Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về quản lý chất thải rắn thông thường tại Việt Nam
lượt xem 2
download
Luận văn làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý chất thải rắn thông thường tại Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về quản lý chất thải nhằm mục tiêu phát triển bền vững.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về quản lý chất thải rắn thông thường tại Việt Nam
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LƢU VIỆT HÙNG PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN THÔNG THƢỜNG TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ HÀ NỘI 2009
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LƢU VIỆT HÙNG PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN THÔNG THƢỜNG TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Luật kinh tế Mã số : 60 38 50 LUẬN VĂN THẠC SĨ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Hữu Nghị Hà Nội 2009
- MỤC LỤC Lời nói đầu 1 Chƣơng 1 Những vấn đề lý luận về pháp luật quản lý chất thải rắn 5 thông thƣờng 1.1 Các khái niệm: Chất thải, chất thải rắn thông thường, quản lý 5 chất thải rắn thông thường 1.2 Quan niệm và vai trò của pháp luật về quản lý chất thải rắn thông 19 thường 1.3 Các yếu tố tác động tới pháp luật quản lý chất thải rắn thông 27 thường Chƣơng 2 Thực trạng pháp luật quản lý chất thải rắn thông thƣờng 36 2.1 Các quy định đối với các chủ thể phát sinh chất thải rắn thông 36 thường 2.2 Các quy định về thu gom chất thải rắn thông thường 48 2.3 Các quy định về vận chuyển chất thải rắn thông thường 55 2.4 Các quy định đối về lưu giữ chất thải rắn thông thường 60 2.5 Các quy định về chủ thể xử lý chất thải rắn thông thường 62 2.6 Các quy định về cơ quan quản lý nhà nước trong hoạt động quản 68 lý chất thải rắn thông thường Chƣơng 3 Các giải pháp hoàn thiện pháp luật và cơ chế thực hiện pháp 71 luật về quản lý chất thải rắn thông thƣờng 3.1 Cơ sở để đưa ra kiến nghị hoàn thiện pháp luật về quản lý chất 71 thải rắn thông thường 3.1 Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về quản lý chất thải rắn thông 85 thường 3.2 Các giải pháp hoàn thiện cơ chế thực hiện pháp luật về quản lý 94 chất thải rắn thông thường Kết luận 99 Danh mục tài liệu tham khảo 101
- LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam qua hơn 20 năm đổi mới đã đạt được những thành công lớn nhưng bên cạnh đó cũng còn rất nhiều vấn đề cần phải giải quyết, trong đó có vấn đề về môi trường sống. Kinh tế càng phát triển thì vấn đề về môi trường càng đặt ra cấp bách. Môi trường là vấn đề quan trọng không chỉ với một ngành, một nghề, không chỉ đối với một quốc gia mà là vấn đề của toàn nhân loại. Hiện tượng nhiệt độ trái đất ngày càng nóng lên, băng ở hai đầu cực đang tan dần, lỗ thủng tầng Ozon ngày càng to ra….đang là mối lo ngại đối với sự tồn tại của loài người. Đã qua rồi thời kỳ phát triển bằng mọi giá, mà phải gắn phát triển với bảo vệ môi trường. Nguyên lý phát triển trong thời đại hiện nay là phát triển bền vững. Môi trường là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng và cần thiết với mỗi con người và mỗi quốc gia. Nó là nền tảng của sự tồn tại và phát triển bền vững của xã hội, bất cứ hoạt động gì của con người cũng diễn ra trong môi trường và vì thế nó có những tác động nhất định tới môi trường. Hiện nay, với sự bùng nổ dân số trên toàn cầu và tốc độ công nghiệp hóa cao đã gây ra những tổn thất to lớn cho môi trường. Theo Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 nước ta trở thành nước công nghiệp, vì vậy trong giai đoạn hiện nay cần phải đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nhưng cũng do vậy khi tốc độ phát triển ngày càng nhanh thì chất thải, chất thải rắn thông thường ngày càng nhiều gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của con người. Xuất phát từ tầm quan trong của chất thải, nhất là chất thải rắn thông thường, vấn để quản lý khai thác nó như thế nào để chất thải trở thành nguồn tài nguyên phục vụ cho đời sống con người là vấn đề hết 1
