Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường của lực lượng Cảnh sát môi trường tại tỉnh Bắc Ninh
lượt xem 9
download
Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm rõ cơ sở lý luận về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT, thực trạng XPVPHC trong lĩnh BVMT của lực lượng Cảnh sát môi trường trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, từ đó đề xuất các quan điểm, giải pháp hoàn thiện quy định và tăng cường XPVPHC trong lĩnh vực BVMT.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường của lực lượng Cảnh sát môi trường tại tỉnh Bắc Ninh
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ………………./………………. ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA ĐẶNG NGỌC MINH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA LỰC LƯỢNG CẢNH SÁT MÔI TRƯỜNG TẠI TỈNH BẮC NINH Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số: 8 38 01 02 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI – NĂM 2020
- Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Vũ Đức Đán Phản biện 1: PGS. TS. Lê Thị Hương Học viện Hành chính Quốc gia Phản biện 2: TS. Trần Đức Lượng Thanh tra Chính phủ Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng họp ........, Nhà ........ - Hội trường Bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Số 77 Nguyễn Chí Thanh - Quận Đống Đa - TP Hà Nội Thời gian: vào hồi 9 giờ 00 ngày 18 tháng 9 năm 2020 Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang web Ban QLĐT Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1 Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA LỰC LƯỢNG CẢNH SÁT MÔI TRƯỜNG............... 7 1.1. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ................... 7 1.2. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường của lực lượng Cảnh sát môi trường ............................................................... 8 1.3. Các yếu tố tác động và bảo đảm xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ................................................................... 12 Chương 2. THỰC TRẠNG XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA LỰC LƯỢNG CẢNH SÁT MÔI TRƯỜNG TẠI TỈNH BẮC NINH .......................... 12 2.1. Thực trạng vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh ........................................................................................ 12 2.2. Kết quả xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường của lực lượng Cảnh sát môi trường tại tỉnh Bắc Ninh ............... 13 2.3. Đánh giá kết quả xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường của lực lượng Cảnh sát môi trường tại tỉnh Bắc Ninh........ 17 Chương 3. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA LỰC LƯỢNG CẢNH SÁT MÔI TRƯỜNG TẠI TỈNH BẮC NINH..................................................................................................... 19 3.1. Quan điểm ...................................................................................... 19 3.2. Giải pháp ........................................................................................ 20 KẾT LUẬN ........................................................................................... 22 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài luận văn XPVPHC trong lĩnh vực BVMT là một chế định lớn của hoạt động quản lý hành chính nhà nước về môi trường, là biện pháp hữu hiệu đảm bảo duy trì trật tự QLNN về BVMT, là công cụ pháp lý quan trọng đảm bảo quá trình phát triển bền vững đất nước. Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật về XPVPHC nói chung và XPVPHC trong lĩnh vực BVMT nói riêng như Luật xử lý VPHC năm 2012 (tiền thân là Pháp lệnh xử lý VPHC năm 2002, sửa đổi bổ sung năm các năm 2007, 2008), Luật BVMT năm 2014, Nghị định số 155/2016/NĐCP ngày 18/11/2016... Công tác phát hiện, xử lý VPHC về BVMT đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần quan trọng vào công cuộc BVMT và phát triển bền vững đất nước. Tuy nhiên, vì nhiều lý do chủ quan và khách quan, kết quả công tác XPVPHC trong lĩnh vực vực BVMT chưa đáp ứng được so với yêu cầu. Số vụ phát hiện, xử lý so với thực tiễn vi phạm còn thấp. Quy định pháp luật còn chồng chéo, không cụ thể hoặc chưa có chế tài xử lý; năng lực của cơ quan QLNN về môi trường, quan trắc môi trường, đấu tranh phòng, chống vi phạm và tội phạm về môi trường còn hạn chế… Lực lượng CSMT được thành lập ngày 29/11/2006, mô hình tổ chức được triển khai từ Bộ (Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường) đến Công an các tỉnh, thành phố (Phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường) và Công an các quận, huyện, thị xã (Đội Cảnh sát kinh tế, ma túy và môi trường). Thời gian qua, lực lượng CSMT đã thể hiện là một lực lượng quan trọng trong phát hiện, xử lý các VPHC về BVMT.
