ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN<br />
-----***-----<br />
<br />
HOÀNG THỊ XUÂN QUỲNH<br />
<br />
NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG TRUYỆN THIẾU NHI<br />
VỀ LOÀI VẬT CỦA TÔ HOÀI<br />
<br />
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lý luận văn học<br />
Mã số: 60 22 01 20<br />
<br />
Người hướng dẫn khoa học: TS. Diêu Thị Lan Phương<br />
<br />
HÀ NỘI - 2016<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 4<br />
1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 4<br />
2. Lịch sử vấn đề ......................................................................................................... 5<br />
3. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................... 9<br />
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 9<br />
5. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................... 10<br />
6. Cấu trúc của luận văn ............................................................................................ 10<br />
NỘI DUNG ............................................................................................................... 10<br />
Chương 1. KHÁI LƯỢC VỀ NGHỆ THUẬT TỰ SỰ VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG<br />
TÁC CỦA TÔ HOÀI ................................................................................................ 10<br />
1.1 Khái quát về tự sự học ........................................................................................ 10<br />
1.1.1 Khái niệm ......................................................................................................... 10<br />
1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của tự sự học ............................................ 12<br />
1.1.3 Những đóng góp của tự sự học trong nghiên cứu văn học .............................. 14<br />
1.2 Khái quát về truyện thiếu nhi về loài vật của Tô Hoài ....................................... 15<br />
1.2.1 Khái niệm truyện thiếu nhi và truyện thiếu nhi về loài vật .............................. 15<br />
1.2.2 Truyện thiếu nhi về loài vật của Tô Hoài ........................................................ 21<br />
Chương 2. NGHỆ THUẬT TỔ CHỨC CỐT TRUYỆN VÀ XÂY DỰNG NHÂN<br />
VẬT........................................................................................................................... 27<br />
2.1 Nghệ thuật tổ chức cốt truyện ............................................................................. 27<br />
2.1.1 Khái niệm cốt truyện ........................................................................................ 27<br />
2.1.2 Các loại hình cốt truyện trong truyện thiếu nhi về loài vật của Tô Hoài ........ 30<br />
2.1.3 Nghệ thuật tổ chức diễn biến cốt truyện .............. Error! Bookmark not defined.<br />
2.2.1 Khái niệm nhân vật văn học ................................. Error! Bookmark not defined.<br />
2.2.2 Các loại hình nhân vật trong truyện thiếu nhi về loài vật của Tô Hoài .. Error!<br />
Bookmark not defined.<br />
2.2.3 Các biện pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật...... Error! Bookmark not defined.<br />
Chương 3. NGƯỜI KỂ CHUYỆN VÀ NGÔN NGỮ TRẦN THUẬT .............. Error!<br />
Bookmark not defined.<br />
<br />
3.1 Người kể chuyện trong truyện thiếu nhi về loài vật của Tô Hoài ................. Error!<br />
Bookmark not defined.<br />
3.1.1 Khái niệm người kể chuyện trong văn học .......... Error! Bookmark not defined.<br />
3.1.2 Ngôi kể ................................................................. Error! Bookmark not defined.<br />
3.2 Giọng điệu trần thuật........................................ Error! Bookmark not defined.<br />
3.2.1 Giọng hài hước hóm hỉnh .............................. Error! Bookmark not defined.<br />
3.2.2 Giọng nhẹ nhàng triết lý ................................. Error! Bookmark not defined.<br />
3.3 Ngôn ngữ trần thuật ................................................ Error! Bookmark not defined.<br />
3.3.1 Khái niệm ngôn ngữ trong tác phẩm văn chương Error! Bookmark not defined.<br />
3.3.2 Ngôn ngữ trần thuật trong truyện thiếu nhi về loài vật của Tô Hoài ...... Error!<br />
Bookmark not defined.<br />
KẾT LUẬN ................................................................... Error! Bookmark not defined.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 30<br />
