ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br />
KHOA LUẬT<br />
<br />
NGUYỄN THANH TÖ<br />
<br />
THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT LY HÔN TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN<br />
QUẬN HAI BÀ TRƯNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI THEO LUẬT<br />
HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2000<br />
<br />
Công trình được hoàn thành<br />
tại Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội<br />
<br />
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Văn Cừ<br />
<br />
Phản biện 1:<br />
<br />
Phản biện 2:<br />
<br />
Chuyên ngành : Luật dân sự<br />
Mã số<br />
<br />
: 60 38 30<br />
Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn, họp tại<br />
Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.<br />
Vào hồi ..... giờ ....., ngày ..... tháng ..... năm 2012.<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận văn<br />
tại Trung tâm thông tin - Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội Trung<br />
tâm tư liệu - Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội<br />
HÀ NỘI - 2012<br />
<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
2.3.<br />
<br />
MỤC LỤC CỦA LUẬN VĂN<br />
Trang<br />
Trang phụ bìa<br />
Lời cam đoan<br />
Mục lục<br />
Danh mục các từ viết tắt<br />
Danh mục các bảng<br />
<br />
2.3.1.<br />
2.3.2.<br />
2.4.<br />
<br />
2.4.1.<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
<br />
Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ LY HÔN VÀ HẬU QUẢ<br />
<br />
1<br />
7<br />
<br />
2.4.2.<br />
<br />
PHÁP LÝ CỦA LY HÔN<br />
<br />
1.1.<br />
1.2.<br />
1.2.1.<br />
1.2.2.<br />
1.3.<br />
1.3.1.<br />
1.3.2.<br />
<br />
Khái niệm ly hôn<br />
Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về ly hôn<br />
Quyền yêu cầu ly hôn là quyền tự do cá nhân của vợ,<br />
chồng (quyền dân sự)<br />
Căn cứ ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam<br />
năm 2000<br />
Hậu quả pháp lý của ly hôn<br />
Hậu quả pháp lý của ly hôn dưới góc độ pháp luật<br />
Ảnh hưởng của việc ly hôn đối với gia đình và xã hội<br />
Chương 2: THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT LY HÔN TẠI TÕA<br />
<br />
16<br />
30<br />
30<br />
43<br />
47<br />
<br />
LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM<br />
NĂM 2000<br />
<br />
2.2.<br />
2.2.1.<br />
2.2.2.<br />
<br />
3<br />
<br />
60<br />
68<br />
88<br />
<br />
88<br />
96<br />
99<br />
<br />
LƯỢNG GIẢI QUYẾT CÁC VỤ VIỆC LY<br />
HÔN TẠI TÕA ÁN NHÂN DÂN QUẬN HAI<br />
BÀ TRƯNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI<br />
<br />
PHỐ HÀ NỘI NHỮNG NĂM QUA THEO<br />
<br />
Vài nét về tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội của quận Hai<br />
Bà Trưng thành phố Hà Nội tác động đến quan hệ hôn<br />
nhân và gia đình nói chung và ly hôn nói riêng<br />
Thực trạng ly hôn trên địa bàn quận Hai Bà Trưng, thành<br />
phố Hà Nội<br />
Nhận xét chung<br />
Tình hình ly hôn trên địa bàn quận Hai Bà Trưng, thành<br />
phố Hà Nội được nghiên cứu trên một số phương diện<br />
<br />
60<br />
<br />
LUẬT VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT<br />
<br />
7<br />
11<br />
14<br />
<br />
ÁN NHÂN DÂN QUẬN HAI BÀ TRƯNG THÀNH<br />
<br />
2.1.<br />
<br />
Một số nguyên nhân cơ bản của ly hôn trên địa bàn quận<br />
Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội<br />
Một số nguyên nhân khách quan<br />
Một số nguyên nhân chủ quan<br />
Thực tiễn áp dụng Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000<br />
