Tội chống người thi hành công vụ trong luật<br />
hình sự Việt Nam ( Trên cơ sở nghiên cứu thực<br />
tiễn ở Hà Tĩnh)<br />
Conviction against the person on duty in criminal law (on the basis of practical research in Ha<br />
Tinh)<br />
NXB H. : Khoa Luật, 2013 Số trang 103tr. +<br />
<br />
Lê Như Quỳnh<br />
Khoa Luật<br />
Luận văn ThS ngành: Luật hình sự; Mã số: 60 38 40<br />
Người hướng dẫn: GS.TS. Đỗ Ngọc Quang<br />
Năm bảo vệ: 2013<br />
Keywords: Tội chống người thi hành công vụ; Luật hình sự; Pháp luật Việt Nam<br />
Content<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Xã hội ngày càng phát triển kéo theo những tác động của nền kinh tế thị trường, với những<br />
mặt tiêu cực vốn có đã làm ảnh hưởng tới nhiều khía cạnh của cuộc sống. Nền kinh tế phát triển, xu<br />
hướng hội nhập kinh tế quốc tế kéo theo sự du nhập của các nền văn hóa mới, luồng tư tưởng mới,<br />
lối sống mới đã và đang là điều kiện làm gia tăng các loại tội phạm trên địa bàn nước ta. Tình hình<br />
tội phạm trên địa bàn nước ta ngày càng có xu hướng gia tăng về số lượng, phức tạp và tinh vi hơn<br />
về thủ đoạn và hình thức. Song song với thực trạng đó thì luật pháp _ cán cân công lý luôn bám sát<br />
tình hình tội phạm và có những quy định, những sửa đổi phù hợp nhằm đạt được hiệu quả phòng<br />
chống, ngăn ngừa và trừng trị thích đáng. Hỗ trợ và đưa pháp luật đi vào đời sống một cách nhanh<br />
chóng và công bằng nhất là đội ngũ những người thực thi pháp luật hay còn gọi là người thi hành<br />
công vụ, nhưng tại một thời điểm nào đó, chính những “người thi hành công vụ” cũng là đối tượng<br />
hướng đến của tội phạm. Pháp luật bị vi phạm, người thực thi pháp luật bị xâm hại và đấy cũng<br />
chính là lúc sự răn đe, ngăn ngừa, phòng chống, sự nghiêm trị từ những quy định của pháp luật cần<br />
được đề cao.<br />
Tội chống người thi hành công vụ được quy định tại Điều 257 Bộ luật Hình sự năm 1999, là<br />
một trong những chế tài hình sự nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người thi hành công vụ<br />
cũng như răn đe và trừng phạt những hành vi chống người thi hành công vụ.<br />
Nếu như những năm trước đây Tội chống người thi hành công vụ chỉ xảy ra ở những thành<br />
phố lớn trên một số lĩnh vực, với tính chất đơn giản, mức độ nguy hiểm thấp, thì hiện nay loại tội<br />
phạm này xảy ra ở hầu hết các địa phương, xâm hại đến người thi hành công vụ trên nhiều lĩnh vực,<br />
với mức độ nguy hiểm ngày càng cao, để lại những hậu quả nghiêm trọng.<br />
Hà Tĩnh là địa bàn có tình hình tội phạm khá phức tạp với nhiều thành phần dân cư, trình độ<br />
dân trí không đồng đều, nhận thức về pháp luật của người dân chưa cao lại là một tỉnh nghèo đang<br />
trên đà phát triển, tất cả những yếu tố đó tạo tiền đề cho các loại tội phạm ngày càng gia tăng mà đặc<br />
biệt là Tội chống người thi hành công vụ. Trong những năm gần đây Tội chống người thi hành công<br />
vụ trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh có xu hướng tăng lên với tính chất ngày càng phức tạp và mức độ nguy<br />
hiểm ngày càng cao. Lựa chọn đề tài luận văn về Tội chống người thi hành công vụ gắn liền với thực<br />
tế trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, tác giả muốn góp một phần tiếng nói nhằm ngăn chặn và đẩy lùi Tội<br />
chống người thi hành công vụ trên quê hương mình.<br />
<br />
1<br />
<br />