- 2 Bắc Ninh là tỉnh có diện tích nhỏ nhất cả nước nhưng đứng thứ 7 cả nước về tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP). GRDP bình quân đầu người của tỉnh đạt 6.163 USD, gấp 2,23 lần so với bình quân chung và đứng thứ hai cả nước. Trong năm 2019, giá trị sản xuất công nghiệp của Bắc Ninh đạt gần một triệu tỷ đồng, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) đạt ở vị trí thứ tư. Hiện nay, Bắc Ninh có 16 KCN, 23 CCC được thành lập, 62 làng nghề và hơn 10.000 doanh nghiệp. Sự phát triển chưa đồng bộ của các CCN về cơ sở hạ tầng, chưa chú trọng đến các biện pháp BVMT dẫn đến áp lực về việc kiểm soát nguồn thải (nước thải, khí thải, chất thải rắn), là nguyên nhân chính gây ÔNMT. Kết quả quan trắc chất lượng môi trường tại các CCN trong những năm qua cho thấy ÔNMT không khí. Môi trường tại một số làng nghề cũng bị ô nhiễm nghiêm trọng, kết quả phân tích chất lượng nước, không khí tại một số làng nghề vượt QCKT nhiều lần. Nước thải của các cơ sở sản xuất ở các làng nghề cơ bản đều không được xử lý, thải thẳng vào hệ thống thuỷ nông. Hầu hết các CCN không có hệ thống xử lý nước thải, hàng ngày xả hàng chục nghìn m3 nước thải chưa qua xử lý ra môi trường. Kết quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và VPPL về BVMT cho thấy, tình trạng VPPL về môi trường tại Bắc Ninh chủ yếu là các vi phạm về quản lý CTNH, CTCN, xả nước thải, khí thải không qua xử lý hoặc vượt QCKT ra môi trường, vi phạm các quy định trong thực hiện ĐTM, cam kết BVMT, vi phạm các quy định về bảo vệ và phát triển rừng và bảo vệ đa dạng sinh học, quản lý tài nguyên, khoáng sản. Trong ba năm, từ năm 2017 đến năm 2019, lực lượng CSMT đã tiến hành XPVPHC trong lĩnh vực BVMT 986 vụ với tổng số tiền xử phạt là 16.403 triệu đồng. Số lượng vụ phát hiện và xử lý đều tăng qua các năm: Năm 2017 phát hiện, xử lý 239 vụ; năm 2018 phát hiện, xử lý
- 3 350 vụ; năm 2019 phát hiện, xử lý 397 vụ. Tuy đã đạt được một số kết quả quan trọng, song công tác XPVPHC trong lực lượng CSMT tại tỉnh Bắc Ninh còn một số tồn tại, hạn chế, cần được nhìn nhận để có giải pháp tăng cường công tác này. Từ tình hình VPPL về BVMT thời gian qua trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, với mong muốn áp dụng kiến thức được trang bị và thực tiễn công tác để đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp tăng cường XPVPHC trong lĩnh vực BVMT của lực lượng CSMT tại Bắc Ninh, học viên lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường của lực lượng Cảnh sát môi trường tại tỉnh Bắc Ninh” làm luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ luật học, chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn VPHC và XPVPHC trong lĩnh vực BVMT là đề tài đã được một số nhà nghiên cứu khai thác trong những năm qua. Tuy nhiên, số lượng các công trình trong lĩnh vực này chưa thực sự phong phú, đa dạng. Có thể kể đến các công trình như: "Thực hiện pháp luật về xử lý VPHC trong lĩnh vực BVMT ở Việt Nam hiện nay", Luận án Tiến sĩ Luật học của Vũ Ngọc Hà (2019); “Hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm pháp lý trong lĩnh vực BVMT ở Việt Nam”, Luận án Tiến sĩ Luật học của Nguyễn Thị Tố Uyên; “XPVPHC trong lĩnh vực môi trường từ thực tiễn các KCN tỉnh Bắc Giang”, Luận văn thạc sỹ Luật học của Dương Thị Thanh Tuyền (2018); “Pháp luật về BVMT qua thực tiễn các cơ sở sản xuất, kinh doanh ở tỉnh Quảng Bình”, Luận văn thạc sỹ Luật học của Nguyễn Đức Đồng (2018)… Những công trình này đã tập trung làm rõ những khái niệm cơ bản về XPVPHC trong lĩnh vực BVMT, chỉ ra một số những ưu nhược
