TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ<br />
Đề tài: Nâng cao chất lượng quản lý mối quan hệ với các nhà cung ứng của Tổng công<br />
ty Dung dịch khoan và Hoá phẩm Dầu khí - CTCP (DMC).<br />
(Tiếng Anh) Improving quality of Supplier Relationship Management at Drilling Mud<br />
Corporation (DMC).<br />
Tác giả luận văn: LÊ MINH HIỀN<br />
<br />
Ngày sinh: 13/01/1983<br />
<br />
MSHV: CB090953<br />
<br />
Khóa học: Cao học Quản trị Kinh doanh Khóa 2009 - 2011.<br />
Người hướng dẫn: TS. CAO TÔ LINH<br />
Nội dung tóm tắt:<br />
a) Lý do chọn đề tài:<br />
Tổng Công ty Dung dịch khoan và Hóa phẩm Dầu khí - CTCP (DMC) có các<br />
nhiệm vụ chính là cung cấp hóa chất và dịch vụ hóa kỹ thuật cho ngành Dầu khí. Tuy<br />
Tổng Công ty DMC có lợi thế trong việc được ưu tiên cung cấp hóa chất và dịch vụ<br />
hóa kỹ thuật cho các đơn vị trong cùng ngành Dầu khí nhưng phải bảo đảm nghiêm<br />
ngặt theo yêu cầu chất lượng về sản phẩm hóa chất và dịch vụ hóa kỹ thuật do khách<br />
hàng trong ngành Dầu khí đưa ra và giá cả phải cạnh tranh.<br />
Phần lớn các hợp đồng cung ứng hóa chất và dịch vụ hóa kỹ thuật Tổng Công<br />
ty DMC đều phải tham gia đấu thầu để giành quyền ký kết hợp đồng do vậy giá tham<br />
dự thầu luôn phải thấp nhất so với các đơn vị tham dự thầu khác nhưng chất lượng<br />
phải đảm bảo yêu cầu của bên mời thầu. Do sự cạnh tranh khi tham gia thị trường này<br />
rất khốc liệt nên Tổng Công ty DMC phải không ngừng tìm kiếm các nhà cung ứng có<br />
giá cả cạnh tranh hơn để tiết kiệm chi phí mua hàng và đảm bảo giá tham dự thầu thấp<br />
nhất so với các đơn vị khác. Vì vậy để phát triển hoạt động kinh doanh hóa chất và<br />
dịch vụ hóa kỹ thuật, Tổng Công ty DMC phải có giải pháp để nâng cao chất lượng<br />
quản lý mối quan hệ nhà cung ứng để đảm bảo nguồn cung ứng nguyên vật liệu đầu<br />
vào có chất lượng cao với giá thành thấp nhất.<br />
b) Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu:<br />
- Mục đích nghiên cứu: Giới thiệu chung về các lĩnh vực hoạt động chính của<br />
Tổng Công ty DMC, vị thế của công ty hiện nay trong bối cảnh môi trường kinh doanh<br />
<br />
1<br />
<br />
của ngành Dầu khí. Trên cơ sở đó phân tích tình hình quản lý mối quan hệ nhà cung<br />
ứng tại Tổng Công ty DMC phân nhóm nguyên vật liệu đầu vào, quy trình mua sắm<br />
nguyên vật liệu đầu vào, dự đoán các chi phí tiềm ẩn sẽ tác động đến SRM, hiện trạng<br />
hệ thống quản lý mối quan hệ nhà cung ứng tại Tổng Công ty DMC gồm hình thức<br />
phân loại quản lý SRM, phương thức quản lý SRM, xây dựng cơ sở dữ liệu nhà cung<br />
ứng. Sau đó đề xuất giải pháp để nâng cao chất lượng quản lý mối quan hệ nhà cung<br />
ứng tại Tổng Công ty DMC.<br />
- Đối tượng nghiên cứu: Tổng Công ty DMC.<br />
- Phạm vi nghiên cứu: trên cơ sở các lý luận cơ bản về quản lý mối quan hệ nhà<br />