- sức cần thiết. Hiện nay, các hoạt động quản lý chất thải rắn thông thường còn nhiều bất cập, các quy định của pháp luật về quản lý chất thải rắn thông thường còn nhiều hạn chế, chưa đầy đủ gây ra rất nhiều khó khăn cho các chủ thể trong quá trính quản lý . Vì thế việc hoàn thiện pháp luật về quản lý chất thải rắn thông thường là một nhu cầu cấp thiết trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam. Chính vì các nguyên nhân trên nên tôi quyết định lựa chọn đề tài “Pháp luật về quản lý chất thải rắn thông thƣờng tại Việt Nam” làm luật văn thạc sĩ Luật học. 2. Tình hình nghiên cứu Cho đến nay đã có một số Luận án Tiến sĩ về quản lý chất thải: Nguyễn Văn Phương, Pháp luật môi trường Việt Nam về nhập khẩu phế liệu năm 2007; Vũ Thị Duyên Thuỷ, Pháp luật về quản lý chất thải nguy hại năm 2009. Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Hoà Bình, Điều tra, đánh giá tình hình quản lý chất thải rắn nguy hại của Việt Nam và đề xuất một số giải pháp quản lý có hiệu quả năm 2004. Bên cạnh đó còn có khoá luận tốt nghiệp của các sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội: Phạm Thị Liễu, Đánh giá các quy định của pháp luật về quản lý chất thải năm 2008. Ngoài ra các nhà khoa học đã có những bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành. Có thể kể đến một số bài viết như: Lê Kim Nguyệt, Một cơ chế phù hợp cho quản lý chất thải nguy hại ở Việt Nam đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp tháng 11 năm 2002; TS. Nguyễn Văn Phương, Khái niệm chất thải và quy định về xuất nhập khẩu chất thải của Cộng hoà liên bang Đức trong cuốn “Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững” do nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật ấn hành năm 2008; TS. Nguyễn Văn Phương, Chất thải và quy định quản lý chất thải, được đăng trên tạp chí Luật học Số 4 năm 2003; TS. Nguyễn Văn Phương, Một số vấn đề về khái niệm chất thải, được 2
- đăng trên tạp chí Luật học Số 10 năm 2006… Nhưng những bài viết này mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá hay gợi mở một vài khía cạnh của pháp luật quản lý chất thải nói chung, quản lý chất thải nguy hại nói riêng còn hầu như không đi sâu nghiên cứu vần đề về quản lý chất thải rắn thông thường. Vì vậy, với đề tài “Pháp luật về quản lý chất thải rắn thông thƣờng tại Việt Nam” tôi mong muốn đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào việc hoàn thiện pháp luật về quản lý chất thải. 3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu * Mục đích nghiên cứu Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý chất thải rắn thông thường tại Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về quản lý chất thải nhằm mục tiêu phát triển bền vững. * Nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn có nhiệm vụ làm sáng tỏ các khái niệm cơ bản về chất thải rắn thông thường; nghiên cứu nhu cầu điều chỉnh pháp luật, các yếu tố tác động đối với hoạt động quản lý chất thải; phân tích, đánh giá thực tiễn thực hiện pháp luật để tìm ra những sai sót, vướng mắc, những vấn đề phát sinh, các vi pham pháp luật để từ đó phân tích nguyên nhân của tình trạng này; đề xuất phương hướng và các giải pháp hoàn thiện, cơ chế thực hiện pháp luật về quản lý chất thải rắn thông thường. * Phạm vi nghiên cứu Pháp luật về quản lý chất thải là một phạm trù nghiên cứu rộng, vì vậy Luân văn không thể nghiên cứu hoạt động quản lý của tất cả các loại chất thải hiện nay, cũng không đi sâu nghiên cứu các lĩnh vực chuyên môn của 3
