Thời hạn của các biện pháp ngăn chặn trong tố<br />
tụng hình sự Việt Nam<br />
Tô Thị Thu Trang<br />
Khoa Luật<br />
Luận văn ThS Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự<br />
Mã số 60 38 01 04<br />
Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Chí<br />
Năm bảo vệ: 2014<br />
<br />
Keywords. Luật hình sự; Tố tụng hình sự; Pháp luạt Việt Nam.<br />
<br />
Content<br />
MỞ ĐẦU<br />
<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu<br />
Các biện pháp ngăn chặn là một chế định quan trọng trong pháp luật tố tụng hình sự<br />
(TTHS). Nghiên cứu lịch sử lập pháp của Việt Nam từ năm 1945 đến nay cho thấy các biện<br />
pháp ngăn chặn trong TTHS được quy định phong phú và đa dạng với nhiều tên gọi khác<br />
nhau, đồng thời có sự kế thừa và bổ sung hoàn thiện qua từng thời kỳ. Bộ luật tố tụng hình sự<br />
(BLTTHS) năm 2003 trên cơ sở kế thừa có chọn lọc của BLTTH năm 1988 và các văn bản<br />
pháp luật về TTHS trước đây, trên cơ sở tổng kết thực tiễn áp dụng các biện pháp ngăn chặn<br />
của các cơ quan bảo vệ pháp luật, cơ quan tư pháp đã quy định chặt chẽ hơn về các biện pháp<br />
ngăn chặn, góp phần đấu tranh phòng, chống tội phạm, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho<br />
quá trình giải quyết vụ án. Các quy định về biện pháp ngăn chặn trong pháp luật TTHS đã tạo<br />
hành lang pháp lý cho việc áp dụng, góp phần tích cực vào việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý<br />
tội phạm. Tuy nhiên, khi áp dụng những biện pháp ngăn chặn, nó ảnh hưởng trực tiếp đến<br />
quyền con người, các quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp và các văn bản pháp luật<br />
ghi nhận. Do đó, khi áp dụng các biện pháp ngăn chặn cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định<br />
về căn cứ, thẩm quyền, thủ tục và thời hạn áp dụng.<br />
<br />
Thực tế áp dụng các quy định về thời hạn của các biện pháp ngăn chặn trong TTHS<br />
cho thấy còn nhiều vi phạm, tình trạng quá hạn tạm giữ, tạm giam còn xảy ra, việc áp dụng<br />
thời hạn tạm giam hiện nay còn quá dài, vượt mức quy định, thời hạn áp dụng biện pháp cấm<br />
đi khỏi nơi cư trú còn chưa đảm bảo.v.v.. đã ảnh hưởng lớn các quyền và lợi ích hợp pháp của<br />
công dân. Nguyên nhân của những vi phạm trên xuất phát từ việc các quy định của pháp luật<br />
chưa chặt chẽ, số lượng, chất lượng cán bộ làm công tác tiến hành TTHS còn thiếu, có nơi<br />
còn chưa chưa đáp ứng yêu cầu, chưa chú trọng bảo đảm những quyền và lợi ích hợp pháp<br />
của người tham gia tố tụng, công tác kiểm tra, giám sát còn chưa được thường xuyên, kịp<br />
thời, hiểu biết pháp luật của người dân còn nhiều hạn chế v.v...<br />
Xuất phát từ tình hình thực tế đó, cần thiết phải nghiên cứu chuyên sâu các quy định<br />
về thời hạn của các biện pháp ngăn chặn trong pháp luật TTHS Việt Nam hiện hành cũng như<br />
thực tiễn áp dụng các quy định này, và đó cũng là lý do, luận chứng cho sự cần thiết để chúng<br />
tôi lựa chọn đề tài "Thời hạn của các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự Việt Nam"<br />
làm luận văn thạc sĩ Luật học.<br />
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài<br />
Do việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn không chỉ có ý nghĩa về mặt TTHS mà còn<br />
có vai trò lớn trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, đặc biệt là xuyên suốt toàn bộ<br />
quá trình giải quyết vụ án hình sự, nên đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học ở những<br />
mức độ khác nhau, những khía cạnh, phương diện khác nhau về các biện pháp ngăn chặn<br />
trong TTHS.<br />
Hiện nay, khoa học luật TTHS trong và ngoài nước đã có nhiều công trình khoa học<br />
nghiên cứu về các biện pháp ngăn chặn, nhưng chủ yếu chỉ đề cập một cách tổng thể và có hệ<br />
