intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong Luật hình sự Việt Nam

Chia sẻ: Truong Tien | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:20

69
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn trình bày những vấn đề chung về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Nghiên cứu tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng theo Bộ luật hình sự năm 1999 và thực tiễn áp dụng của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội trong 11 năm (2001-2011).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong Luật hình sự Việt Nam

Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm<br /> trọng trong Luật hình sự Việt Nam<br /> Đinh Thị Kiều My<br /> Khoa Luật<br /> Luận văn Thạc sĩ ngành: Luật hình sự; Mã số: 60 38 40<br /> Người hướng dẫn: TS. Trịnh Quốc Toản<br /> Năm bảo vệ: 2012<br /> Abstract: Trình bày những vấn đề chung về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm<br /> trọng. Nghiên cứu tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng theo Bộ luật hình<br /> sự năm 1999 và thực tiễn áp dụng của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội trong 11<br /> năm (2001-2011). Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật hình sự<br /> về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng và nâng cao hiệu quả công tác đấu<br /> tranh phòng, chống tội phạm này trên địa bàn thành phố Hà Nội.<br /> Keywords: Luật hình sự; Pháp luật Việt Nam; Tội thiếu trách nhiệm; Hậu quả nghiêm<br /> trọng<br /> Content<br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu<br /> Trong những năm gần đây, do tác động của nhiều nguyên nhân, tình hình tội phạm nói<br /> chung, các tội phạm về chức vụ và tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng nói riêng<br /> diễn ra tương đối nghiêm trọng và phức tạp, trên nhiều lĩnh vực và gây hậu quả nghiêm trọng<br /> hơn. Theo đánh giá của các cơ quan chuyên môn thì tình hình tội phạm về chức vụ ngày càng<br /> tăng và mức độ vi phạm ngày càng nghiêm trọng, các vụ án ngày càng khó khăn phức tạp hơn,<br /> đặc biệt trong lĩnh vực quản lý kinh tế. Điều này xuất phát từ tình hình đấu tranh phòng chống tội<br /> phạm về chức vụ chưa cao, tội phạm ngày càng tinh vi hơn, người phạm tội có chức vụ khá cao<br /> tại các cơ quan nhà nước, bản thân đội ngũ cán bộ chưa trau dồi về phẩm chất đạo đức, một bộ<br /> phận bị tha hóa, biến chất hoặc trình độ chưa đáp ứng với năng lực chuyên môn v.v... Thực tế<br /> áp dụng pháp luật tại Tòa án nhân dân (TAND) thành phố Hà Nội cho thấy, phần lớn bị cáo bị<br /> đưa ra xét xử về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng là cán bộ lãnh đạo và chủ yếu<br /> trong lĩnh vực quản lý kinh tế, quản lý nhà nước…<br /> Trong Bộ luật hình sự (BLHS) Việt Nam năm 1999, khái niệm các tội phạm về chức vụ<br /> được qui định tại Điều 227, Chương XXI BLHS là những hành vi nguy hiểm cho xã hội do<br /> người có chức vụ thực hiện trong khi thực hiện công vụ, xâm phạm hoạt động đúng đắn của<br /> các cơ quan, tổ chức. Việc qui định khái niệm tội phạm chức vụ trong BLHS là cần thiết, đáp<br /> ứng yêu cầu khách quan trong phòng chống tội phạm trong giai đoạn hiện nay. Đây là cơ sở<br /> pháp lý để các cơ quan tiến hành tố tụng phân biệt tội phạm về chức vụ với các hành vi vi<br /> phạm pháp luật khác của người có chức vụ quyền hạn nhằm xử lý đúng đắn, chính xác đối với<br /> <br /> tội phạm này. Việc làm sáng tỏ để áp dụng một cách chính xác các quy phạm này là rất cần<br /> thiết và cấp bách, góp phần hoàn chỉnh thêm các vấn đề liên quan đến các tội phạm về chức<br /> vụ.<br /> Do các quy định của luật hình sự Việt Nam về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm<br /> trọng còn chưa cụ thể, rõ ràng, chưa bảo đảm tính hệ thống, đồng bộ; đặc biệt là thiếu các quy<br /> định liên quan đến các yếu tố định lượng và định khung hình phạt nên dẫn đến nhiều cách hiểu<br /> khác nhau, không thống nhất trong việc nhận thức các dấu hiệu pháp lý, việc định tội danh và<br /> đường lối xử lý đối với các tội phạm này.<br /> Vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu sâu sắc hơn nữa những vấn đề lý luận về tội thiếu trách<br /> nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng nói chung và thực tế áp dụng tại TAND thành phố Hà Nội<br /> nói riêng, qua đó đánh việc xét xử trong thực tiễn để đưa ra kiến giải lập pháp là mô hình lý<br /> luận và các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng quy phạm của tội phạm này trong giai đoạn<br /> hiện nay không những có ý nghĩa lý luận - thực tiễn và pháp lý quan trọng, mà còn là vấn đề<br /> mang tính cấp thiết. Chính vì vậy, việc tác giả lựa chọn đề tài "Tội thiếu trách nhiệm gây hậu<br /> quả nghiêm trọng trong luật hình sự Việt Nam" làm luận văn thạc sĩ luật học là cần thiết.