intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên phạm tội trong luật hình sự Việt Nam

Chia sẻ: Truong Tien | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

106
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn làm rõ một số vấn đề lý luận về trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam. Tập trung nghiên cứu khái quát về TNHS, TNHS của NCTN, các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về TNHS của NCTN và thực tiễn xét xử NCTN phạm tội tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên phạm tội trong luật hình sự Việt Nam

Trách nhiệm hình sự của ngƣời chƣa thành<br /> niên phạm tội trong luật hình sự Việt Nam<br /> Dƣơng Thị Ngọc Thƣơng<br /> Khoa Luật<br /> Luận văn ThS Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự<br /> Mã số 60 38 01 04<br /> Ngƣời hƣớng dẫn: TS. Chu Thị Trang Vân<br /> Năm bảo vệ: 2013<br /> <br /> Abstract. Làm rõ một số vấn đề lý luận về trách nhiệm hình sự (TNHS) của ngƣời<br /> chƣa thành niên (NCTN) phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam. Tập trung nghiên cứu<br /> khái quát về TNHS, TNHS của NCTN, các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam<br /> về TNHS của NCTN và thực tiễn xét xử NCTN phạm tội tại địa bàn thành phố Hồ Chí<br /> Minh.Thứ hai, nghiên cứu TNHS của NCTN phạm tội trong luật hình sự Việt Nam<br /> hiện hành. Trong đó làm rõ các nguyên tắc xử lý, quy định hình và các biện pháp tƣ<br /> pháp áp dụng với NCTN phạm tội. Đề xuất một số kiến nghị, giải pháp hoàn thiện<br /> pháp luật hình sự Việt Nam và các biện pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định<br /> này.<br /> Keywords. Trách nhiệm hình sự; Ngƣời chƣa thành niên; Pháp luật Việt Nam; Phạm<br /> tội; Luật hình sự.<br /> <br /> Content<br /> MỞ ĐẦU<br /> <br /> 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI<br /> Ở nƣớc ta trong những năm qua, hệ thống pháp luật và việc thực thi pháp luật đã có<br /> những tác động rõ rệt đối với đời sống của toàn xã hội. Những quy định trong Hiến pháp,<br /> trong các luật và văn bản dƣới luật luôn đề cao tính nhân đạo và nhân văn bảo đảm tính hợp<br /> hiến, hợp pháp của Nhà nƣớc. Hệ thống pháp luật phục vụ cho việc thực thi các quyền và<br /> <br /> lợi ích cơ bản của con ngƣời, của công dân, bảo vệ Nhà nƣớc và chế độ xã hội chủ nghĩa.<br /> Trong đó, cùng với các ngành luật khác, pháp luật hình sự là một trong những công cụ hết<br /> sức quan trọng của Đảng và Nhà nƣớc ta trong việc điều chỉnh quan hệ xã hội khi phát sinh<br /> hành vi nguy hiểm cho xã hội. Luật hình sự có vai trò bảo vệ các quan hệ xã hội đƣợc các<br /> luật khác thiết lập, đồng thời thực hiện vai trò bảo vệ thông qua việc trừng phạt nghiêm<br /> minh các hành vi xâm hại đến các quan hệ xã hội.<br /> Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế hiện nay,<br /> nền kinh tế nƣớc ta phát triển theo kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa đã đạt<br /> đƣợc những thành tựu quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ nhƣ: ứng phó<br /> có kết quả trƣớc những diễn biến phức tạp của kinh tế thế giới và trong nƣớc; cơ bản giữ vững<br /> ổn định kinh tế vĩ mô, tốc độ phát triển đạt đƣợc mức khá cao, GDP trên đầu ngƣời năm 2012<br /> đã vƣợt mức 1.300 USD. Đời sống của nhân dân tiếp tục đƣợc cải thiện; chính trị - xã hội ổn<br /> định; quốc phòng - an ninh đƣợc tăng cƣờng; độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh<br /> thổ đƣợc giữ vững; hoạt động đối ngoại, hội nhập quốc tế đƣợc mở rộng, vị thế, uy tín quốc tế<br /> của nƣớc ta ngày càng đƣợc nâng cao.