ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br />
KHOA LUẬT<br />
<br />
PHẠM VĂN PHIẾM<br />
<br />
TRANH TỤNG TRONG XÉT XỬ THEO<br />
LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM<br />
(TRÊN CƠ SỞ SỐ LIỆU THỰC TIỄN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG)<br />
<br />
Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự<br />
Mã số: 60 38 01 40<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC<br />
<br />
HÀ NỘI - 2015<br />
<br />
Công trình được hoàn thành tại<br />
Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội<br />
<br />
Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. NGUYỄN NGỌC CHÍ<br />
<br />
Phản biện 1: ........................................................................<br />
Phản biện 2: ........................................................................<br />
<br />
Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn, họp tại<br />
Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.<br />
Vào hồi ..... giờ ....., ngày ..... tháng ..... năm 2015<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận văn tại<br />
Trung tâm tư liệu Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội<br />
Trung tâm Thông tin – Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội<br />
<br />
MỤC LỤC CỦA LUẬN VĂN<br />
Trang<br />
Trang phụ bìa<br />
Lời cam đoan<br />
Mục lục<br />
Danh mục từ viết tắt<br />
Danh mục các bảng<br />
MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1<br />
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRANH TỤNG<br />
TRONG XÉT XỬ VỤ ÁN HÌNH SỰ............................................ 8<br />
1.1. KHÁI QUÁT VỀ MÔ HÌNH TỐ TỤNG TRANH TỤNG .............. 8<br />
1.1.1. Sự ra đời của mô hình tố tụng tranh tụng ......................................... 8<br />
1.1.2. Khái niệm mô hình tố tụng tranh tụng ............................................ 10<br />
1.1.3. Những ưu điểm và hạn chế của mô hình tố tụng hình sự tranh tụng ..... 11<br />
1.2. VAI TRÒ CỦA TRANH TỤNG TRONG QUÁ TRÌNH XÉT<br />
XỬ VỤ ÁN HÌNH SỰ.................................................................... 17<br />
1.2.1. Xét xử là biểu hiện tập trung, tiêu biểu nhất quyết định hiệu<br />
quả của tranh tụng trong quá trình giải quyết vụ án ....................... 18<br />
1.2.2. Điều khiển tranh tụng tại phiên tòa giữa các bên thông qua vai<br />
trò của Hội đồng xét xử .................................................................. 22<br />
1.2.3. Ra các phán quyết về tội phạm và người phạm tội dựa trên kết<br />
quả tranh tụng tại tòa ...................................................................... 25<br />
1.3. TRANH TỤNG TRONG XÉT XỬ Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN<br />
THẾ GIỚI ....................................................................................... 27<br />
1.3.1. Tố tụng tranh tụng tại một số nước theo hệ thống Common law...... 27<br />
1.3.2. Áp dụng nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng hình sự - Điểm<br />
cơ bản trong quá trình cải cách tư pháp của nhiều quốc gia<br />
trên thế giới ..................................................................................... 32<br />
Chương 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN<br />
TRANH TỤNG TRONG XÉT XỬ ............................................. 38<br />
2.1. QUI ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ TRANH TỤNG<br />
TRONG XÉT XỬ .......................................................................... 38<br />
2.1.1. Pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về tranh tụng trong xét xử<br />
trước 2003 ....................................................................................... 38<br />
2.1.2. Qui định của Pháp luật tố tụng hình sự hiện hành về tranh tụng<br />
trong xét xử ..................................................................................... 43<br />
2.2. THỰC TIỄN TRANH TỤNG TRONG XÉT XỬ TẠI TỈNH<br />
ĐẮK NÔNG ................................................................................... 50<br />
1<br />
<br />
2.2.1. Một số đặc điểm tình hình kinh tế - Xã hội và tổ chức bộ máy<br />
của Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Nông .............................................. 50<br />
2.2.2. Tổ chức bộ máy Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Nông .......................... 53<br />
2.2.3. Những ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, xã hội, tổ chức ảnh<br />
hưởng đến chất lượng tranh tụng trong xét xử ............................... 54<br />
2.2.4. Tình hình xét xử từ năm 2010 – 2014 trên địa bàn Tỉnh Đắk Nông .... 56<br />
2.2.5. Tình hình tham gia tranh tụng của luật sư tại phiên tòa ở Đắc Nông..... 60<br />
2.2.6. Một số phiên toà điển hình của việc xét xử theo hướng tranh<br />
tụng tại Đắk Nông ........................................................................... 62<br />