giải quyết các trường hợp ly hôn tại Tòa án nhân dân quận<br />
Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội<br />
Các trường hợp ly hôn tại Tòa án nhân dân quận Hai Bà<br />
Trưng, thành phố Hà Nội<br />
Hậu quả pháp lý của ly hôn<br />
Chương 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP<br />
<br />
47<br />
<br />
3.1.<br />
<br />
3.1.1.<br />
3.1.2.<br />
3.2.<br />
3.3.<br />
3.3.1.<br />
3.3.2.<br />
3.3.3.<br />
3.3.4.<br />
<br />
Nhận xét chung về thực tiễn áp dụng Luật Hôn nhân và<br />
gia đình năm 2000 để giải quyết các vụ việc ly hôn tại Tòa<br />
án nhân dân quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội<br />
Thuận lợi<br />
Khó khăn<br />
Sự cần thiết phải hạn chế ly hôn<br />
Một số giải pháp hạn chế ly hôn<br />
Giải pháp trong lĩnh vực pháp luật<br />
Giải pháp về mặt xã hội<br />
Giải pháp từ mỗi cá nhân<br />
Giải pháp kinh tế<br />
KẾT LUẬN<br />
<br />
52<br />
<br />
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
52<br />
53<br />
<br />
4<br />
<br />
99<br />
<br />
100<br />
102<br />
106<br />
108<br />
109<br />
111<br />
115<br />
115<br />
117<br />
119<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài<br />
Lịch sử xã hội loài người đã trải qua nhiều hình thái gia đình khác nhau.<br />
Trong đó, gia đình được coi là sản phẩm của xã hội gắn liền với quá trình phát<br />
sinh, phát triển của xã hội, ở bất kỳ chế độ xã hội nào thì gia đình đều thực<br />
hiện những chức năng xã hội cơ bản của nó với vai trò là tế bào của xã hội.<br />
Sớm nhìn thấy vai trò nền tảng của gia đình và mối liên hệ hữu cơ giữa<br />
gia đình và xã hội, sinh thời Bác Hồ của chúng ta đã chỉ rõ: Quan tâm đến<br />
gia đình là đúng vì nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì<br />
gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Điều đó nói lên rằng phát<br />
triển xã hội cùng với việc xây dựng xã hội mới phải quan tâm thường xuyên<br />
đến việc củng cố quan hệ hôn nhân và gia đình (HN&GĐ). Tuy nhiên, trong<br />
những năm gần đây cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, sự<br />
bùng nổ của thời đại công nghệ thông tin và cùng với sự du nhập của nhiều<br />
luồng văn hóa, tư tưởng, lối sống phương Tây đã làm thay đổi rất nhiều quan<br />
điểm, lối sống và lý tưởng ở mỗi người, đặc biệt là trong quan hệ gia đình<br />
biểu hiện rõ nhất là số vụ ly hôn ngày càng gia tăng.<br />
Luật HN&GĐ năm 2000 của Nhà nước ta có hiệu lực thi hành từ ngày<br />
01 tháng 01 năm 2001 đến nay đã được hơn 10 năm. Quá trình thi hành và<br />
áp dụng Luật đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, góp phần xây dựng và củng<br />
cố chế độ hôn nhân và gia đình xã hội chủ nghĩa, xây dựng chuẩn mực pháp<br />
lý cho cách ứng xử của các thành viên trong gia đình, xây dựng gia đình dân<br />
chủ, hòa thuận, hạnh phúc và bền vững, bảo đảm các quyền và lợi ích hợp<br />
pháp cho các đương sự. Thực tế cho thấy, các tranh chấp từ quan hệ<br />
HN&GĐ xảy ra rất nhiều, trong đó các vụ việc ly hôn chiếm trên 90%.<br />
<br />
vợ và các con chưa thành niên. Tuy nhiên, vẫn còn một số vụ việc được giải<br />
quyết theo quan điểm "khiên cưỡng", máy móc dẫn đến việc khiếu kiện kéo<br />
dài qua nhiều cấp xét xử. Nguyên nhân thì có rất nhiều, trong đó có nguyên<br />
nhân xuất phát từ các quy định của Luật HN&GĐ về chế định ly hôn (căn cứ<br />
cho ly hôn, các trường hợp ly hôn và hậu quả pháp lý của ly hôn) chưa được<br />
cụ thể, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật của các cơ quan nhà nước có<br />
thẩm quyền chưa đầy đủ dẫn đến cách hiểu khi áp dụng Luật tại các cấp<br />