<br /> Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đã đạt đƣợc, nƣớc ta vẫn còn gặp nhiều khó<br /> khăn và thách thức to lớn nhƣ tiêu cực của quá trình toàn cầu hóa kinh tế đã tác động, ảnh<br /> hƣởng nhất định đến đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội của nƣớc ta. Nguy cơ phá vỡ các nền<br /> văn hóa truyền thống của dân tộc, nhất là các truyền thống văn hóa nhân văn nhƣ: lối sống,<br /> đạo đức, nghệ thuật,… bởi quá trình toàn cầu hóa đã tạo điều kiện cho các dòng văn hóa thác<br /> loạn, lối sống không tốt của các nƣớc tràn ngập vào ồ ạt, bất khả kháng không thể chặn nổi.<br /> Trong đó, thanh niên và NCTN là đối tƣợng dễ bị tác động nhất.<br /> Đối với mỗi quốc gia thanh niên bao giờ cũng giữ một vai trò hết sức to lớn, họ là sức<br /> sống hiện tại và tƣơng lai của dân tộc. Thanh niên luôn là lực lƣợng chiến lƣợc mà mỗi quốc<br /> gia, dân tộc quan tâm đầu tƣ, phát triển. Sinh thời, Bác Hồ đã dạy “Nước nhà thịnh hay suy,<br /> yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanh niên” và tƣơng lai đất nƣớc “Việt Nam có được<br /> vẻ vang sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không chính là nhờ một phần rất<br /> lớn ở công học tập của các cháu”.<br /> Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 25/7/2008 Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành<br /> Trung ƣơng khóa X về tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ<br /> đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa đã xác định mục tiêu chung “Tiếp tục xây dựng thế<br /> hệ thanh niên Việt Nam giàu lòng yêu nước, tự cường dân tộc; kiên định lý tưởng độc lập<br /> dân tộc và chủ nghĩa xã hội; có đạo đức, ý thức chấp hành pháp luật, sống có văn hóa, vì<br /> <br /> cộng đồng; có năng lực, bản lĩnh trong hội nhập quốc tế; có sức khỏe, tri thức, kỹ năng và<br /> tác phong công nghiệp trong lao động tập thể, trở thành những công dân tốt của đất<br /> nước…”.<br /> Trong phạm vi cả nƣớc thực tế vấn đề NCTN phạm tội đã gióng lên những hồi chuông<br /> cảnh tỉnh đáng báo động. Cụ thể, theo số liệu thống kê của Bộ Công an trong năm 2010, toàn<br /> quốc có 13.572 đối tƣợng phạm tội là thanh thiếu niên, tăng nhiều lần so với những năm trƣớc<br /> về số lƣợng phạm tội và cả các vụ trọng án. Về độ tuổi, theo thống kê của Cục Cảnh sát điều<br /> tra tội phạm về trật tự xã hội thì tình hình tội phạm do NCTN từ đủ 16 tuổi đến dƣới 18 tuổi<br /> thực hiện có chiều hƣớng gia tăng và chiếm tỷ lệ cao nhất khoảng 60%; từ đủ 14 tuổi đến<br /> dƣới 16 tuổi chiếm khoảng 32% và dƣới 14 tuổi chiếm khoảng 8% trong tổng số các vụ phạm<br /> tội do NCTN và trẻ em thực hiện.