intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngân hàng: Phát triển hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam, chi nhánh Nghệ An

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:16

58
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu những cơ sở lý luận về hoạt động bảo lãnh tại các NHTM, các chỉ số đánh giá sự phát triển của hoạt động này tại NHTM. Phân tích đánh giá quá trình tăng trưởng và phát triển của hoạt động bảo lãnh tại NHTMCP Công thương Việt Nam – chi nhánh Nghệ An. Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển hơn nữa hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh Nghệ An. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngân hàng: Phát triển hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam, chi nhánh Nghệ An

i<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN VĂN<br /> LỜI MỞ ĐẦU<br /> 1. Tính cấp thiết của đề tài<br /> Hiện nay, việc sử dụng bảo lãnh ngân hàng bùng nổ mạnh mẽ và mang lại<br /> thu nhập đáng kể cho ngân hàng.<br /> Trong những năm qua, bảo lãnh Ngân hàng đã được thực hiện và phát<br /> triển tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam nói chung và chi nhánh Nghệ<br /> An nói riêng. Tuy nhiên do nhiều yếu tố chủ quan cũng như khách quan mà hoạt<br /> động này tại chi nhánh Nghệ An còn nhiều điều bất cập và chưa tương xứng với<br /> tiềm năng phát triển của chi nhánh. Với những suy nghĩ trên, em đã quyết định<br /> chọn tên đề tài là "Phát triển hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP công<br /> thương Việt nam, chi nhánh Nghệ An" làm nội dung nghiên cứu cho luận văn<br /> tốt nghiệp thạc sỹ của mình.<br /> <br /> 2. Mục đích nghiên cứu<br /> Nghiên cứu những cơ sở lý luận về hoạt động bảo lãnh tại các NHTM, các<br /> chỉ số đánh giá sự phát triển của hoạt động này tại NHTM. Phân tích đánh giá<br /> quá trình tăng trưởng và phát triển của hoạt động bảo lãnh tại NHTMCP Công<br /> thương Việt Nam – chi nhánh Nghệ An. Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển<br /> hơn nữa hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh Nghệ An<br /> <br /> 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu<br /> Việc phát triển hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng thương mại<br /> Phát triển hoạt động bảo lãnh của Ngân hàng TMCP công thương Việt<br /> Nam - chi nhánh Nghệ An<br /> <br /> 4. Phương pháp nghiên cứu<br /> Luận văn lấy phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử là<br /> cơ sở lý luận và phương pháp luận. Sử dụng tổng hợp các phương pháp luận kết<br /> hợp với thực tiễn, phân tích tổng hợp logic, lịch sử và hệ thống, dùng phương<br /> pháp thống kê, phân tích hoạt động kinh tế và xử lý hệ thống.<br /> <br /> ii<br /> <br /> 5. Kết cấu của luận văn<br /> Ngoài phần mở đầu và kết luận bài chuyên đề được kết cấu làm 3 phần:<br /> Chương 1: Tổng quan về phát triển bảo lãnh tại Ngân hàng thương mại<br /> Chương 2: Thực trạng hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng thương mại cổ<br /> phần công thương Việt nam, Chi nhánh Nghệ An<br /> Chương 3: Phát triển hoạt động bảo lãnh tại Chi nhánh ngân hàng<br /> thương mại cổ phần công thương Việt nam, chi nhánh Nghệ An<br /> <br /> iii<br /> <br /> CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH CỦA<br /> NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI<br /> 1.1. Hoạt động bảo lãnh của ngân hàng thương mại<br /> 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của hoạt động bảo lãnh ngân hàng<br /> Khái niệm bảo lãnh: Bảo lãnh ngân hàng là cam kết bằng văn bản của tổ<br /> chức tín dụng (người được bảo lãnh) đối với người có quyền (người nhận bảo<br /> lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho ngân hàng (người được<br /> bảo lãnh) khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa<br /> vụ đã cam kết với người nhận BL. Khách hàng phải trả nợ và hoàn trả tổ chức<br /> tín dụng số tiền đã được trả thay<br /> Đặc điểm của bảo lãnh: Bảo lãnh ngân hàng là mối quan hệ đa phương, bảo<br /> lãnh ngân hàng được hạch toán ngoại bảng, bảo lãnh ngân hàng mang tính độc<br /> lập tương đối với hợp đồng cơ sở.<br /> 1.1.2. Chính sách bảo lãnh của Ngân hàng thương mại<br /> 1.1.2.1 Chính sách khách hàng: là sự lựa chọn đối tượng khách hàng trong chính<br /> sách phát triển bảo lãnh của Ngân hàng<br /> 1.1.2.2 Chính sách quy mô và giới hạn bảo lãnh: các ngân hàng có những quy<br /> định riêng về quy mô và giới hạn bảo lãnh tùy thuộc vào thẩm quyền, chính sách<br /> phát triển của chi nhánh trong từng thời kỳ.<br /> 1.1.2.3 Chính sách phí: Ngân hàng thương mại thường áp dụng các mức phí bảo<br /> lãnh khác nhau tùy từng đối tượng khách hàng và chính sách từng thời kỳ. Tuy<br /> nhiên khi xây dựng chính sách phí phải tính đến yếu tố rủi ro, đảm bảo khả năng<br /> sinh lời và yếu tố cạnh tranh so với các ngân hàng khác.<br /> 1.1.3 Xây dựng quy trình bảo lãnh<br /> Quy trình bảo lãnh bao giờ cũng được xác lập bởi mối quan hệ của 3 bên:<br /> Bên bảo lãnh: là bên dùng uy tín của mình đứng ra cam kết chịu trách<br /> nhiệm thay cho bên được bảo lãnh nếu họ không thực hiện hay thực hiện không<br /> đúng hợp đồng, nghĩa vụ dự thầu.<br /> Bên được bảo lãnh: là bên được ngân hàng cam kết trả thay nếu vi phạm<br /> hợp đồng hay điều kiện dự thầu<br /> Bên nhận bảo lãnh: là bên được ngân hàng phát hành thư bảo lãnh cam kết<br /> <br /> iv<br /> <br /> sẽ thanh toán thay cho Bên được bảo lãnh nếu bên này vi phạm nghĩa vụ đãm<br /> cam kết với Bên nhận bảo lãnh.<br /> 1.1.4 Lựa chọn hình thức bảo lãnh<br /> 1.1.4.1 Theo phương thức phát hành: bảo lãnh trực tiếp, bảo lãnh gián tiếp<br /> 1.1.4.2 Theo mục đích bảo lãnh: Bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng,<br /> bảo lãnh tiền ứng trước, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh bảo hành, bảo lãnh chất<br /> lượng sản phẩm, bảo lãnh nhận hàng theo L/C<br /> 1.1.4.3 Theo phạm vi bảo lãnh: bảo lãnh trong nước, bảo lãnh nước ngoài<br /> 1.1.4.4 Theo tài sản đảm bảo: bảo lãnh có tài sản đảm bảo, bảo lãnh không có tài<br /> sản đảm bảo<br /> 1.1.5 Kiểm soát rủi ro trong hoạt động tín dụng<br /> Rủi ro trong hoạt động bảo lãnh chính là bảo lãnh tín dụng trong ngân<br /> hàng: đó là khả năng xây ra những tổn thất mà ngân hàng phải chịu do Ngân<br /> hàng phát hành phải trả thay cho khách hàng nhưng không được khách hàng<br /> hoàn trả hoặc hoàn trả không đủ, không đúng thời hạn cả vốn lẫn lãi, lãi phát<br /> <br /> 1.2 Phát triển hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng thương mại<br /> 1.2.1 Quan điểm phát triển bảo lãnh<br /> Đó là sự gia tăng về mặt số lượng và hoàn thiện về mặt chất lượng của hoạt<br /> động bảo lãnh tại Ngân hàng thương mại<br /> 1.2.2 Mục tiêu của phát triển bảo lãnh<br /> Trước trên Ngân hàng phát triển bảo lãnh vì mục tiêu lợi nhuận của bản<br /> thân ngân hàng mình. Doanh thu từ hoạt động bảo lãnh góp phần làm gia tăng lợi<br /> nhuận. Ngoài ra tạo điều kiện cho các hoạt động khác tăng trưởng như hoạt động<br /> cho vay, hoạt động huy động vốn, hoạt động thanh toán thu dịch vụ…<br /> Bên cạnh đó phát triển hoạt động bảo lãnh cũng làm gia tăng lợi ích cho<br /> các doanh nghiệp và cả nền kinh tế..<br /> 1.2.3 Tiêu chí phán ánh sự phát triển bảo lãnh tại Ngân hàng thương mại<br /> 1.2.3.1 Chỉ tiêu về số lượng<br /> Chỉ tiêu qui mô, tỷ trọng và tốc độ tăng trưởng hoạt động bảo lãnh<br /> - Quy mô hoạt động bảo lãnh thể hiện ở hai mặt:<br /> + Một là số dư bảo lãnh bình quân của một chi nhánh Ngân hàng trong<br /> một thời gia nhất định và thường là một năm.<br /> <br /> v<br /> <br /> + Hai là doanh số phát hành bảo lãnh: được cụ thể hóa bằng số tiền và số<br /> món bảo lãnh được phát hành trong một thời gian nhất định.<br /> - Tỷ trọng của bảo lãnh là phần trăm số dư bảo lãnh trên hoạt động tín<br /> dụng tại chi nhánh, tỷ trọng của bảo lãnh lớn thể hiện hoạt động thu dịch vụ của<br /> ngân hàng lớn và đó là điều mà ngày nay hầu hết các ngân hàng thương mại<br /> đang hướng đến.<br /> - Tốc độ tăng trưởng: là phần trăm tăng trưởng so với kỳ trước của dư nợ,<br /> doanh số phát hành bảo lãnh. Tốc độ tăng trưởng thể hiện mức độ phát triển của<br /> hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng thương mại.<br /> Tính đa dạng trong danh mục dịch vụ bảo lãnh<br /> Một ngân hàng thương mại có số lượng dịch vụ càng nhiều thì khả năng<br /> cạnh tranh càng cao. Bởi ta có thể đánh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng<br /> thương mại theo các tiêu thức: số lượng danh mục sản phẩm dịch vụ bảo lãnh do<br /> ngân hàng cung cấp hoặc chủng loại trong mỗi danh mục sản phẩm dịch vụ. Do<br /> vậy, đây là một trong những tiêu thức đầu tiên đánh giá sự phát triển của dịch vụ<br /> bảo lãnh ngân hàng.<br /> Chỉ tiêu doanh thu hoạt động bảo lãnh<br /> Doanh thu từ hoạt động bảo lãnh là chỉ tiêu tổng hợp mà kết quả của nó<br /> phụ thuộc vào số lượng các dịch vụ bảo lãnh mà ngân hàng cung cấp, giá cả dịch<br /> vụ bảo lãnh, chất lượng dịch vụ và uy tín của ngân hàng.<br /> Giá cả dịch vụ bảo lãnh chính là phí bảo lãnh mà khách hàng phải trả để<br /> được ngân hàng phát hành bảo lãnh. Phí dịch vụ bảo lãnh phải được xây dựng<br /> tính đến yếu tố rủi ro, đảm bảo khả năng sinh lời và yếu tố cạnh tranh so với cá<br /> đối thủ khác. Phí bảo lãnh là yếu tố quan trọng để khách hàng lựa chọn ngân<br /> hàng cung cấp dịch vụ.<br /> Tỷ lệ doanh thu từ hoạt động bảo lãnh trên doanh thu về dịch vụ: chỉ<br /> tiêu tỷ trọng này phản ánh tình hình hoạt động bảo lãnh tại NHTM so với hoạt<br /> động thu dịch vụ.<br /> Số lượng, tần suất khách hàng quay lại với ngân hàng: Số lượng, tần<br /> suất khách hàng quay lại với ngân hàng phản ánh mức độ hài lòng của khách<br /> hàng đối với sản phẩm của ngân hàng, đồng thời góp phần đáng cả gia tăng<br /> doanh số phát hành bảo lãnh tại ngân hàng<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2