intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngân hàng: Mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

59
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn được chia làm 3 chương: Chương 1 - Những vấn đề lý luận cơ bản về mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa của ngân hàng thương mại, chương 2 - Thực trạng mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam và chương 3 - Giải pháp mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngân hàng: Mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

i<br /> <br /> LỜI MỞ ĐẦU<br /> Những năm gần đây, số lượng các doanh nghiệp nhỏ và vừa không ngừng<br /> tăng lên và trở thành khu vực kinh tế năng động nhất. Theo số liệu công bố của Bộ<br /> Kế hoạch & Đầu tư, tính đến cuối năm 2009 số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa<br /> chiếm tới hơn 95% tổng số doanh nghiệp cả nước. Đồng thời, Chính phủ cũng đưa<br /> ra nhiều chính sách ưu đãi nhằm trợ giúp và khuyến khích phát triển doanh nghiệp<br /> nhỏ và vừa, coi đây là một nhiệm vụ quan trọng trong Chiến lược phát triển kinh tế<br /> xã hội.<br /> Nhận thức được vấn đề này, trong bối cảnh môi trường kinh doanh của<br /> ngành ngân hàng ngày càng trở nên khốc liệt, thời gian qua nhiều ngân hàng thương<br /> mại đã rất quan tâm đến việc mở rộng cho vay đối với khách hàng là doanh nghiệp<br /> nhỏ và vừa, xác định đây là đối tượng khách hàng đầy tiềm năng cần hướng tới. Vì<br /> vậy, nhiều sản phẩm cho vay đã được thiết kế dành riêng cho từng nhóm khách<br /> hàng này.<br /> Về phía Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, hiện nay dư nợ cho vay<br /> vẫn chủ yếu tập trung vào các khách hàng lớn, điều này có thể tạo ra rủi ro rất lớn<br /> khi một trong các khách hàng này gặp khó khăn về tài chính và không có khả năng<br /> trả nợ (thực tế đã cho thấy 20 khách hàng có nợ xấu lớn nhất chiếm tới khoảng 65%<br /> tổng dư nợ xấu của toàn ngân hàng). Vì vậy, việc mở rộng cho vay đối với doanh<br /> nghiệp nhỏ và vừa đã trở thành nhiệm vụ cấp thiết đối với Ngân hàng TMCP Ngoại<br /> thương Việt Nam nhằm đa dạng hóa đối tượng khách hàng để san sẻ rủi ro, đồng<br /> thời phát triển tín dụng có hiệu quả trong bối cảnh môi trường cạnh tranh ngày càng<br /> gay gắt.<br /> Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài “Mở rộng cho vay đối<br /> với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam” làm<br /> đề tài nghiên cứu cho luận văn.<br /> <br /> ii<br /> <br /> CHƯƠNG 1 - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ MỞ RỘNG CHO<br /> VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA NGÂN HÀNG<br /> THƯƠNG MẠI<br /> 1.1 Tổng quan về doanh nghiệp nhỏ và vừa<br /> Khái niệm: Tùy vào điều kiện kinh tế - xã hội đất nước, mỗi quốc gia có các<br /> cách phân loại DNNVV khác nhau. Nhìn chung, người ta hay sử dụng các tiêu thức<br /> sau để xác định DNNVV: (i) Số lao động thường xuyên; (ii) Vốn sản xuất; (iii)<br /> Doanh thu từ hoạt động kinh doanh; (iv) Lợi nhuận.<br /> Tại Việt Nam, trước năm 2009, DNNVV được quy định tại Nghị định số<br /> 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001 (Nghị định 90): “là cơ sở sản xuất, kinh doanh<br /> độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá<br /> 10 tỷ đồng hoặc số lao động hằng năm không quá 300 người”. Từ 30/6/2009, theo<br /> Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 (Nghị định 56), DNNVV là “cơ sở<br /> kinh doanh” đã đăng ký theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ,<br /> nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn<br /> vốn là chỉ tiêu ưu tiên). Theo đó, DNNVV trong lĩnh vực (i) nông, lâm nghiệp và<br /> thủy sản, (ii) công nghiệp và xây dựng có tổng nguồn vốn tối đa đến 100 tỷ đồng<br /> hoặc lao động tối đa đến 300 lao động; (iii) thương mại và dịch vụ có tổng nguồn<br /> vốn tối đa đến 50 tỷ đồng hoặc lao động tối đa đến 100 lao động.<br /> Đặc điểm: DNNVV có số lượng chiếm tỷ trọng lớn, thường từ 70-80% tổng<br /> số doanh nghiệp của mỗi quốc gia và phân bố rộng khắp cả nước, hoạt động trên<br /> mọi lĩnh vực khác nhau. DNNVV có bộ máy tổ chức gọn nhẹ, linh hoạt, dễ thích<br /> ứng với sự biến động. Tuy nhiên, các doanh nghiệp có quy mô vốn nhỏ, công nghệ<br /> thiếu tính đồng bộ và thống nhất, chất lượng nguồn nhân lực nhiều hạn chế.<br /> Vai trò: DNNVV ngày càng có đóng góp quan trọng đối với sự tăng trưởng<br /> của nền kinh tế, tạo việc làm và nâng cao mức sống cho người lao động. DNNVV<br /> cho phép thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn trong dân và làm cho nền kinh tế ngày<br /> càng hoạt động hiệu quả hơn.<br /> <br /> iii<br /> <br /> 1.2 Cho vay đối với DNNVV của NHTM<br /> Khái niệm: Cho vay đối với DNNVV của NHTM là việc NHTM giao một<br /> khoản tiền cho DNNVV sử dụng trong một thời gian nhất định để thực hiện các dự<br /> án đầu tư hoặc cung cấp vốn lưu động đáp ứng cho quá trình sản xuất kinh doanh<br /> của doanh nghiệp.<br /> Đặc điểm: Cho vay đối với DNNVV mang những đặc điểm chung của hoạt<br /> động cho vay nói chung. Ngoài ra, cho vay đối với DNNVV cũng có một số đặc<br /> điểm khác như: (i) Giá trị mỗi món vay thường không lớn, (ii) Các khoản vay đa số<br /> đều được đảm bảo bằng tài sản.<br /> Các hình thức cho vay đối với DNNVV: Có nhiều cách phân loại khác nhau:<br /> (i) theo thời hạn cho vay (cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn), (ii) theo tài sản<br /> bảo đảm (cho vay có tài sản bảo đảm và không có tài sản bảo đảm), (iii) theo<br /> phương thức cho vay (cho vay thấu chi, cho vay trực tiếp từng lần, cho vay theo hạn<br /> mức, cho vay luân chuyển, cho vay trả góp, cho vay gián tiếp)…<br /> 1.3 Mở rộng cho vay đối với DNNVV của NHTM<br /> 1.3.1 Khái niệm<br /> Xét trên giác độ của NHTM, đó là sự gia tăng cho vay đối với DNNVV cả về<br /> mặt quy mô và chất lượng. Hay nói cách khác, mở rộng cho vay đối với DNNVV là<br /> sự tăng trưởng cho vay với đối DNNVV trên cơ sở kiểm soát được rủi ro ở mức cho<br /> phép nhằm đạt được hiệu quả kỳ vọng của ngân hàng.<br /> 1.3.2 Sự cần thiết mở rộng cho vay đối với DNNVV của NHTM<br /> Đối với DNNVV: vốn vay từ NHTM giúp các DNNVV giải quyết được nhu<br /> cầu về vốn kịp thời, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được liên tục và ổn<br /> định. Thông qua vốn vay từ NHTM, DNNVV có điều kiện đầu tư đổi mới công<br /> nghệ, nâng cao được năng lực cạnh tranh. Việc vay vốn của NHTM cũng góp phần<br /> giúp cho DNNVV nâng cao chất lượng quản lý tài chính và hiệu quả hoạt động do<br /> các điều kiện vay vốn chặt chẽ của NHTM.<br /> Đối với NHTM: Việc mở rộng cho vay DNNVV cho phép NHTM khai thác<br /> triệt để tiềm năng thị trường cũng như mạng lưới chi nhánh hiện có, tăng vòng quay<br /> <br /> iv<br /> <br /> vốn tín dụng và tăng thu nhập cho ngân hàng, giúp NHTM phân tán được rủi ro tín<br /> dụng.<br /> Đối với nền kinh tế: Việc mở rộng cho vay đối với DNNVV của NHTM đã<br /> góp phần thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển DNNVV của Nhà nước, phát triển<br /> nền kinh tế một cách toàn diện hơn.<br /> 1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng cho vay đối với DNNVV của NHTM<br />  Các nhân tố thuộc về ngân hàng<br /> Chiến lược phát triển của ngân hàng: việc mở rộng hay thu hẹp cho vay<br /> DNNVV trước hết phụ thuộc vào định hướng và chiến lược phát triển của ngân<br /> hàng đối với nhóm khách hàng này.