Tội buôn lậu trong Luật hình sự Việt Nam<br />
(trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn tỉnh<br />
Bắc Giang giai đoạn 2009 – 2013)<br />
Nguyễn Thị Vui<br />
Khoa Luật<br />
Luận văn ThS Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự<br />
Mã số 60 38 01 04<br />
Người hướng dẫn: TS. Trương Quang Vinh<br />
Năm bảo vệ: 2014<br />
<br />
Keywords. Pháp luật Việt Nam; Tội buôn lậu; Luật hình sự.<br />
<br />
Content<br />
LỜI MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Trong giai đoạn hiện nay, chúng ta đang ra sức tập trung thực hiện thắng lợi công cuộc đổi<br />
mới và từng bước đưa đất nước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Thành tựu<br />
đạt được trong những năm qua đã đưa đất nước ta thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội; kinh tế<br />
tăng trưởng khá cao; nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa bước đầu được thiết lập;<br />
quan hệ quốc tế được mở rộng, vị thế nước ta trên trường quốc tế không ngừng được nâng cao.<br />
Sức mạnh tổng hợp từ nguồn nội lực của đất nước tăng lên nhiều, tình hình chính trị, xã hội ổn<br />
định, được nhân dân và bạn bè quốc tế đánh giá cao. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tự đạt<br />
được, nền kinh tế thị trường cũng đã làm nảy sinh nhiều vấn đề tiêu cực, thêm vào đó là<br />
những sơ hở, thiếu sót của Nhà nước ta trong quản lý kinh tế đã khiến cho nhiều tệ nạn xã hội<br />
và tội phạm có môi trường nảy sinh, phát triển trong đó có tội phạm buôn lậu.<br />
Buôn lậu được xác định là một trong những tội phạm nguy hiểm, không chỉ làm thiệt<br />
hại đến nền kinh tế đất nước, gây thất thu thuế cho Nhà nước mà còn đe dọa phá vỡ chính<br />
sách kinh tế đất nước, xã hội, ảnh hưởng không nhỏ đến lợi ích của người tiêu dùng. Ở nước<br />
ta trong những năm gần đây hoạt động buôn lậu diễn biến rất phức tạp với quy mô ngày càng<br />
rộng lớn, các vụ buôn lậu bị phát hiện ngày càng nhiều, giá trị hàng phạm pháp có nhiều vụ<br />
lên tới hàng tỷ đồng. Người phạm tội sử dụng nhiều thủ đoạn xảo quyệt hơn và chúng luôn<br />
<br />
sẵn sàng manh động, chống người thi hành công vụ khi bị bắt quả tang. Trước thực trạng<br />
buôn lậu như trên có thể thấy rằng buôn lậu không chỉ là một tệ nạn mà còn là một tội phạm<br />
nguy hiểm gây thiệt hại rất lớn cho Nhà nước và xã hội.<br />
Vì vậy, việc nghiên cứu làm rõ các dấu hiệu pháp lý và tình hình của tội buôn lậu<br />
nhằm phát hiện, đề xuất, kiến nghị giải quyết các vấn đề vướng mắc trong thực tiễn áp dụng<br />
luật hình sự về tội buôn lậu là rất cần thiết. Xuất phát từ nhận thức như vậy, tôi đã chọn đề tài<br />
"Tội buôn lậu trong Luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn tỉnh<br />
Bắc Giang giai đoạn 2009-2013)" làm đề tài nghiên cứu luận văn cho mình.<br />
2. Tình hình nghiên cứu<br />
Trong những năm gần đây đã có nhiều công trình nghiên cứu về tội buôn lậu dưới góc<br />
độ lý luận và thực tiễn. Điển hình là một số công trình:<br />
Buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới đất liền Việt – Trung.<br />
Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa và đấu tranh của Bộ đội biên phòng<br />
tỉnh Quảng Ninh (Luận án Tiến sĩ của tác giả Vũ Đình Nông – 1997);<br />
Đấu tranh phòng chống tội buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên<br />
giới. (Luận án Tiến sĩ của tác giả Nguyễn Đức Bình - 2000);<br />
Một số vấn đề về đấu tranh phòng chống tội buôn lậu (tác giả Ngô Ngọc Thuỷ,<br />
Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 1995);<br />
Tội buôn lậu hàng hóa, tiền tệ qua biên giới (Luận văn thạc sĩ của tác giả Trần Đức<br />
Thìn – 1996);<br />
Đấu tranh phòng, chống tội buôn lậu trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh (Luận văn thạc sĩ<br />
luật học của tác giả Dương Thị Nhàn, năm 2006);<br />
Bên cạnh đó còn có một số bài viết:<br />
"Buôn lậu và chống buôn lậu" của tác giả Bùi Toản (Tạp chí Kiểm sát, số 1 + 2 năm<br />
1999, trang 56 - 58);<br />
"Phòng, chống buôn lậu trong lĩnh vực hải quan khi Việt Nam gia nhập WTO" của tác<br />