- 4 điểm trong thực hiện pháp luật và kết quả thực tiễn ở một số tỉnh như Bắc Giang, Quảng Bình... Trên cơ sở kế thừa những thành quả nghiên cứu của các công trình nghiên cứu khoa học đã được công bố về VPHC và xử lý VPHC trong lĩnh vực môi trường, luận văn đi sâu tìm hiểu về XPVPHC trong lĩnh vực môi trường trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh dưới góc độ thực tiễn công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và VPPL về môi trường. Do khác biệt về điều kiện kinh tế - xã hội, đặc thù và chính sách phát triển của mỗi địa phương, năng lực thực thi pháp luật về xử lý VPHC trong lĩnh vực BVMT và cách tiếp cận khác từ thực tiến công tác của các tác giả, việc nghiên cứu về chủ đề này sẽ góp phần củng cố lý luận và thực tiễn về XPVPHC trong lĩnh vực BVMT. Hiện nay, chưa có công trình nghiên cứu nào về XPVPHC trong lĩnh vực BVMT trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm rõ cơ sở lý luận về XPVPHC trong lĩnh vực BVMT, thực trạng XPVPHC trong lĩnh BVMT của lực lượng CSMT trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, từ đó đề xuất các quan điểm, giải pháp hoàn thiện quy định và tăng cường XPVPHC trong lĩnh vực BVMT. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện được mục đích đặt ra, luận văn tập trung giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu sau đây: - Hệ thống hóa, phân tích cơ sở lý luận về XPVPHC trong lĩnh vực BVMT.
- 5 - Đánh giá thực trạng về XPVPHC trong lĩnh vực BVMT của lực lượng CSMT trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. - Đề xuất giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật và đẩy mạnh XPVPHC trong lĩnh vực BVMT của lực lượng CSMT trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu - Quy định pháp luật về XPVPHC trong lĩnh vực BVMT. - Thực tiễn XPVPHC trong lĩnh vực BVMT của lực lượng CSMT trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. 4.1. Phạm vi nghiên cứu - Về thời gian: Từ năm 2017 đến nay. - Về không gian: Trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Phương pháp luận Nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của Triết học Mác - Lê nin, đường lối chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển kinh tế - xã hội và BVMT. Nghiên cứu dựa trên quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và pháp luật nước CHXHCN Việt Nam về QLNN về BVMT nói chung và XPVPHC về BVMT nói riêng. 5.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp phân tích và tổng hợp, bao gồm: phân tích các khái niệm, nội dung, nguyên tắc của XPVPHC trong lĩnh vực BVMT, các kết quả nghiên cứu về VPHC trong lĩnh vực BVMT, tổng hợp số liệu về công tác XPVPHC về BVMT của lực lượng CSMT,…
- 6 - Phương pháp tổng kết thực tiễn: phương pháp này được sử dụng để đánh giá những ưu điểm, tồn tại, hạn chế trong công tác XPVPHC về BVMT của lực lượng CSMT và nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế. - Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình (case study): Tiến hành nghiên cứu một số trường hợp điển hình về VPPL về môi trường mà lực lượng CSMT đã phát hiện, đấu tranh, xử phạt thời gian qua trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Kết quả của luận văn bổ sung những vấn đề lý luận về VPHC và XPVPHC trong lĩnh vực BVMT nói chung và tại tỉnh Bắc Ninh nói riêng. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn - Luận văn góp phần đánh giá thực trạng VPHC trong lĩnh vực môi trường trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. - Đề xuất giải pháp đẩy mạnh XPVPHC trong lĩnh vực BVMT trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh để các cơ quan có thẩm quyền xử lý VPHC trong lĩnh vực môi trường tham khảo. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được bố cục thành ba chương: Chương 1. Những vấn đề lý luận và pháp lý về XPVPHC trong lĩnh vực BVMT của lực lượng CSMT. Chương 2. Thực trạng XPVPHC trong lĩnh vực BVMT của lực lượng CSMT tại tỉnh Bắc Ninh. Chương 3. Quan điểm và giải pháp đẩy mạnh XPVPHC trong lĩnh vực BVMT của lực lượng CSMT tại tỉnh Bắc Ninh.
- 7 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA LỰC LƯỢNG CẢNH SÁT MÔI TRƯỜNG 1.1. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường 1.1.1. Khái niệm về môi trường Luật BVMT năm 2014 quy định: Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật. Môi trường có các chức năng cơ bản sau: là không gian sống của con người và các loài sinh vật, là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con người, là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất của mình, là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con người và sinh vật trên trái đất, là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người. 1.1.2. Khái niệm vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường VPHC trong lĩnh vực BVMT là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về QLNN trong lĩnh vực BVMT mà chưa đến mức là tội phạm, bị xác định vi phạm và bị xử lý bởi những người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước theo quy định của pháp luật. 1.1.3. Đặc điểm của vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường:
- 8 VPHC trong lĩnh vực BVMT là một loại VPHC, vì vậy mang đầy đủ các đặc điểm của VPHC nói chung. Ngoài đặc điểm chung của một loại VPHC, nó có những đặc điểm đặc thù sau: - Một hành vi VPHC môi trường có thể xâm hại nhiều lĩnh vực. - VPHC trong lĩnh vực BVMT trong đa số các trường hợp chưa để lại hậu quả ngay lập tức có thể định lượng được. - Để xác định được một hành vi có phải là hành vi gây ÔNMT không phải thực hiện việc định mẫu chất thải, giống cây, con và dựa vào hệ thống tiêu chuẩn, QCKT về môi trường để đối chiếu. 1.1.4. Các loại hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường Lực lượng CSMT, từ thực tiễn công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và VPPL về BVMT, để thống nhất trong công tác tổng hợp và đánh giá số liệu, đã phân loại các hành vi VPHC trong lĩnh vực BVMT như sau: (1) Hành vi gây ÔNMT; (2) Vi phạm các quy định về bảo vệ và phát triển rừng và bảo vệ đa dạng sinh học; (3) Vi phạm các quy định về quản lý tài nguyên, khoáng sản; (4) Vi phạm các quy định về kế hoạch BVMT, đánh giá tác động môi trường, đề án BVMT, phòng ngừa sự cố môi trường; (5) Vi phạm quy định về quản lý chất thải; (6) Vi phạm các quy định khác. 1.2. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường của lực lượng Cảnh sát môi trường 1.2.1. Khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc của xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường XPVPHC trong lĩnh vực BVMT là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với
- 9 cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi VPHC theo quy định của pháp luật về XPVPHC trong lĩnh vực BVMT. Các cá nhân, tổ chức khi vi phạm các quy định của pháp luật về BVMT thì sẽ bị pháp luật về BVMT điều chỉnh. Hoạt động XPVPHC trong lĩnh vực BVMT được tiến hành theo các thủ tục được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật. Khi một cá nhân hoặc tổ chức có hành vi VPHC trong lĩnh vực BVMT thì sẽ bị XPVPHC tùy theo mức độ nặng nhẹ khác nhau. Mọi VPHC phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh. Việc XPVPHC được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật. Chỉ XPVPHC khi có hành vi VPHC do pháp luật quy định. Việc XPVPHC phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng… 1.2.2. Chủ thể, đối tượng, hình thức, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT a) Chủ thể xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường: - Chủ tịch UBND các cấp - Lực lượng Công an nhân dân - Thanh tra chuyên ngành - Các lực lượng khác Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan, Kiểm lâm, Thanh tra nông nghiệp và phát triển nông thôn, Thanh tra chuyên ngành thủy sản, Quản lý thị trường, Thuế, Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ đường thủy nội. b) Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường:
- 10 Đối tượng bị XPVPHC trong lĩnh vực BVMT gồm cá nhân và tổ chức trong nước và cá nhân, tổ chức nước ngoài có hành vi VPHC trong lĩnh vực BVMT trong phạm vi lãnh thổ, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hộ gia đình, hộ kinh doanh cá thể vi phạm bị xử phạt như đối với cá nhân vi phạm. c) Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường - Hình thức xử phạt chính: cảnh cáo, phạt tiền tối đa đối với một hành vi VPHC trong lĩnh vực BVMT là 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân và 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức. - Các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khác: Tước quyền sử dụng có thời hạn đối với một số loại giấy phép; đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 tháng đến 24 tháng; tịch thu tang vật VPHC, phương tiện được sử dụng để VPHC trong lĩnh vực BVMT. - Ngoài các hình thức xử phạt trên, cá nhân, tổ chức VPHC trong lĩnh vực BVMT còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả. 1.2.3. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường của lực lượng Cảnh sát môi trường CSMT là lực lượng chuyên trách thuộc CAND thực hiện chức năng phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh chống tội phạm và VPHC về môi trường; chủ động, phối hợp phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm, VPPL về tài nguyên và ATTP có liên quan đến môi trường. Cơ cấu tổ chức của lực lượng CSMT gồm ba cấp:
- 11 - Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường (gọi tắt là Cục CSMT) trực thuộc Bộ Công an. - Phòng phòng, chống tội phạm về môi trường (gọi tắt là Phòng CSMT) trực thuộc Công an các tỉnh, thành phố. - Đội thuộc Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Nghị định 155/2016/NĐ-CP của Chính phủ giao thẩm quyền XPVPHC trong lĩnh vực BVMT cho CBCS, lãnh đạo, chỉ huy của lực lượng CSMT đang thi hành công vụ, cụ thể như sau: - Chiến sỹ CAND đang thi hành công vụ có quyền: Phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 500.000 đồng, - Trạm trưởng, Đội trưởng của chiên sỹ CAND đang thi hành công vụ có quyền: Phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 1.500.000 đồng. - Trưởng Phòng CSMT và Trưởng Công an cấp huyện có quyền: Phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 25.000.000 đồng; tước quyền sử dụng Giấy phép môi trường có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn thuộc thẩm quyền; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 25.000.000 đồng; áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với một số vi phạm. - Giám đốc Công an tỉnh có quyền: Phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 50.000.000 đồng; tước quyền sử dụng Giấy phép môi trường có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn thuộc thẩm quyền; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 50.000.000 đồng; áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với một số vi phạm. - Cục trưởng Cục Cảnh sát môi trường có quyền: Phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng; tước quyền sử dụng Giấy phép môi trường có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; tịch thu tang
- 12 vật, phương tiện vi phạm hành chính; áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với một số vi phạm. 1.3. Các yếu tố tác động và bảo đảm xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường Mức độ hoàn thiện pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; Nhận thức của các cơ quan quản lý, tổ chức, doanh nghiệp và người dân; Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội; Năng lực tổ chức thực hiện pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; Công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về XPVPHC trong lĩnh vực BVMT. Chương 2 THỰC TRẠNG XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA LỰC LƯỢNG CẢNH SÁT MÔI TRƯỜNG TẠI TỈNH BẮC NINH 2.1. Thực trạng vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh 2.1.1. Đặc điểm tình hình trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có liên quan đến xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. 2.1.2. Thực trạng VPPL về BVMT trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Thực tiễn công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và VPPL về BVMT của lực lượng CSMT thời gian qua cho thấy tình trạng VPPL về BVMT trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh diễn biến phức tạp ở một số địa bàn, lĩnh vực trọng điểm.
- 13 2.2. Kết quả xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường của lực lượng Cảnh sát môi trường tại tỉnh Bắc Ninh 2.2.1. Số vụ, số tiền xử phạt Trong ba năm, từ năm 2017 đến năm 2019, lực lượng CSMT đã tiến hành XPVPHC trong lĩnh vực BVMT 986 vụ với tổng số tiền xử phạt là 16.403 triệu đồng: Bảng 2.1. Số vụ XPVPHC về BVMT của lực lượng CSMT tỉnh Bắc Ninh từ 2017-2019 TT Năm Số vụ Thay đổi Số tiền Thay đổi (Triệu đồng) 1 Năm 2017 239 4043 2 Năm 2018 350 146% 5822 144% 3 Năm 2019 397 113% 6538 112% Tổng 986 16403 Số liệu trên cho thấy các vụ việc xử phạt vi phạm hành và số tiền xử phạt tăng qua các năm, năm 2018 tăng 46% số vụ và 44% số tiền xử phạt so với năm 2017, năm 2019 tăng 13% số vụ và 12% số tiền xử phạt so với năm 2019. 2.2.2. Các hành vi bị xử phạt Lực lượng CSMT, từ thực tiễn công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và VPPL về BVMT, để thống nhất trong công tác tổng hợp và đánh giá số liệu, đã phân loại các hành vi VPHC trong lĩnh vực BVMT như sau: Hành vi gây ÔNMT (HV1); Vi phạm các quy định về bảo vệ và phát triển rừng và bảo vệ đa dạng sinh học (HV2); Vi phạm các quy định về quản lý tài nguyên, khoáng sản (HV3); Vi phạm các quy định về kế hoạch BVMT, đánh giá tác động môi trường, đề án BVMT, phòng
- 14 ngừa sự cố môi trường (HV4); Vi phạm quy định về quản lý chất thải (HV5); Vi phạm các quy định khác (HV6). Bảng 2.2. Số vụ XPVPHC về BVMT của lực lượng CSMT tỉnh Bắc Ninh từ 2017-2019 phân theo hành vi vi phạm TT Hành vi Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ % % % 1 HV1 137 57,32 213 60,86 200 50,37 2 HV2 5 2,09 5 1,43 9 2,27 3 HV3 59 24,68 94 26,86 136 34,26 4 HV4 10 4,18 8 2,28 11 3,70 5 HV5 16 6,69 23 6,57 31 8,44 6 HV6 12 5,02 12 3,4 10 2,52 Tổng 239 100 350 100 397 100 Từ bảng số liệu ta thấy: Hành vi gây ÔNMT chiếm tỷ lệ cao nhất từ 50,37% năm 2019 đến 57,32% năm 2017. Hành vi vi phạm các quy định về tài nguyên khoáng sản đứng thứ hai, tỷ lệ từ 24,68% năm 2017 đến 34,26% năm 2019. Hành vi vi phạm các quy định về quản lý chất thải đứng thứ ba, tỷ lệ từ 6,57% năm 2018 đến 8,44% năm 2019. Tỷ lệ XPVPHC về BVMT với các hành vi phù hợp với tình hình thực tiễn VPHC về BVMT trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
- 15 2.2.3. Đối tượng bị xử phạt Bảng 2.3. Số vụ XPVPHC về BVMT của lực lượng CSMT tỉnh Bắc Ninh từ 2017-2019 phân theo đối tượng vi phạm TT Đối Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 tượng vi Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ phạm lượng % lượng % lượng % 1 Cá nhân 140 59,07 220 62,86 302 76,65 Cá nhân 140 59,07 220 62,86 302 76,65 người Việt Nam Cá nhân 0 0 0 0 0 0 người nước ngoài 2 Tổ chức 99 40,93 130 37,14 95 23,35 Tổ chức 73 29,95 99 28,28 72 17,51 trong nước Tổ chức 26 10,98 31 8,86 23 5,84 nước ngoài Tổng 239 100 350 100 397 100 Từ bảng số liệu ta thấy: Đối tượng bị XPVPHC chiếm tỷ lệ cao nhất là cá nhân. Đối tượng bị XPVPHC chiếm tỷ lệ thấp nhất là tổ chức. VPPL về BVMT của tổ chức có xu hướng giảm, trong khi đó vi phạm của cá nhân có xu hướng tăng. Vi phạm của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài chiếm khoảng ¼ tổng số vi phạm của tổ chức.
- 16 2.2.4. Chủ thể xử phạt Bảng 2.4. Số vụ XPVPHC về BVMT của lực lượng CSMT tỉnh Bắc Ninh từ 2017-2019 phân theo chủ thể phát hiện, xử lý TT Chủ thể Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ lượng % lượng % lượng % 1 Cục 02 0,80 0 0 03 0,75 CSMT 2 Phòng 97 40,58 154 44,00 195 49,12 CSMT 3 CA cấp 140 58,62 196 56,00 199 50,13 huyện Tổng 239 100 350 100 397 100 Từ bảng số liệu ta thấy: Chủ thể phát hiện, xử lý chiếm tỷ lệ cao nhất là CA cấp huyện, thứ hai là Phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, thứ ba là Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường. Điều này phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của từng cấp Công an. 2.2.5. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trong xử phạt Bảng 2.5. Số vụ XPVPHC về BVMT của lực lượng CSMT tỉnh Bắc Ninh từ 2017-2019 có áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả TT Vụ XPVPHC Năm Năm Năm 2017 2018 2019 1 Tổng số vụ XP 239 350 397 2 Số vụ áp dụng biện pháp 30 18 06 khắc phục hậu quả 3 Tỷ lệ số vụ áp dụng biện 12,55 5,14 1,51 pháp khắc phục hậu quả
- 17 2.3. Đánh giá kết quả xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường của lực lượng Cảnh sát môi trường tại tỉnh Bắc Ninh 2.3.1. Ưu điểm Một là, lực lượng CSMT chủ động nắm chắc tình hình, thực hiện tốt công tác phòng ngừa VPPL về môi trường. Hai là, đã phát hiện, kịp thời đấu tranh ngăn chặn và xử lý đối với nhiều vụ việc VPHC trong lĩnh vực BVMT. Ba là, đã áp dụng đúng quy định pháp luật, đảm bảo đúng nguyên tắc, được tiến hành kịp thời và xử lý vi phạm đúng thẩm quyền và mức độ vi phạm. Bốn là, đã tổ chức đấu tranh hiệu quả các chuyên đề lớn, giải quyết kịp thời các vấn đề phức tạp nổi lên về môi trường. Năm là, lực lượng CSMT đã chủ động tham mưu chính quyền địa phương tăng cường thực thi các biện pháp công tác trong phòng chống tội phạm, VPPL về môi trường, góp phần ổn định tình hình ngay từ địa bàn cơ sở. b) Nguyên nhân: Một là, sự chỉ đạo sát sao, liên tục của Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bắc Ninh trong công tác của lực lượng CSMT. Hai là, lực lượng CSMT đã ban hành nhiều chương trình, kế hoạch đảm bảo thực hiện hiệu quả công tác phát hiện, đấu tranh, xử lý VPPL về BVMT. Ba là, hệ thống pháp luật về XPVPHC trong lĩnh vực BVMT ngày càng được bổ sung hoàn thiện, phù hợp hơn với những yêu cầu, đòi hỏi điều chỉnh các quan hệ pháp luật trong lĩnh vực BVMT.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 791 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh dịch vụ khách sạn tại công ty cổ phần du lịch - dịch vụ Hội An
26 p | 422 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản tại Công ty TNHH Thẩm định giá và Dịch vụ tài chính Đà Nẵng
26 p | 509 | 76
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 546 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 533 | 47
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Cải cách thủ tục hành chính ở ủy ban nhân dân xã, thị trấn tại huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
26 p | 346 | 41
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn Cầu
26 p | 310 | 39
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng chương trình tích hợp xử lý chữ viết tắt, gõ tắt
26 p | 333 | 35
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 352 | 27
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 250 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 290 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra ở Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang
26 p | 233 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Biện pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học các môn Khoa học xã hội và Nhân văn ở trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Kon Tum
26 p | 110 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Lý thuyết độ đo và ứng dụng trong toán sơ cấp
21 p | 223 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển thương hiệu Trần của Công ty TNHH MTV Ẩm thực Trần
26 p | 104 | 8
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 269 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 236 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 203 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn