Vai trò của Toà án trong nhà nước pháp quyền<br />
Việt Nam<br />
Nguyễn Huyền Ly<br />
Khoa Luật<br />
Luận văn ThS ngành: Lý luận lịch sử nhà nước và pháp luật; Mã số: 60 38 01<br />
Người hướng dẫn: GS.TSKH Nguyễn Đăng Dung<br />
Năm bảo vệ: 2012<br />
Abstract: Xác định nội hàm của quyền tư pháp trong nhà nước pháp quyền, những đặc<br />
điểm của quyền tư pháp, thực hiện quyền tư pháp, cơ quan tư pháp, vị trí trung tâm của<br />
toà án trong việc thực hiện quyền tư pháp. Nghiên cứu một số vai trò quan trọng và nổi<br />
bất của toà án trong nhà nước pháp quyền. Phân tích một số quy định pháp lý về vị trí,<br />
vai trò của toà án; một số quy định của pháp luật hình sự, pháp luật dân sự, pháp luật tố<br />
tụng toà án và pháp luật liên quan trực tiếp đến tổ chức và hoạt động xét xử của toà án và<br />
thực tiễn hoạt động xét xử của toà án trong thời gian từ năm 2002 đến nay. Trên cơ sở<br />
những luận điểm đã nêu ra và những đánh giá vai trò của toàn án ở nước ta hiện nay, qua<br />
đó đề xuất một số phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao vai trò của toà án trong nhà<br />
nước pháp quyền Việt Nam.<br />
Keywords: Lịch sử nhà nước; Nhà nước pháp quyền; Pháp luật Việt Nam; Tòa án<br />
<br />
Content<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài.<br />
Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN đảm bảo quyền lực nhà nước thống nhất có sự phân<br />
công phối hợp trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp là định hướng cơ bản<br />
thực hiện công cuộc đổi mới hệ thống chính trị nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay. Trong ba nhánh<br />
quyền lực nói trên, thì nhánh quyền tư pháp là nhánh quyền được tổ chức để thực hiện họat động xét<br />
xử và những họat động phục vụ trực tiếp cho họat động xét xử như điều tra, công tố, bổ trợ tư pháp.<br />
Tòa án nhân dân là nơi biểu hiện tập trung nhất của quyền tư pháp, họat động xét xử của Tòa án cũng<br />
chính là họat động thể hiện chất lượng họat động và uy tín của hệ thống cơ quan tư pháp và toàn thể<br />
bộ máy nhà nước. Với ý nghĩa đó, việc cải cách Tòa án ở nước ta phải được xây dựng trên cơ sở<br />
những quan điểm đúng đắn và đầy đủ về vị trí, vai trò của Tòa án trong hệ thống cơ quan nhà nước,<br />
<br />
trong bộ máy nhà nước đặc biệt là trong quá trình tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước trong điều<br />
kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn hiện nay.<br />
Tuy nhiên, so với những yêu cầu đặt ra trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa về vị trí,<br />
vai trò của Tòa án trong việc tổ chức thực hiện quyền tư pháp, bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền công<br />
dân, Qua thực tiễn họat động của Tòa án cho thấy rằng, họat động xét xử của Tòa án trong thời gian<br />
qua đã có nhiều chuyển biến tích cực, chất lượng họat động xét xử được nâng cao, tình trạng xét xử<br />
sai, gây oan cho người vô tội đã giảm đi đáng kể; Tòa án đã xét xử nghiêm minh các vụ án lớn,<br />
nghiêm trọng. Vị trí, vai trò của Tòa án trong nhận thức, tâm thức của người dân đã và đang dần<br />
được cải thiện.<br />
Tuy nhiên, so với những yêu cầu đặt ra trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa về vị<br />