<br /> 2. Tình hình nghiên cứu đề tài<br /> Dưới góc độ thực tiễn: Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) đã có văn bản hướng dẫn việc<br /> xử lý một số khía cạnh liên quan đến các tội này như Nghị quyết số 04/HĐTP ngày 29/11/1986<br /> của Hội đồng Thẩm phán TANDTC hướng dẫn áp dụng một số quy định trong phần các tội<br /> phạm của BLHS năm 1985. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, chưa có một văn bản nào<br /> của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hướng dẫn một cách cụ thể, chi tiết các dấu hiệu về định<br /> lượng "hậu quả nghiêm trọng", "hậu quả rất nghiêm trọng" hay "hậu quả đặc biệt nghiêm trọng"<br /> trong tội phạm này. Cũng như các tiêu chí đánh giá tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội<br /> của hành vi phạm tội, tiêu chí về để định tội danh, tiêu chí để phân biệt với các tội phạm khác có<br /> cùng tính chất.<br /> Dưới góc độ khoa học pháp lý: Việc nghiên cứu tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả<br /> nghiêm trọng đã được đề cập đến trong một số công trình nghiên cứu khoa học của các cơ sở<br /> đào tạo luật học như Trường Đại học Luật Hà Nội, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội,<br /> Viện Nhà nước và Pháp luật thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam và một số cơ sở đào tạo<br /> khác. Trong đó phải kể đến một số giáo trình, sách chuyên khảo hay những bài viết như: GS.TS<br /> Nguyễn Ngọc Hòa - Các tội phạm về chức vụ, trong Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần<br /> các tội phạm), tập thể tác giả do TSKH.GS Lê Văn Cảm chủ biên, Nxb Đại học Quốc gia Hà<br /> Nội, 2003; GS.TS Võ Khánh Vinh (chủ biên), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần các<br /> tội phạm), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2003. Ngoài ra, các vấn đề lý luận và thực tiễn xét<br /> xử còn được nghiên cứu trong một số công trình nghiên cứu của ThS. Đinh Văn Quế như Bình<br /> luận khoa học Bộ luật hình sự năm 1999 - Phần chung, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 2000;<br /> Bình luận chuyên sâu Bộ luật hình sự, tập V, các tội phạm về chức vụ, Nxb Thành phố Hồ Chí<br /> Minh, 2003. Bên cạnh đó, còn phải kể đến một số luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ luật học<br /> chuyên ngành Tư pháp hình sự nghiên cứu các tội phạm về chức vụ.<br /> Tuy nhiên, dưới góc độ khoa học pháp lý, đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu một<br /> cách toàn diện, có hệ thống các vấn đề lý luận và thực tiễn xét xử đối với tội thiếu trách nhiệm<br /> gây hậu quả nghiêm trọng ở cấp độ một luận văn thạc sĩ luật học.<br /> 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br /> 3.1. Đối tượng nghiên cứu<br /> <br /> 2<br /> <br /> Luận văn nghiên cứu và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về tội thiếu trách<br /> nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng theo luật hình sự Việt Nam cụ thể là: khái niệm chức vụ,<br /> khái niệm tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, nguyên nhân, điều kiện của tội<br /> phạm, những đặc trưng của tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, so sánh với các<br /> tội thiếu trách nhiệm khác và tội phạm với các tội phạm khác cùng chương, kết hợp với thực<br /> tiễn áp dụng, xét xử để qua đó chỉ ra những nguyên tắc cơ bản và đề xuất các kiến giải lập<br /> pháp cũng như các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả<br /> nghiêm trọng trong pháp luật hình sự Việt Nam.<br /> 3.2. Phạm vi nghiên cứu<br /> Trong khuôn khổ của một luận văn thạc sĩ luật học, luận văn nghiên cứu một số vấn đề lý<br /> luận và thực tiễn về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng theo luật hình sự Việt<br /> Nam dưới góc độ của luật hình sự, thực tiễn xét xử tại TAND thành phố Hà Nội trong giai<br /> đoạn từ năm 2001-2011, đồng thời cũng có đề cập đến một số quy phạm của luật tố tụng hình<br /> sự nhằm hỗ trợ cho việc giải quyết nhiệm vụ và đối tượng nghiên cứu.