Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng,<br />
mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ<br />
trong luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở nghiên<br />
cứu thực tiễn địa bàn tỉnh Thái Nguyên)<br />
Dương Diệp Quần<br />
Khoa Luật<br />
Luận văn ThS Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự<br />
Mã số 60 38 01 04<br />
Người hướng dẫn: TS. Trương Quang Vinh<br />
Năm bảo vệ: 2014<br />
<br />
Keywords. Luật hình sự; Tội phạm hình sự; Pháp luật Việt Nam.<br />
<br />
Content<br />
MỞ ĐẦU<br />
<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Từ sau Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 6 (năm 1986) đến nay, trên đất<br />
nước ta đã và đang diễn ra quá trình đổi mới sâu sắc và toàn diện. Đời sống chính trị - xã hội<br />
đã có những biến đổi quan trọng. Đặc biệt, nền kinh tế - xã hội đã có những bước phát triển<br />
lớn, tạo tiền đề vững chắc cho sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.<br />
Tuy nhiên, sau một thời gian xóa bỏ cơ chế quản lý kinh tế tập trung quan liêu, bao<br />
cấp để bước vào nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của<br />
Nhà nước, tình hình kinh tế, xã hội nước ta vẫn còn chịu ảnh hưởng và tác động lớn của cơ<br />
chế quản lý cũ và tác động của mặt trái của cơ chế thị trường, do đó tình hình tội phạm và vi<br />
phạm pháp luật khác còn nhiều phức tạp, gây thiệt hại đáng kể đến tài sản xã hội chủ nghĩa và<br />
<br />
tài sản của công dân, ảnh hưởng đến an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội.<br />
Trong điều kiện đất nước ta hiện nay, công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm vẫn<br />
còn nhiều hạn chế. Diễn biến của tình hình tội phạm nói chung cũng như các tội phạm xâm<br />
phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng nói riêng hết sức phức tạp và đang có xu hướng<br />
gia tăng. Trong đó tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm<br />
đoạt vật liệu nổ đang ngày càng phổ biến và diễn biến ngày càng phức tạp, gây mất trật tự<br />
công cộng và tạo ra dư luận xấu trong cộng đồng dân cư. Tuy Bộ luật Hình sự có quy định cụ<br />
thể và khá đầy đủ về tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm<br />
đoạt vật liệu nổ, song vẫn chưa hoàn toàn đáp ứng được những yêu cầu, những tình huống xảy<br />
ra trong thực tế ở Việt Nam hiện nay cũng như trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.<br />
Từ những vấn đề lý luận và thực tiễn, tôi thấy rằng, việc nghiên cứu về tội chế tạo,<br />
tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ mang tính cấp<br />
bách, để từ đó đưa ra các giải pháp góp phần nâng cao, hoàn thiện cơ sở pháp lý về tội chế<br />
tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ, từ đó trừng<br />
trị nghiêm khắc người phạm tội, răn đe người có ý định thực hiện tội phạm đó, đồng thời bảo<br />
vệ trật tự xã hội, tạo niềm tin cho người dân yên tâm sinh sống. Với mong muốn có những<br />
đóng góp một phần nhỏ về mặt lý luận và thực tiễn, tác giả chọn đề tài "Tội chế tạo, tàng trữ,<br />
vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ trong luật hình sự<br />
Việt Nam (trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn tỉnh Thái Nguyên)" để làm đề tài nghiên<br />
cứu.<br />
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài<br />
Do tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật<br />
liệu nổ diễn biến phức tạp và ngày càng gia tăng, nên đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa<br />
học ở những mức độ khác nhau, những phương diện khác nhau về tội tội chế tạo, tàng trữ, vận<br />
chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ.<br />
Về giáo trình, sách chuyên khảo, bình luận có các công trình sau: Trần Đức Thìn,<br />
Luật Hình sự - Phần các tội phạm, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2010; Giáo trình Luật Hình<br />
sự Việt Nam (Phần các tội phạm), của Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, Nxb Đại học<br />
Quốc gia Hà Nội, 1997; Đinh Văn Quế, Bình luận khoa học luật Hình sự, Phần các tội phạm,<br />
tập 2, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 2002.<br />
<br />
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, khảo sát trên đây cho thấy, ở nước ta đã có một số<br />
công trình nghiên cứu cơ bản. Tuy nhiên, những nghiên cứu về tội chế tạo, tàng trữ, vận<br />
chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ mới chỉ dừng lại ở các công<br />
trình nghiên cứu chung về phần các tội phạm hoặc các tội phạm xâm phạm an toàn công cộng,<br />
trật tự công cộng, chưa nghiên cứu độc lập, đánh giá lý luận và tổng kết thực tiễn về tội chế<br />
tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ.<br />
Như vậy, tình hình nghiên cứu trên đây lại một lần nữa cho phép khẳng định việc<br />
nghiên cứu đề tài "Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc<br />
chiếm đoạt vật liệu nổ trong luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa<br />
bàn tỉnh Thái Nguyên)" là đòi hỏi khách quan, cấp thiết, vừa có tính lý luận, vừa có tính thực<br />
tiễn.<br />
3. Mục tiêu, nội dung nghiên cứu và đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận<br />
văn<br />
3.1. Mục tiêu nghiên cứu<br />
3.1.1. Mục tiêu tổng quát<br />
Mục tiêu của luận văn là nghiên cứu các quy định của pháp luật hình sự về tội chế<br />
tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ dưới khía<br />
cạnh lập pháp hình sự và áp dụng trong thực tiễn, từ đó luận văn đưa ra những giải pháp nhằm<br />
hoàn thiện các quy định về tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc<br />
