intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm trong Luật Hình sự Việt Nam

Chia sẻ: Truong Tien | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

98
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn được thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn đối với tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm ở Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở đó xây dựng hệ thống giải pháp hoàn thiện pháp luật nâng cao hiệu quả của cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm trong Luật Hình sự Việt Nam

Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán<br /> hàng cấm trong Luật Hình sự Việt Nam (trên<br /> cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn tỉnh Cao<br /> Bằng)<br /> Lục Thị Út<br /> Khoa Luật<br /> Luận văn ThS Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự<br /> Mã số 60 38 01 04<br /> Người hướng dẫn: TS. Trần Văn Luyện<br /> Năm bảo vệ: 2014<br /> <br /> Keywords. Luật hình sự; Hàng cấm; Pháp luật Việt Nam; Tội phạm hình sự.<br /> <br /> Content<br /> MỞ ĐẦU<br /> <br /> 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu<br /> Từ sau Đại hội lần thứ VI của Đảng, đất nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường<br /> định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN), mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại với nhiều nước trên<br /> thế giới. Với đường lối của Đảng và Nhà nước ta là đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa<br /> đất nước, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo<br /> hướng hiện đại, thoát khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần.<br /> Công cuộc đổi mới toàn diện đó, xóa bỏ tập trung quan liêu, bao cấp, phát triển nền kinh tế<br /> hàng hóa nhiều thành phần. Sự vận hành kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường định<br /> hướng XHCN đã và đang đem lại sự chuyển biến tích cực trên nhiều lĩnh vực. Đời sống kinh<br /> tế, chính trị, xã hội đã có nhiều khởi sắc với những biến đổi quan trọng.<br /> <br /> Những thành tựu đã đạt được chứng tỏ đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước ta<br /> là đúng đắn, sáng tạo, phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. Cùng với những chủ trương, chính<br /> sách phát triển toàn diện nền kinh tế xã hội, Nhà nước ta luôn quan tâm đến các biện pháp bảo<br /> đảm quyền tự do, bình đẳng trước pháp luật, bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người kinh<br /> doanh, tăng cường hiệu lực quản lý của Nhà nước đối với các hoạt động kinh doanh. Nhà<br /> nước tạo sự tự chủ cho các tổ chức và cá nhân, tập thể đăng ký, hoạt động kinh doanh ngoài<br /> những ngành nghề gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội,<br /> truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam và sức khỏe của nhân<br /> dân. Tuy nhiên, do đặc thù của nền kinh tế thị trường, do sức ép cạnh tranh và những yếu<br /> kém trong quản lý kinh tế nên nhiều tệ nạn xã hội và tội phạm về kinh tế có môi trường phát<br /> sinh, phát triển, trong đó có tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm.<br /> Bên cạnh những hoạt động kinh doanh hợp pháp, vẫn còn những hoạt động kinh doanh<br /> các ngành nghề, mặt hàng Nhà nước cấm, tạo nên sự mất cân đối trên thị trường ảnh hưởng đến<br /> sự phát triển lành mạnh của nền kinh tế và ảnh hưởng tới tình hình an ninh trật tự. Trong quá trình<br /> phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, việc đấu tranh chống tội phạm nói chung và<br /> tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm nói riêng đang là một trong những vấn đề<br /> cấp thiết đặt ra mà Đảng, Nhà nước cùng các ngành, các cấp cần phải quan tâm giải quyết. Những<br /> năm qua, Đảng và Nhà nước đã quan tâm chỉ đạo sát sao công tác đấu tranh phòng, chống sản<br /> xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm. Các ngành, các cấp, đã có nhiều cố gắng triển<br /> khai các biện pháp đấu tranh phòng ngừa, phát hiện xử lý nhưng hiệu quả thấp và còn nhiều hạn<br /> chế. Vì vậy, để đấu tranh, phòng chống tội phạm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng<br /> cấm sẽ thực hiện như thế nào? Cơ sở lý luận về hình sự hóa, khái niệm hàng cấm, quy định tội sản<br /> xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm trong Luật Hình sự như thế nào và nhận thức về<br /> hàng cấm trong thực tiễn ra sao, cũng như chúng ta cần có những biện pháp nào để đấu tranh<br /> phòng, chống tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm có hiệu quả trên cả nước nói<br /> chung và tỉnh Cao Bằng nói riêng? Đây là những vấn đề thực tiễn đặt ra.