<br /> 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu<br /> 4.1. Mục đích nghiên cứu<br /> Mục đích của luận văn là làm sáng tỏ một cách có hệ thống về mặt lý luận những nội<br /> dung cơ bản về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng theo luật hình sự Việt Nam và<br /> việc áp dụng các quy định của BLHS năm 1999 về tội này trong thực tiễn xét xử, từ đó rút ra<br /> những tồn tại, bất cập để đề xuất kiến giải lập pháp bằng việc đưa ra mô hình lý luận của quy<br /> phạm về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng theo luật hình sự nước ta, cũng như<br /> đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của BLHS hiện hành về tội<br /> phạm này trong thực tiễn xét xử.<br /> 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu<br /> Về mặt lý luận: Trên cơ sở nghiên cứu các chính sách hình sự của Nhà nước về của tội<br /> thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong luật hình sự Việt Nam, phân tích khái<br /> niệm, các dấu hiệu pháp lý, đặc điểm của tội phạm, phân biệt tội phạm với các tội phạm khác<br /> cùng chương, phân biệt tội phạm với các tội về quản lý kinh tế, phân tích nội dung và điều<br /> kiện áp dụng tội phạm, các trường hợp miễn trách nhiệm hình sự của tội phạm trong BLHS<br /> năm 1999 hiện hành để làm sáng tỏ bản chất pháp lý và những nội dung cơ bản của quy phạm<br /> theo luật hình sự Việt Nam.<br /> Về mặt thực tiễn: Nghiên cứu, đánh giá việc áp dụng quy phạm pháp luật hình sự của tội<br /> thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong thực tiễn xét xử tại TAND thành phố Hà<br /> Nội, đồng thời phân tích những tồn tại xung quanh việc lập pháp và áp dụng pháp luật nhằm<br /> đề xuất và luận chứng sự cần thiết phải hoàn thiện và đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả<br /> áp dụng quy phạm pháp luật về tội này trong pháp luật hình sự Việt Nam.<br /> 5. Cơ sở phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu<br /> 5.1. Cơ sở phương pháp luận<br /> Cơ sở lý luận của luận văn là quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí<br /> Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về đấu tranh phòng và chống tội phạm, về tính<br /> nhân đạo của pháp luật, cũng như thành tựu của các chuyên ngành khoa học pháp lý như: lịch<br /> sử pháp luật, lý luận về Nhà nước và pháp luật, xã hội học pháp luật, luật hình sự, tội phạm<br /> học, luật tố tụng hình sự và triết học, những luận điểm khoa học trong các công trình nghiên<br /> <br /> 3<br /> <br /> cứu, sách chuyên khảo và các bài viết đăng trên tạp chí của một số nhà khoa học luật hình sự<br /> Việt Nam và nước ngoài.<br /> 5.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể<br /> Luận văn sử dụng một số phương pháp tiếp cận để làm sáng tỏ về mặt khoa học từng vấn<br /> đề tương ứng, đó là các phương pháp nghiên cứu như: lịch sử, so sánh, phân tích, tổng hợp,<br /> phương pháp xã hội học như thống kê, định lượng, định tính…để phân tích, tổng hợp các tri<br /> thức khoa học luật hình sự và luận chứng các vấn đề tương ứng được nghiên cứu trong luận<br /> văn.<br /> 6. Những đóng góp mới của luận văn<br /> 6.1. Về mặt lý luận<br /> Luận văn nghiên cứu một cách tương đối hệ thống và toàn diện những vấn đề lý luận và<br /> thực tiễn của tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng theo luật hình sự Việt Nam ở<br /> cấp độ một luận văn thạc sĩ luật học. Luận văn còn có ý nghĩa làm tài liệu tham khảo lý luận<br /> cần thiết cho các nhà khoa học - luật gia, cán bộ thực tiễn và các sinh viên, học viên cao học<br /> và nghiên cứu sinh chuyên ngành tư pháp hình sự, cũng như góp phần phục vụ cho công tác<br /> lập pháp và hoạt động thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự trong việc đấu tranh phòng và<br /> chống tội phạm, cũng như công tác giáo dục, cải tạo người phạm tội ở nước ta hiện nay.<br /> 6.2. Về mặt thực tiễn<br /> Luận văn góp phần vào việc xác định đúng đắn những điều kiện cụ thể của các trường<br /> hợp phạm tội "thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" trong thực tiễn điều tra, truy tố,<br /> cũng như đưa ra các kiến nghị hoàn thiện các quy phạm của chế định miễn trách nhiệm hình<br /> sự ở khía cạnh lập pháp, cũng như việc áp dụng chúng trong thực tiễn. Khái quát lịch sử hình<br /> thành và phát triển của pháp luật nước ta về tội này để rút ra những nhận xét, đánh giá. Phân<br /> tích thực tiễn xét xử tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong thực tiễn của cơ<br /> quan TAND thành phố Hà Nội từ năm 2001 đến năm 2011, qua đó góp phần đánh giá đúng<br /> thực trạng phạm tội "thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" tại địa bàn thành phố Hà<br /> Nội, những nguyên nhân và điều kiện phạm tội, những khó khăn khi xét xử loại tội phạm này<br /> trên thực tế. Đặc biệt, luận văn còn chỉ ra một số tồn tại, vướng mắc trong thực tiễn và những<br /> nguyên nhân của thực trạng này để đề xuất những giải pháp khắc phục.