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh nói riêng và trên địa bàn cả nước nói chung thực trạng<br />
Tội chống người thi hành công vụ ngày càng gia tăng và trở thành một hiện tượng khá phố biến. Lựa<br />
chọn “Tội chống người thi hành công vụ trong luật hình sự Việt Nam (Trên cơ sở nghiên cứu thực<br />
tiễn ở Hà Tĩnh)” làm đề tài luận văn, tìm hiểu và nghiên cứu đề tài dưới góc độ khoa học Luật hình<br />
sự tác giả mong muốn sẽ góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận của Tội chống người thi hành<br />
công vụ từ đó đưa ra được cái nhìn tổng quát về nguyên nhân, điều kiện, thực trạng của Tội chống<br />
người thi hành công vụ cũng như có những phương hướng, giải pháp, kiến nghị đóng góp vào công<br />
cuộc hoàn thiện pháp luật đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh nói<br />
riêng và địa bàn cả nước nói chung.<br />
2. Tình hình nghiên cứu<br />
Tội chống người thi hành công vụ được quy định tại Chương XX Các tội xâm phạm trật tự<br />
quản lý hành chính trong Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 1999. Từ trước tới nay, xét về mặt pháp lý<br />
và phạm vi nghiên cứu rộng trên địa bàn cả nước đã có khá nhiều các bài viết và các công trình<br />
nghiên cứu về tội phạm này như:<br />
1. Luận văn thạc sỹ: Tội chống người thi hành công vụ trong Luật Hình Sự Việt Nam và đấu<br />
tranh phòng, chống loại tội phạm này (năm 2006) của tác giả Vũ Văn Kiệm.<br />
2.Thực trạng, nguyên nhân Tội chống người thi hành công vụ và các biện pháp phòng ngừa<br />
(năm 1993) của tác giả Tác giả Bùi Hữu Hùng _ Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao.<br />
3. Bình luận khoa học Bộ luật hình sự, phần các tội phạm _ tập VIII _ Các tội xâm phạm trật<br />
tự quản lý hành chính. NXB Tổng Hợp TP.HCM (năm 2005) của tác giả Đinh Văn Quế.<br />
4. Về mặt khách quan của Tội chống người thi hành công vụ trong Bộ luật Hình sự năm 1999<br />
của tác giả Nguyễn Hữu Minh, Tòa án Quân sự Quân chủng Hải quân đăng trên Tạp chí Tòa Án Nhân<br />
Dân số 24 tháng 12 năm 2005.<br />
5. Xử lý đối với hành vi dùng vũ lực chống người thi hành công vụ nơi công cộng của tác giả<br />
Đỗ Đức Hồng Hà, Trường Đại học Luật Hà Nội đăng trên Tạp chí Tòa Án Nhân Dân số7 tháng 4<br />
năm 2005.<br />
Các bài viết, công trình nghiên cứu trên phần lớn đều tập trung vào nghiên cứu Tội chống người<br />
thi hành công vụ dưới góc độ tội phạm học hoặc nhìn nhận, phân tích một khía cạnh nào đó của Tội<br />
chống người thi hành công vụ. Chính vì vậy với luận văn thạc sỹ liên quan đến Tội chống người thi hành<br />
công vụ lần này tác giả muốn đi sâu vào nghiên cứu tổng thể Tội chống người thi hành công vụ dưới góc<br />
độ pháp luật hình sự, cũng như tìm hiểu về Tội chống người thi hành công vụ trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh_<br />
quê hương của tác giả.<br />
3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu của luận văn<br />
3.1. Mục đích của luận văn<br />
Luận văn có mục đích làm sáng tỏ một số vấn đề về mặt lý luận cũng như các yếu tố cấu<br />
thành Tội chống người thi hành công vụ trong Luật hình sự Việt Nam. Đi sâu vào nghiên cứu các<br />
đặc điểm pháp lý hình sự, các dấu hiệu cấu thành của loại tội phạm này cũng như thực tế áp dụng<br />
pháp luật vào đời sống. Để từ đó có cái nhìn chính xác hơn về Tội chống người thi hành công vụ và<br />
thông qua đó có thể đưa ra được những giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn các quy định của<br />
pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả xét xử cũng như đấu tranh, ngăn chặn Tội chống người thi hành<br />
công vụ trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh nói riêng và trên địa bàn cả nước nói chung.<br />
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn<br />
Với mục đích như đã nêu luận văn có các nhiệm vụ sau:<br />
Về mặt lý luận: Tìm hiểu những quy định về Tội chống người thi hành công vụ trong lịch sử<br />
và trong pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành, làm rõ khái niệm, các dấu hiệu pháp lý của Tội chống<br />
người thi hành công vụ được quy định tại Điều 257 Chương XX Các tội xâm phạm trật tự quản lý hành<br />
chính.<br />
<br />
2<br />
<br />
Về mặt thực tiễn: Nghiên cứu, đánh giá nguyên nhân, điều kiện và thực trạng của Tội chống<br />
người thi hành công vụ trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh từ năm 2008 đến năm 2012, trên cơ sở đó luận văn<br />
sẽ đưa ra được cái nhìn đúng đắn nhất về Tội chống người thi hành công vụ và đưa ra được những<br />
phương hướng hoàn thiện pháp luật và phương hướng đấu tranh phòng ngừa có hiệu quả tội phạm<br />
này trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian tới.<br />
3.3. Đối tượng nghiên cứu của luận văn<br />
Luận văn nghiên cứu về một số vấn đề lý luận về Tội chống người thi hành công vụ. Thực<br />
trạng của tội phạm này trên địa bàn cả nước nói chung và trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh nói riêng, cũng<br />
như việc áp dụng những quy định của Luật hình sự trong thực tiễn xét xử Tội chống người thi hành<br />
công vụ. Đồng thời qua đó góp phần đấu tranh, phòng, chống Tội chống người thi hành công vụ<br />
trong thời gian tới trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh nói riêng và địa bàn cả nước nói chung.<br />
3.4. Phạm vi và thời gian nghiên cứu của luận văn<br />
Phạm vi: Luận văn nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn của Tội chống người thi<br />
hành công vụ được quy định tại Điều 257 Chương XX Các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính<br />
trong Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 1999 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 và dưới góc pháp luật<br />
hình sự. Bên cạnh đó để có cái nhìn tổng quan và cụ thể hơn về tội phạm này luận văn cũng đã đề<br />
cập tới một số Thông tư, Nghị quyết liên quan đến Tội chống người thi hành công vụ nhằm nâng cao<br />
hiệu quả giải quyết nhiệm vụ và đối tượng nghiên cứu mà luận văn đã nêu.<br />
Thời gian nghiên cứu của luận văn: Luận văn nghiên cứu về thực tiễn áp dụng các quy phạm<br />
của pháp luật hình sự Việt Nam về Tội chống người thi hành công vụ trên địa bàn tĩnh Hà Tĩnh giai<br />
đoạn 2008-2012.<br />
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn<br />
Luận văn được nghiên cứu trên nền tảng cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác_ LêNin và tư<br />
tưởng Hồ Chí Minh cũng như những chính sách, quan điểm của Đảng và Nhà nước trong công cuộc<br />
đấu tranh phòng và chống tội phạm nói chung và các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính nói<br />
riêng.<br />
Luận văn là sự học hỏi và kế thừa những thành công của các chuyên ngành khoa học pháp lý<br />
như: Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật, Lịch sử Nhà nước và pháp luật, Tội phạm học, Xã hội<br />