thống những khía cạnh lý luận chung nhất về các biện pháp ngăn chặn mà chưa có một công<br />
trình khoa học nào nghiên cứu có hệ thống, toàn diện và sâu sắc riêng về thời hạn của các<br />
biện pháp ngăn chặn dưới góc độ lý luận cũng như thực tiễn áp dụng.<br />
Ở Việt Nam, nghiên cứu về các biện pháp ngăn chặn, đã có các công trình nghiên<br />
cứu tiêu biểu như sau:<br />
Cấp độ luận văn Tiến sĩ có đề tài:<br />
- Áp dụng biện pháp ngăn chặn trong điều tra vụ án hình sự của lực lượng cảnh sát<br />
nhân dân của tác giả Trịnh Văn Thanh, (Bộ Công an), 2000;<br />
<br />
- Các biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ, tạm giam trong tố tụng hình sự Việt Nam,<br />
thực trạng, nguyên nhân và giải pháp của Nguyễn Văn Điệp, Học viện Tư pháp, 2005;<br />
Ở cấp độ luận văn Thạc sĩ có đề tài:<br />
- Các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự Việt Nam của tác giả Nguyễn Văn<br />
Điệp, Học viện Tư pháp, 1996;<br />
- Tạm giữ, tạm giam trong tố tụng hình sự Việt Nam, thực trạng, nguyên nhân và giải<br />
pháp, của Phạm Thanh Bình, Tòa án nhân dân tối cao, 1996;<br />
- Bắt người trong tố tụng hình sự Việt Nam, của Vũ Gia Lâm, 2000;<br />
- Vai trò của Viện kiểm sát trong việc áp dụng biện pháp tạm giam, của Phạm Duy<br />
Trường, 2006;<br />
- Vai trò của Viện kiểm sát trong việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ,<br />
tạm giam trong luật tố tụng hình sự Việt Nam, của Nguyễn Bá Phùng, 2010;<br />
- Căn cứ áp dụng biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự Việt Nam, của Lê<br />
Thanh Bình, 2010.<br />
Về đề tài khoa học cấp Bộ có Hoàn thiện các biện pháp ngăn chặn trong Bộ luật tố<br />
tụng hình sự đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, của Viện khoa học kiểm sát - Viện kiểm sát<br />
nhân dân tối cao, 2008,…<br />
Bên cạnh đó, về giáo trình, sách chuyên khảo, bình luận có các công trình của các tác<br />
giả sau:<br />
- Những điều cần biết về bắt, giữ, khám xét, của Phạm Quang Mỹ và Phạm Hữu Kỳ,<br />
Nhà xuất bản Công an nhân dân, 1983;<br />
- Những điều cần biết về bắt người, tạm giữ, tạm giam... đúng pháp luật, của Phạm<br />
Quang Mỹ và Phạm Hữu Kỳ, Nhà xuất bản Pháp lý, 1993;<br />
- Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng hình sự; của Viện nghiên cứu khoa học pháp lý,<br />
Bộ Tư pháp - 1990, 1992,<br />
- Tội phạm học, luật hình sự và luật tố tụng hình sự Việt Nam, của Viện Nhà nước và<br />
Pháp luật, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994;<br />
- Tội phạm học, luật hình sự và tố tụng hình sự, của Viện Nghiên cứu Nhà nước và<br />
Pháp luật, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 1994;<br />
<br />
- Các biện pháp ngăn chặn và vấn đề nâng cao hiệu quả của chúng, của TS. Nguyễn<br />
Vạn Nguyên, Nhà xuất bản Công an nhân dân (CAND), 1995;<br />
- Các biện pháp ngăn chặn trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam, của Nguyễn Mai<br />
Bộ, Nhà xuất bản CAND, 1997.<br />
- Biện pháp ngăn chặn khám xét và kê biên tài sản trong Bộ luật tố tụng hình sự, của<br />
ThS. Nguyễn Mai Bộ, 2004;<br />
- Về tự do cá nhân và biện pháp cưỡng chế tố tụng hình sự, của TS. Trần Quang Tiệp,<br />
2005.<br />
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, khảo sát trên đây cho thấy, ở nước ta đã có nhiều<br />
công trình nghiên cứu cơ bản và trực diện về các biện pháp ngăn chặn, căn cứ áp dụng các<br />
biện pháp ngăn chặn còn đối với riêng thời hạn của các biện pháp ngăn chặn trong TTHS<br />
Việt Nam, nhìn một cách tổng quan có thể khẳng định chưa có công trình khoa học nào<br />
nghiên cứu. Ngoài ra, trong bối cảnh Việt Nam đang thực hiện công cuộc cải cách tư pháp<br />
theo tinh thần Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về "Một số<br />
nhiệm vụ trong tâm công tác tư pháp trong thời gian tới" nêu rõ: "Tăng cường công tác kiểm<br />