<br /> Quy mô và khả năng huy động vốn: khả năng huy động vốn tốt, quy mô vốn<br /> dồi dào cho phép ngân hàng có điều kiện tập trung vốn để mở rộng cho vay và<br /> ngược lại.<br /> Chất lượng và sự đa dạng hóa các hình thức cho vay đối với DNNVV: quyết<br /> định khả năng đáp ứng nhu cầu vay vốn đa dạng của DNNVV<br /> Mạng lưới chi nhánh và đội ngũ cán bộ ngân hàng: ngân hàng có mạng lưới<br /> chi nhánh rộng sẽ có điều kiện để tiếp cận được nhiều nhu cầu vay vốn của khách<br /> hàng, đồng thời tăng cường khả năng giám sát tình hình sử dụng vốn vay của khách<br /> hàng. Đội ngũ cán bộ tín dụng giữ vai trò quyết định trong việc mở rộng cho vay<br /> đối DNNVV, quyết định chất lượng phục vụ khách hàng cũng như chất lượng của<br /> các khoản cho vay đối với DNNVV.<br /> Công nghệ ngân hàng: công nghệ hiện đại cho phép ngân hàng rút ngắn thời<br /> gian xử lý hồ sơ vay vốn của khách hàng, đồng thời tạo điều kiện cho ngân hàng thu<br /> thập, quản lý thông tin về khách hàng và thị trường hiệu quả hơn.<br />  Các nhân tố thuộc về DNNVV<br /> Nhu cầu vay vốn của DNNVV: NHTM chỉ có thể cho vay được khi khách<br /> hàng có nhu cầu vay vốn.<br /> <br /> v<br /> <br /> Năng lực vay vốn: DNNVV chỉ có thể vay được vốn của NHTM khi có đủ<br /> các năng lực: (i) năng lực pháp lý, (ii) năng lực sản xuất, (iii) năng lực tài chính, (iv)<br /> năng lực quản lý doanh nghiệp.<br /> Tính hiệu quả của phương án sử dụng vốn vay của doanh nghiệp: Ngân hàng<br /> chỉ cho vay khi phương án sử dụng vốn vay thể hiện được tính hiệu quả và khả thi.<br />  Các nhân tố khác<br /> Ngoài các nhân tố thuộc về NHTM và DNNVV, việc mở rộng cho vay đối<br /> với DNNVV còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như: môi trường kinh tế, môi<br /> trường chính trị - xã hội, môi trường pháp lý, môi trường cạnh tranh.<br /> CHƯƠNG 2 - THỰC TRẠNG MỞ RỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH<br /> NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG<br /> TMCP NGOẠI THƯƠNG VN<br /> 2.1<br /> <br /> Tổng quan về Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam<br /> Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam được thành lập ngày 01/04/1963.<br /> <br /> Trải qua 47 năm hoạt động và phát triển, hệ thống Vietcombank đến hết năm 2009<br /> gồm có Hội sở chính, 01 Sở giao dịch, 69 chi nhánh và 248 Phòng Giao dịch; 01<br /> trung tâm đào tạo, 04 công ty con, 04 công ty liên doanh, 03 công ty liên kết và 01<br /> văn phòng đại diện tại Singapore. Vietcombank hiện có quan hệ đại lý với trên<br /> 1.300 ngân hàng tại 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.<br /> Trong những năm qua, mặc dù môi trường kinh tế có nhiều khó khăn, thị<br /> trường tài chính tiền tệ diễn biến phức tạp nhưng với sự năng động và nhạy bén,<br /> Ban Lãnh đạo Vietcombank đã nhận định được những khó khăn, thử thách trong<br /> quá trình hoạt động, kịp thời đưa ra những chỉ đạo, điều hành đúng đắn giúp<br /> Vietcombank luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ kinh doanh. Kết quả là các hoạt<br /> động kinh doanh chính của ngân hàng đều có sự tăng trưởng qua các năm. Đến cuối<br /> năm 2009, tổng vốn huy động tăng 18%, dư nợ cho vay tăng 25,9% so với cuối năm<br /> 2008. Thu nhập trước thuế tăng trưởng bền vững qua các năm, đặc biệt năm 2009<br /> thu nhập trước thuế của Vietcombank đã đạt được con số rất ấn tượng là 5.150 tỷ<br /> đồng, tăng 46,2% so với năm 2008.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2