TAND (trong đó có TAND quận Hai Bà Trưng thành phố Hà Nội) chưa có<br />
sự nhất quán. Nhiều vụ việc ly hôn có những tình tiết, nội dung giống nhau<br />
nhưng khi áp dụng Luật giải quyết lại có những phán quyết khác nhau ở các<br />
cấp Tòa án, nhất là việc chấp nhận quyền yêu cầu ly hôn của vợ chồng và<br />
giải quyết hậu quả pháp lý của ly hôn (chia tài sản giữa vợ chồng, giải quyết<br />
quyền lợi của con chưa thành niên…) còn có nhiều bất cập và vướng mắc.<br />
Tình hình đó đòi hỏi việc nghiên cứu thực tiễn áp dụng Luật giải quyết các<br />
vụ việc ly hôn tại TAND quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội là rất cần<br />
thiết và có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn sâu sắc.<br />
2. Tình hình nghiên cứu đề tài<br />
Vấn đề ly hôn và hậu quả pháp lý của ly hôn cũng như các nguyên<br />
nhân, lý do ly hôn và các vấn đề liên quan đã được khá nhiều công trình<br />
nghiên cứu khoa học quan tâm.<br />
- Nhóm các luận văn, luận án:<br />
<br />
Tại Tòa án nhân dân (TAND) quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội<br />
trong những năm qua cũng đã áp dụng Luật HN&GĐ giải quyết nhiều vụ<br />
việc ly hôn. Nhìn chung các vụ việc được TAND quận Hai Bà Trưng giải<br />
quyết theo quy định của pháp luật đạt hiệu quả cao với phương châm "đạt lý,<br />
thấu tình" đảm bảo quyền lợi của các đương sự, nhất là quyền lợi của người<br />
<br />
Các công trình nghiên cứu tiêu biểu trong nhóm này gồm có: "Chế độ<br />
tài sản của vợ chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000"<br />
(Nguyễn Văn Cừ, Luận án Tiến sĩ Luật học, 2005); "Xác định chế độ tài sản<br />
của vợ chồng - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn" (Nguyễn Hồng Hải, Luận<br />
văn Thạc sĩ, 2002); "Chế định ly hôn theo quy định của pháp luật Việt Nam"<br />
(Vũ Thị hằng, Luận văn Thạc sĩ Luật học, 2006); "Căn cứ pháp lý và thủ tục<br />
giải quyết các vụ kiện ly hôn tại Tòa án Việt Nam" (Nguyễn Thị Túy Hoa,<br />
Luận văn Thạc sĩ Luật học); "Chia tài sản chung của vợ chồng theo Luật<br />
Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000" (Nguyễn Thị Lan, Luận văn<br />
Thạc sĩ Luật học, 2012)… Các công trình này có nghiên cứu liên quan đến<br />
<br />
5<br />
<br />
6<br />
<br />
vấn đề chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn mà chưa nghiên cứu tổng thể về<br />
vấn đề ly hôn nói chung.<br />
- Nhóm sách giáo trình, sách chuyên khảo:<br />
Có một số công trình tiêu biểu như: "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn<br />
về Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000" (Nguyễn Văn Cừ - Ngô Thị<br />
Hường, 2002, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội); "Bình luận khoa học Luật<br />
Hôn nhân và gia đình Việt Nam" (Nguyễn Ngọc Điện, 2002, Nxb Trẻ, thành<br />
phố Hồ Chí Minh); "Bình luận khoa học Luật Hôn nhân và gia đình Việt<br />
Nam" (Đinh Thị Mai Phương - Chủ biên, 2004, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà<br />
Nội); "Giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam" (Trường Đại học<br />
Luật Hà Nội, 2008)… Những công trình khoa học này thường thiên về bình<br />
luận, giải thích Luật HN&GÐ mà chưa nghiên cứu sâu về tình hình ly hôn,<br />
hậu quả pháp lý của ly hôn và thực tiễn áp dụng Luật HN&GÐ giải quyết<br />
các vụ án ly hôn cũng như chưa đề cập đến các giải pháp nhằm hạn chế ly<br />
hôn ở một địa phương cụ thể.<br />
- Nhóm các bài viết trên các báo, tạp chí:<br />
Một số bài viết tiêu biểu phải kể đến như: "Căn cứ ly hôn trong Cổ luật<br />
Việt Nam" (Nguyễn Thị Thu Vân, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số<br />