2.3. NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG HẠN CHẾ ............................... 66<br />
2.3.1. Về pháp luật .................................................................................... 66<br />
2.3.2. Nguyên nhân khác........................................................................... 72<br />
Chương 3: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NHỮNG GIẢI<br />
PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRANH TỤNG TRONG<br />
XÉT XỬ VỤ ÁN HÌNH SỰ ......................................................... 76<br />
3.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ<br />
CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRANH TỤNG<br />
TRONG XÉT XỬ VỤ ÁN HÌNH SỰ ............................................. 76<br />
3.1.1. Bất cập qui định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành về<br />
nguyên tắc bảo đảm tranh tụng trong xét xử .................................. 76<br />
3.1.2. Hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự hiệu quả<br />
chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của nguyên tắc bảo đảm<br />
tranh tụng tại phiên tòa ................................................................... 78<br />
3.1.3. Yêu cầu triển khai thực hiện các Nghị quyết của Đảng về<br />
chiến lược cải cách tư pháp và Hiến pháp 2013 ............................. 81<br />
3.2. HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG<br />
HÌNH SỰ VIỆT NAM NĂM 2003 VỀ BẢO ĐẢM TRANH<br />
TỤNG TRONG XÉT XỬ ............................................................... 83<br />
3.2.1. “Bảo đảm tranh tụng trong xét xử” phải được qui định là<br />
nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự ........................................... 83<br />
3.2.2. Bổ sung, hoàn thiện các qui định hỗ trợ cho việc “ bảo đảm<br />
tranh tụng trong xét xử” .................................................................. 84<br />
3.2.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả tranh tụng tại phiên tòa .............. 90<br />
KẾT LUẬN ............................................................................................... 98<br />
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................. 101<br />
<br />
2<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, việc xét xử và ra<br />
các bản án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật có ý nghĩa quyết định và<br />
góp phần phát huy được vai trò tích cực là một bộ phận cấu thành không<br />
thể thiếu trong hệ thống các biện pháp tác động của Nhà nước và xã hội<br />
đến tội phạm. Tuy nhiên, cùng với quá trình phát triển toàn diện của đất<br />
nước trên các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội và qua thực tiễn áp<br />
dụng, nhiều quy định về tranh tụng trong xét xử theo luật Tố tụng hình sự<br />
Việt Nam nói riêng của BLTTHS năm 2003 vẫn còn một số bất cập và hạn<br />
chế như: chưa đưa ra định nghĩa pháp lý của khái niệm tranh tụng tại phiên<br />
tòa, những quy định cụ thể của tranh tụng tại phiên tòa... đồng thời cần bổ<br />
sung quy định của BLTTHS sự với nội dung tăng cường việc tranh tụng tại<br />
phiên tòa v.v....<br />
Trước yêu cầu của thực tế, đảm bảo sự dân chủ, bình đẳng, lấy lại<br />
niềm tin của người dân vào tòa án và nền công lý xã hội chủ nghĩa. Việc<br />
tiếp tục nghiên cứu các quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam<br />
hiện hành về tranh tụng trong xét xử theo luật Tố tụng hình sự Việt Nam<br />
và thực tiễn áp dụng để làm sáng tỏ về mặt khoa học và đưa ra những giải<br />
pháp hoàn thiện, nâng cao hiệu quả của việc áp dụng những quy định đó<br />
không chỉ có ý nghĩa lý luận, thực tiễn và pháp lý quan trọng mà còn là lý<br />
do luận chứng cho sự cần thiết để chúng tôi lựa chọn đề tài "Tranh tụng<br />
trong xét xử theo Luật tố tụng Hình sự Việt Nam (trên cơ sở số liệu thực<br />
tiễn địa bàn tỉnh Đắk Nông)" làm luận văn thạc sĩ luật học.<br />
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài<br />
Đã có nhiều bài viết, bài nghiên cứu và sách chuyên khảo đề cập đến<br />
vấn đề tranh tụng tại phiên tòa trong tố tụng Hình sự như:<br />
Ở Việt Nam, khoa học luật tố tụng hình sự là một trong những ngành<br />
khoa học pháp lý phát triển nhất so với các ngành khoa học pháp lý khác,<br />
do đó, xét riêng về tranh tụng trong xét xử vụ án hình sự, cho thấy có các<br />
công trình nghiên cứu tiêu biểu như sau:<br />
TSKH Lê Cảm và TS Nguyễn Ngọc Chí đồng chủ biên "Cải cách tư<br />
pháp ở Việt Nam trong gia đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền", Nhà<br />
xuất bản Đại học Quốc gia Hà nội, 2004. Tống Anh Hào "Về tranh tụng tại<br />
phiên tòa Hình sự" trong tạp chí Tòa án số 5/2003; Hồ Nguyễn Quân "Một<br />
số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa" trong tạp<br />
chí Tòa án số 1/2014; PGS-TS Trần Văn Độ "Bản chất của tranh tụng tại<br />
phiên tòa" Trong tạp chí khoa học pháp lý số 4/2004; Hồ Nguyễn Quân<br />
3<br />
<br />