Viện Kiểm sát với vai trò bảo vệ quyền con<br />
người trong tố tụng hình sự Việt Nam<br />
Nguyễn Thị Phương Nga<br />
Khoa Luật<br />
Luận văn Thạc sĩ ngành: Luật hình sự; Mã số: 60 38 40<br />
Người hướng dẫn: TS. Phạm Mạnh Hùng<br />
Năm bảo vệ: 2014<br />
Keywords. Luật hình sự; Viện Kiểm sát; Tố tụng hình sự; Pháp luật Việt Nam<br />
Content<br />
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI<br />
Chúng ta đang xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân. Một nhà nước mà<br />
ở đó, quyền con người được tôn trọng và bảo vệ không chỉ dừng lại ở các tuyên bố chính trị, ghi<br />
nhận trong Hiến pháp, pháp luật mà còn được bảo vệ trong thực tế. Quyền con người là một giá<br />
trị thiêng liêng bất khả tước đoạt. Nó hiện hữu trong nhiều lĩnh vực của đời sống trong đó có lĩnh<br />
vực TTHS. Không phổ biến, không rộng lớn, không diễn ra hàng ngày hàng giờ như các lĩnh vực<br />
hành chính, kinh tế, môi trường… nhưng có thể nói, quyền con người trong TTHS lại là quyền<br />
dễ bị xâm phạm, bị tổn thương nhất và hậu quả để lại cũng nghiêm trọng nhất khi nó động chạm<br />
đến quyền được sống, quyền tự do và sinh mệnh chính trị của một cá nhân. Bởi lẽ, TTHS với tư<br />
cách là quá trình nhà nước đưa một người ra xử lý trước pháp luật khi họ bị coi là tội phạm; luôn<br />
thể hiện đậm tính quyền lực nhà nước với sức mạnh cưỡng chế nhà nước, với sự thiếu quân bình<br />
về thế và lực của các bên tham gia quan hệ TTHS; mà sự yếu thế luôn thuộc về những người bị<br />
buộc tội. Chính vì vậy, hoạt động TTHS, trong bất cứ nhà nước nào đều được xếp vào “nhóm<br />
nguy cơ cao” khi người ta nói đến vấn đề bảo vệ quyền con người.<br />
Phát hiện, xử lý tội phạm là công việc của bất kỳ nhà nước nào nhằm bảo vệ lợi ích của nhà<br />
nước, của xã hội, của cá nhân trong xã hội đó. Vừa đảm bảo việc phát hiện xử lý tội phạm, vừa<br />
phải đảm bảo không xâm phạm quyền con người là một mâu thuẫn mà giải quyết hài hòa mâu<br />
thuẫn này đó chính là biểu hiện của một kiểu TTHS trong một nhà nước văn minh. Công việc<br />
đầu tiên ở đâu cũng đòi hỏi và nhà nước nào cũng có nhiệm vụ phải làm là: Ghi nhận cụ thể<br />
những quyền con người nào trong hệ thống pháp luật TTHS của mình. Việc ghi nhận này không<br />
phải là sự ban phát từ phía nhà nước mà bắt nguồn từ nhiều yếu tố trong đó có việc thừa nhận<br />
những giá trị cao quý nhân loại đã thừa nhận chung. Chúng ta có thể tìm thấy trong các văn kiện<br />
Quốc tế về quyền con người trong TTHS như Tuyên ngôn nhân quyền thế giới năm 1948<br />
(UHDR); Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966 (ICCPR); Những nguyên<br />
tắc cơ bản trong việc đối xử với tù nhân; Công ước chống tra tấn, đối xử vô nhân đạo và hạ nhục<br />
con người năm 1985….<br />
Nghiên cứu các văn bản này đưa đến một khẳng định quyền con người trong TTHS là sự cụ thể<br />
quyền được sống, quyền được tự do, trong lĩnh vực TTHS. Theo đó, quyền con người trong TTHS<br />
bao gồm những quyền: Quyền được xét xử công bằng bởi một thủ tục TTHS và tòa án công bằng,<br />
công khai; Quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, sức khỏe, danh dự , nhân phâm và quyền tự do<br />
cá nhân khác. Mọi trường hợp áp dụng các biện pháp cưỡng chế TTHS phải trên cơ sở luật định;<br />
Quyền được suy đoán vô tội; Quyền được bào chữa và biện hộ, quyền không bị xét xử quá mức<br />
chậm trễ; Người chưa thành niên phải được áp dụng thủ tục TTHS đặc biệt; Quyền kháng cáo bản<br />