giả Nguyễn Phi Hùng có bài viết (Tạp chí Quản lý nhà nước - Học viện Hành chính Quốc gia,<br />
số 12/2006, trang 12 - 16).<br />
Ngoài ra, còn nhiều công trình, bài viết nghiên cứu của các tác giả khác trên các tạp<br />
chí Hải quan, Công an nhân dân...Các công trình nghiên cứu trên đã làm rõ về mặt lý luận và<br />
thực tiễn trong công tác đấu tranh phòng, chống tội buôn lậu, đồng thời cũng đưa ra những<br />
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh chống buôn lậu. Tuy nhiên, tình hình<br />
buôn lậu trong những năm gần đây đã có những thay đổi với nhiều thủ đoạn phạm tội mới,<br />
các giải pháp nêu ra trước đây trong điều kiện hiện nay ít phát huy tác dụng, không mang tính<br />
thời sự. Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, tội buôn lậu đang diễn ra rất phức tạp và thực tiễn xét<br />
xử về tội phạm này cũng gặp nhiều vướng mắc, tuy đã có một số bài viết, công trình nghiên<br />
<br />
cứu về tội phạm này những vẫn còn mang tính chung chung và thông tin cập nhật còn nhiều<br />
hạn chế.<br />
3. Đối tượng nghiên cứu<br />
Luận văn tập trung nghiên cứu Tội buôn lậu trong Luật hình sự Việt Nam, thực tiễn<br />
xét xử trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2009-2013.<br />
4. Phạm vi nghiên cứu<br />
Đề tài nghiên cứu dưới góc độ lý luận về tội buôn lậu, thực tiễn xét xử trên địa bàn<br />
tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2009-2013. Số liệu sử dụng để nghiên cứu trong đề tài này là thống<br />
kê tội phạm của Tòa án nhân dân tối cao, Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án<br />
nhân dân tỉnh Bắc Giang.<br />
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu<br />
Phương pháp luận: sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và<br />
chủ nghĩa duy vật lịch sử.<br />
Phương pháp nghiên cứu: sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như phương<br />
pháp thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh.<br />
6. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu<br />
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là trên cơ sở lý luận và thực tiễn xét xử tội buôn<br />
lậu trên địa bàn tỉnh Bắc Giang nhằm đưa ra những đề xuất, kiến nghị hoàn thiện các quy định<br />
pháp luật hình sự về tội buôn lậu góp phần nâng cao hiệu quả của cuộc đấu tranh phòng,<br />
chống tội phạm này trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.<br />
Để đạt được mục đích trên đây, nhiệm vụ cơ bản của luận văn cần phải giải quyết đó là:<br />
+ Phân tích những vấn đề lý luận cơ bản về tội buôn lậu trong Luật hình sự Việt Nam.<br />
+ Nghiên cứu đánh giá tình hình tội buôn lậu trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.<br />
+ Đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật hình sự Việt Nam<br />
về tội buôn lậu.<br />
7. Kết cấu của luận văn<br />
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phần danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ lục,<br />
kết cấu của luận văn gồm 3 chương:<br />
Chương 1: Một số vấn đề về tội buôn lậu trong Luật hình sự Việt Nam<br />
Chương 2: Tình hình tội buôn lậu và thực tiễn xét xử tội phạm này trên địa bàn tỉnh<br />
Bắc Giang giai đoạn 2009 - 2013<br />
Chương 3: Hoàn thiện pháp luật và những giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng quy<br />
định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội buôn lậu.<br />
<br />
Reference<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
1. Bộ chính trị - Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam (2002) Nghị quyết<br />
08/NQ-TW “Một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới” Ngày<br />
02/01/2002, Hà Nội.<br />
2. Bộ chính trị- Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam (2005) Nghị quyết<br />
49/NQ-TW “ Chiến lược cải các tư pháp đến năm 2020” Ngày 02/06/2005, Hà Nội.<br />
3. Bộ luật dân sự 2005 (2009), Nxb tư pháp, Hà Nội.<br />
4. Bộ luật hình sự của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (1994), Nxb Chính trị Quốc gia,<br />
tr.39.<br />
5. Bộ luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1985 (1997), Nxb Sự<br />