học, Luật hình sự, những luận điểm khoa học trong các công trình nghiên cứu, cũng như các bài viết,<br />
những bình luận khoa học của các nhà khoa học được đăng trên báo và tạp chí chuyên ngành, các<br />
văn bản pháp luật liên quan do Nhà nước ban hành…<br />
Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể như: Phân tích, so sánh, thống kê,<br />
tổng hợp, lịch sử…<br />
5. Những đóng góp mới về mặt khoa học của luận văn<br />
Luận văn nghiên cứu tương đối cụ thể và có hệ thống một số vấn đề lý luận về Tội chống<br />
người thi hành công vụ trong Luật hình sự Việt Nam cũng như thực trạng và một số giải pháp đấu<br />
tranh phòng, chống, nân cao hiệu quả trong công tác xét xử tội phạm này trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.<br />
Trong luận văn tác giả giải quyết về mặt lý luận một số vấn đề sau:<br />
Từ góc độ Luật hình sự, luận văn đã phân tích một cách có hệ thống một số vấn đề lý luận cơ<br />
bản về Tội chống người thi hành công vụ như: khái niệm, các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội,<br />
hình phạt…<br />
Nhìn nhận Tội chống người thi hành công vụ một cách rõ nét hơn qua việc phân tích nguyên<br />
nhân, điều kiện, thực trạng và thực tiễn xét xử Tội chống người thi hành công vụ trên địa bàn tĩnh Hà<br />
Tĩnh giai đoạn 2008-2012. Từ đó chỉ ra được những tồn tại, vướng mắc của pháp luật cũng như những<br />
hạn chế, khó khăn trong việc áp dụng các quy định pháp luật liên quan đến Tội chống người thi hành<br />
công vụ trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh nói riêng và trên địa bàn cả nước nói chung.<br />
Đưa ra những kiến nghị, giải pháp, đóng góp ý kiến nhằm mục đích hoàn thiện hơn những<br />
quy định của pháp luật về Tội chống người thi hành công vụ cũng như ngăn ngừa và đấu tranh,<br />
phòng chống tội phạm này trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh cũng như trên cả nước trong giai đoạn hiện nay.<br />
<br />
3<br />
<br />
Ngoài việc nhìn nhận đánh giá Tội chống người thi hành công vụ dưới góc độ pháp luật hình sự luận<br />
văn còn đề cập tới những khía cạnh tiêu cực, những hệ lụy và hậu quả của loại tội phạm này gây nên.<br />
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn<br />
Về mặt lý luận: Luận văn là công trình nghiên cứu một cách tương đối cụ thể và có hệ thống về<br />
Tội chống người thi hành công vụ trong Luật hình sự Việt Nam, thực tiễn của tội phạm này trên địa bàn<br />
tỉnh Hà Tĩnh và các giải pháp hoàn thiện pháp luật về Tội chống người thi hành công vụ, ngăn ngừa và<br />
đẩy lùi tội phạm này trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh cũng như trong phạm vi cả nước.<br />
Về mặt thực tiễn: Luận văn sẽ đưa lại một cái nhìn tổng quát về lịch sử phát triển của Tội<br />
chống người thi hành công vụ trong Luật hình sự Việt Nam, phân biệt tội phạm và những vi phạm<br />
hành chính có liên quan đến hành vi chống người thi hành công vụ. Với nhiệm vụ chính là phân tích<br />
và nghiên cứu những quy định của pháp luật hình sự về Tội chống người thi hành công vụ và tình<br />
hình tội phạm chống người thi hành công vụ trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, luận văn sẽ đề xuất những<br />
biện pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao việc đấu tranh phòng, chống tội phạm này một cách có<br />
hiệu quả trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh nói riêng và cả nước nói chung.<br />
7. Bố cục của luận văn<br />
Chương 1. Những vấn đề chung về Tội chống người thi hành công vụ trong pháp luật hình<br />
sự Việt Nam.<br />
Chương 2. Tội chống người thi hành công vụ trong pháp luật hình sự Việt Nam và thực tiễn<br />
áp dụng.<br />
Chương 3. Những giải pháp nâng cao hiệu quả xây dựng và áp dụng pháp luật hình sự về<br />
Tội chống người thi hành công vụ.<br />
References<br />
1. Ban chỉ đạo thi hành Bộ luật Hình sự (2000), Tài liệu tập huấn chuyên sâu về Bộ luật Hình<br />
sự năm 1999, Nhà in Bộ Công an, Hà Nội.<br />
2. Lê Cảm (2000), Các nghiên cứu chuyên khảo về phần chung luật Hình sự tập 1, NXB Công<br />
an nhân dân, Hà Nội.<br />
3. Lê Cảm (2001), Lý luận cấu thành tội phạm trong khoa học luật hình sự, NXB Đại học Quốc<br />
gia Hà Nội.<br />
4. Lê Cảm (2001), Bình luận khoa học Bộ Luật Hình sự năm 1999(Tập I- Phần chung), NXB<br />
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.<br />
5. Lê Văn Cảm (2005), Sách Chuyên khảo sau đại học: Những vấn đề cơ bản trong khoa học<br />
luật hình sự phần chung, NXB Đại Học Quốc gia, Hà Nội.<br />
6. Chính phủ (1998), Nghị định số 09/1998 NĐ-CP ngày 31.7.1998 về tăng cường công tác<br />
phòng chống tội phạm, Hà Nội.<br />
7. Chính phủ (2013), Nghị định số 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm<br />
hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng chống tệ nạn xã hội; phòng<br />
cháy và chữa cháy; phòng chống bạo lực gia đình Hà Nội.<br />
8. Chính phủ (2007), Nghị định số 146/2007/NĐ-CP ngày 14/09/2007 (thay thế Nghị định số<br />
152/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2005) Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong<br />
lĩnh vực giao thông đường bộ, Hà Nội.<br />
9. Chính phủ (2008), Nghị định số 128/2008/ NĐ-CP ngày 16/12 quy định chi tiết thi hành một<br />
số điều của pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002, sửa đổi năm 2008, Hà Nội.<br />
10. Chính phủ (2013), Nghị định số 208/2013/NĐ-CP Quy định các biện pháp phòng ngừa,<br />
ngăn chăn, xử lý hành vi chống người thi hành công vụ, Hà Nội.<br />
11. Chính phủ (2012), Nghị định số 71/2012/NĐ-CP ngày 19/09/2012 (có hiệu lực kể từ ngày<br />
10/11/2012) sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 02/04/2010<br />
về xử phạt vi pham hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, Hà Nội.<br />
12. Nguyễn Sỹ Đại, Ngô Quỳnh Hoa (2004), Hỏi đáp về các tội xâm phạm tính mạng tính mạng,<br />
sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.<br />
<br />
4<br />
<br />
13. Nguyễn Minh Đoan (2008), Vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội, NXB Chính trị<br />
Quốc gia, Hà Nội.<br />
14. Đỗ Đức Hồng Hà (2005), “Xử lý đối với hành vi dùng vũ lực chống người thi hành công vụ<br />
nơi công cộng”, Tạp chí Tòa Án Nhân Dân (7).<br />
15. Đỗ Đức Hồng Hà (2003), “Quy định về tội giết người trong Luật Hình sự Việt Nam giai<br />
đoạn từ năm 1945 đến trước Bộ luật Hình sự năm 1985”, Tạp chí Luật học (05).<br />
16. Phạm Hồng Hải (2000), Tội phạm học Việt Nam -Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB<br />
Công an nhân dân, Hà Nội.<br />
17. Trần Quốc Hải (2005), “Hoàn thiện thể chế công vụ và công chức ở nước ta hiện nay”, Tạp<br />
chí Quản lý nhà nước, Học viện Hành chính Quốc gia,(6), tr.33- 36.<br />
18. Nguyễn Ngọc Hòa (2007), "Luật Hình sự Việt Nam, sự phát triển trong 20 năm đổi mới và các<br />
định hướng hoàn thiện", Tạp chí Luật học (1).<br />