<br />
án để xét xử phúc thẩm, quyền được nhanh chóng minh oan. Quyền không bị kết tội hai lần về<br />
cùng 1 hành vi….; Các quyền con người trong thi hành án hình sự và sau xét xử (Điều 10, 11<br />
UHDR, Điều 14, 15 và 11 ICCPR) …<br />
Những quyền trên là những quyền của người bị buộc tội - đối tượng quan trọng nhất cần bảo vệ<br />
trong TTHS. Bên cạnh đó,khi nghiên cứu về quyền con người trong TTHS chúng ta còn cần<br />
quan tâm đến quyền của nạn nhân của tội phạm (người bị hại), quyền của người làm chứng và<br />
những người liên quan khác, quyền con người của những người tiến hành tố tụng như điều tra<br />
viên, công tố viên và thẩm phán. Những người này họ cũng có quyền con người của họ như<br />
quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, danh dự, nhân phẩm, quyền được bảo vệ các quyền<br />
chính trị, dân sự, kinh tế của mình bằng con đường TTHS. Các quyền đó được bảo về thông qua<br />
các quy định về quyền hạn và nghĩa vụ của hệ thống cơ quan tư pháp hình sự và đặc biệt là thông<br />
qua vai trò của hệ thống VKS trong pháp luật tố TTHS.<br />
Cho đến nay, Việt Nam chúng ta đã tham gia phần lớn và cam kết thực hiện ở cả hai phương<br />
diện lập pháp và cam kết thực hiện thực tiễn các văn kiện về quyền con người. Điều đó được thể<br />
hiện trong BLTTHS của nước CHXHCN Việt Nam ở mức độ khác nhau: Có thể trang trọng quy<br />
định là nguyên tắc cơ bản, Nguyên tắc bảo vệ quyền cơ bản của công dân; bảo vệ quyền bất khả<br />
xâm phạm về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm, suy đoán vô tội, quyền bào chữa<br />
quyền kháng cáo, quyền minh oan. Hay được thể hiện thông qua các quy định về hệ thống các cơ<br />
quan tư pháp hình sự, quyền và nghĩa vụ của hệ thống tư pháp hình sự trong đó có quy định về<br />
vai trò của VKS trong việc bảo đảm quyền con người theo pháp luật hình sự, tố tụng hình sự…<br />
Trong bối cảnh Việt Nam đang thực hiện công cuộc cải cách tư pháp theo tinh thần Nghị quyết<br />
số 08 ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong<br />
thời gian tới; Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 25/4/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây<br />
dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020; và<br />
Nghị quyết số 49- NQ/TW ngày 02/06/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến<br />
năm 2020 với nội dung “sớm hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến lĩnh vực tư pháp phù<br />
hợp với mục tiêu của chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật…”, nâng cao hiệu<br />
quả hoạt động cũng như vai trò của hệ thống tư pháp hình sự, đặc biệt là vai trò của VKSND<br />
trong việc bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong TTHS cũng là một vấn đề cấp thiết đặt<br />
ra trong quá trình hoàn thiện pháp luật TTHS trong giai đoạn hiện nay. Nghiên cứu các quy định<br />
trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về vai trò của VKS trong việc bảo vệ quyền con người<br />
và thực tiễn áp dụng, cũng như đưa ra các giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của việc áp<br />
dụng những quy định đó trên thực tế không chỉ có ý nghĩa lý luận, thực tiễn và pháp lý quan<br />
trọng mà còn là lý do luận chứng cho sự cần thiết để tác giả lựa chọn đề tài “Viện Kiểm sát với<br />
vai trò bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự Việt Nam” làm luận văn thạc sĩ luật<br />