<br /> Cao Bằng là một trong những tỉnh biên giới xuất hiện về tình hình buôn lậu, sản xuất,<br /> tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm. Hoạt động sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán<br /> hàng cấm trên địa bàn tỉnh Cao Bằng trong thời gian gần đây không chỉ có chiều hướng tăng<br /> <br /> về số lượng, chủng loại mà còn diễn biến phức tạp về cả tính chất, quy mô. Đối tượng phạm<br /> tội có rất nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi, táo bạo và có tính chất rất quyết liệt.<br /> Trong khi đó, hoạt động điều tra xử lý tội phạm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn<br /> bán hàng cấm hiệu quả chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu trước tình hình thực tế tại địa<br /> phương, làm ảnh hưởng tình hình an ninh trật tự và sự phát triển toàn diện các mặt kinh tế xã<br /> hội.<br /> Tình hình trên đã đặt ra một vấn đề rất bức thiết là phải có những giải pháp hữu hiệu,<br /> phù hợp với đặc điểm tình hình địa phương nhằm nâng cao hiệu quả đấu tranh, phòng chống tội<br /> phạm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm. Để xử lý nghiêm minh, đúng pháp<br /> luật, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đấu tranh phòng chống tội phạm, đảm bảo trật tự<br /> an toàn xã hội, tạo lòng tin trong nhân dân và điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển kinh<br /> tế xã hội tại địa phương cũng như của đất nước. Tuy nhiên, việc nghiên cứu tìm ra giải pháp<br /> nhằm nâng cao hiệu quả của công tác đấu tranh phòng chống tội phạm sản xuất, tàng trữ, vận<br /> chuyển, buôn bán hàng cấm vẫn chưa được thực hiện một cách có hệ thống và chuyên sâu<br /> trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.<br /> Vì vậy tác giả chọn đề tài: "Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm<br /> trong luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn tỉnh Cao Bằng)" làm<br /> Luận văn thạc sĩ Luật học là cấp thiết hiện nay.<br /> 2. Tình hình nghiên cứu đề tài<br /> Đấu tranh, phòng chống, xử lý tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế nói chung và<br /> tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm nói riêng đã được quy định trong Bộ luật<br /> hình sự (BLHS) và được một số nhà Luật học đề cập một cách khái quát trong các bài giảng như<br /> Giáo trình luật hình sự Việt Nam (phần các tội phạm), của Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội,<br /> Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 2011; Giáo trình luật Hình sự Việt Nam, tập II, của Trường Đại<br /> học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân; Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự 1999 (phần các tội<br /> phạm), của TS. Phùng Thế Vắc, TS. Trần Văn Luyện, LS.ThS. Phạm Thanh Bình, TS. Nguyễn<br /> Đức Mai, ThS. Nguyễn Sĩ Đại, ThS. Nguyễn Mai Bộ, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2001.<br /> Tuy nhiên các công trình nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở một phạm vi hẹp, chưa đề cập một<br /> <br /> cách trực tiếp, tổng thể và phương hướng hoàn thiện loại tội phạm này. Tội sản xuất, tàng trữ, vận<br /> chuyển, buôn bán hàng cấm chưa được quan tâm đúng mức, các nghiên cứu về tội sản xuất, tàng<br /> trữ, vận chuyển buôn bán hàng cấm thường mới chỉ đề cập, tập trung nghiên cứu chung với các<br /> tội phạm khác liên quan đến các đối tượng hàng cấm cụ thể đã được quy định tại các điều luật cụ<br /> thể khác hoặc việc nghiên cứu thực trạng tội phạm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng<br /> cấm đã được thực hiện trong nhiều báo cáo khoa học, các bài báo, tạp chí, khóa luận trên nhiều<br /> góc độ và khía cạnh khác nhau. Một số khác đặt việc nghiên cứu tội phạm tàng trữ, vận chuyển,<br /> buôn bán hàng cấm trong sự liên quan đến các loại tội phạm khác như buôn lậu, trốn thuế, vận<br /> chuyển hàng hóa, tiền tệ trái phép qua biên giới hoặc ở những nội dung khái quát khác liên quan<br /> tội phạm kinh tế nói chung. Trong thực tiễn công tác điều tra, truy tố, xét xử cũng có tổ chức tổng<br /> kết, nghiên cứu nhiều vụ án điển hình về sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm trong<br /> phối kết hợp liên ngành cũng như các đơn vị cấp độc lập nhưng còn mang tính chất báo cáo, rút<br /> kinh nghiệm. Cho đến nay chưa có một công trình chuyên khảo nào nghiên cứu toàn diện được<br /> giải pháp hoàn thiện pháp luật hình sự nhằm nâng cao hiệu quả khi xử lý tội phạm này. Vì vậy,<br /> cần phải nghiên cứu tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm tương đối có hệ<br /> thống, toàn diện từ góc độ lý luận và thực tiễn, trên cơ sở đó đề ra phương hướng và các giải<br /> pháp nhằm hoàn thiện pháp luật hình sự về tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng<br /> cấm.<br /> 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu<br /> Luận văn được thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực<br /> tiễn đối với tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cầm ở Việt Nam hiện nay. Trên<br /> cơ sở đó xây dựng hệ thống giải pháp hoàn thiện pháp luật nâng cao hiệu quả của cuộc đấu<br /> tranh phòng, chống tội phạm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm trên địa bàn tỉnh<br /> Cao Bằng.<br /> Để đạt được những mục đích trên, luận văn thực hiện những nhiệm vụ cụ thể sau:<br /> - Nghiên cứu, phân tích một số vấn đề lý luận về tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển,<br /> buôn bán hàng cấm hiện nay ở Việt Nam.<br /> - Phân tích các quy định của BLHS về tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng<br /> <br /> cấm.<br /> - Nghiên cứu thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật Hình sự đối với tội sản<br /> xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm ở tỉnh Cao Bằng, làm sáng tỏ thực tiễn áp<br /> dụng loại tội phạm này, nêu lên những vướng mắc trong điều tra, truy tố, xét xử.<br /> - Đưa ra các kiến nghị hoàn thiện BLHS và giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các<br /> quy định của BLHS về tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm, góp phần nâng cao<br /> hiệu quả đấu tranh phòng chống tội phạm.<br /> 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br /> Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận văn là những vấn đề lý luận, pháp lý và thực<br /> tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm ở<br /> Việt Nam hiện nay, trực tiếp là hoạt động điều tra, truy tố, xét xử loại tội phạm này trên địa<br /> bàn tỉnh Cao Bằng.<br /> Phạm vi nghiên cứu của luận văn:<br /> - Tập trung nghiên cứu tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm theo<br /> Điều 155 Chương XVI BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009).<br /> - Nghiên cứu khái quát lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam quy định về Tội sản xuất,<br /> tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm.<br /> - So sánh tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm với tội buôn lậu.<br /> - Đồng thời, luận văn cũng đi sâu nghiên cứu hoạt động điều tra, truy tố, xét xử tội<br /> phạm này trong vòng 5 năm từ năm 2009 đến hết năm 2013 trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.<br /> 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu<br /> Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ<br /> Chí Minh về xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN của nhân dân, do nhân dân và<br /> vì nhân dân và những quan điểm cơ bản của Đảng, Nhà nước về đấu tranh phòng chống tội<br /> phạm, bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2