19. Hồ Thế Hòe (2011), "Đấu tranh với tội phạm chống người thi hành công vụ: Thực trạng,<br />
nguyên nhân và giải pháp", Tạp chí Nhà nước và pháp luật,(7).<br />
20. Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (1986), Nghị quyết 04/HĐTP ngày 29/11/1986<br />
của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số qui định trong<br />
phần các tội phạm của Bộ luật hình sự 1985, Hà Nội.<br />
21. Trần Minh Hưởng (2010), Tìm hiểu Bộ luật Hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt<br />
Nam và những văn bản hướng dẫn thi hành, NXB Lao Động, Hà Nội.<br />
22. Khoa Luật - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (1997), Giáo trình Luật hành<br />
chính Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.<br />
23. Vũ Văn Kiệm (2006), Tội chống người thi hành công vụ trong Luật Hình Sự Việt Nam và<br />
đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này, Luận văn thạc sỹ, Đại học Quốc gia, Hà Nội.<br />
24. Phạm Văn Lợi (2006), Đề tài cấp bộ: Một số vấn đề về Chính sách hình sự trong thời kỳ<br />
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Bộ Tư Pháp, Hà Nội.<br />
25. Nguyễn Hữu Minh (2005), “Về mặt khách quan của tội chống người thi hành công vụ<br />
trong Bộ luật Hình sự năm 1999", Tạp chí Tòa án nhân dân,(24).<br />
26. Đinh Văn Quế (2002), Bình luận khoa học Bộ luật Hình Sự (Phần các tội phạm), NXB<br />
Thành Phố Hồ Chí Minh.<br />
27. Đinh Văn Quế (2002), Bình luận khoa học bộ luật hình sự phần các tội phạm. Tập 1, Các tội<br />
xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con người, NXB.TP. Hồ Chí Minh.<br />
28. Đinh Văn Quế (2006), Bình luận khoa học bộ luật hình sự phần các tội phạm. Tập 6, Các tội<br />
phạm trật tự quản lý kinh tế, NXB TP. Hồ Chí Minh.<br />
29. Đinh Văn Quế (2005), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự, phần các tội phạm tập VIII_ Các<br />
tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính, NXB Tổng Hợp, TP.HCM.<br />
30. Quốc Hội, Bộ luật Hình sự năm 1985 của nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam<br />
(1985), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.<br />
31. Quốc Hội, Bộ luật Hình sự năm 1999 của nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (đã<br />
được sửa đổi, bổ sung năm 2009), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội<br />
32. Quốc Hội, Hiến pháp năm 1992 của nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (sửa đổi, bổ<br />
sung 2001), NXB Chính Trị Quốc gia, Hà Nội.<br />
33. Quốc Hội, Luật trách nhiệm bồi thường nhà nước năm 2009 của nước Cộng hòa xã hội Chủ<br />
nghĩa Việt Nam( 2009), NXB Tư Pháp, Hà Nội.<br />
34. Tập thể các tác giả (2001), Bình luận khoa học Bộ luật Hình Sự năm 1999, Nxb Công An<br />
Nhân Dân, Hà Nội.<br />
35. Võ Tề (2011), “Lã Văn Ba phạm tội Chống người thi hành công vụ hay Cố ý gây thương<br />
tích để cản trở người thi hành công vụ?”, Tạp chí Tòa án nhân dân (9).<br />
36. Lê Thế Tiệm (1994), Đấu tranh phòng chống tội phạm chống người thi hành công vụ, NXB<br />
Trường đại học Luật Hà Nội.<br />
37. Lê Thế Tiệm, Phạm Tự Phả (1994), Tội phạm ở Việt Nam thực trạng, nguyên nhan và giải<br />
pháp, NXB Công an nhân dân, Hà Nội.<br />
38. Trần Quang Tiệp (2002), Lịch sử Luật Hình sự Việt Nam, Nxb Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội.<br />
39. . Trần Quang Tiệp (2003), Lịch sử Luật Hình sự Việt Nam, NXB Chính Trị Quốc Gia, Hà<br />
Nội.<br />
<br />
5<br />
<br />