chiếm đoạt vật liệu nổ trong luật hình sự Việt Nam, cũng như đề xuất những giải pháp nâng<br />
cao hiệu quả của việc áp dụng những quy định của loại tội này trong thực tiễn trên địa bàn<br />
tỉnh Thái Nguyên.<br />
3.1.2. Mục tiêu cụ thể<br />
Từ việc nghiên cứu tổng quát về tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái<br />
phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ luận văn nghiên cứu sâu về cơ sở của việc hình thành quy định<br />
về tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ, khái<br />
niệm, cơ sở pháp lý, các quy định trong pháp luật hình sự hiện hành, thực trạng áp dụng các quy<br />
định pháp luật hình sự trong hoạt động xét xử trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, từ đó đưa ra một số<br />
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của áp dụng pháp luật đối với tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển,<br />
sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ.<br />
3.2. Nội dung nghiên cứu<br />
<br />
Từ mục tiêu nghiên cứu nêu trên, luận văn có những nội dung nghiên cứu chủ yếu<br />
sau:<br />
- Từ cơ sở kết quả tổng hợp các quan điểm của các tác giả về tội chế tạo, tàng trữ,<br />
vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ, luận văn nghiên cứu làm<br />
sáng tỏ một số vấn đề chung như: Khái niệm, quá trình hình thành và phát triển những quy<br />
định về tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu<br />
nổ trong luật Hình sự Việt Nam, nghiên cứu những quy định về tội chế tạo, tàng trữ, vận<br />
chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ; thực tiễn xét xử trên địa bàn<br />
tỉnh Thái Nguyên về tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm<br />
đoạt vật liệu nổ, những khó khăn, vướng mắc, bất cập khi áp dụng.<br />
- Khái quát sự phát triển của tội tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán<br />
trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ trong lịch sử pháp luật hình sự để rút ra những nhận xét,<br />
đánh giá;<br />
- Nghiên cứu các quy định cụ thể về tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua<br />
bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ trong Bộ luật Hình sự hiện hành của Việt Nam, từ<br />
đó rút ra những nhận xét, đánh giá;<br />
- Nghiên cứu, đánh giá thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên về tội chế tạo,<br />
tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ, đồng thời phân<br />
tích làm rõ những tồn tại, hạn chế xung quanh việc áp dụng và những nguyên nhân cơ bản của<br />
nó;<br />
- Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện các quy định về tội chế tạo, tàng trữ, vận<br />
chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ trong Bộ luật Hình sự Việt<br />
Nam hiện hành, cũng như những giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng của tội này trong thực<br />
tiễn.<br />
3.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu<br />
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về<br />
tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ, tìm<br />
hiểu thực trạng về tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm<br />
đoạt vật liệu nổ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong những năm gần đây.<br />
<br />
Dựa trên cơ sở Bộ luật Hình sự năm 1999, được sửa đổi, bổ sung năm 2009, đề tài<br />
tập trung nghiên cứu, làm rõ những vấn đề:<br />
- Các vấn đề trọng tâm liên quan đến tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua<br />
bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ như: Khái niệm, các trường hợp áp dụng...<br />
- Nghiên cứu thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên về tội chế tạo, tàng trữ,<br />
vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ trong thời gian gần đây<br />
và đưa ra những nhận xét, đánh giá.<br />
- Trên cơ sở nghiên cứu về mặt lý luận và thực tiễn về tội chế tạo, tàng trữ, vận<br />
chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ theo quy định của luật hình<br />
sự và thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hiện nay, luận văn đề xuất một số kiến<br />
nghị nhằm khắc phục những hạn chế còn tồn tại, nâng cao hiệu quả của các quy định của pháp<br />
luật về tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu<br />
nổ.<br />
Nghiên cứu tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm<br />
đoạt vật nổ trên cơ sở thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên từ năm 2009 đến năm<br />
2013.<br />
4. Phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu<br />
Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ<br />
nghĩa duy vật biện chứng, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, quan điểm của<br />
Đảng và Nhà nước ta về xây dựng chính sách hình sự áp dụng đối với tội chế tạo, tàng trữ,<br />
vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ.<br />
5. Địa điểm nghiên cứu<br />
Luận văn nghiên cứu về tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép<br />
hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ theo quy định của luật hình sự và thực tiễn xét xử trên địa bàn<br />
tỉnh Thái Nguyên trong năm năm từ năm 2009 đến năm 2013.<br />
6. Những điểm mới và đóng góp của luận văn<br />
Đây là đề tài khoa học nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận của tội chế tạo, tàng<br />
trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ trong luật hình sự<br />
Việt Nam trên cơ sở và thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.<br />
Những điểm mới cơ bản của luận văn là:<br />
- Tổng hợp các quan điểm khoa học về tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng,<br />
<br />