học.<br />
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU<br />
Khi lựa chọn đề tài cho luận văn của mình, tác giả luận văn có mục đích tìm hiểu và nghiên cứu<br />
các quy định của pháp luật Việt Nam về vai trò của VKS trong việc bảo về quyền con người theo<br />
pháp luật TTHS Việt Nam và việc thực hiện chúng trong thực tiễn xét xử các vụ án hình sự.<br />
Thông qua sự tìm hiểu đó, tác giả luận văn đưa ra những nhận xét và đánh giá theo quan điểm<br />
của cá nhân về sự phù hợp hay không phù hợp của pháp luật Việt Nam về vấn đề này. Từ đó luận<br />
văn đưa ra những kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định về vai trò của VKS trong<br />
việc bảo vệ quyền con người theo pháp luật TTHS Việt Nam, cũng như đề xuất những giải pháp<br />
nâng cao hiệu quả trong hoạt động của Viện Kiểm sát trong thực tiễn áp dụng pháp luật tố tụng<br />
hình sự.<br />
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI<br />
- Đối tượng nghiên cứu: Tác giả luận văn nghiên cứu những vấn đề pháp luật có liên quan đến<br />
quyền con người và bảo vệ quyền con người trong TTHS tụng hình sự Việt Nam.<br />
- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu những vấn đề xung quanh việc quy định về vai trò<br />
của VKS và việc thực hiện vai trò đó của VKS trong việc bảo vệ quyền con người trong<br />
BLTTHS 2003, kết hợp với việc nghiên cứu đánh giá tình hình áp dụng các quy định đó trong<br />
thực tế xét xử các vụ án hình sự và những nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế để kiến nghị<br />
<br />
những giải pháp hoàn thiện luật thực định và nâng cao hiệu quả áp dụng những quy định đó<br />
trong thực tiễn.<br />
4. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Quá trình nghiên cứu đề tài của luận văn tác giả đã dựa trên các quan điểm của Đảng, của Nhà<br />
nước về vị trí, vai trò của VKSND và việc bảo vệ quyền con người của VKS trong các hoạt động<br />
tố tụng hình sự. Ngoài ra, tác giả luận văn còn sử dụng các phương pháp thống kê, phân tích, so<br />
sánh, tổng hợp… khi nghiên cứu đề tài.<br />
5. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI<br />
Với việc nghiên cứu đề tài này, luận văn góp phần làm rõ thêm một số vấn đề lý luận về quyền<br />
con người, về vai trò của VKS trong việc bảo vệ quyền con người, đặc biệt là quyền con người<br />
trong TTHS. Trên cơ sở đó đánh giá thực trạng và đề xuất phương hướng, nội dung hoàn thiện<br />
pháp luật về vai trò bảo vệ quyền con người của VKS trong pháp luật TTHS Việt Nam.<br />
6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN<br />
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, nội dung của luận văn được thể hiện trong ba chương<br />
với nội dung như sau:<br />
- Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về quyền con người và bảo vệ quyền con người.<br />
- Chương 2: Vai trò bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự Việt Nam của Viện Kiểm sát.<br />
- Chương 3: Thực tiễn bảo vệ quyền con người của Viện Kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình<br />
sự và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc bảo vệ quyền con người của Viện Kiểm<br />
sát nhân dân.<br />
<br />
References<br />
1. Bộ Ngoại giao (2005), Sách trắng Thành tựu bảo vệ và phát triển quyền con người ở Việt<br />
Nam,(http://www.mofa.gov.vn/en/ctc).<br />
2. Bộ Công an, Bộ Tư pháp (2010), Đề cương giới thiệu những nội dung cơ bản của Luật thi<br />