8/2005); "Áp dụng quy định về ly hôn của Luật Hôn nhân và gia đình năm<br />
2000 để giải quyết" (Nguyễn Văn Chung, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 21/2008);<br />
"Bắt buộc hòa giải cụ án ly hôn ở cơ sở là không phù hợp với pháp luật hiện<br />
hành" (Lê Thu Hà, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 9/2007); "Cần có hướng dẫn<br />
thống nhất về thụ lý yêu cầu ly hôn hay không công nhận vợ chồng và thủ<br />
tục giải quyết" (Đoàn Đức Lương, Tạp chí Kiểm sát, số 9/2005)… Các bài<br />
viết này đều nghiên cứu phản ánh một số nội dung liên quan đến vấn đề ly<br />
hôn, tuy nhiên cũng chưa phản ánh được một cách toàn diện và đầy đủ về<br />
thực trạng ly hôn tại một địa phương cụ thể.<br />
Đề tài: "Thực tiễn giải quyết ly hôn tại Tòa án nhân dân quận Hai Bà<br />
Trưng, thành phố Hà Nội theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000" là<br />
công trình khoa học nghiên cứu cụ thể về vấn đề ly hôn, áp dụng pháp luật<br />
giải quyết ly hôn và hậu quả pháp lý của ly hôn ở một địa phương cụ thể.<br />
<br />
7<br />
<br />
3. Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài<br />
- Về mục đích:<br />
Luận văn nghiên cứu về tình hình ly hôn tại TAND quận Hai Bà Trưng,<br />
thành phố Hà Nội, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng áp<br />
dụng Luật HN&GĐ Việt Nam năm 2000 trong việc giải quyết các vụ việc ly<br />
hôn tại TAND quận Hai Bà Trưng.<br />
- Về nhiệm vụ của luận văn:<br />
+ Nghiên cứu những vấn đề lý luận về ly hôn và căn cứ cho ly hôn, cơ<br />
sở và ý nghĩa của việc quy định căn cứ ly hôn và hậu quả pháp lý của ly hôn<br />
theo Luật HN&GĐ năm 2000.<br />
+ Nghiên cứu thực tiễn áp dụng chế định ly hôn theo Luật HN&GĐ<br />
năm 2000 để giải quyết các vụ việc ly hôn tại TAND quận Hai Bà Trưng,<br />
thành phố Hà Nội.<br />
+ Đánh giá những ưu điểm và tích cực khi giải quyết các vụ việc ly hôn<br />
tại TAND quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.<br />
+ Đánh giá chất lượng áp dụng Luật HN&GĐ năm 2000 trong việc giải<br />
quyết các vụ việc ly hôn tại TAND quận Hai Bà Trưng từ đó tìm hiểu một số<br />
những vướng mắc, hạn chế, nguyên dẫn đến ly hôn.<br />
+ Đề xuất và luận chứng những quan điểm, giải pháp chủ yếu nhằm<br />
nâng cao chất lượng giải quyết các vụ việc ly hôn hiện nay tại TAND quận<br />
Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.<br />
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu<br />
- Cơ sở lý luận:<br />
Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí<br />
Minh về Nhà nước và pháp luật, các quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản<br />
Việt Nam về tăng cường pháp chế, xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do<br />
dân, vì dân đặc biệt là các quan điểm của Đảng chỉ đạo về cải cách tư pháp.<br />
- Phương pháp nghiên cứu:<br />
Luận văn sử dụng phương pháp của triết học duy vật biện chứng, duy vật<br />
lịch sử mácxít, trong đó chú trọng các phương pháp kết hợp giữa lý luận và thực<br />
<br />
8<br />
<br />
tiễn, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp lịch sử cụ thể. Ngoài ra<br />
còn sử dụng các phương pháp của bộ môn khoa học khác như thống kê, so sánh.<br />
5. Những đóng góp của luận văn<br />
<br />
Chương 3: Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật và giải pháp nâng cao<br />
chất lượng giải quyết các vụ việc ly hôn tại Tòa án nhân dân quận Hai Bà<br />
Trưng, thành phố Hà Nội.<br />
<br />
- Luận văn phân tích khái niệm, căn cứ ly hôn trong pháp Luật HN&GĐ<br />
