intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Nghiên cứu phân lập, xác định cấu trúc và thử hoạt tính sinh học của một số dịch chiết từ lá cây kim giao núi đất

Chia sẻ: Dien_vi09 Dien_vi09 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

37
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài được thực hiện nhằm cung cấp thêm thông tin về loại cây này, góp phần vào việc khai thác, sử dụng cây một cách hợp lí. Đồng thời nghiên cứu thực nghiệm ứng dụng, thăm dò hoạt tính sinh học của các hợp chất trong lá cây kim giao núi đất qua đó góp phần làm tăng thêm giá trị sử dụng của loại cây này. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Nghiên cứu phân lập, xác định cấu trúc và thử hoạt tính sinh học của một số dịch chiết từ lá cây kim giao núi đất

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG<br /> <br /> VĂN QUỐC HOÀNG<br /> <br /> NGHIÊN CỨU PHÂN LẬP, XÁC ĐỊNH CẤU TRÚC<br /> VÀ THỬ HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA MỘT SỐ<br /> DỊCH CHIẾT TỪ LÁ CÂY KIM GIAO NÚI ĐẤT<br /> <br /> Chuyên ngành : Hóa hữu cơ<br /> Mã số<br /> : 60.40.01.14<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC<br /> <br /> Đà Nẵng - Năm 2015<br /> <br /> Công trình được hoàn thành tại<br /> ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học: TS. Giang Thị Kim Liên<br /> <br /> Phản biện 1: TS. Trịnh Đình Chính<br /> Phản biện 2: GS.TS. Đào Hùng Cường<br /> <br /> Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt<br /> nghiệp thạc sĩ Khoa học họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 27 tháng<br /> 7 năm 2015<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận văn tại:<br /> - Trung tâm Thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng<br /> - Thư viện trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng<br /> <br /> 1<br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Tính cấp thiết của đề tài<br /> Việt Nam là một trong những nước có khí hậu rất thuận lợi cho<br /> sự phát triển hệ thực vật, và đây là một trong những nguồn tài nguyên<br /> cung cấp cho chúng ta nhiều loài cây quý làm thuốc chữa bệnh có giá<br /> trị cao. Những năm gần đây xu hướng tìm kiếm một số hoạt chất trong<br /> các loài thảo mộc có tác dụng chữa bệnh ngày một tăng, thu hút các<br /> nhà khoa học trong nước và khắp nơi trên thế giới tìm tòi, nghiên cứu.<br /> Nước ta có nguồn tài nguyên sinh vật rất phong phú và đa<br /> dạng, là một trong 4 vùng có tính đa dạng sinh học lớn nhất thế giới.<br /> Theo các số liệu thống kê mới nhất thảm thực vật Việt Nam có trên<br /> 12000 loài, trong số đó có trên 3200 loài thực vật được sử dụng làm<br /> thuốc trong Y học dân gian [1], [2].<br /> Từ xưa đến nay, những cây thuốc dân gian vẫn đóng vai trò hết<br /> sức quan trọng trong việc chăm sóc sức khoẻ cho con người. Ngày<br /> nay, những hợp chất tự nhiên được phân lập từ cây cỏ, đặc biệt là các<br /> chất có hoạt tính sinh học đã được ứng dụng trong nhiều ngành công<br /> nghiệp, nông nghiệp và y học. Chúng được dùng để trực tiếp sản xuất<br /> thuốc chữa bệnh, thuốc bảo vệ thực vật, làm nguyên liệu cho ngành<br /> công nghiệp thực phẩm, mỹ phẩm v.v... Chúng còn được dùng như là<br /> nguồn nguyên liệu trực tiếp, gián tiếp hoặc cung cấp những chất đầu<br /> cho công nghệ bán tổng hợp nhằm tìm kiếm những chất mới, dược<br /> phẩm mới có hoạt tính, tác dụng chữa bệnh tốt hơn, hiệu quả hơn.<br /> Các số liệu gần đây cho thấy rằng, có khoảng 60% dược phẩm được<br /> dùng chữa bệnh hiện nay, hoặc đang thử cận lâm sàng đều có nguồn<br /> gốc từ thiên nhiên [3].<br /> Tuy nhiên, phần lớn các cây được sử dụng làm thuốc trong dân<br /> gian chưa được nghiên cứu đầy đủ và có hệ thống về mặt hóa học<br /> <br /> 2<br /> cũng như hoạt tính sinh học mà chủ yếu dựa trên kinh nghiệm dân<br /> gian. Vì vậy chưa phát huy hết được hiệu quả của nguồn tài nguyên<br /> quý giá này.<br /> Trong vô số loài thực vật ở Việt Nam, có nhiều loài cây thuộc<br /> chi Nageia của họ Podocarpaceae có giá trị sử dụng cao, được dùng<br /> làm thuốc chữa nhiều bệnh theo kinh nghiệm dân gian. Nhưng các<br /> công trình nghiên cứu về thành phần hoá học, hoạt tính của các hợp<br /> chất chính trong các cây thuộc chi nói trên ở trong nước hầu như rất ít,<br /> có cây còn chưa được nghiên cứu. Còn các công trình nghiên cứu của<br /> nước ngoài thì được công bố chưa nhiều. Vì vậy, tôi đã chọn đề tài<br /> “Nghiên cứu phân lập, xác định cấu trúc và thử hoạt tính sinh học<br /> của một số dịch chiết từ lá cây kim giao núi đất”. Nhằm cung cấp<br /> thêm thông tin về loại cây này, góp phần vào việc khai thác, sử dụng<br /> cây một cách hợp lí. Đồng thời nghiên cứu thực nghiệm ứng dụng,<br /> thăm dò hoạt tính sinh học của các hợp chất trong lá cây kim giao núi<br /> đất qua đó góp phần làm tăng thêm giá trị sử dụng của loại cây này.<br /> 2. Mục tiêu nghiên cứu<br /> Nghiên cứu phân lập, xác định cấu trúc và thử hoạt tính sinh<br /> học của một số hợp chất hóa học có trong cao chiết lá cây kim giao<br /> núi đất (Nageia wallichiana)<br /> 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br /> - Điều tra sơ bộ, thu thập và xử lý nguyên liệu là lá cây kim<br /> giao núi đất (Nageia wallichiana).<br /> - Phân lập, tinh chế một số hợp chất hóa học có trong mẫu cao<br /> chiết từ lá cây kim giao núi đất.<br /> - Xác định cấu trúc hóa học các hợp chất phân lập được.<br /> - Thăm dò hoạt tính sinh học của một số hợp chất được phân lập.<br /> 4. Phương pháp nghiên cứu<br /> * Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết<br /> - Phương pháp nghiên cứu các hợp chất tự nhiên.<br /> <br /> 3<br /> - Thu thập, xử lí thông tin trên mạng Internet, tham khảo các<br /> công trình nghiên cứu trong nước và trên thế giới về các loài cây này.<br /> - Tổng quan các tài liệu về đặc điểm hình thái thực vật, thành<br /> phần hoá học, hoạt tính sinh học và ứng dụng của một số cây thuộc<br /> chi Nageia mọc ở Việt Nam.<br /> * Các phương pháp nghiên cứu thực nghiệm<br /> - Xử lí mẫu: nguyên liệu là lá cây kim giao núi đất đượcrửa<br /> sạch, sấy khô và đem xay nhỏ.<br /> - Nguyên liệu đã xử lí được chiết với các dung môi khác nhau<br /> n–hexan, etylaxetat và metanol thu được các phần dịch chiết.<br /> - Phân lập, tách và tinh chế các chất bằng phương pháp sắc kí<br /> cột kết hợp sắc kí lớp mỏng, các phương pháp kết tinh phân đoạn, kết<br /> tinh lại.<br /> - Các phương pháp khảo sát cấu trúc: kết hợp các phương pháp<br /> đo phổ hồng ngoại (FT–IR), phổ khối (MS), phổ cộng hưởng từ hạt<br /> nhân một chiều (1D NMR): 1H–NMR, 13C–NMR, DEPT, cộng<br /> hưởng từ hạt nhân hai chiều (2D NMR): COSY, NOESY, HSQC,<br /> HMBC và các phương pháp khác để xác định cấu trúc của các chất<br /> phân lập được.<br /> - Các phương pháp thử nghiệm hoạt tính sinh học: thử hoạt<br /> tính kháng khuẩn, kháng nấm, kháng oxi hoá, kháng tế bào ung thư.<br /> 5. Cấu trúc luận văn<br /> Luận văn bao gồm:<br /> Chương 1 – Tổng quan<br /> Chương 2 – Nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu<br /> Chương 3 – Kết quả và thảo luận<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2