trí, vai trò của Tòa án trong việc tổ chức thực hiện quyền tư pháp, bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền<br />
công dân, quyền con người và bảo đảm quyền tự do, dân chủ xã hội chủ nghĩa thì Tòa án ở nước<br />
ta cần phải tiếp tục được cải cách một cách mạnh mẽ, toàn diện từ nhận thức, vấn đề pháp lý, đến<br />
nguồn lực vật chất để phục vụ cho họat động xét xử.<br />
Từ những vấn đề trên, tác giả mạnh dạn chọn đề tài “Vai trò của Tòa án trong nhà nước pháp<br />
quyền Việt Nam” làm luận văn thạc sỹ của mình với mong muốn là thông qua việc làm rõ một số vấn<br />
đề lý luận và đánh giá vị trí, vai trò của Toà án ở nước ta trong thời gian qua. Qua đó, luận văn đề<br />
xuất phương hướng và một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao vai trò của Toà án trong nhà nước<br />
pháp quyền XHCN Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.<br />
2.Tình hình nghiên cứu đề tài.<br />
Từ khi những định hướng cải cách tư pháp mà trung tâm là cải cách Toà án được đề cập<br />
trong các văn kiện chính thức của Đảng, Toà án đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều<br />
công trình khoa học ở nước ta, như đề tài cấp nhà nước do TS. Trịnh Hồng Dương làm chủ<br />
nhiệm hoàn thành năm 1996 “ Vị trí, vai trò và chức năng của Toà án nhân dân trong Bộ máy<br />
nhà nước ta qua các thời kỳ cách mạng Việt Nam” MS: 95-98-048/ĐT, đề tài cấp nhà nước do<br />
TS. Uông Chu Lưu làm chủ nhiệm hoàn thành năm 2006, “Cải cách cơ quan tư pháp, hoàn thiện<br />
hệ thống các thủ tục tư pháp, nâng cao hiệu lực xét xử của toà án trong nhà nước pháp quyền<br />
XHCN của dân, do dân, vì dân”; luận án tiến sĩ của TS. Nguyễn Thanh Bình “Thẩm quyền giải<br />
quyết của Toà án nhân dân trong giải quyết khiếu kiện hành chính”; luận án tiến sĩ của TS Tô<br />
Văn Hoà “Tính độc lập của Toà án- nghiên cứu pháp lý về khía cạnh lý luận, thực tiễn ở Đức,<br />
Mỹ, Pháp, Việt Nam và các kiến nghị đối với Việt Nam”. Toà án còn là đối tượng trung tâm của<br />
nhiều công trình khoa học đề cập đến lĩnh vực đổi mới cải cách bộ máy nhà nước, cải cách tư<br />
<br />
pháp, như Luận án tiến sĩ của TS. Trần Huy Liệu “Đổi mới và tổ chức hoạt động của các cơ<br />
quan tư pháp theo hướng xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam”. Ngoài ra có rất nhiều bài<br />
viết, nhiều ấn phẩm khoa học pháp lý, sách, tạp chí, báo… đã được xuất bản có nội dung đề cập<br />
đến toà án từ nhiều góc độ khác nhau.<br />
So với trước đây, những vấn đề lý luận về quyền tư pháp, thực hiện quyền tư pháp, vị trí,<br />
vai trò của Toà án trong hệ thống các cơ quan tư pháp, trong bộ máy nhà nước, mô hình tổ chức<br />
hệ thống toà án đã được kiến giải tương đối toàn diện và đầy đủ.<br />
Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau, việc nghiên cứu và làm rõ những vấn đề lý luận về<br />
vai trò của Toà án trong nhà nước pháp quyền XHCN vẫn chưa thật đầy đủ, còn nhiều vấn đề<br />
phải bàn luận tiếp. Do đó, trong thời gian tới cần được tiếp tục nghiên cứu tổng kết thực tiễn<br />
nhằm góp phần tạo nên hệ thống lý luận đầy đủ và toàn diện về tư pháp, bảo đảm cho quyền tư<br />
pháp làm cơ sở phục vụ chiến lược cải cách tư pháp đã được đề ra trong Nghị quyết 49-NQ/TW,<br />
ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị.<br />
3.Mục đích và nhiệm vụ của luận văn.<br />
* Mục đích nghiên cứu:<br />
Luận văn có mục đích là làm rõ một số vấn đề lý luận và đánh giá về vị trí, vai trò của<br />
Toà án ở nước ta kể từ năm 2002 đến nay. Trên cơ sở đó luận văn đưa ra phương hướng và một<br />
số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của toà án trong nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của<br />
nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.<br />
<br />
<br />
Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn.<br />
<br />
Với mục đích nghiên cứu như trên, luận văn phải hoàn thành những nhiệm vụ cơ bản sau<br />
đây:<br />
- Xác định nội hàm của quyền tư pháp trong nhà nước pháp quyền, những đặc điểm của<br />
quyền tư pháp, thực hiện quyền tư pháp, cơ quan tư pháp, vị trí trung tâm của toà án trong việc<br />
thực hiện quyền tư pháp.<br />
- Từ những tiền đề lý luận trên, Luận văn khẳng định một số vai trò quan trọng và nổi bất<br />
của toà án trong nhà nước pháp quyền.<br />
- Luận văn đồng thời phân tích một số quy định pháp lý về vị trí, vai trò của toà án; một số<br />
quy định của pháp luật hình sự, pháp luật dân sự, pháp luật tố tụng toà án và pháp luật liên quan<br />
trực tiếp đến tổ chức và hoạt động xét xử của toà án và thực tiễn hoạt động xét xử của toà án<br />
trong thời gian từ năm 2002 đến nay.<br />
<br />
- Trên cơ sở những luận điểm đã nêu ra và những đánh giá vai trò của toàn án ở nước ta<br />
hiện nay, qua đó luân văn đề xuất một số phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao vai trò của<br />
toà án trong nhà nước pháp quyền Việt Nam.<br />
4. Phạm vi nghiên cứu của luận văn.<br />
Luận văn chỉ đánh giá thực tiễn chất lượng, hiệu quả hoạt động của Toà án từ năm 2002 trở<br />
lại đây.<br />
Để có tính thuyết phục cho những quan điểm nêu ra, luận văn có sự so sánh với một số<br />
quan điểm có tính phổ biến ở các nước tư sản phát triển về vị trí, vai trò của quyền tư pháp, hoạt<br />
động xét xử của Toà án trong nhà nước pháp quyền.<br />
5. Những điểm mới của luận văn.<br />
Luận văn là một đề tài nghiên cứu trực tiếp và có tính chất chuyên biệt về vai trò cơ bản<br />
của Toà án trong nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.<br />
Đề tài sẽ đánh giá một cách tương đối đầy đủ và toàn diện về thực tiễn chất lượng, hiệu quả<br />
hoạt động của Toà án nước ta từ năm 2002 trở lại đây.<br />
Luận văn sẽ đề xuất được một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao vai trò của toà án trong<br />
điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân<br />
dân<br />
6.Phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn<br />
Phương pháp nghiên cứu chung có tính chất chủ đạo và nền tảng của luận văn là phương<br />
pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin. Ngoài ra để làm rõ<br />
những nội dung của quy định pháp luật, những luận điểm chưa phổ biến ở nước ta, luận văn đã<br />
sử dụng phương pháp nghiên cứu cụ thể là phương pháp mô tả kết hợp với phương pháp so sánh.<br />
7.Kết cấu của luận văn<br />
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm có<br />
2 chương:<br />
CHƢƠNG 1<br />
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA TÒA ÁN TRONG NHÀ NƢỚC PHÁP<br />