- quản lý chất thải mà chủ yếu đề cấp đến các vấn đề pháp lý liên quan đến quản lý chất thải rắn thông thường. 4. Phương pháp nghiên cứu Để giải quyết các vấn đề do đề tài đặt ra, người viết luận văn sử dụng phương pháp lịch sử, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê, phương pháp khảo sát thực tiễn và đánh giá, phương pháp phân tích… 5. Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài Các kết quả nghiên cứu của Luận văn này có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các cơ sở đào tạo và nghiên cứu về Luật học. Một số kiến nghị của đề tài có giá trị tham khảo đối với các cơ quan xây dựng và tổ chức thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường, pháp luật về quản lý chất thải nói chung và pháp luật về quản lý chất thải rắn thông thường nói riêng. 6. Nội dung của luận văn: Ngoài Lời nói đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn được chia làm 3 chương. Chương 1: Những vấn đề lý luận về pháp luật quản lý chất thải rắn thông thường. Chương 2: Thực trạng pháp luật quản lý chất thải rắn thông thường. Chương 3: Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về quản lý chất thải rắn thông thường. 4
- CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN THÔNG THƢỜNG 1.1. Các khái niệm: Chất thải, chất thải rắn thông thƣờng, quản lý chất thải rắn thông thƣờng 1.1.1. Khái niệm chất thải Theo cách hiểu thông thường, chất thải là những chất mà con người bỏ đi, không tiếp tục sử dụng nữa. Khi bị thải bỏ, những chất này tồn tại trong môi trường dưới những trạng thái nhất định và có thể gây ra rất nhiều tác động bất lợi cho môi trường cũng như sức khoẻ con người. Chất thải, CTRTT là vấn đề quan trọng trong cuộc sống ngày nay vì vậy chúng ta cần phải nghiên cứu và tìm hiểu để từ đó biết cách để quản lý, phân loại, và tận dụng, đồng thời cũng xác định rõ trách nhiệm của các chủ thể khi không tuân thủ quy trình xả, thải theo quy định của pháp luật. Dưới giác độ ngữ nghĩa, chất thải được hiểu là những “chất” không còn sử dụng được nữa bị con người “thải” ra trong các hoạt động khác nhau. Chất thải được sản sinh trong các hoạt động khác nhau của con người thì được gọi với những thuật ngữ khác nhau như: Chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt thì gọi là rác thải; Chất thải phát sinh sau khi sử dụng nguyên liệu trong quá trình sản xuất thì gọi là phế liệu; Chất thải phát sinh sau quá trình sử dụng nước thì gọi là nước thải… [14, tr. 8]. Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học định nghĩa “Chất thải là rác thải và những đồ vật bị bỏ đi nói chung”. Theo cách hiểu của khái niệm này, chất thải bao gồm rác là những thứ vụn vặt bị vất bỏ vương vãi, làm bẩn và đồ vật không có giá trị, không có tác dụng nên không giữ lại [14, tr.8]. 5
- Từ điển môi trường Anh - Việt và Việt – Anh định nghĩa “Chất thải (waste) là bất kỳ chất gì, rắn, lỏng hoặc khí mà cơ thể hoặc hệ thống sinh ra nó không còn sử dụng được nữa và cần có biện pháp thải bỏ” [15]. Khái niệm chất thải cũng được sử dụng trong pháp luật quốc tế về môi trường, được đề cập tại Công ước Basel. Điều 2 khoản 1 Công ước Basel định nghĩa: “Chất thải là chất hoặc các đồ vật mà người ta tiêu huỷ, có ý định tiêu huỷ hoặc phải tiêu huỷ theo qui định của pháp luật quốc gia”. Theo đó, yếu tố quyết định để xác định một vật chất hoặc một đồ vật đó có bị chủ sở hữu “tiêu huỷ, có ý định tiêu huỷ hoặc phải tiêu huỷ” hay không [14, tr. 9]. Khái niệm chất thải còn được đề cập trong pháp luật của khối liên kết chính trị - kinh tế. Liên minh Châu Âu (EU). Điều 1 Nghị định 259/93 của EU về vận chuyển chất thải ngày 1/2/1993 có hiệu lực từ ngày 6/5/1994 định nghĩa: “Chất thải có nghĩa là bất kỳ chất hoặc vật nào nằm trong danh mục phân loại tại Phụ lục I mà người giữ chúng thải bỏ hoặc có ý định thải bỏ”. Theo định nghĩa này, một vật chất sẽ là chất thải khi chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu hợp pháp vật chất đó không có ý định sử dụng hoặc không được tiếp tục sử dụng theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền [14, tr. 10]. Theo Điều 3 khoản 1 Luật khuyến khích kinh tế tuần hoàn và đảm bảo xử lý các chất thải phù hợp với môi trường ngày 27/9/1994 được sửa đổi bổ sung ngày 25/8/1998 của CHLB Đức: “Chất thải là tất cả các động sản thuộc Phụ lục I của luật này mà chủ sở hữu từ bỏ, có ý muốn từ bỏ hoặc bắt buộc phải từ bỏ. Những chất thải có khả năng tái chế được thì chủ sở hữu có nghĩa vụ thực hiện các biện pháp tái chế. Trong trường hợp không tái chế được thì chủ sở hữu có nghĩa vụ xử lý”. Theo định nghĩa này, chỉ có động sản mới có 6
- thể trở thành chất thải, bất động sản không thể trở thành chất thải. Một động sản có thể trở thành chất thải hay không phụ thuộc vào việc đánh giá động sản đó có bị “từ bỏ” hoặc phải “từ bỏ” hay không [14, tr. 11]. Cả hai định nghĩa trên đều có một điểm chung là “vật chất được xác định là chất thải khi nó nằm trong Phụ lục I của Luật”. Như vậy, cả hai luật này đều quan tâm đến việc đưa vật chất nào và không đưa vật chất nào vào trong Phụ lục của mình. Giả sử có những vật chất chưa được đưa vào Phụ lục nhưng nó lại có nguy cơ gây ảnh hưởng đến môi trường khi chủ sở hữu thải bỏ thì sẽ được xác định như thế nào, đây là hạn chế mà các nhà làm luật cần phải bổ sung. Hơn nữa, điều này sẽ khó khi áp dụng vào Việt Nam bởi chung ta chưa đảm bảo được yếu tố về mặt kỹ thuật, công nghệ khi xác định các dạng vật chất nằm trong danh mục chất thải thuộc sở hữu của các chủ thể khác nhau. Pháp luật Việt Nam có quy định khác so với hai văn bản pháp luật trên, pháp luật Việt Nam đã liệt kê cụ thể các dạng vật chất phát sinh trong các hoạt động của con người và tồn tại dưới các dang khác nhau: Khí, lỏng, rắn… Quan niệm về chất thải còn được xem xét trên khía cạnh kinh tế. Theo quan điểm chung thì chất thải có thể hiểu là chất có thể gây ô nhiễm môi trường; làm cho môi trường suy thoái, hoặc gây ra sự cố môi trường. Nguồn gốc phát sinh ra chất thải là những gì mà chủ sở hữu chúng hiện tại không sử dụng và thải bỏ. Tuy nhiên, việc chủ sở hữu hiện tại không muốn sử dụng và thải bỏ có thể vì nhiều lý do khác nhau như công nghệ, sở thích, nhu cầu.v.v.. Việc thải bỏ bao gồm từ thu gom, xử lý cho đến chôn lấp an toàn chất thải đều có ý nghĩa là cá nhân hay xã hội phải bỏ ra một khoản chi phí nhất định. Việc ít thải bỏ chất thải cũng có nghĩa là nguyên vật liệu, năng lượng … được sử dụng hiệu quả hơn. Tuy nhiên, trong điều kiện ngày càng 7
- DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO CÁC VĂN BẢN, NGHỊ QUYẾT CỦA ĐẢNG 1. Đảng Cộng sản Việt Nam(2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr 301 CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT CỦA NHÀ NƢỚC 2. Chính phủ (2007), Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 9/4/2007 về quản lý chất thải rắn, Hà Nội 3. Chính phủ (2007), Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007 về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn, Hà Nội 4. Chính phủ (2008), Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 về hướng dẫn Luật bảo vệ môi trường 2005, Hà Nội 5. Quốc hội (1993), Luật bảo vệ môi trường, Hà Nội 6. Quốc hội (2005), Luật bảo vệ môi trường, Hà Nội CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO KHÁC 7. Quỳnh Anh (2008), Xử lý rác thải bằng công nghệ vi sinh: Giải pháp tối ưu cho môi trường, Hà Nội mới số tháng 3/2008 8. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2006), Báo cáo hiện trạng môi trường toàn quốc năm 2005 - Phần tổng quan 9. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2005), Báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam năm 2004 – Chất thải rắn 10.C.Mác, Ph.Ăng-ghen toàn tập, Tập 20, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1994 11.Đức Trường, Quản lý chất thải và chất lượng môi trường, Hà Nội mới 11/6/2008 8
- 12. Dương Thị Thơ, Tô Kim Oanh(2003), Báo cáo nghiên cứu tổng quan, Nâng cao vai trò và sự tham gia của cộng đồng trong bảo vệ môi trường thông qua tăng cường công tác phổ biến thông tin môi trường cho cộng đồng, Hà Nội mới 12/2003 13.Khánh Khoa (2009), Tỷ lệ thu gom chất thải rắn đạt 80%, Hà Nội mới 7/2009 14.Nguyễn Văn Phương (2007), Pháp luật môi trường về hoạt động nhập khẩu phế liệu ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học 15.Nguyễn Văn Phương (2006), Một số vấn đề về khái niệm chất thải, tạp chí Luật học số 10/2006 16.Nguyễn Văn Phương(2003), Chất thải và quy định về quản lý chất thải, Tạp chí Luật học số 4/2003 17.Số liệu quan trắc của CEETIA 18.Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hải Phòng, Phòng Tài nguyên và Môi trường (2004), Báo cáo về công tác quản lý chất thải rắn tại thành phố Hải Phòng 2004 19.Thiên Tâm (2009), Cần phải hoàn thiện văn bản pháp luật BVMT, Tạp chí Công nghiệp 3/2009 20.Tổng cục Thống kê(2008), Dân số và mật độ dân số năm 2008 phân theo địa phương 21.Tổng cục Thống kê(2008), Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị năm 2008 phân theo vùng 22.TS. Phạm Sỹ Liêm(2007), Quản lý chất thải rắn ở Việt Nam, Tóm lược tham luận tại Hội nghị xây dựng Châu Á lần thứ 4 tổ chức tại Đài Bắc từ 26-28/6/2007 9
- 23.TS. Nguyễn Danh Sơn (2007), Sử dụng chất thải trong quá trình phát triển kinh tế ở Việt Nam, Hội nghị Môi trường toàn quốc 2005, Tài liệu Hội nghị 24.Vũ Thị Duyên Thuỷ (2009), Pháp luật về quản lý chất thải nguy hại, Luận án Tiến sỹ Luật học CÁC TÀI LIỆU TỪ TRANG WEBSITE 25.Chất thải nguy hại trộn lẫn rác thường- Hiểm hoạ, Người lao động 9/2008; http://tintuc.timnhanh.com/xa_hoi/20080903/35A82215 26. Chất thải rắn ở đô thị: SOS(2006), Hà nội mới 2/2006; http://www.nea.gov.vn/thongtinmt/noidung/hn2 8 2 06.htm 27. Chiến lược quản lý chất thải rắn của Thuỵ Điển; http://vst.vista.gov.vn/home/item_view?objectPath=home/database/an _pham_dien_tu/MagazineName.2004-06- 01.4343/2006/2006_00023/MItem.2006-12-07.5833/MArticle.2006- 12-18.2303 28. Công nghệ thông tin giám sát xe chở chất thải, Vietnamnet 8/2009; http://lenduong.vn/index.php/2009/08/cong-nghe-thong-tin-giam-sat- xe-cho-chat-thai/ 29. Đỗ Minh (2008), “Bội thực” vì nguồn chất thải ở Hà Nội; http://vietnamnet.vn/khoahoc/2008/09/805033/ 30. Hải Châu(2008), Nhiều nơi thưởng cho dân bắt ôtô đổ trộm phế thải; http://www.tin247.com/nhieu_noi_thuong_cho_dan_bat_oto_do_trom _phe_thai-1-55153.html 31.Hạn chế sử dụng túi nylon, Muộn còn hơn không; http://www.vacne.org.vn/TTHD_5/MTDD_0808.html 10
- 32. Huỳnh Hải, Long An đình chỉ hoạt động 10 doanh nghiệp vi phạm môi trường; http://dantri.com.vn/c20/s255-344847/dinh-chi-hoat- dong-10-doanh-nghiep-vi-pham-moi-truong.htm 33.Kiên Cường (2008), 75% chất thải vệ sinh đổ bậy ra môi trường Sài Gòn; http://www.tin247.com/75_chat_thai_ve_sinh_do_bay_ra_moi_truong _sai_gon-1-44724.html 34. Mức độ thực hiện các công nghệ than thiện môi trường ở Việt Nam còn thấp; http://www.vista.gov.vn/portal/page?_pageid=33,411096&_dad=porta l&_schema=PORTAL&pers_id=408481&item_id=439194&p_details =1 35.Nhà máy xử lý chất thải rắn Hải Phòng hoạt động; http://www.thesaigontimes.vn/Home/thoisu/doisong/12947/ 36.Nhân dân Quận 6 tích cực tham gia ngày hội tái chế chất thải lần 2/2009; http://www.quan6.hochiminhcity.gov.vn/web/tintuc/default_opennew. aspx?news_id=3658 37. Những bài học quản lý đô thị ở Singapore; http://thuvien- ebook.com/forums/archive/index.php/t-8325.html 38.Phân loại và thu gom chất thải rắn tại nguồn ở Biên Hoà , VietNam.Net ngày 04/7/2009 39. Phan Võ Thu Phong (2008), Biến rác thải thành tiền, Nhân dân 6/2008; http://svren.org/bai-viet/2008040665 40. Quản lý chất thải nguy hại trong sản xuất công nghiệp, Báo Vĩnh Phúc 6/2009; 11