hành<br />
án<br />
hình<br />
sự,<br />
(http://moj.gov.vn/pbgdpl/Lists/DeCuongVanBan/View_Detail.aspx?ItemId=90).<br />
3. Bộ Tư pháp (2013), Báo cáo nghiên cứu rà soát quy định pháp luật Việt Nam về các quyền<br />
Dân sự, chính trị, Tháng 12/2013.<br />
4. GS.TSKH. Lê Văn Cảm (2010), “Luật tố tụng hình sự Việt Nam trong giai đoạn xây dựng<br />
Nhà nước pháp quyền - vấn đề pháp điển hóa lần thứ ba”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN ,<br />
Luật học (26), tr.81-93.<br />
5. PGS.TS. Nguyễn Ngọc Chí (2014), “Tổ chức và hoạt động điều tra vụ án hình sự của Viện<br />
kiểm sát/Viện Công tố ở một số nước trên thế giới – Những kinh nghiệm rút ra đối với việc<br />
đổi mới Cơ quan điều tra Viện Kiểm sát nhân dân”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học,<br />
Tập 30 (1).<br />
6. PGS.TS.Nguyễn Ngọc Chí (2007), “Bảo vệ quyền con người bằng pháp luật tố tụng hình<br />
sự”, Tạp chí khoa học ĐHQGHN, Kinh tế - Luật 23, tr. 64-80.<br />
7. PGS.TS. Nguyễn Ngọc Chí (2007), “Các nguyên tắc cơ bản trong Luật Tố tụng Hình sự những đề suất sửa đổi, bổ sung”, Tạp chí khoa học ĐHQGHN, Kinh tế - Luật (24), tr. 239253.<br />
8. PTS.TS. Hà Hùng Cường (2013), “Luật Xử lý vi phạm hành chính - bước phát triển mới về<br />
cơ chế pháp lý bảo đảm quyền con người, quyền công dân ở nước ta”, Báo Nhân dân điện<br />
tử,<br />
ngày<br />
17/07/2013<br />
(http://www.nhandan.com.vn/chinhtri/tintucsukien/item/20782802.html).<br />
9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB<br />
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 134.<br />
10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính<br />
trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, Hà Nội .<br />
11. Đảng cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính<br />
trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định<br />
hướng đến năm 2020, Hà Nội.<br />
<br />
12. Đảng cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính<br />
trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.<br />
13. Ths. Đỗ Văn Đương (2008), “Cần phân định rõ thẩm quyền hành chính với trách nhiệm và<br />
quyền hạn tố tụng trong TTHS”, Tạp chí Kiểm sát (18), tr. 37.<br />
14. Đại Hội Đồng Liên Hợp Quốc (1948), Tuyên ngôn nhân quyền quốc tế năm 1948<br />
http://vi.wikipedia.org/wiki/Tuy%C3%AAn_ng%C3%B4n_Qu%E1%BB%91c_t%E1%BA%<br />
BF_Nh%C3%A2n_quy%E1%BB%81n.<br />
15. Trần Ngọc Đường (2004), Quyền con người, quyền công dân trong nhà nước pháp quyền<br />
XHCN Việt Nam, NXB Chính tri Quốc gia, Hà Nội.<br />
16. Nguyễn Quang Hiền (2004), "Pháp luật – phương tiện quan trọng bảo vệ quyền con<br />
người", Tạp chí Khoa học pháp lý (1).<br />
17. Hội đồng Phối hợp Phổ biến Giáo dục pháp luật Trung ương (2013), Quyền con người và<br />
chính sách pháp luật về quyền con người, Đặc san tuyên truyền pháp luật số 06/2013.<br />
18. TS. Phạm Mạnh Hùng (2010), “Một số vấn đề về pháp luật hình sự, tố tụng hình sự và hệ<br />
thống tư pháp của CHLB Đức”, Tạp chí Kiểm sát (01).<br />
19. TS. Phạm Mạnh Hùng (2011), “Bảo vệ quyền con người qua hoạt động thực hành quyền<br />
công tố và kiểm sát tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự của Viện kiểm sát”, Tạp chí<br />
kiểm sát (21).<br />
20. Trần Thị Phương Hảo (2008), Đảm bảo pháp lý về quyền con người ở Việt Nam hiện nay,<br />
Luận văn thạc sỹ Luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.<br />
