intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Lý luận văn học: Văn xuôi Thạch Lam dưới góc nhìn văn hóa

Chia sẻ: Nguyễn Thảo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:44

221
lượt xem
28
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm chỉ ra tầng sâu các giá trị văn hóa trong văn xuôi của Thạch Lam, làm rõ căn nguyên tồn tại chất văn hóa trong sáng tác của nhà văn, qua đó cũng khẳng định nét độc đáo và đóng góp của Thạch Lam trong nền văn học Việt Nam hiện đại

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Lý luận văn học: Văn xuôi Thạch Lam dưới góc nhìn văn hóa

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br /> TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN<br /> <br /> NGUYỄN THỊ XUÂN QUỲNH<br /> <br /> VĂN XUÔI THẠCH LAM DƢỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA<br /> Chuyên ngành: Lí luận văn học<br /> Mã số: 60 22 01 20<br /> <br /> LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN<br /> <br /> Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Đoàn Đức Phƣơng<br /> <br /> HÀ NỘI, 2016<br /> <br /> MỤC LỤC<br /> MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 4<br /> 1. Lý do chọn đề tài.................................................................................................. 4<br /> 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu .................................................................................. 5<br /> 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu..................................................................... 7<br /> 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: .................................................................... 7<br /> 5. Phƣơng pháp nghiên cứu: ................................................................................... 7<br /> 6. Cấu trúc luận văn ................................................................................................. 8<br /> Chƣơng 1: KHÁI LƢỢC VỀ TIẾP CẬN VĂN HÓA HỌC ........................... 10<br /> VÀ VĂN XUÔI THẠCH LAM .......................................................................... 10<br /> 1. 1. Khái lƣợc về tiếp cận văn hoá học ............................................................. 10<br /> 1.1.1. Một số khái niệm về văn hóa..................................................................... 10<br /> 1.1.2. Bản sắc văn hóa.......................................................................................... 12<br /> 1.1.3. Mối quan hệ giữa văn hóa và văn học ..................................................... 13<br /> 1.1.4. Phương pháp tiếp cận văn hóa học .......................................................... 19<br /> 1.2. Khái lƣợc về văn xuôi Thạch Lam .............................................................. 21<br /> 1.2.1. Tiểu sử, con người nhà văn Thạch Lam .................................................. 21<br /> 1.2.2. Đặc điểm nghệ thuật và quan điểm sáng tác của Thạch Lam .............. 23<br /> Chƣơng 2: CÁC PHƢƠNG DIỆN BIỂU HIỆN VĂN HÓA CỦA VĂN XUÔI<br /> THẠCH LAM........................................................................................................ 28<br /> 2.1. Cảm quan văn hóa về thiên nhiên và cuộc sống ........................................ 28<br /> 2.1.1. Cảm quan văn hóa về thiên nhiên ............................................................ 28<br /> 2.1.2. Cảm quan văn hóa về cuộc sống .............................................................. 33<br /> 2.2. Cảm quan văn hóa về xã hội và con ngƣời Error! Bookmark not defined.<br /> 2.2.1. Cảm quan văn hóa về xã hội .................... Error! Bookmark not defined.<br /> 2.2.2. Cảm quan văn hóa về con người ............. Error! Bookmark not defined.<br /> Chƣơng 3: PHƢƠNG THỨC BIỂU HIỆN NHỮNG CẢM QUAN VĂN HÓA<br /> ................................................................................ Error! Bookmark not defined.<br /> TRONG VĂN XUÔI THẠCH LAM ................ Error! Bookmark not defined.<br /> 3.1. Nghệ thuật trần thuật .................................... Error! Bookmark not defined.<br /> <br /> 3.1.1.Người kể chuyện ......................................... Error! Bookmark not defined.<br /> 3.1.2. Phương thức trần thuật............................. Error! Bookmark not defined.<br /> 3.1. Ngôn ngữ và giọng điệu............................... Error! Bookmark not defined.<br /> 3.1.1. Ngôn ngữ trần thuật .................................. Error! Bookmark not defined.<br /> 3.2.2. Giọng điệu trần thuật ................................ Error! Bookmark not defined.<br /> 3.2. Không gian và thời gian nghệ thuật ........... Error! Bookmark not defined.<br /> 3.2.1. Không gian nghệ thuật.............................. Error! Bookmark not defined.<br /> 3.3.2. Thời gian nghệ thuật ................................. Error! Bookmark not defined.<br /> KẾT LUẬN ........................................................... Error! Bookmark not defined.<br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 94<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Lý do chọn đề tài<br /> Văn học là một trong những bộ phận quan trọng nhất của văn hóa. Nó tiêu<br /> biểu cho diện mạo và các giá trị văn hóa, nhất là văn hóa tinh thần. Văn học là một<br /> sản phẩm mang tính đại diện cho văn hóa, có khả năng nhận thức, phản ánh, sáng<br /> tạo chuyển tải và giữ gìn các giá trị văn hóa. Giữa văn hóa và văn học có mối quan<br /> hệ rất sâu sắc, chặt chẽ. Văn hóa không chỉ hiện diện trên bề mặt biểu hiện mà còn<br /> có khả năng chi phối, tác động ở chiều sâu đối với văn học, đặc biệt trong tâm thức<br /> sáng tạo của nhà văn. Tác phẩm văn chƣơng vì thế chắc chắn đã thể hiện những<br /> dấu ấn văn hóa nhất định. Nghiên cứu văn chƣơng từ góc nhìn văn hoá đã và đang<br /> là một hƣớng tiếp cận nghiên cứu hiệu quả vì trong bối cảnh hiện nay, việc giữ gìn<br /> bản sắc văn hoá dân tộc đã và đang đặt ra nhƣ một thách thức trƣớc xu hƣớng toàn<br /> cầu hoá.<br /> Trong những năm gần đây xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu văn<br /> chƣơng theo hƣớng này nhƣ: nghiên cứu sáng tác của Nguyễn Tuân, Vũ Bằng,<br /> Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng, Sơn Nam … Thạch Lam là một trong số không nhiều các<br /> nhà văn hiện đại Việt Nam đã để lại đƣợc dấu ấn đậm nét trong lòng ngƣời đọc<br /> bằng những tác phẩm mang đậm chất văn hóa. Văn xuôi Thạch Lam chứa đựng<br /> trong đó những giá trị văn hoá truyền thống và hiện đại ở “chốn nước non lặng lẽ<br /> này” (Hoài Thanh). Nghiên cứu văn xuôi Thạch Lam dƣới góc nhìn văn hoá để<br /> thấy đƣợc cảm xúc và thái độ của nhà văn trƣớc thiên nhiên và cuộc sống con<br /> ngƣời. Đồng thời thấy đƣợc những đóng góp của riêng nhà văn trong tiến trình vận<br /> động và phát triển của văn học dân tộc, cũng nhƣ thấy đƣợc những giá trị văn hoá<br /> dân tộc hoặc ảnh hƣởng hoặc đƣợc thể hiện trong tác phẩm của ông nhƣ thế nào, từ<br /> đó làm nổi bật ý nghĩa của mối quan hệ giữa nhà văn và quá trình sáng tạo nghệ<br /> thuật.<br /> Nhà thơ Ấn Độ Rabindranath Tagor đã nói: “Có thể vượt qua thế giới lớn<br /> lao của loài người không phải bằng cách tự xóa mình đi, mà bằng cách mở rộng<br /> bản sắc của chính mình”. Theo ý nghĩa ấy, Thạch Lam đã tạo đƣợc cho mình một<br /> phong cách rất riêng không lẫn với ai. Vì vậy, trong chƣơng trình phổ thông và đại<br /> 4<br /> <br /> học, Thạch Lam là một tên tuổi quen thuộc và quan trọng. Sau nhiều lần thay đổi<br /> chƣơng trình và chỉnh lí sách giáo khoa, vị trí của Thạch Lam vẫn đƣợc khẳng<br /> định. Do đó, việc nghiên cứu Thạch Lam có ý nghĩa thiết thực và bổ ích trong công<br /> tác giảng dạy.<br /> Một lí do không thể thiếu nữa đó là lòng yêu mến và ngƣỡng mộ của tác giả<br /> luận văn đối với sáng tác của nhà văn Thạch Lam.<br /> Từ những lí do trên, nên tôi đã chọn đề tài: Văn xuôi Thạch Lam dưới góc<br /> nhìn văn hóa với hi vọng sẽ đóng góp thêm một vài ý kiến để tiến tới có một cái<br /> nhìn tổng thể, toàn diện về sáng tác của Thạch Lam.<br /> 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu<br /> Thạch Lam là một cây bút tiêu biểu của Tự lực văn đoàn và là một trong<br /> những gƣơng mặt lớn của văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945. Những sáng<br /> tạo và đóng góp của ông rất có ý nghĩa đối với quá trình hiện đại hóa nền văn học<br /> nƣớc ta giai đoạn này. Vì vậy, Thạch Lam là một hiện tƣợng văn học đƣợc nghiên<br /> cứu sớm và rất nhiều. Các ý kiến đều đánh giá cao tài năng và giá trị văn chƣơng<br /> của ông. Nhà phê bình văn học Vũ Ngọc Phan đã phát biểu: “Thạch Lam có một<br /> ngòi bút lặng lẽ, điềm tĩnh vô cùng, ngòi bút tả tỉ mỉ những cái rất nhỏ và rất đẹp,<br /> những cảm tình, cảm giác con con nảy nở và biểu lộ ở đủ các hạng người mà ông<br /> tả một cách thật tinh vi” [57; tr570]. Còn Thế Lữ trong bài viết “Tính cách tạo tác<br /> của Thạch Lam” in trên tờ Thanh Nghị số 39 ra ngày 16/6/1943 đã nhận xét “cái<br /> kho tàng cuộc sống bên trong rất châu báu” [51; tr820]. Tác giả Nhớ rừng đã<br /> bằng sự tinh tế và nhạy cảm của một thi sĩ mà hiểu ngƣời bạn văn của mình. Ông<br /> nhìn thấy trong những tác phẩm của Thạch Lam có ánh sáng của một sự thực khác,<br /> đó là sự thực tâm hồn. Hay trong lời giới thiệu cuốn Thạch Lam truyện ngắn và<br /> tiểu luận , nhà văn Nguyễn Tuân đã khẳng định: “Nói đến Thạch Lam người ta nhớ<br /> đến truyện ngắn nhiều hơn truyện dài”.<br /> Tác giả Bùi Việt Thắng trong bài viết Người chắt chiu cái đẹp khẳng định:<br /> “Thạch Lam là người có ý thức chắt chiu và bảo tồn cái đẹp có giá trị văn hóa của<br /> cộng đồng dân tộc” [71; tr170]. Lê Dục Tú trong Quan niệm con người trong sáng<br /> 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2