- http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/Preview/PrintPreview.aspx?co_i d=30606&cn_id=346717 41. Sản xuất sạch hơn giảm được từ 20% - 30% lượng chất thải, Người lao động 8/2004; http://www.vncpc.org/newsandevent.asp?nid=261&pid=1 42.Thiên Chương (2008), Xử lý rác là bài toán khó ởTPHCM: http://www.vnexpress.net/GL/Khoa-hoc/2008/03/3BA0052B 43.TP HCM: Vận chuyển chất thải nguy hại bằng đường riêng , Việt báo ngày 24/6/2007; http://vietbao.vn/Xa-hoi/TP-HCM-Co-tuyen-duong- rieng-de-van-chuyen-chat-thai-nguy-hai/20709849/125/ 44.TP HCM: Vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt từ 17 gìơ đến 19giờ, Sài Gòn giải phóng ngày 11/2007; http://www.donre.hochiminhcity.gov.vn/xemtin.jsp?id=00000000000 000006917&idParent=00000000000000002369&idCap=1 45. Từ hôm nay(21/7/2008): Phát hiện đổ bậy phế thải sẽ được thưởng, An ninh thủ đô 7/2008; http://www.tin247.com/tu_hom_nay_%28217%29_phat_hien_do_bay _phe_thai_se_duoc_thuong-1-46131.html 46. Việt báo (2005), Quản lý chất thải rắn đô thị, bài toán nan giải; http://vietbao.vn/Khoa-hoc/quan-ly-chat-thai-ran-do-thi-bai-toan-nan- giai/20386815/197/ 47.Việt báo, Nhà máy xử lý chất thải http://tim.vietbao.vn/nh%C3%A0_m%C3%A1y_x%E1%BB%AD_l %C3%BD_ch%E1%BA%A5t_th%E1%BA%A3i/ 48.Vinh Giang (2008), Biến chất thải thành tiền; http://vietnamnet.vn/khoahoc/2008/01/766607/ 12
- 49. Xử lý chất thải rắn đô thị theo công nghệ Seraphin; http://vst.vista.gov.vn/home/item_view?objectPath=home/database/an _pham_dien_tu/MagazineName.2004 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 788 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh dịch vụ khách sạn tại công ty cổ phần du lịch - dịch vụ Hội An
26 p | 422 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản tại Công ty TNHH Thẩm định giá và Dịch vụ tài chính Đà Nẵng
26 p | 504 | 76
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 544 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 527 | 47
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Cải cách thủ tục hành chính ở ủy ban nhân dân xã, thị trấn tại huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
26 p | 342 | 41
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn Cầu
26 p | 307 | 39
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng chương trình tích hợp xử lý chữ viết tắt, gõ tắt
26 p | 331 | 35
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 350 | 27
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 247 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 287 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Phân tích và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư ở Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Petrolimex
1 p | 116 | 10
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra ở Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang
26 p | 228 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Lý thuyết độ đo và ứng dụng trong toán sơ cấp
21 p | 220 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển thương hiệu Trần của Công ty TNHH MTV Ẩm thực Trần
26 p | 100 | 8
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 264 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 233 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 201 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn