TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ<br />
Đề tài:<br />
<br />
Nghiên cứu các giải pháp hoàn thiện tổ chức công tác<br />
thu bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Ninh<br />
<br />
Tác giả luận văn:<br />
<br />
THÁI VĂN NAM<br />
<br />
Khoá học:<br />
<br />
Cao học Quản trị kinh doanh khoá 2010-2012<br />
<br />
Người hướng dẫn:<br />
<br />
Tiến sĩ PHAN DIỆU HƯƠNG<br />
<br />
Nội dung tóm tắt:<br />
a. Lý do chọn đề tài<br />
Một trong những vấn đề chủ chốt và có ý nghĩa quyết định đối với toàn bộ hoạt<br />
động của ngành BHXH đó là phải thực hiện tốt công tác thu BHXH với phương châm thu<br />
đúng, thu đủ nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Chính những vấn đề nêu trên<br />
đã đặt ra sự cấp thiết cho việc nghiên cứu cả về lý luận và thực tiễn, tác giả đã chọn đề tài<br />
“Nghiên cứu các giải pháp hoàn thiện tổ chức công tác thu bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng<br />
Ninh” làm nội dung nghiên cứu trong luận văn thạc sỹ.<br />
b. Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu.<br />
- Mục đích nghiên cứu<br />
Tổng hợp và hệ thống hoá cơ sở lý luận về BHXH và tổ chức công tác thu BHXH<br />
ở Việt Nam; phân tích thực trạng tổ chức công tác thu BHXH tỉnh Quảng Ninh (20062010), từ đó rút ra được những nguyên nhân ảnh hưởng đến tổ chức công tác thu BHXH<br />
tỉnh Quảng Ninh, đề xuất một số giải pháp hữu hiệu nhằm hoàn thiện tổ chức công tác thu<br />
BHXH tỉnh Quảng Ninh;<br />
- Đối tượng nghiên cứu<br />
Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là những hoạt động có liên quan tới tổ chức<br />
công tác thu bảo hiểm xã hội Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Ninh.<br />
- Phạm vi nghiên cứu<br />
Luận văn nghiên cứu việc thực hiện công tác thu BHXH của các đơn vị do Bảo<br />
hiểm xã hội tỉnh Quảng Ninh quản lý (2006-2010).<br />
<br />
1<br />
<br />
c. Tóm tắt cô đọng các nội dung chính và đóng góp mới của tác giả<br />
Trình bày một số vấn đề lý luận cơ bản về BHXH và vai trò của công tác thu<br />
BHXH, phân tích thực trạng tổ chức công tác thu BHXH tỉnh Quảng Ninh (2006-2010),<br />
qua đó chỉ ra các nguyên nhân chính ảnh hưởng không tốt đến tổ chức công tác thu<br />
BHXH tỉnh Quảng Ninh, xây dựng một số giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức công tác<br />
thu BHXH tỉnh Quảng Ninh;<br />
d. Phương pháp nghiên cứu.<br />
Để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ nêu trên, trong quá trình nghiên cứu, tác giả lựa<br />
chọn và sử dụng các phương pháp: phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp<br />
thống kê, và phương pháp hệ thống.<br />
e. Kết luận<br />
- Luận văn đã hệ thống hoá và làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận cơ bản về BHXH<br />
và vai trò của công tác thu BHXH làm cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu, phân tích<br />
thực trạng tổ chức công tác thu BHXH của BHXH tỉnh Quảng Ninh trong những năm<br />
qua, đồng thời làm căn cứ cho những đề xuất giải pháp nhằm hoằn thiện tổ chức công tác<br />
thu BHXH. Bên cạnh đó, luận văn cũng đã nghiên cứu về công tác quản lý thu BHXH của<br />
một số nước, từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm cho toàn ngành BHXH nói chung và<br />
BHXH tỉnh Quảng Ninh nói riêng.<br />
- Dựa vào nghiên cứu thực trạng tổ chức công tác thu BHXH của BHXH tỉnh<br />
Quảng Ninh trong những năm qua, luận văn đã đi vào đánh giá, phân tích những kết quả<br />
đạt được cũng như những tồn tại của thực trạng tổ chức công tác thu BHXH. Thông qua<br />
đó xây dựng cơ sở thực tiễn cho những đề xuất giải pháp hoàn thiện tổ chức công tác thu<br />
BHXH tỉnh Quảng Ninh trong những năm tới.<br />
- Dựa trên những luận cứ khoa học, kết quả nghiên cứu thực tiễn, luận văn tập<br />
trung nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp chủ yếu, có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu<br />
quả trong công tác tổ chức thu BHXH.<br />
<br />
2<br />
<br />