QUYỀN VIỆT NAM<br />
I. Vị trí của Tòa án trong cơ chế phân công, phối hợp thực hiện quyền lực Nhà nƣớc<br />
ở Việt Nam.<br />
1. Quyền tƣ pháp trong cơ chế phân công, phối hợp thực hiện quyền lực Nhà nƣớc ở<br />
nƣớc ta.<br />
<br />
“Tư pháp” là thuật ngữ Hán Việt có hai nghĩa chính: Thứ nhất là trông coi bảo vệ pháp luật; thứ<br />
hai, tư pháp là pháp đình theo pháp luật mà xét định các việc ở trong phạm vi pháp luật. Trong khoa học<br />
pháp lý phương Tây, tư pháp là xét xử hay là ý tưởng cao đẹp về một nền công lý. Trên phương diện tổ<br />
chức thực hiện quyền lực Nhà nước, tư pháp là một nhánh quyền lực độc lập với quyền lập pháp, quyền<br />
hành pháp và đồng nghĩa với quyền xét xử (tài phán) do Toà án thực hiện là quan niệm phổ biến ở nhiều<br />
nước tư sản phát triển.<br />
Ở Việt Nam, trên cơ sở nguyên tắc hiến định: “quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự<br />
phân công, phối hợp giữa các cơ quan quan Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp,<br />
hành pháp và tư pháp” [1, tr.3] qua đó cho thấy quyền tư pháp luôn gắn bó chặt chẽ với quyền<br />
lập pháp và quyền hành pháp trong tổng thể của quyền lực Nhà nước thống nhất.<br />
Trong khi hoạt động chủ yếu của hành pháp và lập pháp là Nhà nước ban hành và tổ<br />
chức thực hiện pháp luật để điều chỉnh hành vi của cá nhân tổ chức trong giới hạn tự do mà pháp<br />
luật xác lập. Tuy vậy, vì nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, hiện tượng xâm hại trật tư<br />
pháp luật và pháp luật luôn xuất hiện trong đời sống xã hội. Trong tác phẩm Nhà nước và cách<br />
mạng, Lênin khẳng định: “sẽ là không tưởng khi cho rằng pháp luật đương nhiên được tất cả<br />
mọi người tuân thủ”. Bảo vệ pháp luật, khôi phục trật tự pháp luật bị xâm hại là một đòi hỏi<br />
khách quan của Nhà nước, của xã hội và mọi người dân. Chính nhu cầu này đã hình thành nên<br />
hoạt động bảo vệ pháp luật là nội dung cơ bản của quyền tư pháp.<br />
Hoạt động xét xử của Toà án là lĩnh vực thể hiện tập trung nhất của quyền tư pháp. Nội dung<br />
của hoạt động xét xử của Toà án là so sánh các hành vi, tranh chấp pháp lý liên quan đến con người<br />
với các chuẩn mực pháp luật, phán xét tính đúng đắn, tính hợp pháp của hành vi, tranh chấp. Trên cơ<br />
sở đó, Toà án nhân danh Nhà nước ra phán quyết bắt buộc mọi người phải thi hành, khôi phục lại các<br />
giá trị pháp luật bị vi phạm, bảo vệ và duy trì các giá trị văn minh của pháp luật.<br />
Thực tế đã chứng minh rằng, trong thực thể quyền lực Nhà nước thống nhất, quyền tư<br />
pháp có vị trí đặc biệt quan trọng. Bởi lẽ quyền tư pháp vừa là bộ phận cùng với lập pháp và<br />
hành pháp hợp thành quyền lực Nhà nước vừa là thể chế bảo vệ quyền lực Nhà nước. Vị trí và<br />
vai trò đặc biệt của quyền tư pháp được được J.J. Russeau diễn đạt như sau: “luật đã mất thiêng<br />
thì mọi cái đều hết hy vọng. Luật không còn hiệu lực thì không một cái gì hợp lý có thể duy trì<br />
sức mạnh được nữa”<br />
Như vậy, có thể thấy rằng quyền tư pháp có nội dung là bảo vệ pháp luật. Hoạt động này<br />
được thực hiện tập trung nhất tại toà theo phương thức tài phán.<br />
Với nội hàm trên, quyền tư pháp có những đặc điểm cơ bản sau:<br />
<br />