Vị trí, vai trò của Thẩm phán Toà án nhân dân<br />
cấp tỉnh trong hoạt động xét xử các vụ án hình<br />
sự (trên cơ sở số liệu của Toà án nhân dân tỉnh<br />
Ninh Bình<br />
Hà Anh Tuấn<br />
Khoa Luật<br />
Luận văn ThS Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự<br />
Mã số 60 38 01 04<br />
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Văn Tuân<br />
Năm bảo vệ: 2014<br />
<br />
Keywords. Pháp luật Việt Nam; Thẩm phán; Vụ án hình sự; Hoạt động xét xử; Luật<br />
hình sự.<br />
<br />
Content<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài<br />
Trong thời gian qua, cùng với sự cải cách mạnh mẽ của bộ máy Nhà nước, vấn đề đổi mới<br />
tổ chức và hoạt động của cơ quan tư pháp luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, chú<br />
trọng. Điều đó được thể hiện trong Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị<br />
“Về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới” đã khẳng định, “trong<br />
những năm qua…công tác tư pháp đã đạt được nhiều kết quả, góp phần quan trọng vào việc<br />
giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, phục vụ<br />
tích cực cho công cuộc đổi mới, phần lớn cán bộ làm công tác tư pháp giữ vững phẩm chất<br />
chính trị, có tinh thần trách nhiệm và hoàn thành nhiệm vụ” [1.tr1]. Nghị quyết 49-NQ/TW<br />
ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 nêu rõ: “Xây<br />
dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước<br />
<br />
hiện đại, phục vụ nhân dân, phục vụ tổ quốc Việt Nam XHCN; hoạt động tư pháp mà trọng<br />
tâm là hoạt động xét xử được tiến hành có hiệu quả và hiệu lực cao”.<br />
Trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã chú trọng đến đổi mới tổ chức và hoạt<br />
động của Toà án, tuy nhiên quá trình này diễn ra còn chậm, chưa đồng bộ và toàn diện, hoạt<br />
động xét xử của Toà án chưa đáp ứng yêu cầu của cải cách tư pháp. Chất lượng xét xử của<br />
TAND các cấp vẫn còn thấp, tình trạng xét xử oan sai, án tồn đọng kéo dài vẫn còn chiếm tỷ<br />
lệ cao. Bên cạnh đội ngũ Thẩm phán vừa thiếu về số lượng vừa yếu về chất lượng, cơ sở vật<br />
chất, phương tiện làm việc của cơ quan tư pháp còn thiếu thốn, nghèo nàn và lạc hậu. Những<br />
tồn tại trên đã được chỉ rõ trong Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá<br />
X tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI: “Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chưa đáp<br />
ứng được yêu cầu cả về phẩm chất và năng lực, quá trình cải cách tư pháp còn chậm, chưa<br />
đồng bộ. Công tác điều tra, giam giữ, truy tố, xét xử trong một số trường hợp chưa chính xác,<br />
án tồn đọng, án bị huỷ, bị sửa còn nhiều”.<br />
Tỉnh Ninh Bình là một tỉnh ở cực Nam đồng bằng Bắc bộ có diện tích: 139 km2; dân<br />
số gần 900.000 người. Cơ cấu tổ chức của ngành Toà án tỉnh Ninh Bình hiện nay gồm:<br />
TAND tỉnh Ninh Bình có 05 Toà chuyên trách, 03 phòng giúp việc và 08 TAND cấp huyện.<br />
Toàn ngành TAND tỉnh Ninh Bình có 140 công chức, trong đó có 100 người có trình độ đại<br />
học. Trong những năm qua, cùng với ngành Toà án toàn quốc, TAND tỉnh Ninh Bình đã<br />
không ngừng nỗ lực hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao<br />
phó. Chất lượng hoạt động xét xử đã được nâng lên từng bước, góp phần giải quyết tốt các<br />
tranh chấp phát sinh trong đời sống xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội<br />
tại địa phương, tạo môi trường ổn định, thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập<br />
quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.<br />
Trong cải cách tư pháp Toà án được coi là trọng tâm với nhiệm vụ “nâng cao tranh<br />
tụng tại phiên toà” và “Khi xét xử Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp<br />
luật”. Việc phán quyết của Toà án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh luận tại phiên toà,<br />
trên cơ xem xét đầy đủ, toàn diện chứng cứ ý kiến của Kiểm sát viên, người bào chữa, bị cáo,<br />
người làm chứng, nguyên đơn, bị đơn và những người có quyền lợi ích hợp pháp để ra bản án,<br />
quyết định đúng pháp luật, có sức thuyết phục và trong thời hạn luật định. Vì vậy tác giả chọn<br />
đề tài “Vị trí, vai trò của Thẩm phán Toà án nhân dân cấp tỉnh trong hoạt động xét xử các<br />
<br />
vụ án hình sự trên cơ sở số liệu của Toà án nhân dân tỉnh Ninh Bình” làm luận văn tốt<br />
nghiệp cao học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn.<br />
2. Tình hình nghiên cứu đề tài<br />
Xét xử là hoạt động trung tâm của tố tụng hình sự, vì vậy vị trí, vai trò của Thẩm phán<br />
trong xét xử các vụ án hình sự là một trong những vấn đề được những người làm công tác<br />
nghiên cứu và thực tiễn quan tâm. Sau khi BLTTHS năm 2003 có hiệu lực thi hành đã có một<br />
số công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài này như sau:<br />
- Chế định Thẩm phán trong TTHS – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn của Trần Thu<br />
Trang.<br />
- Địa vị pháp lý của Chánh án, Phó chánh án Toà án nhân dân, Thẩm phán, Thư ký<br />
Toà án và Hội thẩm nhân dân trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam của Nguyễn Thị<br />
Hằng.<br />
- Chế định Thẩm phán – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn của Viện khoa học pháp lý<br />
(NXB Tư pháp, Hà Nội, 2004).<br />
- Thủ tục xét xử sơ thẩm hình sự trong luật TTHS Việt Nam của ThS Đinh Văn Quế<br />
(NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005).<br />
- Trình tự thủ tục giải quyết các vụ án hình sự của tác giả Mai Thanh Hiếu và Võ Chí<br />
Công (NXB Lao động).<br />
Các công trình trên phần nào đã đề cập đến những khía cạnh nhất định của chế định<br />
Thẩm phán, nhưng chủ yếu nhìn nhận dưới góc độ tổ chức và quản lý Thẩm phán chưa nghiên<br />
cứu hoàn thiện những bất cập liên quan đến vị trí, vai trò của Thẩm phán trong quá trình cải<br />
cách tư pháp theo tinh thần chỉ đạo của Nghị quyết 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 về chiến lược<br />
cải cách tư pháp đến năm 2020.<br />
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn<br />
3.1. Mục đích<br />
Nghiên cứu góp phần làm rõ vị trí, vai trò của Thẩm phán trong hoạt động xét xử các<br />
vụ án hình sự.<br />
<br />
Phân tích, đánh giá thực trạng các quy định của pháp luật tố tụng về vai trò, vị trí của<br />
Thẩm phán trong hoạt động xét xử vụ án hình sự và các vụ án hình sự của Thẩm phán TAND<br />
ở tỉnh Ninh Bình. Từ đó tác giả của luận văn đề xuất những quan điểm và giải pháp nhằm<br />
nâng cao vị trí, vai trò của Thẩm phán TAND cấp tỉnh trong hoạt động giải quyết án hình sự.<br />
3.2. Nhiệm vụ<br />
- Nghiên cứu vị trí, vai trò của Thẩm phán trong xét xử các vụ án hình sự theo quy<br />
định của pháp luật tố tụng hiện hành. Làm rõ những đặc trưng riêng của hoạt động xét xử các<br />
vụ án hình sự của Thẩm phán TAND cấp tỉnh hiện nay.<br />
- Phân tích vị trí, vai trò của Thẩm phán Toà án nhân dân cấp tỉnh trong hoạt động xét<br />
xử các vụ án hình sự ở tỉnh Ninh Bình trong thời gian 05 năm (từ 2009 đến 2013), làm rõ các<br />