<br /> Thành phố Hồ Chí Minh là một đô thị lớn của đất nƣớc, là trung tâm kinh tế, khoa<br /> học, kỹ thuật, văn hóa của khu vực phía Nam, với dân số trên 8 triệu ngƣời, hàng năm thu hút<br /> số lƣợng lớn ngƣời lao động, học sinh, sinh viên từ những tỉnh thành khác đổ về thành phố để<br /> tìm kiếm việc làm và học tập. Do đó, đã tạo ra một áp lực lớn cho thành phố về mật độ dân<br /> cƣ, đời sống vật chất, tinh thần của ngƣời dân và nhất là tình hình an ninh trật tự diễn biến<br /> ngày càng phức tạp. Số lƣợng NCTN phạm tội có chiều hƣớng gia tăng trong những năm gần<br /> đây, theo thống kê của các cơ quan bảo vệ pháp luật, từ năm 2007 đến năm 2011 trên địa bàn<br /> thành phố Hồ Chí Minh đã đƣa ra khởi tố và xử lý 1.680 vụ phạm tội các loại, với 3.779 bị<br /> can. Trong đó, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Hồ Chí Minh đã ra quyết định<br /> khởi tố 184 vụ án do NCTN thực hiện, chiếm 10,9% trong tổng số vụ án. Số bị can là NCTN<br /> có 310 ngƣời, chiếm 8,2% trong tổng số bị can. Về tính chất, mức độ phạm tội của NCTN<br /> ngày càng nghiêm trọng hơn, thủ đoạn hoạt động tinh vi, xảo quyệt hơn, đa dạng, sử dụng<br /> nhiều loại phƣơng tiện công cụ nguy hiểm, gây ra hậu quả rất nghiêm trọng.<br /> Từ các vấn đề trên, Tác giả đã quyết định lựa chọn đề tài “TNHS của NCTN phạm tội<br /> trong Luật hình sự Việt Nam trên cơ sở các số liệu địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” làm đề<br /> tài luận văn tốt nghiệp. Qua đó, nghiên cứu một cách toàn diện về TNHS của NCTN phạm tội<br /> trong Luật hình sự Việt Nam, đồng thời kiến nghị những giải pháp khắc phục nhằm hƣớng tới<br /> một hệ thống pháp luật hình sự ngày càng hoàn thiện hơn, nhân văn hơn.<br /> 2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU<br /> Trong thời gian gần đây đã có một số công trình nghiên cứu khoa học trực tiếp<br /> hoặc gián tiếp nghiên cứu đến đề tài này, hoặc nghiên cứu ở trong tƣơng quan là một<br /> <br /> phần, một mục trong các sách giáo trình, sách chuyên khảo, bình luận khoa học hoặc đề<br /> cập chung khi các nhà làm luật nghiên cứu về TNHS.<br /> Về sách bình luận khoa học, sách chuyên khảo, sách giáo trình có các nghiên cứu:<br /> “Chương XVIII – Những đặc thù về TNHS đối với NCTN phạm tội” trong giáo trình Luật hình<br /> sự Việt Nam (Phần chung), NXB Đại học quốc gia Hà Nội, năm 2007, TS. Trịnh Quốc Toản,<br /> TS. Hoàng Văn Hùng; “Chương XVI – TNHS đối với NCTN phạm tội”, trong sách giáo trình<br /> Luật hình sự Việt Nam (Tập thể Tác giả do GS.TSKH Lê Văn Cảm chủ biên).<br /> Đối với các công trình dƣới dạng bài viết đƣợc đăng trên các tạp chí khoa học pháp lý<br /> có thể kể đến các công trình nhƣ: bài viết “Tư pháp hình sự đối với NCTN; Những khía cạnh<br /> pháp lý hình sự, tố tụng hình sự, tội phạm học và so sánh luật học (Phấn thứ I, những khía<br /> cạnh pháp lý hình sự)” của GS.TSKH Lê Văn Cảm và TS. Đỗ Thị Phƣợng đăng trên Tạp chí<br /> Tòa án nhân dân, số 20-10/2004; ThS. Nguyễn Thanh Trúc có bài viết “Biện pháp miễn chấp<br /> hành có điều kiện thời hạn còn lại của hình phạt tù đối với NCTN phạm tội” trên Tạp chí<br /> nghiên cứu lập pháp, số 20 (136) tháng 12/2008.<br /> Một số đề tài luận văn thạc sĩ cũng đã khai thác nghiên cứu các khía cạnh của vấn<br /> đề về khoa học Luật hình sự hoặc Tội phạm học nhƣ: đề tài “TNHS của NCTN phạm tội<br /> trong Luật hình sự Việt Nam” của Trần Văn Dũng, trƣờng Đại học Luật Hà Nội, năm<br /> 2003; đề tài “Bảo đảm quyền con người của NCTN phạm tội bằng các quy định về hình<br /> phạt trong Luật hình sự Việt Nam” của Lê Vũ Huy, trƣờng Đại học Luật thành phố Hồ<br /> Chí Minh, năm 2011.