21. Ths. Trần Thị Hương, “Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ninh (2014), Nâng cao năng<br />
lực tranh tụng tại phiên tòa hình sự cho Kiểm sát viên”, Trang thông tin điện tử tổng hợp<br />
Ban Nội chính Trung Ương (http://noichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/201407/nang-caonang-luc-tranh-tung-tai-phien-toa-hinh-su-cho-kiem-sat-vien-295067/).<br />
22. Ths. Nguyễn Ngọc Kiện (2013), “Tăng quyền hạn tố tụng hình sự cho kiểm sát viên để bảo<br />
đảm hoạt động tranh tụng”, Tạp chí kiểm sát (17), tr.19.<br />
23. Ths. Nguyễn Ngọc Kiện (2013), “Mối quan hệ giữa Tòa án và Viện kiểm sát trong tố tụng<br />
hình sự”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật (01).<br />
24. Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội (2014), Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam,<br />
NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội, tr.45.<br />
25. Nguyễn Đăng Dung – Vũ Công Giao – Lã Khánh Tùng (đồng chủ biên) (2009), Giáo trình<br />
Lý luận và pháp luật về Quyền con người, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.<br />
26. GS.TSKH. Lê Văn Cảm (chủ biên) (2009), Hệ thống tư pháp hình sự trong giai đoạn xây<br />
dựng nhà nước pháp quyền, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.<br />
27. Quốc hội (2005), Bộ luật Dân sự 2005, NXB Tư pháp, Hà Nội.<br />
28. Quốc hội (1959), Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa năm 1959, NXB Chính trị<br />
Quốc gia, Hà Nội.<br />
29. Quốc hội (1980), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1980, NXB<br />
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.<br />
30. Quốc hội (2013), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, NXB<br />
Chính trị Tư pháp, Hà Nội.<br />
31. Quốc hội (2009), Bộ luật Hình sự năm 1999 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt<br />
Nam (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.<br />
32. Quốc hội (1988), Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 1988; NXB , Hà Nội.<br />
33. Quốc hội (2003), Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.<br />
34. Quốc hội (1960), Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1960, Hà Nội.<br />
35. Quốc hội (1981), Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1981, Hà Nội.<br />
36. Quốc hội (2002), Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002, NXB Tư pháp, Hà Nội.<br />
37. Quốc hội (2012), Luật Thi hành án hình sự năm 2010, NXB Lao động, Hà Nội.<br />
38. Phạm Hồng Quân (2012), “Về chức năng và nhiệm vụ của Viện Kiểm sát nhân dân trong<br />
giai đoạn điều tra các vụ án hình sự”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học (28), tr.186198.<br />
39. Trung tâm Nghiên cứu Quyền Con người – Quyền Công dân, Khoa Luật Đại học Quốc gia<br />
<br />
40.<br />
<br />
41.<br />
42.<br />
43.<br />
44.<br />
45.<br />
<br />
46.<br />
47.<br />
48.<br />
49.<br />
<br />
50.<br />
51.<br />
<br />
52.<br />
53.<br />
54.<br />
55.<br />
56.<br />
57.<br />
58.<br />
59.<br />
60.<br />
61.<br />
62.<br />
63.<br />
64.<br />
65.<br />
66.<br />
67.<br />
68.<br />
69.<br />
<br />
Hà Nội (2012), Giới thiệu Công ước quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị ( ICCPR,<br />
1966), NXB Hồng Đức, Hà Nội.<br />
Trung tâm Nghiên cứu Quyền Con người – Quyền Công dân, Khoa Luật Đại học Quốc gia<br />
Hà Nội (2012), Giới thiệu Công ước quốc tế về các quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa<br />
(ICESCR 1966), NXB Hồng Đức, Hà Nội.<br />
Trung tâm nghiên cứu quyền con người – quyền Công dân, Khoa Luật- Đại học Quốc gia<br />
Hà Nội (2012), Hỏi đáp về Quyền con người, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.<br />
Bản dịch của tác giả Nông Xuân Trường, VKH kiểm sát, VKSNDTC, Bộ luật Tố tụng hình<br />
sự Nhật Bản (http://tks.edu.vn/law/detail/1280_0_Bo-luat-to-tung-hinh-su-Nhat-Ban.html).<br />
Đặng Khắc Thắng - VKSND huyện Thủy Nguyên (2011), Tài liệu Hội thảo giới thiệu Bộ<br />
luật Tố tụng hình sự Nhật Bản ngày 15/12/2011 tại Hải Phòng.<br />
Vụ Công tác Lập pháp, Viện Khoa học Kiểm sát (2003), Những sửa đổi cơ bản của Bộ luật<br />
Tố tụng hình sự năm 2003, NXB Tư pháp, Hà Nội.<br />
Vụ phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp (2012), Một số kiến thức pháp luật về quyền<br />
con người, Dành cho giáo viên dạy môn Giáo dục công dân, môn Pháp luật, Tập 1 Quyền<br />
Dân sự và Chính trị; NXB Tư pháp, Hà Nội.<br />
Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2000), Kỷ yếu Viện kiểm sát nhân dân Việt Nam 19602000, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.<br />
Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2011), Báo cáo Tổng kết công tác của ngành Kiểm sát<br />
nhân dân năm 2011; Hà Nội.<br />
Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Tháng 8/2013), Báo cáo chuyên đề “Xác định vai trò của Viện<br />
kiểm sát nhân dân trong kiểm sát hoạt động xét xử”, Hà Nội.<br />
Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2013), Hội thảo quốc tế “Kinh nghiệm Tố tụng hình sự của<br />
Cộng hòa Liên bang Đức và những vấn đề rút ra đối với việc hoàn thiện BLTTHS Việt<br />
Nam”, (http://www.tapchikiemsat.org.vn/ArtDetails.aspx?id=3964#.VCknR1ezG00 ).<br />
Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp (2005), Bình luận khoa học Bộ luật Tố tụng hình sự<br />
năm 2003, NXB Tư pháp, Hà Nội.<br />
ThS. Hoàng Hải Yến (2014), “Cần sửa đổi một số quy định của BLTTHS về nhiệm vụ,<br />
quyền hạn của Kiểm sát viên”, website Trường Đại học Kiểm sát; Hà Nội<br />
(http://tks.edu.vn/portal/detailtks/6995_66__Can-sua-doi-mot-so-quy-dinh-cua-BLTTHS-ve-nhiem-vu,-quyen-han-cua-Kiem-sat-vien.html).<br />
Bộ luật Tố tụng hình sự Cộng hòa Liên bang Đức, http://tks.edu.vn/law/detail/1027_0_Boluat-to-tung-hinh-su-Cong-hoa-lien-bang-Duc.html<br />
http://baodientu.chinhphu.vn/Gop-y-Hien-ke/.<br />
http://baodientu.chinhphu.vn/The-gioi-va-Viet-Nam/.<br />
http://baophapluat.vn/trong-nuoc/.<br />
http://www.crights.org.vn/home.asp?id=107&langid=1.<br />
http://kenhphununews.blogspot.com/2014/02/.<br />
http://mod.gov.vn/wps/portal/!ut/p/b1/.<br />
http://moj.gov.vn/ct/tintuc/Pages/thong-tin-khac.aspx?ItemID=3695.<br />
http://moj.gov.vn/ct/tintuc/Pages/thong-tin-khac.aspx?ItemID=3684.<br />
http://kiemsatcaobang.vn/index.php/news/tin-trong-nganh/.<br />
http://vienkiemsathaiphong.gov.vn/index.php/home/detail/628/.<br />
http://vietnamese.vietnam.usembassy.gov/doc_ej1108_iii.html.<br />
http://vienkiemsathatinh.gov.vn/vks/default/read.html/news/119?.<br />
http://vienkiemsat.nghean.gov.vn/wps/portal/vienkiemsat/.<br />
http://vietnamese.vietnam.usembassy.gov/doc_ej1108_iii.html.<br />
http://vienkhpl.ac.vn/index.php?cid=300.<br />
http://vi.wikipedia.org/wiki/.<br />
http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-vn/61/43/.<br />
<br />