nguyên nhân dẫn đến việc các bản án, quyết định còn oan, sai, bị huỷ, cải sửa do lỗi chủ quan<br />
của Thẩm phán trong quá trình áp dụng pháp luật.<br />
- Đề xuất các quan điểm và giải pháp cơ bản bảo đảm chất lượng xét xử các vụ án hình<br />
sự của Thẩm phán TAND cấp tỉnh góp phần thực hiện có hiệu quả công cuộc cải cách tư<br />
pháp, nâng cao uy tín của nền tư pháp nước nhà trong tiến trình xây dựng nhà nước pháp quyền<br />
XHCN của dân, do dân và vì dân.<br />
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
4.1. Đối tượng nghiên cứu<br />
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là vị trí, vai trò của Thẩm phán Toà án nhân dân<br />
cấp tỉnh trong hoạt động xét xử các vụ án hình sự của TAND qua thực tiễn tỉnh Ninh Bình.<br />
4.2. Phạm vi nghiên cứu<br />
Trong phạm vi luận văn thạc sĩ luật học thuộc chuyên ngành luật hình sự và tố tụng<br />
hình sự, luận văn bao gồm những nội dung lý luận và thực tiễn có liên quan đến vấn đề vị trí,<br />
vai trò của Thẩm phán Toà án nhân dân cấp tỉnh trong hoạt động xét xử các vụ án hình sự.<br />
Nghiên cứu hoạt động xét xử các vụ án hình sự của Toà án nhân dân tỉnh Ninh Bình từ<br />
năm 2009 đến năm 2013 gồm: Hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự; Hoạt động xét xử<br />
phúc thẩm các vụ án hình sự, nhằm phát hiện những tồn tại, hạn chế cũng như những yếu tố<br />
<br />
ảnh hưởng đến hoạt động xét xử các vụ án hình sự của Toà án, từ đó đưa ra các giải pháp<br />
khắc phục nguyên nhân, phát huy những thành tựu, đáp ứng một cách tốt nhất các yêu cầu của<br />
hoạt động xét xử các vụ án hình sự của Toà án nhân dân địa phương, đồng thời đề xuất các<br />
giải pháp để bảo đảm cho xét xử các vụ án hình sự của TAND đúng pháp luật, phù hợp với<br />
tiến trình xây dựng nhà nước pháp quyền.<br />
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn<br />
5.1. Cơ sở lý luận<br />
Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về Nhà nước và<br />
pháp luật; tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp quyền; đường lối của Đảng Cộng sản<br />
Việt Nam về xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân. Đặc biệt là<br />
các quan điểm chỉ đạo cải cách tư pháp, theo tinh thần nghị quyết 08_NQ/TW; 49_NQ/TW<br />
của Bộ chính trị về vấn đề cải cách tổ chức và hoạt động của TAND trong giai đoạn hiện nay,<br />
nhằm đáp ứng tốt nhất yêu cầu của lộ trình cải cách tư pháp.<br />
5.2. Các phương pháp nghiên cứu<br />
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu cụ thể đó là: Phân tích, tổng hợp, so sánh,<br />
lịch sử và lôgic, phương pháp thống kê, trong đó chú trọng các phương pháp kết hợp giữa lý<br />
luận và thực tiễn.<br />
6. Đóng góp mới về khoa học của luận văn<br />
Trên cơ sở làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về vị trí, vai trò của Thẩm<br />
phán trong xét xử các vụ án hình sự nói chung và trong hoạt động xét xử án hình sự của TAND<br />
qua thực tiễn tỉnh Ninh Bình nói riêng, luận văn đề xuất một số yêu cầu và giải pháp cụ thể nhằm<br />
góp phần nâng cao chất lượng xét xử các vụ án hình sự của Thẩm phán TAND cấp tỉnh đáp ứng<br />
nhu cầu công cuộc cải cách Tư pháp hiện nay.<br />
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn<br />
- Về mặt lý luận: Luận văn góp phần làm sáng tỏ lý luận về vị trí, vai trò của Thẩm<br />
phán trong xét xử các vụ án hình sự, làm sáng tỏ các đặc điểm của áp dụng pháp luật của<br />
Thẩm phán TAND cấp tỉnh trong việc xét xử các vụ án hình sự.<br />
<br />