<br />
đoạn này, hành vi phạm tội mang tính nguy hiểm cho xã hội ở các mức độ khác<br />
nhau. Với mức độ nguy hiểm khác nhau thì logic đương nhiên là trách nhiệm<br />
hình sự và hình phạt áp dụng phải nặng, nhẹ khác nhau mới bảo đảm công<br />
bằng và được dư luận xã hội đồng tình, người phạm tội tâm phục, khẩu phục.<br />
Chính vì lẽ đó, trong pháp luật hình sự phải đặt ra quy định riêng về quyết định<br />
hình phạt trong các trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và tội<br />
phạm hoàn thành.<br />
Quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa<br />
đạt là những trường hợp quyết định hình phạt phức tạp bởi vì hành vi phạm tội<br />
ở các giai đoạn này thể hiện những mức độ thực hiện ý định phạm tội đa dạng<br />
và đa phần chưa gây ra hậu quả của tội phạm nên rất khó để đánh giá chính xác<br />
tính chất, mức độ nguy hiểm của chúng. Xét một cách tổng thể, các phương<br />
diện đặt ra nghiên cứu về vấn đề này như sau:<br />
* Về phương diện lý luận: Quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn<br />
bị phạm tội, phạm tội chưa đạt vẫn chưa được quan tâm nghiên cứu nhiều.<br />
Hiện nay, các nghiên cứu về vấn đề quyết định hình phạt nói chung có thể cũng<br />
đã đề cập đến quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm<br />
tội chưa đạt nhưng do không phải là đối tượng nghiên cứu chính nên vấn đề<br />
chưa được giải quyết thấu đáo. Do đó, nhiều nội dung về quyết định hình phạt<br />
trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt như: khái niệm, đặc<br />
3<br />
<br />