Thật, Hà Nội.<br />
6. Bộ luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1999 (2010), Nxb Lao<br />
Động, Hà Nội.<br />
7. Bộ luật tố tụng hình sự 2003, Nxb Lao động, Hà Nội.<br />
8. Bộ Tư pháp (1998) “Luật hình sự một số nước trên thế giới”, Tạp chí dân chủ và pháp<br />
luật, Hà Nội, tr.100.<br />
9. Lê Văn Cảm (1999), Hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam trong giai đoạn xây dựng nhà<br />
nước pháp quyền (Một số vấn đề cơ bản của phần chung), Nxb Công an nhân dân, Hà<br />
Nội.<br />
10. Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (phần các tội phạm) (2003), Nxb Đại học Quốc gia Hà<br />
Nội.<br />
11. Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (phần chung) (1997), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.<br />
12. Giáo trình Tội Phạm học – Khoa Luật (1999), Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.<br />
13. Đỗ Đức Hồng Hà , Một số điểm mới trong các chương các tội xâm phạm trật tự quản lý<br />
kinh tế, Tạp chí Luật học số 2/2000.<br />
14. TS.Nguyễn Khắc Hải (2010), Một số vấn đề cơ bản của tội phạm học hiện đại<br />
15. Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1992 (2000), Nxb Sự Thật, Hà Nội.<br />
16. Nguyễn Ngọc Hòa (2006), “Tội phạm và cấu thành tội phạm”, Sách chuyên khảo, Nxb<br />
Công an nhân dân, Hà Nội.<br />
17. Nguyễn Ngọc Hòa – Lê Thị Sơn (2006), Từ điển pháp luật hình sự, Nxb Tư pháp, Hà Nội.<br />
18. Hội đồng Nhà nước (1982) “Pháp lệnh trừng trị các tội đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả,<br />
kinh doanh trái phép”.<br />
<br />
19. Hội đồng quốc gia chỉ đạo biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam (2002), “Từ điển bách<br />
khoa Việt Nam 2”, Nxb từ điển bách khoa, tr.291.<br />
20. Luật Di sản Văn hóa 2001 (2002), Nxb Lao động.<br />
21. TS. Dương Tuyết Miên (2009), Tội phạm học nhập môn, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.<br />
22. Ngân hàng nhà nước Việt Nam, “Các đồng tiền Việt Nam đang lưu hành”, http:<br />
www.sbv.gov.vn<br />
23. Nghị định số 59/NĐ-CP ngày 12/6/2006 của chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại<br />
về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện.<br />
24. Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17/4/2003 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân<br />
dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự<br />
25. Hoàng Phê (2003), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.<br />
26. Đinh Văn Quế (2003), “Bình luận khoa học Bộ luật hình sự phần các tội phạm tập VI –<br />
Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế (Bình luận chuyên sâu)”, Nxb Thành phố Hồ Chí<br />
Minh, tr 29-60.<br />
27. Sở Lao động, Thương binh và Xã Hội tỉnh Bắc Giang (2009 - 2013), Báo cáo công tác<br />
tổng kết Lao động, Thương binh và xã hội, Bắc Giang.<br />
28. Nguyễn Văn Thành – Vũ Trinh – Trần Hựu (1994), “Hoàng Việt luật lệ (Luật Gia Long)<br />
III”, Nxb Văn hóa thông tin, tr.390-391.<br />
29. Trần Hữu Tráng (2010), “Bàn về nguyên nhân của tội phạm”, Tạp chí Luật học.<br />
30. Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 25/12/2001 của Tòa<br />
án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp hướng dẫn áp dụng<br />
một số quy định tại chương IV – Các tội xâm phạm sở hữu của Bộ Luật hình sự 1999.<br />
31. Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Giang (2009, 2010, 2011, 2012, 2013), Thống kê giải quyết các<br />
vụ án hình sự sơ thẩm, Bắc Giang.<br />
32. Tòa án nhân dân Tối cao (2009, 2010, 2011, 2012, 2013), Thống kê giải quyết các vụ án<br />
hình sự sơ thẩm, Hà Nội.<br />
33. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân.<br />
Hà Nội<br />
34. Trường Đại học Luật Hà Nội (2003), Giáo trình tội phạm học, Nxb Công an nhân dân, Hà<br />
Nội.<br />
35. Đào Trí Úc (2000), Luật hình sự Việt Nam. Những vấn đề chung quyển I, Nxb Khoa học<br />
xã hội, Hà Nội.<br />
36. Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang (2013), Báo cáo tình hình kinh tế-xã hội giai đoạn 20092013của UBND tỉnh Bắc Giang.<br />
<br />