sát việc bắt, giam, giữ đảm bảo đúng pháp luật... phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp<br />
oan, sai trong bắt, giữ"; Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 25/4/2005 của Bộ Chính trị về<br />
"Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định<br />
hướng đến năm 2020"; và Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/06/2005 của Bộ Chính trị về<br />
"Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020" trong đó có nêu: "hoàn thiện các thủ tục tố<br />
tụng tư pháp, bảo đảm tính đồng bộ, dân chủ, công khai, minh bạch, tôn trọng và bảo vệ<br />
quyền con người" với nhiệm vụ đặt ra là "Coi trọng việc hoàn thiện chính sách hình sự và<br />
thủ tục tố tụng tư pháp, đề cao hiệu quả phòng ngừa và tính hướng thiện trong việc xử lý<br />
người phạm tội" thì vấn đề hoàn thiện pháp luật TTHS về thời hạn của các biện pháp ngăn<br />
chặn càng trở nên cần thiết.<br />
Như vậy, tình hình nghiên cứu trên đây lại một lần nữa cho phép khẳng định việc<br />
nghiên cứu đề tài "Thời hạn của các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự Việt Nam"<br />
là đòi hỏi khách quan, cấp thiết, vừa có tính lý luận, vừa có tính thực tiễn.<br />
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của luận văn<br />
3.1. Mục đích nghiên cứu<br />
<br />
Mục đích của luận văn là nghiên cứu các quy định của pháp luật về thời hạn của các<br />
biện pháp ngăn chặn dưới khía cạnh lập pháp hình sự và áp dụng chúng trong thực tiễn, từ đó<br />
luận văn đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định về thời hạn của các biện pháp<br />
ngăn chặn trong pháp luật TTHS Việt Nam, cũng như đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu<br />
quả của việc quy định thời hạn của các biện pháp ngăn chặn trong thực tiễn áp dụng.<br />
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu<br />
Từ mục đích nghiên cứu nêu trên, luận văn có những nhiệm vụ chủ yếu sau:<br />
- Trên cơ sở kết quả tổng hợp các quan điểm của các tác giả trong và ngoài nước về<br />
các biện pháp ngăn chặn, luận văn nghiên cứu làm sáng tỏ một số vấn đề chung về các biện<br />
pháp ngăn chặn và thời hạn của các biện pháp ngăn chặn như: Khái niệm, ý nghĩa của các<br />
biện pháp ngăn chặn, căn cứ áp dụng các biện pháp ngăn chặn; Khái niệm thời hạn biện pháp<br />
ngăn chặn, căn cứ quy định thời hạn, thời hạn của các biện pháp ngăn chặn với các thời hạn<br />
khác có liên quan trong quá trình giải quyết vụ án.<br />
- Khái quát sự phát triển của các quy định về biện pháp ngăn chặn cũng như thời hạn<br />
của các biện pháp ngăn chặn được trong lịch sử pháp luật TTHS của nước ta từ năm 1945 đến<br />
nay để rút ra những nhận xét, đánh giá;<br />
- Nghiên cứu các quy định về thời hạn của từng biện pháp ngăn chặn cụ thể trong<br />
BLTTHS Việt Nam hiện hành, từ đó rút ra những nhận xét, đánh giá;<br />
- Nghiên cứu, đánh giá thực tiễn áp dụng các quy định về thời hạn của các biện pháp<br />
ngăn chặn, đồng thời phân tích làm rõ những tồn tại, hạn chế xung quanh việc áp dụng;<br />
- Từ đó đề xuất những định hướng và giải pháp hoàn thiện các quy định về thời hạn<br />
của các biện pháp ngăn chặn trong BLTTHS Việt Nam hiện hành, cũng như những giải pháp,<br />
kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định về thời hạn của các biện pháp ngăn<br />
chặn trong thực tiễn.<br />
3.3. Phạm vi nghiên cứu<br />
Luận văn nghiên cứu và giải quyết những vấn đề thời hạn của các biện pháp ngăn<br />
chặn trong luật TTHS Việt Nam, kết hợp với việc nghiên cứu đánh giá tình hình áp dụng<br />
các quy định về thời hạn của các biện pháp ngăn chặn trong thực tiễn điều tra, truy tố, xét<br />
xử của các cơ quan bảo vệ pháp luật, cơ quan tư pháp, những nguyên nhân của những tồn<br />
<br />