intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Tái thẩm trong tố tụng hình sự Việt Nam – Những vấn đề lý luận và thực tiễn

Chia sẻ: Truong Tien | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:19

16
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận án nhằm xây dựng hệ thống lý luận, nghiên cứu pháp luật và thực tiễn thi hành, đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng tái thẩm trong tố tụng hình sự. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Tái thẩm trong tố tụng hình sự Việt Nam – Những vấn đề lý luận và thực tiễn

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br /> KHOA LUẬT<br /> <br /> NGUYỄN HẢI NINH<br /> <br /> TÁI THẨM TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM –<br /> NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN<br /> <br /> LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC<br /> <br /> HÀ NỘI – 2016<br /> <br /> ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br /> KHOA LUẬT<br /> <br /> NGUYỄN HẢI NINH<br /> <br /> TÁI THẨM TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM –<br /> NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN<br /> Chuyên ngành: Luật hình sự<br /> Mã số: 62 38 40 01<br /> <br /> LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC<br /> <br /> NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:<br /> <br /> 1. PGS.TS. NGUYỄN NGỌC CHÍ<br /> 2. TS. LÊ HỮU THỂ<br /> <br /> HÀ NỘI – 2016<br /> <br /> MỤC LỤC<br /> Trang<br /> MỞ ĐẦU<br /> Chương 1<br /> TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU<br /> LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN<br /> 1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước<br /> 1.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước<br /> 1.3. Đánh giá tình hình nghiên cứu và những vấn đề tập trung nghiên<br /> cứu trong luận án<br /> 1.4. Giả thuyết khoa học, cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu<br /> Chương 2<br /> NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TÁI THẨM<br /> TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ<br /> 2.1. Khái niệm tái thẩm trong tố tụng hình sự<br /> 2.2. Ý nghĩa của tái thẩm trong tố tụng hình sự<br /> 2.3. Mô hình tái thẩm trong các thiết chế tư pháp hình sự quốc tế và tố<br /> tụng hình sự một số nước trên thế giới<br /> <br /> 3<br /> <br /> 9<br /> 9<br /> 14<br /> 23<br /> 26<br /> <br /> 29<br /> 29<br /> 45<br /> 49<br /> <br /> Chương 3<br /> PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ TÁI THẨM<br /> VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH<br /> 3.1. Pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về tái thẩm<br /> <br /> 62<br /> <br /> 3.2. Thực tiễn thi hành pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về tái thẩm<br /> <br /> 90<br /> <br /> Chương 4<br /> YÊU CẦU VÀ CÁC GIẢI PHÁP<br /> NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÁI THẨM Ở VIỆT NAM<br /> <br /> 62<br /> <br /> 110<br /> <br /> 4.1. Yêu cầu nâng cao chất lượng tái thẩm ở Việt Nam<br /> <br /> 110<br /> <br /> 4.2. Các giải pháp nâng cao chất lượng tái thẩm ở Việt Nam<br /> <br /> 113<br /> <br /> KẾT LUẬN<br /> <br /> 139<br /> <br /> DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ<br /> ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN<br /> <br /> 141<br /> <br /> 3<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Tính cấp thiết của đề tài<br /> Theo quy định của pháp luật TTHS Việt Nam hiện hành, tái thẩm được áp<br /> dụng đối với bản án hoặc quyết định có HLPL nhưng bị kháng nghị vì có những<br /> tình tiết mới được phát hiện làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án hoặc quyết<br /> định đã có HLPL. Đây là thủ tục cần thiết, một mắt xích quan trọng để bảo đảm<br /> khắc phục những sai lầm của bản án, quyết định có HLPL, bảo đảm sự thật của vụ<br /> án được khôi phục, bảo đảm công lý, sự công bằng trong các phán quyết của Toà án<br /> về tội phạm và người thực hiện tội phạm. Việc lựa chọn đề tài “Tái thẩm trong tố<br /> tụng hình sự Việt Nam – Những vấn đề lý luận và thực tiễn” để nghiên cứu ở cấp độ<br /> tiến sĩ là cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn vì những lý do sau:<br /> Thứ nhất, yêu cầu thể chế hoá đường lối của Đảng về chiến lược cải cách tư<br /> pháp, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam.<br /> Việc nghiên cứu thủ tục tái thẩm phù hợp với nhiệm vụ đề ra trong Nghị<br /> quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư<br /> pháp đến năm 2020, đó là: “Từng bước hoàn thiện thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm<br /> theo hướng quy định chặt chẽ những căn cứ kháng nghị và quy định rõ trách nhiệm<br /> của người ra kháng nghị đối với bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp<br /> luật; khắc phục tình trạng kháng nghị tràn lan, thiếu căn cứ”.<br /> Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược<br /> cải cách tư pháp đến năm 2020 khẳng định: “Pháp luật về tố tụng tư pháp còn<br /> nhiều bất cập, chậm sửa đổi, bổ sung… vẫn còn tình trạng oan sai trong điều tra,<br /> bắt, giam, giữ, truy tố, xét xử…”. Vì vậy, Nghị quyết đề ra các nhiệm vụ cải cách<br /> tư pháp trong đó có nhiệm vụ về hoàn thiện thủ tục tố tụng tư pháp. Việc hoàn<br /> thiện thủ tục tố tụng nhằm chủ động phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm, phát hiện<br /> chính xác, nhanh chóng và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội,<br /> không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội. Các trường hợp oan sai nếu<br /> có, cần được phát hiện và giải quyết nhanh nhất nhằm khôi phục lại danh dự, bồi<br /> <br /> 4<br /> <br /> thường vật chất thỏa đáng. Các nghiên cứu hoàn thiện về tổ chức và hoạt động của<br /> các cơ quan tiến hành tố tụng, nghiên cứu về mô hình tố tụng, trình tự, thủ tục giải<br /> quyết vụ án hình sự, thủ tục giải quyết sai lầm trong bản án có HLPL đáp ứng yêu<br /> cầu cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế là những vấn đề chủ yếu đặt ra trong giai<br /> đoạn hiện nay.<br /> Thứ hai, yêu cầu cụ thể hoá quy định của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội<br /> chủ nghĩa Việt Nam và sự phù hợp với Luật Tổ chức TAND năm 2014 và Luật tổ<br /> chức VKSND năm 2014.<br /> Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội khoá<br /> XIII, kì họp thứ 6 thông qua ngày 28/11/2013, có hiệu lực từ ngày 01/01/2014 theo<br /> Nghị quyết số 64/2013/QH13. Hiến pháp quy định Toà án là cơ quan xét xử, thực<br /> hiện quyền tư pháp; bản án, quyết định của Toà án phải được cơ quan, tổ chức, cá<br /> nhân tôn trọng, cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành<br /> (Điều 106). Toà án có nhiệm vụ bảo vệ công lí, quyền con người, quyền công dân,<br /> bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, bảo vệ quyền và lợi<br /> ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Một trong những thủ tục được Toà án tiến hành<br /> để thực hiện các nhiệm vụ trên là tái thẩm đối với các bản án, quyết định có<br /> HLPL. Điều 6, Luật tổ chức TAND năm 2014 quy định: “Bản án, quyết định của<br /> Toà án đã có HLPL mà phát hiện có vi phạm pháp luật hoặc có tình tiết mới theo<br /> quy định của luật TTHS thì được xem xét lại theo trình tự giám đốc thẩm hoặc tái<br /> thẩm”. Vì vậy, việc cụ thể hoá các quy định của Hiến pháp trong BLTTHS trở nên<br /> cần thiết hơn bao giờ hết. Ngoài ra, những thay đổi trong Luật tổ chức TAND và<br /> Luật tổ chức VKSND về tổ chức, thẩm quyền giám đốc thẩm, tái thẩm cũng đặt ra<br /> yêu cầu sửa đổi BLTTHS năm 2003 để thống nhất áp dụng. BLTTHS với nhiệm<br /> vụ xây dựng trình tự, thủ tục giải quyết vụ án hình sự cần những nghiên cứu khoa<br /> học làm cơ sở, nền tảng lý luận cũng như có đánh giá thực tiễn để xây dựng các<br /> quy phạm phù hợp. Việc nghiên cứu thủ tục tái thẩm góp phần xây dựng và hoàn<br /> thiện pháp luật TTHS nói chung trong đó có thủ tục tái thẩm là cần thiết, phù hợp<br /> với giai đoạn hiện nay.<br /> <br /> 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0