Việt Nam qua các thời kỳ và có sự so sánh để đưa ra những nhận định và<br />
đánh giá về căn cứ ly hôn và hậu quả pháp lý của ly hôn.<br />
- Đánh giá thực trạng chất lượng áp dụng Luật HN&GĐ Việt Nam năm<br />
2000 trong việc giải quyết các vụ việc ly hôn tại TAND quận Hai Bà Trưng,<br />
thành phố Hà Nội trong những năm qua.<br />
- Đề xuất giải pháp phù hợp thực tiễn hiện nay nhằm nâng cao chất<br />
lượng áp dụng Luật HN&GĐ Việt Nam năm 2000 của TAND quận Hai Bà<br />
Trưng, thành phố Hà Nội trong việc giải quyết các vụ việc ly hôn.<br />
6. Ý nghĩa khoa học của luận văn<br />
Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần bổ sung và phát triển lý luận<br />
phục vụ yêu cầu thực tiễn của việc không ngừng nâng cao chất lượng áp<br />
dụng Luật HN&GĐ Việt Nam năm 2000 trong hoạt động xét xử nói chung<br />
và trong việc giải quyết các vụ việc ly hôn tại TAND quận Hai Bà Trưng nói<br />
riêng trong công cuộc cải cách tư pháp hiện nay. Kết quả nghiên cứu của<br />
luận văn có thể làm tư liệu tham khảo phục vụ cho công tác nghiên cứu,<br />
giảng dạy khoa học pháp lý nói chung và đào tạo chức danh tư pháp nói<br />
riêng. Nội dung của luận văn cũng có thể góp phần xây dựng kỹ năng nghề<br />
nghiệp của người Thẩm phán, kỹ năng nghiên cứu hồ sơ, đặc biệt là đối với<br />
các Thẩm phán dân sự tại TAND quận Hai Bà Trưng thành phố Hà Nội<br />
trong việc giải quyết các vụ việc ly hôn theo Luật HN&GĐ năm 2000.<br />
<br />
Chương 1<br />
LÝ LUẬN CHUNG VỀ LY HÔN<br />
VÀ HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA LY HÔN<br />
1.1. Khái niệm ly hôn<br />
Ly hôn là việc chấm dứt hôn nhân, là kết quả của hành vi có ý chí của<br />
vợ chồng hoặc một bên vợ hoặc một bên chồng và có giá trị pháp lý khi<br />
được Tòa án có thẩm quyền công nhận. Đây có thể coi là biện pháp cuối<br />
cùng để chấm dứt tình trạng hôn nhân không thể cứu vãn được. Theo quy<br />
định của Luật HN&GĐ năm 2000 "Ly hôn là chấm dứt quan hệ hôn nhân do<br />
Tòa án công nhận hoặc quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc chồng hoặc cả<br />
hai vợ chồng" (khoản 8 Điều 8). Theo đó, ly hôn là hành vi có ý chí và có lý<br />
trí của vợ chồng, trong quan hệ ly hôn không có chủ thể nào khác có quyền<br />
yêu cầu ly hôn ngoài hai vợ chồng.<br />
1.2. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về ly hôn<br />
<br />
Chương 2: Thực tiễn giải quyết ly hôn tại Tòa án nhân dân quận Hai Bà<br />
Trưng, thành phố Hà Nội những năm qua theo Luật Hôn nhân và gia đình<br />
Việt Nam năm 2000.<br />
<br />
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, hôn nhân nói chung, ly hôn<br />
nói riêng là hiện tượng xã hội mang tính giai cấp. Pháp luật xã hội chủ nghĩa<br />
(XHCN) thừa nhận quan hệ hôn nhân xây dựng trên cơ sở tình yêu chân<br />
chính, tự do và tự nguyện của đôi nam nữ, điều này được thể hiện trong việc<br />
kết hôn cũng như ly hôn. Có thể nói, quyền tự do ly hôn xuất phát từ bản<br />
chất của chế độ xã hội. Ở chế độ XHCN là chế độ duy nhất xây dựng một<br />
nền dân chủ thực sự mà trong đó quyền lợi của tất cả mọi người thuộc các<br />
tầng lớp khác nhau đều được đảm bảo. Ly hôn chính là sự giải phóng cho vợ<br />
chồng khi bản chất cuộc hôn nhân không tồn tại trên thực tế và Nhà nước<br />
cho phép họ ly hôn. Điều này không những đem lại lợi ích cho cả vợ chồng<br />
mà còn bảo vệ được lợi ích của Nhà nước và xã hội.<br />
<br />
9<br />
<br />
10<br />
<br />
7. Kết cấu của luận văn<br />
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung<br />
của luận văn gồm 3 chương.<br />
Chương 1: Lý luận chung về ly hôn và hậu quả pháp lý của ly hôn.<br />
<br />