PHỤ LỤC ...................................................................... Error! Bookmark not defined.<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Truyện thiếu nhi là một trong những nguồn cảm xúc nuôi dưỡng tâm hồn<br />
con người từ lúc còn là những cô bé, cậu bé hồn nhiên, ngây thơ. Ở Việt Nam,<br />
những tác phẩm truyện thiếu nhi của Tô Hoài, Võ Quảng, Nguyễn Huy Tưởng,<br />
Nguyễn Đình Thi… bắt đầu xuất hiện từ những năm 40 của thế kỷ XX, được<br />
truyền tay nhau qua bao thế hệ và cho đến bây giờ, vẫn là những cây bút viết cho<br />
thiếu nhi có sức ảnh hưởng lớn nhất, với những tác phẩm thành công và có giá trị<br />
cao nhất. Tuy nhiên, việc nghiên cứu về văn học viết cho thiếu nhi hiện nay vẫn<br />
chưa xứng tầm với vai trò của nó.<br />
Trong số những nhà văn viết cho thiếu nhi ở Việt Nam, Tô Hoài có thể xem<br />
là tác giả có khối lượng tác phẩm truyện thiếu nhi lớn và chất lượng, được nhiều<br />
thế hệ trẻ em và thậm chí cả người lớn ở Việt Nam yêu thích hơn cả. Tô Hoài viết<br />
nhiều, bao gồm cả truyện thiếu nhi và tiểu thuyết, truyện ngắn, truyện dài kỳ, hồi<br />
ký, kịch bản phim, tiểu luận … Thế nhưng trong các công trình nghiên cứu về tác<br />
phẩm của Tô Hoài, mảng văn học thiếu nhi chưa thật sự được quan tâm đúng với<br />
vị trí của nó, những công trình nghiên cứu về truyện thiếu nhi của Tô Hoài còn rất<br />
ít, hoặc chỉ mang tính chất chung cho toàn bộ các tác phẩm chứ chưa đi vào nghiên<br />
cứu riêng một mảng đề tài nào, trong khi lượng tác phẩm viết cho thiếu nhi của Tô<br />
Hoài tương đối lớn và phong phú về đề tài.<br />
Đối với tuổi thơ, thế giới loài vật chứa đựng biết bao nhiêu điều kỳ thú mà<br />
các em muốn tìm tòi khám phá, từ những loài vật ngày ngày gần gũi bầu bạn xung<br />
quanh cho đến những loài vật xa lạ mà các em chỉ được biết đến trong phim ảnh,<br />
sách báo…Vì thế, đây là nguồn tài liệu phong phú cho các nhà văn, nhà thơ khi<br />
sáng tác các tác phẩm dành cho thiếu nhi. Với Tô Hoài, ông viết rất nhiều và loài<br />
vật. Những Dế Mèn, Dế Trũi, Bọ Ngựa… từ những trang sách của ông đã trở thành<br />
những người bạn vô hình với bao thế hệ độc giả Việt Nam. Khi nhắc đến cái tên<br />
4<br />
<br />
Tô Hoài ở mảng văn học dành cho thiếu nhi, đây có thể coi là mảng đề tài khiến<br />
ông được nhớ đến nhiều nhất, khối lượng các tác phẩm khai thác đề tài này cũng<br />
chiếm số lượng lớn nhất. Thành công ấy có được nhờ sự am hiểu sâu sắc về tâm lý<br />
của trẻ em, về thế giới loài vật cũng như cách viết dung dị, tinh tế, tưởng như rất<br />
đơn giản mà lại vô cùng hiệu quả của Tô Hoài. Chọn đề tài “Nghệ thuật tự sự trong<br />
truyện thiếu nhi về loài vật của Tô Hoài”, chúng tôi hy vọng tìm hiểu kỹ về một<br />
mảng đề tài trong số rất nhiều những đề tài viết cho thiếu nhi của tác giả, qua đó<br />
đưa ra một cái nhìn khái quát, đồng thời đánh giá về những thành công cũng như<br />
những đóng góp của Tô Hoài với nền văn học nước nhà ở thể loại văn học này.<br />
2. Lịch sử vấn đề<br />
Nhà văn Tô Hoài là một trongnhững nhà văn viết cho thiếu nhi xuất sắc nhất<br />
trong văn học Việt Nam hiện đại. Những tác phẩm văn học thiếu nhi của ông<br />
không chỉ hấp dẫn các bạn đọc nhỏ tuổi, mà còn được nhiều bạn đọc là người lớn<br />
yêu thích. Những tác phẩm của ông là nguồn giá trị tinh thần nuôi dưỡng tuổi thơ<br />
của các em thiếu nhi, giúp các em khám phá nhiều điều thú vị về cuộc sống xung<br />
quanh và học hỏi những lẽ phải điều hay ở đời, đồng thời cũng là nguồn cảm hứng<br />
khơi gợi lại quãng đời thơ ấu của biết bao bạn đọc lớn tuổi.<br />
Với tài năng và vị trí quan trọng trong văn học Việt Nam nói chung, văn học<br />
thiếu nhi nói riêng, con người và các tác phẩm của Tô Hoài đã trở thành đề tài<br />
nghiên cứu cho rất nhiều nhà phê bình, nhà nghiên cứu văn học từ trước đến nay.<br />
Nói như Vũ Quần Phương thì : "Khám phá về ông cả về văn lẫn về đời là một say<br />
mê với chúng ta, những người có hạnh phúc được cùng thời với ông, và chắc cả<br />
thế hệ sau. Khám phá về ông là cả một vấn đề khoa học lớn lao nhưng trước hết<br />
với chúng tôi là đòi hỏi của tình cảm, của lòng biết ơn, sự noi gương" [29, tr.165].<br />
Khi nghiên cứu về Tô Hoài, các nhà nghiên cứu đều đánh giá cao tài năng<br />
của ông, đặc biệt là khả năng quan sát tinh tế các sự việc, hiện tượng của cuộc sống<br />
và tái hiện chúng một cách sinh động trong các tác phẩm của mình. Phan Cự Đệ<br />
5<br />
<br />