<br /> Các công trình nghiên cứu nói trên đã đóng góp không nhỏ vào hệ thống khoa học<br /> pháp lý đối với NCTN nói chung cũng nhƣ khoa học pháp lý hình sự về NCTN nói riêng. Các<br /> nghiên cứu đó hoặc tiếp cận dƣới góc độ khoa học pháp lý chung, hoặc khoa học Luật hình<br /> sự, Luật tố tụng hình sự hoặc Tội phạm học. Tuy nhiên, vẫn chƣa có công trình nào đề cập có<br /> hệ thống, toàn diện và đồng bộ về TNHS của NCTN phạm tội và đƣợc gắn trên phạm vi một<br /> địa bàn lớn của cả nƣớc là thành phố Hồ Chí Minh, xét ở cấp độ một luận văn thạc sĩ Luật. Do<br /> đó, với vai trò vừa là một cán bộ Đoàn, vừa là Hội thẩm nhân dân đƣợc thƣờng xuyên tham<br /> gia vào các phiên tòa để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của NCTN phạm tội, Tác giả lựa chọn đề<br /> tài này nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu, Tác giả cũng đã kế thừa, tiếp thu có chọn lọc<br /> đƣợc nhiều tri thức từ các công trình nghiên cứu trƣớc đó trong việc hoàn thiện nghiên cứu<br /> khoa học của mình.<br /> 3. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU<br /> <br /> 3.1. Mục đích nghiên cứu<br /> Đề tài tập trung nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống về TNHS của NCTN<br /> phạm tội theo BLHS Việt Nam hiện hành, trên cơ sở phân tích, đánh giá số liệu tại địa bàn<br /> thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2007 đến năm 2011. Xác định những hạn chế trong việc áp<br /> dụng các quy định về TNHS của NCTN phạm tội, từ đó đề xuất những giải pháp cụ thể nhằm<br /> góp phần hoàn thiện chế định này trong BLHS Việt Nam hiện hành.<br /> 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu<br /> Để thực hiện mục đích trên, đề tài có nhiệm vụ nghiên cứu:<br /> Thứ nhất, làm rõ một số vấn đề lý luận về TNHS của NCTN phạm tội trong Luật<br /> hình sự Việt Nam. Trong đó tập trung nghiên cứu khái quát về TNHS, TNHS của NCTN,<br /> các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về TNHS của NCTN và thực tiễn xét xử<br /> NCTN phạm tội tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh<br /> Thứ hai, nghiên cứu TNHS của NCTN phạm tội trong luật hình sự Việt Nam hiện<br /> hành. Trong đó làm rõ các nguyên tắc xử lý, quy định hình phạt và các biện pháp tƣ pháp áp<br /> dụng với NCTN phạm tội.<br /> Thứ ba, đề xuất một số kiến nghị, giải pháp hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam và<br /> các biện pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định này.<br /> 3.3. Phạm vi nghiên cứu<br /> Để thực hiện mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu TNHS của NCTN phạm tội, luận văn có<br /> một số giới hạn về phạm vi nghiên cứu cụ thể nhƣ sau:<br /> Thứ nhất, về địa bàn nghiên cứu Tác giả chỉ tập trung vào nghiên cứu trên địa bàn<br /> thành phố Hồ Chí Minh thông qua thực tiễn xét xử trong vòng 5 năm từ năm 2007 đến năm<br /> 2011.<br /> Thứ hai, về số liệu thống kê dựa theo số liệu của VKSND thành phố Hồ Chí Minh.<br /> Tác giả giới hạn số liệu thống kê về tình hình các vụ án do NCTN thực hiện đƣợc đƣa ra xét<br /> xử trên 24 Quận Huyện của thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 5 năm (2007 – 2011). Số liệu<br /> đƣợc Tác giả thu thập từ VKSND thành phố Hồ Chí Minh.<br /> 4. CƠ SỞ PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> 4.1. Cơ sở phương pháp luận<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0