<br /> 7. Kết cấu của luận văn<br /> Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm<br /> 3 chương:<br /> Chương 1: Những vấn đề chung về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.<br /> Chương 2: Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng theo Bộ luật hình sự năm<br /> 1999 và thực tiễn áp dụng của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội từ năm 2001 đến năm 2011.<br /> Chương 3: Những yêu cầu và giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật hình sự về tội<br /> thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng và nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng,<br /> chống tội phạm này trên địa bàn thành phố Hà Nội.<br /> Chương 1<br /> NHỮNG<br /> VẤN<br /> ĐỀ<br /> VỀ TỘI THIẾU TRÁCH NHIỆM GÂY HẬU QUẢ NGHIÊM TRỌNG<br /> <br /> 4<br /> <br /> CHUNG<br /> <br /> 1.1. Khái niệm và ý nghĩa của việc quy định tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả<br /> nghiêm trọng trong luật hình sự Việt Nam<br /> 1.1.1. Khái niệm tội phạm về chức vụ<br /> Khái niệm tội phạm về chức vụ được qui định tại Điều 277 BLHS năm 1999: "Các tội<br /> phạm về chức vụ là những hành vi xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức do<br /> người có chức vụ, quyền hạn thực hiện trong khi thực hiện công vụ. Người có chức vụ quyền<br /> hạn nói trên đây là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác,<br /> có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện một công vụ nhất định và có<br /> quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ".<br /> 1.1.2. Khái niệm tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng<br /> Qua phân tích tác giả luận văn đưa khái niệm: Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm<br /> trọng là hành vi nguy hiểm cho xã hội được qui định trong BLHS, do người có năng lực trách<br /> nhiệm hình sự, đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự do bổ nhiệm, bầu cử, do hợp đồng hoặc do<br /> một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không được hưởng lương được giao một công vụ<br /> nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thi hành công vụ đã không thực hiện hay thực<br /> hiện không đúng nhiệm vụ được giao xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ<br /> chức gây hậu quả nghiêm trọng.<br /> Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng có một số đặc điểm cơ bản như sau:<br /> Một là, tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng là hành vi nguy hiểm cho xã hội<br /> được qui định tại BLHS, xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức.<br /> Hai là, tội phạm do người có năng lực trách nhiệm hình sự, đủ tuổi chịu trách nhiệm hình<br /> sự, do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện.<br /> Ba là, tội phạm gây ra hậu quả nghiêm trọng do hành vi không thực hiện hoặc thực hiện<br /> không đúng nhiệm vụ được giao của người có chức vụ, quyền hạn.<br /> 1.1.3. Ý nghĩa của việc qui định tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong<br /> luật hình sự Việt Nam<br /> Việc qui định tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng có ý nghĩa quan trọng trên<br /> nhiều phương diện, cụ thể là:<br /> Thứ nhất, qui định tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng là sự ghi nhận và bảo<br /> đảm sự hoạt động bình thường của cơ quan nhà nước, là một biểu hiện của bảo vệ pháp chế xã<br /> hội chủ nghĩa.<br /> Thứ hai, việc qui định tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng có ý nghĩa trong<br /> việc nâng cao ý thức trách nhiệm của các cán bộ công chức khi thực hiện nhiệm vụ của mình,<br /> góp phần xây dựng Nhà nước của dân, do dân và vì dân.<br /> Thứ ba, quy định về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng là nội dung cụ thể<br /> hóa nhiệm vụ của BLHS Việt Nam đã được ghi nhận tại Bộ luật này, đó là nhiệm vụ bảo vệ<br /> chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ quyền bình đẳng giữa đồng bào<br /> các dân tộc, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, bảo<br /> vệ trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa, chống mọi hành vi phạm tội; đồng thời giáo dục mọi<br /> người ý thức tuân theo pháp luật, đấu tranh phòng ngừa tội phạm.<br /> <br /> 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2