TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ<br />
I. Lý do chọn đề tài:<br />
Hiện nay, chất lượng tín dụng và quản lý các rủi ro tín dụng tại các NHTM<br />
trong nước gặp rất nhiều khó khăn, thách thức do khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm<br />
2008 gây ra cùng với sự sụp đổ của hệ thống các ngân hàng tại Mỹ và Châu Âu.<br />
Hơn nữa, trước những thời cơ và thách thức của tiến trình hội nhập kinh tế<br />
quốc tế WTO, việc nâng cao khả năng cạnh tranh của các Ngân hàng thương mại<br />
trong nước trước sự tham gia của các Ngân hàng thương mại nước ngoài, mà cụ thể là<br />
nâng cao chất lượng tín dụng, giảm thiểu rủi ro đã trở nên cấp thiết.<br />
Xuất phát từ thực tế đó, việc nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng cao chất<br />
lượng công tác kiểm soát rủi ro tín dụng là hết sức cần thiết. Do vậy, đề tài “Một số<br />
giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Eximbank Việt<br />
Nam – Chi nhánh Cầu Giấy” được lựa chọn để nghiên cứu.<br />
II. Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu<br />
- Mục đích nghiên cứu:<br />
Nghiên cứu những cơ sở lý thuyết cơ bản về rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro<br />
tín dụng của ngân hàng thương mại.<br />
Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng của Ngân<br />
hàng Thương mại cổ phần Eximbank Việt Nam – Chi nhánh Cầu Giấy.<br />
Đề xuất một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ<br />
phần Eximbank Việt Nam – Chi nhánh Cầu Giấy trong thời gian tới.<br />
- Đối tượng: Nghiên cứu một số các rủi ro tín dụng thường gặp và quản lý các<br />
rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại.<br />
- Phạm vi: Nghiên cứu hoạt động tín dụng và cách thức quản lý các rủi ro tín<br />
dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Eximbank Việt Nam – Chi nhánh Cầu Giấy từ<br />
năm 2008 đến năm 2010 từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín<br />
dụng, chất lượng quản lý một số rủi ro tín dụng thường gặp tại Ngân hàng Thương mại cổ<br />
phần Eximbank Việt Nam – Chi nhánh Cầu Giấy<br />
III. Tóm tắt cô đọng các nội dung chính và đóng góp mới của tác giả:<br />
Kết cấu của luận văn được chia thành 3 chương chính, bao gồm:<br />
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về phân tích đánh giá rủi ro tín dụng tại Ngân hàng<br />
<br />
thương mại<br />
Chương 2: Phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập<br />
Khẩu Việt Nam – Chi nhánh Cầu Giấy giai đoạn 2009 2010<br />
Chương 3: Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập<br />
Khẩu Việt Nam – Chi nhánh Cầu Giấy trong giai đoạn tới.<br />
Các đóng góp mới của tác giả trong luận văn bao gồm 3 nhóm giải pháp nhằm hạn<br />
chế các rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam – Chi nhánh Cầu<br />
Giấy như sau:<br />
- Giải pháp 1: Kiện toàn bộ máy nhân sự phòng tín dụng tổng hợp<br />
- Giải pháp 2: Giảm tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu xuống mức kế hoạch được giao<br />
- Giải pháp 3: Xây dựng chiến lược khách hàng cụ thể, có trọng tâm<br />
IV.Phương pháp nghiên cứu:<br />
- Phương pháp so sánh<br />
- Phương pháp phân tích chi tiết<br />
- Phương pháp chuyên gia<br />
V. Kết luận:<br />
Trên cơ sở vận dụng các phương pháp nghiên cứu, bám sát mục tiêu, phạm vi<br />
nghiên cứu về rủi ro tín dụng, tác giả đã đưa ra những định hướng cơ bản và đề xuất<br />
một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng đối với Eximbank Cầu Giấy trong thời<br />
gian tới.<br />
Tác giả mong muốn đề tài sẽ có đóng góp một phần nhỏ trong việc hoàn thiện<br />
công tác hạn chế rủi ro tín dụng tại Eximbank Cầu Giấy, tạo môi trường tín dụng an toàn<br />
và hiểu quả để chi nhánh đạt được mục tiêu kinh doanh cao nhất, đưa Eximbank Cầu<br />
Giấy trở thành chi nhánh dẫn đầu trong việc kiểm soát an toàn rủi ro tín dụng trong hệ<br />
thống Eximbank Việt Nam và đủ sức cạnh tranh với các NHTM trong và ngoài nước.<br />
Tác giả xin chân thành cảm ơn sự tận tình hướng dẫn của thầy giáo hướng dẫn<br />
khoa học là PGS. TS Lê Quân. Xin chân thành cảm ơn tới Eximbank Cầu Giấy và các<br />
đồng nghiệp đã tạo điều kiện và giúp đỡ tác giả hoàn thành đề tài: ”Một số giải pháp hạn<br />
chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam – Chi nhánh Cầu<br />
Giấy”. Lời cuối, tác giả mong muốn nhận được sự góp ý, giúp đỡ của các thầy cô trong<br />
hội đồng luận văn để đề tài được hoàn thiện hơn.<br />
<br />