intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Lưu trữ: Lưu trữ tài liệu khoa học tại Viện Khoa học xã hội Việt Nam - thực trạng và giải pháp

Chia sẻ: Truong Tien | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:15

76
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn có kết cấu gồm 2 chương. Chương 1: Khái quát về hoạt động nghiên cứu khoa học và tài liệu nghiên cứu khoa học của Viện Khoa học xã hội Việt Nam. Chương 2: Thực trạng công tác lưu trữ tài liệu nghiên cứu khoa học của viện Khoa học xã hội Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Lưu trữ: Lưu trữ tài liệu khoa học tại Viện Khoa học xã hội Việt Nam - thực trạng và giải pháp

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN<br /> <br /> === D  C ===<br /> <br /> LÊ THỊ HẢI NAM<br /> <br /> LƯU TRỮ TÀI LIỆU KHOA HỌC<br /> TẠI VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM:<br /> THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP<br /> <br /> LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CHUYÊN NGÀNH LƯU TRỮ<br /> <br /> HÀ NỘI 2008<br /> <br /> ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN<br /> <br /> === D  C ===<br /> <br /> LÊ THỊ HẢI NAM<br /> <br /> LƯU TRỮ TÀI LIỆU KHOA HỌC<br /> TẠI VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM:<br /> THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP<br /> <br /> Chuyên ngành : Lưu trữ<br /> Mã số:<br /> 60 32 24<br /> LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CHUYÊN NGÀNH LƯU TRỮ<br /> <br /> NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS.ĐÀO XUÂN CHÚC<br /> <br /> HÀ NỘI 2008<br /> <br /> PHẦN MỞ ĐẦU<br /> 1. Mục đích, ý nghĩa nghiên cứu của đề tài<br /> Với chức năng và nhiệm vụ của cơ quan nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn<br /> hàng đầu đất nước, Viện Khoa học xã hội Việt Nam là nơi quy tụ các nhà nghiên cứu<br /> hàng đầu về khoa học xã hội, nơi sản sinh những tài liệu nghiên cứu về khoa học xã<br /> hội và nhân văn phong phú đa dạng có giá trị về nhiều mặt. Trong đó quan trọng nhất là<br /> các báo cáo kiến nghị chứa đựng những luận cứ khoa học được đúc rút từ hoạt động<br /> nghiên cứu của các chương trình đề tài dự án, hội nghị hội thảo khoa học cung cấp thông<br /> tin dự báo cho Đảng và Nhà nước trong việc xây dựng chủ trương đường lối chính sách<br /> phát triển kinh tế xã hội của đất nước.<br /> Lưu trữ tài liệu khoa học tại Viện Khoa học học xã hội Việt Nam là hoạt động tổ<br /> chức quản lý công tác lưu trữ và thực hiện các hoạt động nghiệp vụ lưu trữ nhằm mục<br /> đích bảo quản an toàn, phát huy giá trị tài liệu hình thành trong hoạt động quản lý và<br /> nghiên cứu khoa học của cơ quan, phục vụ cho hoạt động quản lý, nghiên cứu khoa<br /> học, nghiên cứu lịch sử và các nhu cầu chính đáng khác của xã hội.<br /> Để bảo vệ và phát huy giá trị của khối tài liệu này, trong suốt quá trình hình<br /> thành và phát triển, đặc biệt trong những năm gần đây Viện Khoa học xã hội Việt<br /> Nam đã có nhiều nỗ lực trong công tác lưu trữ, từ việc thành lập tổ chức làm công tác<br /> lưu trữ đến ban hành sửa đổi và bổ sung các văn bản quản lý liên quan đến hoạt động<br /> lưu trữ tài liệu khoa học, tổ chức thực hiện các hoạt động nghiệp vụ, tạo điều kiện về<br /> cơ sở vật chất và trang thiết bị cho hoạt động lưu trữ. Vì vậy, công tác lưu trữ tài liệu<br /> khoa học đã có những chuyển biến tích cực, hồ sơ, tài liệu phản ánh về hoạt động<br /> nghiên cứu khoa học đã được chú trọng thu thập, bảo quản và tổ chức khai thác sử<br /> dụng có hiệu quả. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, công tác lưu trữ<br /> tài liệu khoa học tại Viện Khoa học xã hội Việt Nam vẫn chưa đáp ứng hết các yêu<br /> cầu, còn những tồn tại ảnh hưởng đến tính đầy đủ của thông tin trong từng hồ sơ lưu<br /> trữ cũng như cả hệ thống khối hồ sơ tài liệu nghiên cứu khoa học trong phông lưu trữ<br /> của Viện Khoa học xã hội Việt Nam, ảnh hưởng đến quá trình bảo quản, khai thác và<br /> cung cấp thông tin cho công tác quản lý và công tác nghiên cứu tại đây.<br /> <br /> Xuất phát từ thực trạng trên, chúng tôi chọn vấn đề “Lưu trữ tài liệu khoa học tại Viện<br /> Khoa học xã hội Việt Nam : thực trạng và giải pháp” làm đề tài luận văn thạc sĩ. Với mục<br /> đích tìm hiểu, đánh giá thực trạng, tìm nguyên nhân, đề xuất các giải pháp khắc phục những<br /> tồn tại trong công tác lưu trữ tài liệu khoa học tại đây, góp phần bảo vệ và phát huy giá trị khối<br /> tài liệu này, đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả công tác lưu trữ tài liệu khoa học của Viện<br /> Khoa học xã hội Việt Nam.<br /> 2. Mục tiêu của đề tài<br /> - Mô tả, đánh giá thực trạng công tác lưu trữ tài liệu khoa học tại Viện Khoa học xã<br /> hội Việt Nam.<br /> - Đề xuất các giải pháp nhằm bảo vệ và phát huy giá trị của tài liệu khoa học của<br /> Viện Khoa học xã hội Việt Nam nói riêng và tài liệu nghiên cứu của các cơ quan khác nói<br /> chung.<br /> 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br /> Đối tượng nghiên cứu: công tác lưu trữ tài liệu nghiên cứu khoa học (tài liệu lưu trữ<br /> về hoạt động nghiên cứu khoa học không bao gồm các ấn phẩm- xuất bản phẩm: sách,<br /> báo, tạp chí)<br /> Phạm vi nghiên cứu: Luận văn chủ yếu tập trung nghiên cứu khảo sát về việc tổ chức<br /> quản lý công tác lưu trữ tài liệu nghiên cứu khoa học của Viện Khoa học xã hội Việt Nam<br /> và hoạt động nghiệp vụ cụ thể về lưu trữ tài liệu nghiên cứu khoa học tại lưu trữ văn phòng<br /> Viện Khoa học xã hội Việt Nam.<br /> 4. Nhiệm vụ của đề tài<br /> - Thu thập số liệu, khảo sát, thống kê và đánh giá thực trạng lưu trữ tài liệu khoa học<br /> trên các mặt công tác:<br /> + Quản lý công tác lưu trữ tài liệu nghiên cứu khoa học.<br /> + Tổ chức thực hiện nghiệp vụ về lưu trữ tài liệu nghiên cứu khoa học.<br /> - Đề xuất các giải pháp và kiến nghị cấp có thẩm quyền nhằm nâng cao chất lượng và<br /> hiệu quả công tác lưu trữ tài liệu nghiên cứu khoa học tại Viện Khoa học Xã hội Việt Nam.<br /> 5. Các phương pháp nghiên cứu<br /> <br /> - Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác<br /> Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đồng thời chúng tôi cũng sử dụng phương pháp nghiên<br /> cứu khác như: Phương pháp hệ thống, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích và mô<br /> tả, điều tra khảo sát để tổng hợp, xử lý các tư liệu đã thu thập được, phương pháp tổng hợp<br /> và khái quát hoá.<br /> Để tiến hành nghiên cứu đề tài này chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp cụ thể<br /> sau đây:<br /> - Phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lê nin về chủ nghĩa duy vật biện chứng và<br /> chủ nghĩa duy vật lịch sử để làm rõ mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn công tác lưu trữ<br /> ở Viện Khoa học Xã hội Việt Nam;<br /> - Phương pháp luận của lưu trữ: Vận dụng nguyên tắc tính đảng, nguyên tắc lịch<br /> sử, nguyên tắc toàn diện tổng hợp khi xem xét thành phần, nội dung tài liệu; cơ sở lý luận<br /> của việc xác định giá trị tài liệu, thu thập, bổ sung, chỉnh lý tài liệu, xây dựng công cụ tra<br /> cứu và đề xuất những giải pháp đối với công tác lưu trữ ;<br /> - Phương pháp hệ thống: Phương pháp hệ thống đã được vận dụng vào việc tìm<br /> hiểu quá trình hình thành và phát triển của Viện Khoa học xã hội Việt Nam qua từng thời<br /> kỳ lịch sử. Các tài liệu được phân tích theo hệ thống mà chúng đã xuất hiện và tồn tại.<br /> Chúng được sắp xếp theo hệ thống trên cơ sở trình tự thời gian hình thành và phát triển của<br /> Viện từ năm 1967 đến nay. Phương pháp hệ thống còn được sử dụng để nghiên cứu đánh<br /> giá hệ thống văn bản quản lý chung của nhà nước về công tác lưu trữ và hệ thống văn bản<br /> quản lý về công tác lưu trữ củaViện Khoa học xã hội Việt Nam;<br /> - Phương pháp phân tích chức năng: Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của Viện<br /> Khoa học xã hội Việt Nam qua các giai đoạn khác nhau, ứng với từng giai đoạn có chức<br /> năng nhiệm vụ để tìm hiểu đánh giá việc quản lý tài liệu nghiên cứu khoa học qua các giai<br /> đoạn;<br /> - Phương pháp khảo sát : Luận văn đã sử dụng phương pháp khảo sát thực tế công<br /> tác lưu trữ và tài liệu lưu trữ ở Viện Khoa học xã hội Việt Nam.<br /> 6. Lịch sử nghiên cứu vấn đề<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1