cung ứng kết hợp với nghiên cứu thực tiễn, phân tích, đánh giá thực trạng và chiến<br />
lược mục tiêu của Tổng Công ty DMC, đề tài đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao<br />
chất lượng quản lý mối quan hệ nhà cung ứng tại Tổng Công ty DMC.<br />
c) Tóm tắt các nội dung chính và đóng góp mới của tác giả:<br />
- Tổng hợp, hệ thống hóa các lý luận cơ bản về quản lý mối quan hệ nhà cung<br />
ứng.<br />
- Phân tích, đánh giá thực trạng, vị thế của công ty điểm mạnh và điểm yếu còn<br />
tồn tại trong nội bộ Tổng Công ty DMC.<br />
- Trên cơ sở các lý luận khoa học đề xuất một số giải pháp: ứng dụng công nghệ<br />
thông tin vào quản lý SRM, đầu tư ngân sách cho khảo sát thị trường, đầu tư phát triển<br />
năng lực của nguồn nhân lực nội bộ công ty.<br />
d) Phương pháp nghiên cứu:<br />
- Phương pháp thống kê, phân tích, hệ thống, quy trình hóa quá trình mua hàng,<br />
nghiên cứu tài liệu, nghiên cứu thực tế.<br />
- Nguồn số liệu lấy từ Tổng Công ty DMC, các trang báo mạng và website của<br />
các đơn vị liên quan, các tài liệu liên quan đến quản lý SCM và SRM.<br />
e) Kết luận:<br />
Bài luận văn này với đề tài “Nâng cao chất lượng quản lý mối quan hệ nhà cung<br />
ứng tại Tổng Công ty Dung dịch khoan và Hóa phẩm Dầu khí - CTCP” đã thực hiện:<br />
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý chuỗi cung ứng và quản lý mối quan hệ<br />
nhà cung ứng.<br />
<br />
2<br />
<br />
- Tìm hiểu, phân tích thực trạng hệ thống quản lý mối quan hệ nhà cung ứng<br />
của Tổng Công ty DMC, hành vi của nhà cung ứng, phương thức lựa chọn nhà cung<br />
ứng, chi phí tiềm ẩn trong quá trình cung ứng, cách thức hợp tác giữa nhà cung ứng và<br />
công ty trong chuỗi cung ứng, điểm mạnh và điểm yếu của hệ thống quản lý mối quan<br />
hệ nhà cung ứng của công ty.<br />
Với thời gian nghiên cứu có hạn, Tôi mới chỉ tập trung nghiên cứu trên phương<br />
diện quản trị nói chung của hệ thống quản lý mối quan hệ nhà cung ứng trong ngắn<br />
hạn. Vì vậy để nâng cao được chất lượng của SRM, Tổng Công ty DMC phải tiếp tục<br />
nghiên cứu sâu hơn để có các đánh giá sát thực hỗ trợ cho việc đưa ra giải pháp cải<br />
tiến hơn nữa SRM của công ty đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng Công<br />
ty DMC trên thị trường hóa chất và dịch vụ hóa kỹ thuật. Tác giả mong rằng với các<br />
giải pháp đưa ra trong luận văn này sẽ hỗ trợ Ban lãnh đạo Tổng Công ty ra các quyết<br />
định chính xác, nâng cao được chất lượng quản lý chuỗi cung ứng sản phẩm nói chung<br />
và quản lý SRM nói riêng tại Tổng Công ty DMC.<br />
Bài luận văn này còn nhiều thiếu sót do tác giả bị hạn chế về trình độ lý luận và<br />
còn thiếu kinh nghiệm thực tiễn. Vì vậy tác giả rất mong nhận được nhiều góp ý của<br />
Thầy Cô và đóng góp của các bạn bè để tác giả tiếp tục hoàn thiện và phát triển ý<br />
tưởng của bài luận văn đã được tóm tắt ở trên./.<br />
<br />
3<br />
<br />